Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo tại Tích Lan

20/10/201022:15(Xem: 6150)
Phật Giáo tại Tích Lan

Le_Tam Phat_Thai_LanPHẬT GIÁO TẠI TÍCH LAN

Duy Nhất dịch

Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ.

Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều đại của vua Vatta Gamini thì những Tăng sĩ Phật Giáo nhóm họp tại Aloka Vihara và Tam Tạng được viết ra, ba tạng của giáo lý, được viết bằng tiếng Pali cho lần đầu tiên. Những vị ni người Tích Lan đã mở đầu Tăng đoàn của ni vào Trung Hoa năm 433 AD. Vào thế kỷ thứ 16 người Bồ Đào Nha xâm chiếm nước Tích Lan và tàn ác ngược đãi Phật giáo như những người Hòa Lan tiếp theo sau đó.

Vào đầu thế kỷ thứ 19 khi người Anh khống chế được vùng này thì Phật Giáo đã suy sụp trầm trọng, tình thế đó đã khuyến khích các hội truyền giáo người Anh tràn ngập hải đảo này. Nhưng ngược lại với tất cả những dự đoán, cộng đồng tu sĩ và dân chúng đã mang đến những cải tổ quan trọng từ năm 1860 trở đi, một phong trào đã phát khởi song song với sự tăng gia của chủ nghĩa dân tộc.
Từ đó Phật giáo đã hưng thịnh và những Tăng Sĩ Tích Lan cùng với những cư sĩ Tích Lan tha phương đã lỗi lạc trong việc truyền bá Phật Giáo Nguyên Thủy tại Á Châu, Tây Phương và ngay cả vùng Phi Châu.

Một số công trình kiến trúc kỳ diệu của Phật Giáo thế giới thuộc về xứ Tích Lan, và nghệ thuật điêu khắc của nơi này liên hệ mật thiết với nghệ thuật cổ xưa của thung lũng Krishna và thời đại kế tiếp của Pallava và vua Chola, do bởi mối quan hệ mật thiết đó là sự tồn tại giữa miền nam Ấn Độ và Tích Lan

Dựa theo sách lịch sử của Tích Lan, Ngài Mahavamsa, một người con trai của vua Ashoka, tức là Đại Đức Mahinda, đã giám sát công trình xây cất tu viện gần Anuradhapura. Đồng thời Ngài đã cho người về Ấn Độ để thỉnh xá lợi. Điều này, sử học nói rằng, bao gồm bát khuất thực của Đức Phật và xương đòn bên phải của Đức Phật. Sau đó thì xá lợi tóc, và trong thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, xá lợi răng của Đức Phật được thỉnh đến Tích Lan. Tại Kandy vào thế kỷ thứ 16, Xá lợi răng được thờ tại đây nơi mà hàng ngày có nghi lễ tôn kính xá lợi răng của Đức Phật tại Chùa Của Xá Lợi Răng..

Một ngôi tháp đã được xây lên để thờ cúng xá lợi. Cao 300 feet, tên là Ruwanweliseya hay còn gọi là; "Ngôi Tháp Vĩ Đại - Great Stupa" là một ngôi tháp quan trọng được kính trọng nhất tại Anuradhapura trung tâm miền bắc của nước Tích Lan: đã được sửa chữa lại, với một mái vòm vĩ đại, bao quanh cột trụ cũ thì vẫn được nhìn thấy bây giờ tại công viên vĩ đại của Anruadhapura. Trong những lần lễ hội lớn thì rất đông người tham dự có đến hàng ngàn người mộ đạo trong từng nhóm gia đình, họ cắm trại rất vui vẻ chung quanh thánh tích này và những nghi lễ dâng cúng tại cây Bồ Đề. Có một công trình kiến trúc quan trọng khác gần Mihintale, nơi thời vị Tăng Sĩ đầu tiên Mahinda của vua Devanampiya-Tissa. Thánh tích cũ thì ở thủ đô Polonnaruwa (vào thế kỷ thứ 9 trước Công Nguyên trở đi), cho thấy ảnh hưởng tế lễ của đạo Hindu và Phật Giáo Đại Thừa, chưa được sâu rộng.

Source: Buddhanet.net
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2012(Xem: 5688)
Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như Friedrich Nietzsche (1844-1900).
15/02/2012(Xem: 6164)
Quan điểm phủ nhận về một đấng Toàn năng và Vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng thế và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của Đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.
25/01/2012(Xem: 4046)
Sau một loạt bài khẳng định vai trò của truyền thông hiện đạiđối với hoạt động hoằng pháp của Phật giáo, người viết thấy cần thiết phải có bài viết này, để mang đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ và toàn diện đối với truyền thông hiện đại.
25/01/2012(Xem: 4329)
Truyền thông hiện đại được xem là phương tiện mới để đưa Phật pháp đến với đông đảo Tăng Ni Phật tử và nhân sanh. Nhưng truyền thông không chỉ đơn thuần là một phương tiện. Phương tiện không phải tách rời hoàn toàn nội dung mà nó chuyên chở. Phương tiện có tác dụng nhất định đối với nội dung mà nó truyền tải. Trường hợp truyền thông hiện đại đối với đạo Phật đang được tìm hiểu ở đây cũng thế. Khả năng lớn lao của truyền thông hiện đại trong việc quảng bá tư tưởng vừa đóng góp, đồng thời, cũng vừa tạo ra những vấn đề lớn đối với sự phát triển của tư tưởng Phật giáo.
07/01/2012(Xem: 7554)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "Không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình. Chúng ta, toàn thế giới, phải đương đầu với sự sai lầm này, thật là tệ. Chúng ta phải thật sự lưu tâm đến hoàn cảnh của chúng ta đang sống. Chúng ta cần phải truy nguyên tận căn để của tất cả các mối nghi ngờ và hiểu lầm của mình, và chúng ta có thể bắt đầu như thế nào để loại trừ nó một cách tốt nhất. Và chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng, nếu chúng ta không thực hiện điều này, chúng ta phải đối đầu với các trở ngại đó.
31/12/2011(Xem: 7092)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
30/12/2011(Xem: 7323)
Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng. Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.
24/12/2011(Xem: 6674)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
29/10/2011(Xem: 21395)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
09/10/2011(Xem: 12467)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]