Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cá vẫn nghe Kinh

21/07/201221:14(Xem: 4169)
Cá vẫn nghe Kinh

CÁ VẪN NGHE KINH
Trần Kiêm Đoàn

kinhnhattung2Nhân dịp Xuân Nhâm Thìn 2012, tôi có viết bài Cá Nghe Kinhđăng trên báo Văn Hóa Phật Giáotrong nước và các báo Xuân tiếng Việt khác ở ngoài nước. Yêu cầu của một bài báo Xuân là ngắn gọn (không quá 2000 chữ), có nội dung tươi mát và tinh thần đại chúng. Nghĩa là tránh được hình thức rề rà kinh điển, liệt kê thư tịch, trích dẫn khảo cứu... khô khan được chừng nào hay chừng đó.

Nếu những yêu cầu nầy đặt ra trong bối cảnh văn chương học thuật khoảng 20 năm trước, có lẽ dân bút nghiên thời thượng sẽ buồn lòng. Nhưng trong đà diễn biễn của cuộc cách mạng truyền thông đại chúng nhanh như chớp mắt thời hiện đại thì một người cầm bút nhạy bén và cẩn trọng cần phải tôn trọng và phát huy khi viết cho báo giấy. Cũng là để góp phần cứu nguy cho khoảng từ 45 đến 65 phần trăm số lượng báo giấy trên toàn thế giới đã bị báo điện tử đánh bại.

Những luận điểm chủ đạo của bài viết Cá Nghe Kinh đơn giản và cụ thể; không có gì cần phải dựa vào “thiền lâm thư tịch” của Tam tạng Kinh điển để so sánh và phân tích như tác giả Đào Nguyênđã dành nhiều công sức và chữ nghĩa khi viết bài nhận định sau hơn nửa năm bài báo trình làng.

Để có một cái nhìn khách quan và nhất quán về bài Cá Nghe Kinh vừa đề cập, tôi xin được tóm lược về những luận điểm đã trình bày:

Luận điểm 1:Kinh nhật tụng của Phật giáo Việt Nam hiện nay còn quá nặng nề về hình thức văn tự Hán Việt. Trong lúc đại đa số Phật tử thuộc thế hệ đàn anh xa lạ với văn từ Hán Việt. Miệng đọc tụng nhưng đầu óc không hiểu về âm, mù mờ về nghĩa là một sự phản tác dụng về tri thức và vướng víu về tâm linh. Đối với thế hệ đàn em thì sự bế tắc về hình thức văn tự Hán Việt càng nghiêm trọng hơn. Vô hình chung đối với thế hệ trẻ, hình thức kinh nhật tụng Hán Việt trở thành một thế giới “bùa chú” vì đọc mà không hiểu, lạy mà không thông, cầu mà không biết. Nghe kinh mà không hiểu nghĩa thì khác gì đàn cá nghe kinh!

Luận điểm 2:“Bóng đè” của kinh điển chữ Hán, nhập cảng từ Trung Quốc quá nặng nề. Ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc quá nặng trĩu về hình thức cũng như về nội dung trên văn hóa Phật giáo Việt Nam: Kiến trúc, pháp phục, pháp khí, pháp nghi, pháp điệu... của Phật giáo Việt Nam chưa thoát khỏi phiên bản của Phật giáo Đài Loan, Trung Quốc nếu đem ra cẩn thận so sánh với thời trước và quan sát, kiểm nghiệm lại các hình thái hiện hữu trong thời hiện đại.

Luận điểm 3:Hoa ngữ là một sinh ngữ vì đó là một phương tiện sinh động về cả 3 mặt: Văn tự, thông tin và sinh hoạt. Nhưng Hán Việt là một tử ngữ – một loại ngôn ngữ chết – vì chỉ còn duy nhất một mặt: Ký tự. Đối với người Việt Nam trong cũng như ngoài nước có mấy ai còn dùng (hay có khả năng dùng) Hán Việt để thông tin và sinh hoạt ngoài một số quý tăng lữ và các nhà tham khảo chuyên ngành. Tại sao những lời kinh vàng ngọc của đạo Phật Việt Nam vẫn còn bị buộc chặt vào một tuồng ngôn ngữ chết. Tại sao các chùa chiền, tu viện Việt Nam mới xây dựng hay đại trùng tu hiện nay vẫn bám chặt vào hình thức ngôn ngữ Hán Việt đã chết để tiếp tục chạm khắc chữ Hán Việt trên những cổng tam quan, tiền đình, trụ đá, bia đồng... những câu Hán Việt mà ngay thế hệ tu sĩ trẻ đang tu trong chùa cũng không thể nào đọc được?! Những thời Kinh Nhật Tụng đang sử dụng trong các chùa chiền tự viện của Phật giáo Việt Nam hiện nay tóm gọn chỉ vài ba trăm trang phông chữ lớn, khổ bỏ túi mà còn chưa dịch ra chữ Quốc Ngữ (thuần Việt) thành một bản kinh văn trơn tru, thống nhất cho Phật tử đọc tụng hàng ngày thì nói chi đến những chân trời xa xôi Tam Tạng Kinh Điển.

Luận điểm 4:Các nước có lịch sử truyền thừa đạo Phật tương đương với Việt Nam như: Ấn Độ, Tây Tạng, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản và ngay cả Cam Bốt đều đã có Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo bằng ngôn ngữ thuần túy của nước họ. Nước Việt Nam ta “bốn nghìn năm văn hiến” đâu rồi mà mãi đến thế kỷ 21 nầy vẫn còn loanh quanh bàn về “công phu” dịch kinh. Thậm chí, phải trông cậy vào khả năng dịch thuật của máy vi tính là phương tiện đang còn ở giai đoạn sơ khai. Việc sử dụng những phương tiện vi tính để dịch Đại Tạng Kinh từ Hán Tạng sang Việt Ngữ mới chỉ là một thử nghiệm thuộc phạm trù khoa học kỹ thuật hơn là nhân văn. Khả năng chuyển ngữ của các chương trình vi tính hiện nay mới chỉ ở giai đoạn bước đầu nên mức độ dịch thuật của máy chưa vượt qua khỏi trình độ chuyển ngữ căn bản. Trong lúc Kinh điển, nhất là kinh điển nhà Phật, là ngôn ngữ nhân văn vừa cao, vừa sâu, vừa rộng, vừa nghệ thuật của triết học, văn học và mỹ học. Bởi vậy, khi được biết những nhóm thiện tri thức ở nhiều nơi trên thế giới muốn dịch Đại Tạng Kinh bằng các chương trình vi tính và ngay cả khi được mời tham gia, tôi thường dè dặt góp ý với anh chị em là “hãy hết sức tỉnh táo và dè dặt khi làm thơ bằng máy” hơn là thật sự tin tưởng vào kết quả cụ thể.

Tôi rất hoan hỷ và tán thán tác giả Đào Nguyên đã đưa tôi vào sâu trong lĩnh vực “chuyên môn” mà quý thiện hữu đã dày công đào luyện trong suốt 15 năm qua. Nhưng thật đáng tiếc là chúng ta không nói cùng một ngôn ngữ. Ngôn ngữ của tôi là chân trời tự do sáng tạo; trong lúc ngôn ngữ của quý thiện hữu Đào Nguyên là những giá sách đóng khung của thư tịch và thống kê số liệu. Trong lúc tôi tâm cảm bài thơ “ngắn nhất” và hay nhất của văn học Phật giáo là bài thơ không lời của Ca Diếp “Ca Diếp niêm hoa mỉm miệng cười”; bài thơ ngắn nhất gắn liền với số phận ngôi chùa cổ và giúp cho ngôi chùa còn lưu lại với nhân gian là bài thơ Phong Kiều Dạ Bạccủa Trương Kế. Tôi đã từng ngồi hết cả nửa đêm dưới mái hiên chùa Hàn Sơn ở Trung Quốc, nghe sư cụ kể là chùa Hàn Sơn đã được trùng tu tới 16 lần để còn tồn tại đến ngày nay cũng chỉ nhờ có 4 câu thơ của Trương Kế; trong lúc hàng 3 chục nghìn ngôi chùa khác cùng thời đã trở thành cát bụi với thời gian vì thiếu... một vần thơ! Trong lúc đó quý thiện hữu Đào Nguyên đã trưng dẫn những bài thơ Đường ngắn nhất theo tài liệu thống kê! Cũng tương tự như thế, tôi hiểu Nguyễn Du như một nhà thơ; trong lúc quý thiện hữu Đào Nguyên tìm đến Nguyễn Du như một nhà Phật học. Nhà nghiên cứu là người học võ để đi quyền. Nghệ sĩ là người đi quyền để học võ. Khác nhau ở chỗ là bậc hữu học và bậc vô học như ẩn dụ theo lời Phật dạy trong kinh Pháp Hoa.

Nếu cứ mãi theo một tiến độ của ngôn ngữ thống kê đối diện với ngôn ngữ văn chương sáng tác như thế thì e rằng, quý thiện hữu Đào Nguyên càng đưa bài viết Cá Nghe Kinhđi sâu vào phân tích và suy diễn, càng đưa tới tác dụng nghịch chiều. Nếu không đến nỗi như mâu và thuẫn thì cũng chẳng mở thêm được một cánh cửa nhỏ nào hé ra chân trời Phật đạo đang lồng lộng muôn màu muôn vẻ ngoài kia mà tất cả chúng ta đều đang cần tới.

Trong sinh hoạt viết lách, tôi đã từng bị ghiền căn bệnh thống kê và số liệu đâu chừng hai chục năm về trước khi viết về Phật giáo (Kính mời theo dõi trên trang nhà: www.trankiemdoan.net) . Nhưng khi có dịp học hỏi, tham khảo và suy niệm về yếu tính căn bản ngôn ngữ của đạo Phật tôi mới sáng mắt ra rằng: Ngôn ngữ của đạo Phật không phải là mẫu tự a,b,c... mà là ngôn ngữ của biểu tượng. Muốn hiểu kinh điển nhà Phật không thể nào cứ dán mắt vào số liệu thống kê; cũng không thể tùy tiện hiểu theo cái hiểu cạn cợt của mình mà suy diễn. “Y kinh liễu nghĩa tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự tức tùng ma thuyết”là thế.

Sự sáng tạo nghiêm túc trong văn học Phật giáo quả là một hạnh phúc cho người viết lẫn người đọc vì ngay trong nhân đã có quả. Từ bi và trí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác để hiểu nhau. Hơn mười năm trước đây khi khởi viết tác phẩm Tu Bụitôi thường tham khảo ý kiến của quý Thầy, quý Sư Cô và chư thiện hữu tri thức; và nhất là dốc tâm cầu nguyện trên mỗi 600 trang sách để cho mình đặt được cái tâm lên trên cái trí. Nhị nguyên luận theo thói tục thị phi, bỉ thử khen chê, thách thức... thường đưa đến hý luận vọng tâm phi Phật giáo. Bởi vậy, khi xác định lại rằng, “cá vẫn nghe kinh” là để thay cho một lời tác bạch mà người viết muốn nói lên ước mơ của mình. Đấy là sự thiết tha thỉnh cầu về một nỗ lực chung của chư Tôn thiền đức và Phật tử trong một tương lai gần nhằm thực hiện cho được Nghi Thức Tụng Niệm hằng ngày thuần tiếng Việt, trong sáng, rõ nghĩa để sử dụng thống nhất cho tất cả tín đồ và thân hữu của Phật giáo Việt Nam.

Sacramento, mùa An Cư Kiết Hạ 2012

Trần Kiêm Đoàn

Bài Viết Liên Quan:
CÁ NGHE KINH -Trần Kiêm Đoàn
TRAO ĐỔI VỚI TÁC GỈA TRẦN KIÊM ĐOÀN về một số vấn đề liên quan đến Đại tạng kinh Việt Nam - Đào Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2010(Xem: 12144)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 15154)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 12722)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 13093)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
04/03/2010(Xem: 3988)
Sau khi đức Phật qua đời, nền tảng đạo đức và triết lý cao siêu của ngài đã được hiểu và thực hành theo từng bối cảnh văn hoá khác nhau. Từ đó, Phật giáo có hai trường phái triết học lớn, trường phái Thượng toạ, thường được mệnh danh là Phật giáo Nam tông hay còn gọi là Nam truyền hoặc Phật giáo Nguyên thuỷ, và trường phái Đại thừa, hay còn gọi là Bắc truyền hoặc Phật giáo phát triển hoặc Phật giáo cách tân
03/03/2010(Xem: 9829)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 BC): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), một nhân vật lịch sử với một tiểu sử rõ ràng đã sinh ra đời để mở đường cho chúng sinh thấy, giác ngộ và hội nhập cái biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến). Nhân vật lịch sử này chính là Thái Tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn ở miền Nam Népal ngày nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567