Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền thông hiện đại góp phần vì một Đạo Phật không khoảng cách

09/12/201023:09(Xem: 3697)
Truyền thông hiện đại góp phần vì một Đạo Phật không khoảng cách

Phat_Thich_Ca_10

Vấn đề “cục bộ hóa Phật giáo”

Tiến trình cục bộ hóa Phật giáo có thể nói là bắt đầu từ sự phân chia các bộ phái Phật giáo, sau đó là sự phân chia các tông phái.

Tự thân sự phân chia Phật giáo thành những bộ phái, tông phái không thể coi là tiến trình cục bộ hóa. Nhưng sự khép kín cô lập, thậm chí là phát sinh mâu thuẫn giữa các bộ phái, tông phái có thể coi là tiến trình “cục bộ hóa”.

Cụm từ cục bộ hóa không có nghĩa là chia rẽ, phân ly, mà được dùng theo cách hiểu sự cô lập giữa các đơn vị cơ sở với đơn vị cấp cao hơn cấp cơ sở, và giữa những đơn vị cơ sở với nhau.

Ở Việt Nam “cục bộ hóa” diễn tiến từ tông phái, hệ phái…, rồi đến tổ đình, chùa, đạo tràng, chúng… Cấp thấp nhất của diễn tiến “cục bộ hóa” Phật giáo ở Việt Nam, theo chúng tôi là cấp “bổn sư”.

Mỗi tăng ni, có thể cùng tu học dưới một mái chùa, hình thành chung quanh mình một số bổn đạo. Nhóm bổn đạo đó chỉ biết bổn sư mình, theo bổn sư mình mà thôi.

Các cấp cao hơn là cấp chúng (nhiều chúng trong một chùa), rồi cấp chùa. Phật tử chùa nào chỉ biết tu học theo chùa đó, hình thành một nhóm bổn đạo chùa khép kín, tách biệt. Thỉnh thoảng, nhóm bổn đạo chùa đó có thể đi chùa khác, nhưng chỉ là thăm viếng, hành hương, quan hệ như những đơn vị tách rời nhau.

Khoảng cách giữa những đơn vị cục bộ như vậy là rất lớn.

Không cần bàn luận nhiều, đó rõ ràng là điều không hay cho Phật giáo.

Khi hỏi thăm được biết một người nào đó là Phật tử, câu hỏi tiếp theo đó sẽ là “Phật tử chùa nào?”. Chú ý, “Phật tử”, chứ không phải “theo đạo Phật”, vì “theo đạo Phật” được hiểu là một năm đi chùa đốt nhang vài lần, vào dịp tết, Vu lan chẳng hạn, không tu tập, hành trì gì cả!

Phật tử “chùa nào?”, “thầy nào”, tại sau phải như vậy? Kết quả là chúng ta có một đạo Phật Việt Nam như đã có.

Phật tử mỗi chùa tu một kiểu, ngày càng có tính chất “phân cực”. Điều đáng nói là không hiếm trường hợp chùa này bất đồng chùa kia, Phật tử chùa này, thầy này có ý kiến tiêu cực về chùa kia, thầy kia.

Người ta còn cố làm cho khoảng cách của các đơn vị “cục bộ” đó rõ nét hơn bằng huy hiệu riêng từng chúng, đồng phục riêng từng đạo tràng, nghi thức riêng từng chùa.

Có nơi người ta thay đổi cả màu áo lam và áo tràng, bằng một kiểu áo có màu khác, thoạt nhìn tưởng là một tôn giáo mới, hay “tôn giáo bạn” nào đó.

Khi Phật tử trong những đơn vị đó nói chuyện với nhau, thì chỉ nói về pháp môn của chùa, của chúng, của đạo tràng, của bổn sư, còn các pháp môn khác thì không đề cập đến, hay có nhắc đến thì coi là sơ cơ, hạ cấp, không đáng quan tâm.

Hiện nay,tiến trình cục bộ hóa đó vẫn đang phát triển, dù ý thức ngăn chặn, hóa giải nó cũng có. Tăng ni, Phật tử có trách nhiệm, thao thức với tiền đồ Phật giáo tất nhiên là không tán thành.

Đại đa số chư tôn đức chắc chắn cũng không muốn thấy Phật giáo tại Việt Nam phát triển theo hướng cục bộ hóa như vậy (ở đây chỉ giới hạn khái niệm cục bộ hóa ở pháp tu, không đề cập đến vấn đề tổ chức).

Truyền thông hiện đại góp phần vào tiến trình giải cục bộ hóa

Sự phát triển của kỹ thuật truyền thông hiện đại đã thu nhỏ trái đất lại thành một ngôi làng. Truyền thông đã xóa nhòa mọi thứ biên giới. Không còn biên giới sóng truyền hình, sóng phát thanh…. Internet là mạng toàn cầu. Phát thanh truyền hình đã là phát thanh truyền hình toàn cầu (chẳng hạn ở Mỹ có thể xem chương trình Đài Truyền hình Việt Nam phát qua vệ tinh, nghe đài Tiếng nói Việt Nam, các đài địa phương ở Việt Nam qua mạng internet không cần tiếp vận, tiếp sóng mặt đất gì cả).

Ngày nay, báo in cũng không phải chuyên chở đến các địa phương để phát hành. Một tờ báo trong nước có thể có bản in ở các thành phố châu Âu, bản in ở các thành phố Bắc Mỹ. Người đi siêu thị có thể lựa chọn in tờ báo mình muốn có ngay tại các máy in tự động.

Nếu như truyền thông hiện đại có thể xây dựng một thế giới mới không khoảng cách, thì việc thúc đẩy ứng dụng truyền thông hiện đại cũng có thể góp phần xây dựng một đạo Phật toàn cầu, một đạo Phật không khoảng cách , không còn ranh giới cục bộ, bất chấp một số ít người vẫn còn muốn giữ gìn và tạo ra những khoảng cách, những ranh giới giữa các tông môn, hệ phái, chùa, chúng hay đạo tràng…

Chẳng hạn, đối với người viết bài này, từ nhỏ, qua các tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa, vẫn hình dung “Lạt ma giáo” là một tôn giáo riêng biệt, chỉ phần nào ảnh hưởng Phật giáo. Còn các tu sĩ Lạt ma giáo vừa có võ thuật, vừa có pháp thuật bí ẩn, ngang dọc giang hồ như những nhà sư Thiếu Lâm. Ngộ nhận đó đã bị tức thì vứt bỏ khi chúng tôi tiếp xúc với Phật giáo Tây Tạng qua những trang web tiếng Anh có video, mà chủ trì là những nhà sư Tây Tạng. Và tôi, cũng như nhiều người khác, qua những trang web đó, có thể tiếp xúc, học hỏi, tu tập hành trì theo Phật giáo Tây Tạng, dù chưa một lần diện kiến một nhà sư Tây Tạng nào cả. Ranh giới ngăn cách giữa một Phật tử Việt Nam và Phật giáo Tây Tạng hầu như đã xóa bỏ.

Chúng tôi cũng được biết là tại Việt Nam có rất nhiều Phật tử tu tại gia qua trang web, hành trì theo những pháp môn của Làng Mai (thậm chí “thọ giới” qua điện thoại hay qua webcam), sinh hoạt như một Phật tử của Làng Mai.

Nếu hoạt động khai thác các phương tiện truyền thông hiện đại ứng dụng đều khắp ở tất cả các tu viện, tự viện, các đạo tràng, các chúng…, việc tận dụng các phương tiện truyền thông cổ điển như sách in, báo in được đẩy mạnh, thì nó có tác dụng tương hỗ lẫn nhau, tạo ra một không gian Phật giáo hoàn toàn mới.

Truyền thông sẽ phá vỡ hàng rào ngăn cách những “đơn vị” của Phật giáo, như tông phái, quốc gia, sơn môn, đạo tràng, tự viện. Một Phật tử tại Việt Nam có thể hành trì những pháp môn Tây Tạng, một Phật tử Bắc tông ở miền Trung có thể nghe những bài pháp của Phật giáo Nguyên thủy thuyết giảng tại chùa Kỳ Viên Sài Gòn…

Truyền thông, theo các nhà nghiên cứu và lý luận, có tác động hai giai đoạn. Giai đoạn một là nó truyền thông điệp đến người nhận. Giai đoạn hai là những người đã nhận ra thông điệp giao lưu, trao đổi ý kiến với nhau về thông điệp.

Thí dụ, nếu tối hôm trước TV có một chương trình hay, sáng hôm sau nhiều nhân viên tại một công ty chẳng hạn sẽ liên tục bàn bạc về chương trình đó, thì tác động giai đoạn hai của truyền thông chính là sự kiện bàn bạc chương trình đã phát vào buổi tối, có thể giữa người đã xem với cả những người chưa hề xem chương trình truyền hình đó.

Truyền thông hiện đại, nếu được ứng dụng rộng rãi, mạnh mẽ trong Phật giáo, cũng sẽ tất yếu có giai đoạn hai và cũng chính giai đoạn tác động thứ hai này sẽ góp phần vào tiến trình giải “cục bộ hóa” ở đạo Phật. Truyền thông hình thành hai lần các mối quan hệ mới nơi công cộng của nó. Chính những quan hệ đó sẽ góp phần xóa bỏ những khoảng cách cục bộ.

Khi những bức tường đã được trổ nhiều cửa, thì tác dụng ngăn cách của bức tường đã dần dần hạn chế.

Những cánh cửa đó chính là các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các phương tiện truyền thông hiện đại.

(Phật Tử Việt Nam)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 109943)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12663)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 6193)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
03/06/2018(Xem: 24946)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 11633)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
13/03/2018(Xem: 12562)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 27376)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/02/2018(Xem: 16501)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 9385)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
05/01/2018(Xem: 11975)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]