Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo pháp của đức Phật Di Đà trong thế giới hiện đại

03/04/201113:03(Xem: 7830)
Giáo pháp của đức Phật Di Đà trong thế giới hiện đại

A_Di_Da_Phat_2GIÁO PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT DI ĐÀ TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Amida's Dharma In The Modern World
Tác giả: J. Paraskevopoulos
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Vì năng lực của thệ nguyện Di Đà là vô hạn
Ngay cả nghiệp ác của chúng ta rất sâu dày và nặng nề cũng không đè nặng
Vì tuệ trí của Phật là không cương giới
Ngay cả những kẻ hoang mang và bướng bỉnh[1] cũng không bị bỏ rơi.
(Chính Tượng Mạt Hòa Tán, Shozomatsu Wasan, kệ 37)

Sự thông hiểu truyền thống của Đạo Phật là tập trung trong tự ngã nội tại. Nhưng Đạo Phật dấn thân nhấn mạnh đến việc làm bên ngoài, mà đấy không phải xa lạ đối với Phật giáo ban sơ… nên bây giờ là thời gian để cho những Phật tử Tịnh Độ ở Hoa Kỳ hòa nhập với những người Phật tử khác và trở nên ‘dấn thân’ hơn trong xã hội, và để bắt đầu hành động để hỗ trợ cho việc giảm bớt khổ đau trong thế giới. Dấn thân bao gồm những hoạt động xã hội cũng như những vấn đề thông thường, thể hiện dấn thân [gắn bó] với con cái chúng ta, vợ chồng chúng ta, gia đình chúng ta,…

Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi được hỏi, “Tinh hoa của Đạo Phật là gì?” chỉ đơn giản nói, ‘Ân cần tử tế.’

(Phỏng vấn với Rev.Ken Tanaka, The Argus newspaper, Fremont, California, 11 tháng Bảy 1998).

Đây rõ ràng là một niềm vui cho những ai quen thuộc với giáo huấn của Thân Loan Thánh Nhân, thật là cực kỳ xuất sắc, một giáo huấn cho những kẻ ‘hoang mang và bướng bỉnh’. Sự giải thoát tâm linh của những kẻ như vậy là tập trung chính yếu của truyền thống Tịnh Độ. Cũng quan trọng để nhận ra rằng Thân Loan Thánh Nhân không thích thú trong những sự cải cách xã hội như vậy, và bất cứ những sự ứng dụng xã hội hay chính trị đối với giáo huấn của ngài là thứ yếu nếu không phải là hoàn toàn không liên hệ tới mục tiêu chính yếu của ngài.

Liên hệ với từ bi, có một sự khác nhau giữa Con Đường Hiền Thánh[2] và Con Đường Tịnh Độ. Từ bi trong Con Đường Hiền Thánh là để thương xót, cảm thông, và quan tâm vì chúng sinh. Tuy thế, cực kỳ khó khăn để hoàn thành cứu độ người khác như nguyện ước. Từ bi trong Con Đường Tịnh Độ nên được hiểu như trước tiên đạt đến Phật Quả một cách nhanh chóng qua việc Niệm Phật và, với tâm đại từ và đại bi, tự tại làm lợi ích cho chúng sinh như nguyện ước. Tuy nhiên, nhiều lòng yêu thương và trắc ẩn, chúng ta có thể cảm thấy trong đời sống hiện tại của chúng ta, khó để cứu độ những người khác như chúng ta nguyện ước; thế nên, lòng từ bi như vậy hiển nhiên không đủ. Chỉ trì danh Niệm Phật, rồi thì, tâm đại từ bi sẽ hoàn toàn trọn vẹn.(Thán Dị Sao,Tannisho, Chương 4)

Thời đại hiện tại của chúng ta, giống như bất cứ lúc nào khác, đối diện những vấn nạn và thử thách đặc thù của nó. Tuy nhiên, những quan tâm thường trực về việc cứu độ và giác ngộ đã vẫn không thay đổi khắp mọi thời đại. Đạo Phật, cùng với những tín ngưỡng khác, hiện diện qua những biến cố đặc trưng và quan trọng trong kỷ nguyên hiện đại. Thực tế, có một khuynh hướng gia tăng ngày nay kêu gọi giải thích tất cả những truyền thống tâm linh với sự quan tâm đến hiệu quả xã hội của chúng. Nói cách khác, những truyền thống được đánh giá như “hữu dụng” đến mức độ rằng chúng có thể hướng dẫn con người trong cung cách cư xử xã hội và đạo đức của chúng. Bất cứ con đường tôn giáo nào dường như quá ‘khác hơn –trần gian’ một cách tóm lược bị phản bác như bất lực hay không có giá trị trong việc đối diện với những đòi hỏi cấp thiết của thế giới hiện đại. Khuynh hướng giống như thế này bây giờ đang chiếm được một chỗ đứng trong Tịnh Độ Chân Tông. Hiện tượng Đạo Phật ‘dấn thân-xã hội’ được thấy hiện tại như phương hướng mới phải được tiếp nhận nếu Giáo Pháp là để duy trì bất cứ sự thích hợp nào cho con người hiện nay. Hiện diện hợp thời trong những ngày hiện nay này thể hiện trong việc hạ thấp phương hướng khác trần gian [3] của truyền thống Tịnh Độ giống như một nguyên nhân lúng túng nào đấy, mà làm như thế sẽ là bóp méo giáo huấn của nó một cách thô thiển. Những ý tưởng truyền thống quan tâm đến đời sống tâm linh, thực tại siêu việt hay những thể trạng sau khi chết của sinh tử luân hồi đang bị chối bỏ như thoái bộ hay lỗi thời, khi một số người giải thích Đạo Phật hiện đại tìm cầu một giản hóa luận ‘bẳng phẳng’ hơn và nền tảng trần gian này cho giáo huấn của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni. Ẩn ý nào của cuộc chuyển biến định lượng này trong sự thấu hiểu con đường của Đạo Phật?

Người ta đã nói nhiều về sự cần thiết biểu hiện từ bi yêu thương trong thế giới như một cung cách hiệu quả nhất của việc thực hành hay minh chứng niềm tin của chúng ta. Tuy thế, chúng ta cần phải rõ ràng rằng những sự thể hiện như vậy có thể là cả rất giới hạn và sai lạc. Chúng ta cũng phải cẩn thận rằng chúng ta không thúc đẩy sự thực tập từ bi yêu thương với một loại chương trình xã hội- chính trị lựa chọn nào đấy, hay nghiêm trọng hơn, với khuynh hướng của việc thiết lập một loại tiêu chuẩn nào đấy cho việc quyết định tín tâm chân thành của chúng ta. Nói cách khác, có một hiểm họa trong việc gợi ý rằng tín tâm phải được tự biểu hiện trong những loại thái độ nào đấy hay hạnh kiểm đạo đức nào đấy hay nó phải tương hợp trên căn bản của những sự quan tâm xã hội. Tịnh Độ Chân Tông, giống như những con đường chân thực của việc, tìm kiếm tính siêu việt hơn hẳn từ mọi ‘quan điểm’ hơn là điều chỉnh phù hợp cho một quan điểm đặc thù nào đấy của thế gian. Chúng ta đã nghe tinh hoa của Giáo Pháp là ‘ân cần tử tế.’ Tốt và tuyệt, nhưng có phải con người tín tâmluôn luôn tử tế? Có phải không thể tưởng tượng được rằng một con người tín tâmkhông thể, thí dụ, là phân biệt chủng tộc, đồng tính luyến ái, hay thù ghét phụ nữ? Bảo đảm, nhiều người trong chúng ta, tôi chắc chắn, sẽ không chấp nhận những thái độ như vậy một cách mạnh mẽ, nhưng có phải chúng ta có thể nói rằng những người chấp chứa những tư tưởng như thế không là những cá nhân không có niềm tin chân thật? Nếu không, làm thế nào chúng ta có thể thấu hiểu những liên hệ của Thân Loan đối với sự biểu hiện “bị đè nặng với nghiệp báo sâu dày xấu ác’ của chúng ta? Điều này có thể liên hệ đến điều gì ngoại trừ những tư tưởng và quan điểm tồn hại cho cả chính chúng ta và những người khác? Trái lại, chúng ta có nên luôn luôn cho rằng những người biểu hiện ân cần tử tế và từ bi yêu thương nhất thiết biểu hiện sự hóa độ của Phật Di Đà?

Chúng ta không nên biểu lộ những dấu hiệu bên ngoài của tuệ trí, thánh thiện, hay cần mẫn, vì bên trong chúng ta sở hữu sự lừa dối. Chúng ta đầy dẫy với tất cả những tính chất của tham dục, sân hận, cố chấp, lừa dối, xấu xa, và gian trá, và thật khó khăn để chấm dứt bản chất bất thiện của chúng ta. Trong điều này chúng ta giống như những con rắn độc hay bò cạp. (KGSS III, 13)

Trong bất cứ trường hợp nào, tôi nghĩ nó rõ ràng cách xa sự ân cần tử tế ấy, thật sự, tinh hoa của Giáo Pháp hay là có thể cư xử, trong bất cứ cách nào đấy, đồng nghĩa với từ bi yêu thương mà nó là một loại đạo đức hoàn toàn khác biệt. [4]

Vấn đề tóm lại trong điều này: Chúng ta có cần một nền tảng tâm linh cho những hành vi đạo đức của chúng ta không? Nhiều cá nhân, những người không tán thành bất cứ tín ngưỡng tôn giáo nào hay bất cứ điều gì, có thể có thái độ toàn hảo được thấy vượt xa sự chỉ trích, cho dù nó là lòng từ bi, dũng cảm, hay tự hy sinh. Tư tưởng Khổng Giáo, Aristote, và gần đây hơn, tư tưởng kết quả phân biệt[ 5] không chỉ là môt số thí dụ về những hệ thống đề cao đạo đức mà không có bất cứ nền tảng tâm linh tôn giáo nào. Một câu hỏi xa hơn vì vậy tự nó hiện hữu: Có phải có tín tâmlàm cho con người từ bi yêu thương hơn? Câu hỏi trả lời chắc chắn phải là ‘Không nhất thiết’. Điều này có thể chắc chắn làm cho con người suy nghĩa sâu sắc hơn và khổ tâm hơn khi ý thức về sự thiếu vắng hoàn toàn của một lòng từ bi yêu thương chân thật nhưng điều này không nhất thiết làm cho con người ‘khá hơn’ trong ý nghĩa quy ước của thế gian tục đế - nói cách khác, nó không xua tan bản chất ‘hoang mang và bướng bỉnh’ của con người.

Cũng đúng rằng khi con người đã được thức tỉnh về thực tại của Phật Di Đà qua tín tâmđôi khi có thể đồng thời biểu hiện thái độ từ bi hay giác ngộ phi thường nhưng điều này không bao giờ giả tạo, không tự nhiên hay cố ý. Nó không có mục tiêu trong tâm thức nhưng chỉ đơn thuần là một sản phẩm của niềm hoan hỉ an lạc thậm thâm được cảm nhận từ tỉnh thức giải thoát. Tuy nhiên, thái độ như thế không nên luôn luôn được thừa nhận như một dấu hiệu của tín tâm. Lòng từ bi yêu thương duy nhất trong sạch và thuần kiết là điều được tuôn chảy từ chính Đức Phật Di Đà và là điều có thể ôm ấp toàn thể chúng sinh mặc cho những khiếm khuyết và yếu đuối đủ thứ của họ. Mục tiêu thật sự của đời sống tinh thần không đơn giản là làm cho đời sống trần gian thích đáng và hòa hiệp hơn – con người có thể làm tối đa mà không cần bất cứ một sự liên hệ nào đến tôn giáo. Để khẳng định rằng những ý tưởng tôn giáo chỉ có thể hữu dụng nếu chúng phụng sự những mục tiêu của xã hội phục vụ để chuyển hóa ý định mà những ý tưởng trần tục như vậy đặt lên vị trí hàng đầu – đấy là, để đánh thức con người nhớ đến một thế giới tâm linh thánh thiện đã chuyển hóa khổ đau và băn khoăn của thế giới này (đúng là thường gây ra những bởi thái độ rất đạo đức và xã hội mà nhiều người tìm cách để áp đặt lên những người khác vì một tín ngưỡng hay sự thuyết phục khác!) Không có gì chắc chắn hay vĩnh viễn về những giá trị thế gian. Điều này không để nói rằng chúng không thể hỗ trợ trong cấu trúc xã hội khi được thực hiện một cách thông tuệ (chao ôi tất cả đều rất hiếm hoi, nhưng thật thế), tuy nhiên, thật không bảo đảm để chúng thể hiện như một tiêu chuẩn để phán xét hiệu lực những giáo huấn của Đức Phật.

Người ta đôi khi ấn tượng rằng chương trình ‘Đạo Phật dấn thân’ là được tính toán một cách rõ ràng để trau dồi biểu hiện đặc thù của đạo đức hay xã hội mà không đặt câu hỏi là những điều này có luôn luôn hữu ích hay đáng mong ước hay không. Đạo đức là một không gian huyền ảo sâu xa của nỗ lực con người và người ta phải thận trọng khi nói năng trong xác thực, đặc biệt khi sự thật không rõ ràng. Dĩ nhiên, trong một ý nghĩa rất rõ ràng, thề giới cần kiếp vô cùng cho những mức độ to lớn hơn của thương yêu và hiểu biết nhưng những phẩm chất như vậy chỉ có thể sinh khởi một cách tự nhiên và không tách rời khỏi một chương trình Phật Giáo tích cực năng động. Nếu khác đi, chúng sẽ được thấy là những đạo đức trống rỗng được ủng hộ không có gì hơn một ‘dự định đạo đức’ nhân tạo mà nó tìm kiếm để trù liệu những gì tối ưu trong mỗi hoàn cảnh.

Điều gì cho chúng ta sự vững vàng để thực hiện những khẳng định rõ rệt về sự cát tường của xã hội và những thành viên của nó? Bất cứ lời tuyên bố nào về loại này phải được kiểm soát bằng một sự khiêm tốn sâu xa và một ý nghĩa về những giới hạn của chính chúng ta. Những gì được yêu cầu ở đây là sự nối kết cần thiết giữa niềm tin và một loại biểu hiện đạo đức nào đấy. Để khẳng quyết một loại liên kết như vậy là đánh mất tín tâmphổ quát và hiệu quả của nó. Chúng ta không nên bị đe dọa bởi những đòi hỏi ngột ngạt của những truyền thống tâm linh khác (đặc biệt từ những gì tôi mới vừa nghe nói là ‘Liên Minh Abraham[6]’) mà nó khẳng định rằng tín ngưỡng tôn giáo phải được xem như những mô thức đạo đức đặc thù nhằm để cho niềm tin như vậy được công nhận là có giá trị.

Sống không có ngay cả một lòng từ ái hay bi mẫn mõng manh nhất, làm thế nào tôi có thể hy vọng làm lợi ích cho chúng sinh?(Chính Tượng Mạt Hòa Tán, Shozomatsu Wasan, Kệ 98)

Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đức và thiền quán. Những điều này htrợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm. Để làm thế, Ngài hy vọng gia hộ chúng ta xua tan ba độc tố sân hận, tham dục và si mê là những điều chỉ phục vụ cho việc bổi bổ, trộn lẫn những tính xấu của tự ngã và khả năng của chúng ta để thấy sự vật như chúng thật sự là. Tuy thế, những quy luật của Đức Phật không chỉ đơn thuần là những giới hạn trong chính chúng. Chúng phục vụ một mục tiêu cao cả mà đấy là giải thoát con người khỏi những bệnh tật, tệ nạn tự gây ra làm cho con người phiền não, chán chường, và mất phương hướng trong thất vọng. Không có một khối lượng hành động của ‘thiện ý’ hay từ bi nào sẽ tuyên bố những thực tế này ngoại trừ việc nó có thể phục vụ để hướng con người đến một sự tỉnh thức về thực tại tối hậu – Pháp thân hay chân như giống như nó được biết trong Đại Thừa Phật Giáo. Tất cả dường như những hành vi vị tha hay bố thí đều giới hạn; hoặc là bởi những khuyết điểm của chính chúng ta hay bởi những giới hạn trong hoàn cảnh của chúng ta. Tuy thế, vi tế của những điều này có thể là; thường thì chúng thậm chí bị nhiễm ô bởi những tham dục vị kỷ của chính chúng ta.

Con người trong thế giới này chỉ có những tư tưởng mà chúng không thật, và những ai nguyện ước được vãng sinh Tịnh Độ chỉ có những tư tưởng của lừa dối và hy vọng hão huyền. Ngay cả những ai viễn ly hay từ bỏ thế giới này không có điều gì ngoài những tư tưởng của danh và lợi. Tuy thế, hãy biết rằng chúng ta không là những con người thánh thiện, cũng không phải là những cá nhân tuệ trí; rằng chúng ta không có cần mẫn, mà chỉ là giải đải, và bên trong, con tim mãi trống rỗng, lừa dối, kiêu ngạo, và xu nịnh. Chúng ta không có một con tim thành khẩn và chân thật.(Luận Giải về Bản Chất của Tín Tâm, Chương 4)

Tất cả những cố gắng trong việc cải thiện số phận của chúng ta trong thế giới này, trong khi ca ngợi cao độ, là không đủ để nói về những nguyên nhân căn bản quan tâm đến sự hiện hữu của chúng ta. Không cần phải nói, không ai cho rằng con người không nên tử tế, từ bi và chăm nom đối với những người khác – trái lại, chúng ta thấy không nơi nào có đủ đạo đức như vậy. Vấn đề là khuynh hướng chủ yếu của bất cứ con đường tâm linh nào cũng chỉ làm một ít với bất cứ loại hành động nào của đạo đức hay xã hội. Trong một thế giới bị phiền não tột bậc bởi vọng tưởng sâu đậm, chúng ta cần phải tỉnh thức – như Đức Phật Thich Ca đã chỉ ra rằng – chúng sinh và những hành động của họ là tương tự với phiền não. Những giá trị xã hội là hay thay đổi, có thể thay đổi và thường mâu thuẫn. Không có gì tùy thuộc một cách cố hữu trong thái độ hay tiêu chuẩn đạo đức của xã hội. Trong khi chúng phục vụ để làm đời sống tốt đẹp hơn và phụng sự cho một mục tiêu thiết thực, chúng không thể thay thế cho sự giải thoát tâm linh sâu xa mà chúng ta đạt được từ một kinh nghiệm trực tiếp của thực tại vô biên và vô lượng mà chúng ta đi đến hiểu biết như Đức Phật Di Đà.

Như được trình bày ngắn gọn ở trên, Phật Pháp chắc chắn cung ứng những quy định đạo đức bởi những giới luật, Tám Con Đường Thánh, Sáu Ba La Mật, v.v… Khi thực hành trong một thái độ vô tư hoàn toàn, những hành vi đạo đức như thế chắc chắn có thể cải thiện những hiệu quả đạo đức và tâm linh – nhưng bao nhiêu người trong chúng ta có thể thật sự hành động trong cách này? Tuy nhiên, trong những trường hợp đại đa số, thái độ của chúng ta, có thể hiện hữu nhiều hơn trong việc được đưa lối bởi những mục tiêu đạo đức, là thường bị thúc đẩy bởi những hình thức vi tế của vị kỷ. Thái độ từ bi chân thành là ngoại lệ và không nghi ngờ gì hiếm hoi hơn chúng ta tưởng tượng. Có thể tuyệt diệu nếu hào quang của Phật Di Đà khi nào đấy xuyên qua cái vỏ cứng của tự ngã khép kín của chúng ta và chiếu sáng vào trong một hoàn cảnh đặc thù như một thí dụ chân thật của tính nhân hậu hay tử tế vô nhiễm – điều này, dĩ nhiên, không thể phủ nhận. Tuy thế, đến một mức độ nào thì điều này có thể trở thành đối tượng của sự cổ vũ hay nền tảng của một chương trình cải cách xã hội?

Người ta thường nghe rằng Giáo Pháp cung ứng cho chúng ta với một tuệ giác sâu sắc hơn trong tính tự nhiên của những phẩm chất như thế là từ bi qua kinh nghiệm cá nhân chúng ta về sự ôm ấp của Phật Di Đà và qua giáo lý tùy thuộc tương liên. Thật sự là lối sống tín tâm mở ra triển vọng giải thoát và an lạc cho con người. Tuy thế, người ta không theo nhận thức nói rằng, tín tâmhay duyên sinh phải đưa đến một loại thúc đẩy tương ứng để cho thấy những bệnh hoạn của thế giới. Chắc chắn có thể thực tế nó không thể chống lại sự chân thực của một nhận thức như vậy. Như nên rõ ràng bây giờ, tôi không cố gắng để bỏ qua bất cứ loại đạo đức dửng dưng nào đối với nhiều vấn đề thảm họa làm phiền não xã hội con người. Tôi cũng không bỏ qua thái độ đạo đức sai trái. Người ta cần chính niệm về sự phân biệt của Thân Loan Thánh Nhân giữa hành động là hậu quả của ‘đam mê mù quáng’ và những thứ ác tâm hay tàn nhẫn cố ý hay có tính toán trước là mâu thuẩn nhau với ý thức của tín tâm, nhưng điều này không phải là vấn đề.

Một hình thức ‘dấn thân’ của Đạo Phật, trong khi là khuynh hướng tốt, nuôi dưỡng một khả năng rất thật cho một định lượng nào đấy của sự tổn hại tâm linh đến những ai thấy mình không thể thích ứng với chương trình ‘dấn thân’; mà một cách chính xác nó là gì. Một chương trình không có gì bất di bất dịch về nó và là điều không chỉ phản chiếu những mối bận tâm, quan điểm và thiên kiến của thời đại. Thật sự, người ta tự hỏi làm thế nào có thể nhận ra (hay sự liên hệ) hình thức hiện tại của Phật Giáo dấn thân sẽ là như thế nào trong một hay hai trăm năm. Nếu có bất cứ điều gì, chẳng hạn một sự mâu thuẫn có thể phục vụ rất tốt đến sự minh chứng tính chất nhất thời trong những quan tâm hiện tại của chúng ta. Người ta thật sự phải hỏi rằng Thân Loan Thánh Nhân đã có bất cứ cảm nhận nào đến một loại dấn thân xã hội đã được dự tính bởi những nhà diễn giải hiện đại. Những gì Thân Loan tiến hành dấn thân đến là Đức Phật Di Đà và Giáo Pháp của Ngài, không phải với những giá trị tạm bợ mà không có bất cứ sự quan hệ nào với mục tiêu tối hậu của sự giải thoát. Chắc chắn rằng, ngài đã rất tỉnh thức về nhiều bất công trong thời đại của ngài cũng như hành vi đạo đức và tâm linh giả tạo ăn sâu trong thế hệ của ngài nhưng ngài chưa bao giờ tìm cầu đề có một niềm tin hành động như một loại phương tiện cho sự chuyển hóa xã hội. Hoàn toàn trái ngược, ngài chỉ đến nhiều thứ xấu ác trong thời đại ngài nhằm để động viên người ta chuyển tâm tư của họ khỏi những vấn đề trần tục và tập trung trên con đường Niệm Phật. Người ta sợ rằng dường như đúng phải chỗ trong sự vội vã của chúng ta, chúng ta đã đặt chiếc xe trước con ngựa. Chúng ta có quá tin chắc rằng chúng ta đã nói một cách thỏa đáng về những vấn đề và vấn nạn tâm linh được trình bày bởi Tịnh Độ Chân Tông, mà chúng ta cảm thấy rằng chúng ta có thể tiến tới từ những quan tâm bí hiểm như thế và chúng ta bận rộn với những vấn đề áp dụng hay không? Nhiều người ngày nay vẫn kêu gào vì bánh mì và chỉ được cho những hòn đá. Thực tế này có thể đi đến một cung cách nào đấy đối với việc giải thích sự suy thoái trong niềm tin tôn giáo, không chỉ trong Tịnh Độ Chân Tông, mà cũng trong những truyền thống tâm linh khác.

Một cách hoàn toàn bộc trực, cuộc sống tín tâm,đầu tiên và chính yếu, là một con đường tâm linh hướng đến việc đạt được giải thoát và giác ngộ khỏi xiềng xích của luân hồi sinh tử. Sự áp dụng xã hội của nó thật sự không phải nơi đây cũng không phải đằng kia. Nếu Giáo Pháp không thể soi sáng và nuôi dưỡng chúng ta trong chính bản chất tâm linh của nó, thế thì không có mức độ nào của ‘dấn thân’ sẽ đầy đủ hay đạt yêu cầu hay chiếm vị trí của nó. Người ta bị thôi thúc để nghĩ rằng sự nhấn mạnh cực đoan được đặt trong Phật Giáo dấn thân che dấu một chủ thuyết bất khả tri [7] hay tệ hại nhất là một sự phá sản tâm linh với sự tôn trọng đến những vấn đề tín lý. Giống như thế, trong thời đại mạt pháp, những khía cạnh tâm linh và quán chiếu thuần khiết của con đường tu tập đã bị chối bỏ và thay thế bằng chủ nghĩa hoạt động không ngừng [8] tìm cầu một sự chuyển hóa thế giới trong một điều gì đấy không bao giờ có thể hiện thực. Những giải pháp triết học lệ thuộc không gian-thời gian [9] không phải là câu trả lời. Ngoại trừ chúng ta giải quyết câu hỏi căn bản “sinh và tử’ (sinh tử sự đại - chắc chắn là một việc làm cho cả đời), thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể có bất cứ một hành động chân thật hữu ích nào trong thế giới. Không cần phải nói, một hành vi quan trọng nhất như vậy là đạt được tín tâmvà chia sẻ với những người khác. Điều này khó khăn đầy đủ mà không cố gắng để thiết lập một đòi hỏi sâu xa hơn để làm hành vi ‘thích đáng này đến thời đại của chúng ta’ hay thực hiện một nền tảng cho một sự cải thiện xã hội – một vận động nhất thời phải nói tối thiểu là như thế.

Một điểm khác cần được thực hiện là con người của tín tâmlà hoàn toàn có thể có những hành vi đối lập sâu xa trong sự liên hệ với những vấn đề đạo đức, xã hội và chính trị. Thí dụ, diệu hảo nhân[10], nói về những Phật tử Tịnh Độ Chân Tông thuần thành, những người biểu hiện một trạng thái muôn màu muôn vẻ thiên hướng quan tâm đến xã hội – hầu như im lặng và bảo thủ nhất.

Chúng ta những người ngưỡng mộ cõi Di Đà an lạc,
Mặc dù chúng ta khác biệt trong điều kiện và biểu hiện bên ngoài,
Phải thật sự tiếp nhận Danh Hiệu của Đại Nguyện Nguyên Sơ
Và không bao giờ quên lãng, cho dù đang đi hay đang ngủ

(Tổ Sư Hòa Tán, Kệ 96)

Có một nhu cầu cho một sự chân thật vô tư và tự thẩm tra nghiêm khắc với sự quan tâm đến bất cứ phiền toái nào của những giá trị, giá trị mà thế nào đấy được thấy là hiển nhiên. Nếu chúng ta không cảnh giác đến sự kiện này thì những trường hợp và kết quả nguy hiểm có thể sinh khởi và thường quá xa. Có phải rồi thì chúng ta không có tiêu chuẩn nào cho việc hướng dẫn thái độ của chúng ta trong thế giới? Chủ thuyết bất bạo động đã luôn luôn là một quan điểm sống động đã hướng người Phật tử từ buổi bình minh của truyền thống này. Niềm tin rằng chúng ta không nên làm tổn hại chúng sinh có thể thường được thấy rõ trong trái tim của nhiều giáo thuyết đạo đức và nó dường như chắc chắn đã khắc họa trong giáo huấn Đạo Phật về từ bi và phụ thuộc duyên khởi của tất cả chúng sinh. Khái niệm bất bạo động có thể hình thành một số hành vi của chúng ta trong cuộc sống (thí dụ giới tính, luật pháp và trật tự, chính sách phúc lợi,v.v…) nhưng rồi thì ngay cả sự áp dụng công bằng và chính xác của nguyên tắc này thì hiếm khi thành thật và thường có thể bị sa lầy sâu trong nhập nhằng (những hình thức cân bằng đối kháng với tổn hại, thiết lập những mức độ thừa nhận khổ đau, v.v…)

Những kiểu thức Phật Giáo cho thái độ này là xây dựng sâu sắc và rõ ràng được thúc đẩy bởi tuệ giác của Thế Tôn vào trong điều kiện thảm sầu của con người và bởi quan tâm của Ngài để làm giảm nhẹ khổ đau của chúng ta. Những kiểu mẫu này có thể phục vụ như những hướng dẫn hữu ích tuy thế một cách thiển cận chúng ta có thể thất bại vào việc liên hệ những tiêu chuẩn này. Chúng cung ứng những tiêu chuẩn quan trọng đối với việc chỉ cho chúng ta biết chúng ta có đang hướng trên một phương hướng đúng hay không nhưng không phải luôn luôn rõ ràng rằng chúng sẽ cung ứng một giải pháp toại nguyện trong mọi trường hợp. Những giá trị của thế giới con người vốn bị làm mất hiệu lực bởi chướng ngại và những động cơ khó hiểu được cũng như tự ngã to lớn, mặc dù khả năng của chúng sinh đôi khi có thể thấy cung cách của chúng ta qua một vị thế khách quan và vô tư hơn. Tuy vậy, chúng ta phải hết sức cẩn thận để không sử dụng tuệ giác tâm linh (mà không phải luôn luôn tương ứng với biểu hiện ngôn ngữ đầy đủ) như một phương tiện để bắt đầu bình luận xã hội nơi mà điều này chỉ giống như hà hơi cho sự mê muội, không chắc chắn và có thể sân hận. Thế giới đầy dẫy những ý kiến và vấn đề đạo đức và những việc xã hội quan trọng và nó gần như không thể hữu hiệu để thiết lập bất cứ một loại thỏa hiệp hay hòa hợp trên những vấn đề như thế ngay cả trong những người cùng chia sẻ một niềm tin tâm linh. Vì lý do ấy, thật khó để mong mõi đề xuất những nhu cầu thống nhất cho sự dấn thân của chúng ta với thế giới.

Thế giới luân hồi này có thể không bao giờ cung ứng cho chúng ta những điều chắc chắn loại này và chúng ta sẽ hành động tốt để cố gắng một cách chân thành hơn là nghĩ chúng ta đang làm việc gì đấy hữu ích trong việc diễn tả tiêu chuẩn đạo đức trong những vấn đề tín ngưỡng được căn cứ trên việc có phải niềm tin như vậy đã được áp dụng một cách thích đáng và được diễn dịch thành một hình thức nào đấy của việc dấn thân với xã hội chúng ta hay không.

Mặc dù Thân Loan Thánh Nhân đánh giá tiêu cực về bản chất con người, tôi thấy nó an ủi thế nào ấy ở chỗ nó thừa nhận một cách can đảm những thực tại nào đấy không thể bỏ qua, bao gồm sự kiện rằng tất cả chúng ta, trong cách này hay cách khác, là bị phiền não bởi vô số giới hạn và chướng ngại trong nhu cầu cho sự hoàn hảo của con người. Đánh giá của Thân Loan thúc đẩy chúng ta dừng lại và phản chiếu trên bản chất tự nhiên của thế giới, những giá trị bề ngoài, những nhu cầu giả tạo và những dự đoán không tự nhiên. Nó cũng giúp chúng ta nhận ra khổ đau, bất công và thảm họa kinh khiếp trong thế giới (nhiều thứ không được hầu hết mọi người chúng ta chú ý đến) cũng như si ám, tàn nhẫn và vô nghĩa của nhiều thứ liều lĩnh trong việc tìm cầu để cải thiện những nhận thức sai lầm và bất công. Thân Loan Thánh Nhân cũng giúp chúng ta nhận thức những sự thật gặp phải mà chúng ta góp phần không thể tránh khỏi đến tình trạng sầu khổ của những mối liên hệ bất chấp những xu hướng tối ưu của chúng ta. Che đậy những sự kiện này là thất bại để thấu hiểu ý nghĩa của nó đến đời sống kham nhẫn trong thế giới ta bà này - ‘một căn nhà lửa’ [11] nhất thời, khổ đau và thất vọng.

Đời sống của chúng ta có thể đứt đoạn trong một cái chớp mắt. Sự tác động của chúng ta bị giới hạn và chúng ta không hoàn hảo như một tác nhân đạo đức. Đây là sự lượng định thực tế của Đức Phật về thế giới mà chúng ta thấy chính mình, và bi quan yếm thế không dứt nếu Ngài cũng không chỉ cho chúng ta con đường thoát khỏi ngõ cụt hiện tồn này; không phải qua việc dấn thân với thế giới mà bằng việc vượt lên trên cả thế gian và chính chúng ta. Đây là đối tượng chính của chúng ta trong việc theo đuổi con đường Tịnh Độ - việc đạt đến Niết Bàn và giải thoát tất cả chúng sinh khỏi bánh xe mệt nhoài tẻ nhạt [mà kinh khiếp] của sinh tử luân hồi (tối thiểu đối với những ai mà với họ những khái niệm như vậy vẫn còn đầy ý nghĩa.)

Con người nào đã được gia trì với sự thực chứng tín tâmcó thể hành động khi họ thấy vững vàng đủ đầy trong lòng hiểu biết rằng sự cứu độ của họ là bảo đảm. Vì vậy, người ta có thể biểu hiện tử tế, sân hận hay tham dục như những điều kiện đóng góp nhưng luôn luôn với sự tỉnh thức trọn vẹn rằng họ thì ‘hoang mang và bướng bỉnh’ tuy nhiên hoàn toàn được ôm ấp bởi Đức Thế Tôn Vô Lượng Quang. Đây là mục tiêu của Chân Tông Tịnh Độ mà tất cả nỗ lực của chúng ta nên được hướng trực tiếp đến. Không có điều gì khác có thể quan trọng như thế bởi vì không có nó, tất cả những nổ lực và ngưỡng vọng khác của chúng ta là vô ích. Tất cả những điều này nghe dường như im lặng và thụ động quá mức, nhưng trong căn bản, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta trong đời sống này là sự thức tỉnh tâm thức Di Đà trong sự thân chứng của tín tâm. Kinh nghiệm hành giả Tịnh Độ thuần thành qua các thời đại đã là một với việc tìm kiếm chính mình trong thế gian không mến khách này giống như trong một loại lưu vong từ ngôi nhà chân thật của chúng ta mà chúng hằng mong ước trở lại. Điều này kêu gọi cho một sự biện pháp nào đấy về việc giải thoát khỏi thế gian, chứ không phải tham dự với nó. Trong những lời khó quên của Tổ Thiện Đạo [13]:

Hãy trở lại! Đừng bất động
Trong xứ sở này của ma vương.
Từ vô lượng kiếp về trước
Chúng ta đã từng luân hồi
Lưu chuyển qua tất cả sáu nẽo luân hồi.
Không nơi nào có bất cứ một niềm vui nào;
Chúng ta chỉ nghe những âm thinh của khóc than và sầu khổ.
Sau khi đời sống hiện tại này chấm dứt,
Chúng ta hãy đi vào niết bàn thành!(KGSS V, 32)

Người ta phải được phép được hướng dẫn bởi sự sáng suốt và ý thức của chính họ trong mối liên hệ với sự tương tác của họ với thế giới và cũng được phép để làm nên lỗi lầm trong việc làm như thế. Người ta cũng không phải bị cho là yếu kém đạo đức vì đã thất bại trong việc đáp ứng mong đợi của họ hay từ chối những loại đạo đức đặc thù nào đấy hay những trông đợi của xã hội có tính chất nhất thời trong bất cứ trường hợp nào. Trong những trường hợp này, chúng ta phải cảnh giác đến những bẩy rập của tính ngay thẳng đạo đức và đạo đức giả.

Chúng ta cũng cần sự thừa nhận trung thực nội dung chính một cách đạo đức quan điểm bất khả tri của Thân Loan:

Nhưng đối với một việc ngu ngơ thể hiện những sự đam mê mù quáng, trong thế giới giả tạm phù du này – ngôi nhà lửa này – tất cả những vấn đề, không ngoại lệ nào, đều là lừa dối và lúng túng, hoàn toàn không có sự thật và chân thành. Chỉ có Niệm Phật là chân thành và thật sự.(Thán Dị Sao, Tái Bút)

Tất cả những cố gắng để bỏ qua chân lý này hay cải thiện thế nào ấy, có thể là, một sự phản bội lại giáo huấn của ngài.

Bài viết này không có ý định trình bày một sự bình luận thuần học thuật chủ đề của nó. Trong quan điểm nhu cầu cấp bách của vấn đề, nó là một lời cổ vũ hơn để tập trung trên những vấn đề ưu tiên. Trong Chân Tông Tịnh Độ ngày nay, hiện hữu ở đấy là một sự quan tâm nhỏ giọt đến sự dấn thân bên trong mà mỗi chúng ta phải có với Đức Phật Di Đà. Những hành vi của chúng ta trong thế giới sẽ là một biểu hiện của sự gặp gở này và của nghiệp lực cá nhân của chúng ta, và không ai ở trong một vị trí để tiên đoán nó để một mình ra lệnh cho nó. Tính khí và khuynh hướng đa dạng vô tận của con người phải được tôn trọng và điều tiết trong bất cứ quan điểm thế gian nào mà con người có thể hình thành, ngay cả nếu chúng ta không đồng ý hay có một ít đồng cảm với nó. Tịnh Độ Chân Tông là một truyền thống tâm linh và một loại tế nhị, sâu sắc và thử thách đến vấn đề này. Nó không hình thành hay hàm ý một ý tưởng xã hội đặc biệt và không dự tính một tình trạng lý tưởng của những mối quan hệ cho thế giới ở trên hay quá hơn những khuynh hướng tâm linh của nó. Chắc chắn, Thân Loan Thánh Nhân đã tuyên bố một hy vọng cho sự lan truyền của hòa bình trên thế giới – ai không nhất trí với ngài? – nhưng đây chỉ là một khát vọng và không phải thể thức cho sự thành công. Trong thế giới hiện đại, người ta thường nghe phàn nàn rằng tôn giáo phải tiếp nhận ‘những cung cách của thế giới’. Kỷ nguyên hiện đại, với những rối rắm chao đảo của nó về những định kiến và khát vọng vô lối, nên đã trình bày không có gì có giá trị xác thực khi đã được chiếu cố ‘từ nhận thức vĩnh cửu’ [12]. Không phải Giáo Pháp làm cho phù hợp với thế giới mà thế giới phải làm cho phù hợp với Giáo Pháp.

Phụ chú:

[1 ]1- Kinh Duy Ma Cật – Chương 10: Cõi Ta bà chúng sinh cang cường khógiáo hóa. 2- Kinh Địa Tạng – Phẩm 4: Chúng sinh cang cường, Ham vui khổ vô cùng. 3- Kinh niệm phật Ba La Mật - Duyên khởi : chúng sinh trong cõi Diêm Phù Đề cang cường

[2] Bố Tát Đạo

[3 ] Hân Tịnh Độ và yểm ta bà: tức là chán ghét cảnh trần gian và ưa thích cõi Cực lạc.

[4] trong ý nghĩa của Giáo Pháp, từ bi không chỉ đơn thuần là sự tử tế ân cần (mà có thể nói là, cảm giác theo đấy) nhưng …có thể chỉ xãy ra trên bộ phận của những ai thấu hiểu và vượt lên vọng tưởng tự ngã, bởi điều đó có một loại đồng nhất hóa với người khác. Nó đúng là không bao giờ xãy ra đến cho Thân Loan với một thể trạng tâm thức được ttrù tính bởi một người bình thường như chính ngài. 'True Compassion', an essay on Koso Wasan No.35. The author would like to extend his gratitude to the Rev. Gatenby for his invaluable advice in the preparation of this paper.

[5 ]Consequentialism: lý thuyết đạo đức cho rằng một hành động đúng hay sai tùy thuộc hậu quả của nó là tốt hay xấu.

[6 ] Abrahamic coalition (Christians, Jews and Muslims) - liên minh của Do Thái Giáo, Ki Tô Giáo, và Hồi Giáo: Đối với Liên Minh Abraham, linh hồn (soul) là điều gì đấy “được tạo ra” bởi Thượng Đế là điều được ‘ban cho’ con người. Thượng Đế và Sa Tăng cả hai đều “tranh giành” linh hồn. Người ta có thể “bán” linh hồn cho Sa Tăng và người ta có thể “cứu rỗi hay chuộc lại” linh hồn của người ta. Thú vật mặc dù hoàn toàn ý thức và chia sẻ nhiều thuộc tính với con người nhưng không “sở hữu” linh hồn. Ba tín ngưỡng trên ngay cả tranh luận cho đến Thời Kỳ Trung Đại về vấn đề phụ nữ có linh hồn hay không! Hindu concept of Self and Abrahamic concept of soul- http://veda.wikidot.com/self

Ba tín ngưỡng trên tuy nhiên vẫn không thống nhất tín lý với nhau, “một tôn giáo lớn nữa cũng tôn thờ Thiên Chúa mà họ gọi là Đấng Allah. Đó là Đạo Hồi (Islam) do Muhammad sáng lập vào năm A.D 622.Từ ngữ Islam trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “Tuân phục ý muốn của Thiên Chúa= (Submission to the will of God) nhưng Đạo này khác xa Đạo Do Thái và các Nhánh Ki tô Gíáo nói trên về nhiều mặt.”

[7 ] Thuyết bất khả tri(Tiếng Anh: agnosticism) là quan điểm triết học cho rằng tính đúng hay sai của một số tuyên bố nhất định - đặc biệt là các tuyên bố thần họcvề sự tồn tại của Chúa Trờihay các vị thần- là chưa biết và không thể biết được hay không mạch lạc. Một số người theo thuyết bất khả tri suy diễn từ đó rằng các tuyên bố đó không liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống.

[8] việc sử dụng hành động trực tiếp thường là đối đầu, như biểu tình, đình công, trong sự đối lập hay hổ trợ cho một vấn đề

[9 ] intra-samsaric: space – time, four-dimensional continuum, không gian bốn chiều liên tục, ba tọa độ không gian và một tọa độ thời gian. (The Vision of the Buddha).) http://server4.fropper.com/forum/message-list.php?board_id=12&topic_id=1939&pusername=&topics_sel_opt=&page=1

[10] Myokoninden: một người xuất sắc phi thường, thuần thành theo biểu tượng của Tịnh Độ Chân Tông.

[11 ] Kinh Pháp Hoa - Phẩm Thí Dụ - Hỏa trạch – ba cõi không an giống như nhà lửa.

[12 ] sub specie aeternitatis: từ từ điển triết học: dưới khía cạnh vĩnh cửu hay từ nhận thức vĩnh cửu- Trong khi điểm khác biệt căn bản trong hệ thống triết lý của Phật giáo và các tôn giáo khác là: Phật giáo cho rằng tất cả pháp (những gì có mặt trên cuộc đời, bao gồm cả tâm và vật) trên thế gian này đều là duyên sinh, có điều kiện; và do đó, tất cả pháp là vô ngã, không hề có một thực thể nào bất biến, vĩnh hằng, cũng không có ai làm chủ đời sống của con người, ngoại trừ con người cá thể

[13] Nhị TổThiện Đạo Đại Sư, người đời nhà Đường, chưa am tường được xuất xứ. Đại sư khai thị: "Niệm Phật được nhất tâm chứng ngộ, thì Tịnh tức là Thiền vậy.

[14] J. Paraskevopoulos:là nhân viên của Bộ Ngoại Giao Úc Đại Lợi. Ông học Triết tại Đại Học Melbourne trước khi thọ giới thành Mục Sư trong truyền thống Tịnh Độ của Đại Thừa Phật Giáo tại Tây Kinh (Kyoto) vào năm 1994. Ông là tác giả của một số bài báo trong Tịnh Độ Chân Tông và cộng tác với Sacred Web. Đề tài của ông là, “Tính Tuyệt Đối của Đại Thừa và Pháp Môn Tịnh Độ” xuất hiện trong > Ánh Sáng từ Phương Đông: Tuệ Trí Đông Phương cho Tây Phương Hiện Đại (Light from the East: Eastern Wisdom for the Modern West ).

http://www.nembutsu.info/berkeley.htm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 111450)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12849)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 6240)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
03/06/2018(Xem: 25188)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 11771)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
13/03/2018(Xem: 12686)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 27787)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/02/2018(Xem: 16667)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 9506)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
05/01/2018(Xem: 12087)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]