Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[35] Con đường Niết Bàn (I)

24/05/201318:16(Xem: 5632)
[35] Con đường Niết Bàn (I)



Đức Phật và Phật Pháp
(The Buddha and His Teachings)
Hòa thượng Narada, 1980
Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998

---o0o---

Con đường Niết Bàn (I)

"Con đường Trung Đạo này dẫn đến trạng thái vắng lặng, sự thành tựu, sự giác ngộ và Niết Bàn." Kinh Chuyển Pháp Luân.

---o0o---

Con đường Niết Bàn là Trung Đạo (Majjhima Patipada) tránh xa hai cực đoan là lối sống khổ hạnh, làm giảm suy năng lực trí thức, và lối sống lợi dưỡng, làm chậm trễ tiến bộ tinh thần.

Trung Đạo gồm tám chi: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.

Hai chi trên là Trí Tuệ (panna), ba chi kế là Giới Luật (sila) và ba chi cuối cùng là Định (samadhi):

Chánh Ngữ
Chánh Nghiệp
Chánh Mạng

Giới

Chánh Tinh Tấn
Chánh Niệm
Chánh Định

Định

Chánh Kiến
Chánh Tư Duy

Tuệ


Theo đúng thứ tự của lịch trình tiến hóa tinh thần, Giới, Định và Tuệ là ba giai đoạn trên đường dẫn đến Niết Bàn. Ba giai đoạn này được cụ thể trong kệ ngôn sau đây:

"Chấm dứt mọi hành động bất thiện,
Phát triển những hành động thiện,
Thanh lọc tâm,
Đó là lời dạy của tất cả chư Phật" -- Pháp Cú

Ta gặt hái những gì chính ta đã gieo. Điều bất thiện đem lại đau khổ. Điều thiện, hạnh phúc. Đau khổ và hạnh phúc của ta là ảnh hưởng trực tiếp của những hành động thiện và bất thiện của chúng ta. Người có Chánh Kiến nhận thức rõ ràng định luật nhân quả - tức hành động và phản ứng của hành động - và tận dụng mọi khả năng để tránh xa điều ác, phát triển việc lành.

Làm như vậy, vì lợi ích riêng của mình và sự an lành của người khác, người có tránh kiến nhận thấy có bổn phận làm cho đời sống mình là một phước lành, cho mình, và cho tất cả những người khác.

Biết rằng đời sống thật vô cùng quí báu đối với mọi chúng sanh, và không ai có quyền hủy hoại sự sống của kẻ khác, người có Chánh Kiến nới rộng tâm Bi và tâm Từ của mình đến tất cả, dầu là những con vật bé nhỏ, và tránh xa mọi hành động sát hại hoặc gây thương tích cho bất cứ người hay thú.

Không có luật lệ nào bắt chúng sanh này phải làm mồi cho chúng sanh khác. Tuy nhiên người mạnh vẫn giết kẻ yếu để lấy thịt bày tiệc tùng. Đó là bản năng của loài thú. Đối với thú, hành động tương tự còn có chỗ tha thứ vì chúng không có ý thức được việc của mình làm, nhưng với ai có đầy đủ lý trí mà còn cố tình làm vậy thì thật là đáng trách. Dầu để ngon miệng, hay để giải khuây, không có lý do nào ta tự cho phép, hoặc nhờ tay người khác giết một chúng sanh. Nếu sát hại thú vật là sai lầm thì giết người còn đáng ghê tởm đến bậc nào - dầu giết từng cá nhân hay giết từng đoàn, từng nhóm, dầu dùng những phương tiện tàn bạo hay những phương pháp gọi là văn minh tân tiến và nhân đạo, dầu giết để đem lại hòa bình, giết vì mục tiêu tôn giáo, hay vì mục tiêu nào có vẻ đẹp đẽ nào khác.

Liêm khiết, chân thật và chánh trực cũng là đặc tính của người có Chánh Kiến. Người có Chánh Kiến tránh xa mọi trộm cắp, dầu là sự trộm cắp hiển nhiên, lộ liễu, hay trộm cắp vi tế, kín đáo, ẩn núp dưới một lớp gì khác. Người có Chánh Kiến cũng tránh xa mọi hành động tà dâm làm giảm suy giá trị con người. Người có Chánh Kiến tránh vọng ngữ, không nói thô lỗ đâm thọc và nhảm nhí, mà chỉ dùng lời lẽ chân thật, nhã nhặn, hiền hòa và bổ ích. Có nhiều loại thuốc và rượu làm tâm trí xao lãng và lu mờ. Người có Chánh Kiến cũng tránh xa các loại rượu mạnh, cố gắng trau giồi và mở mang trí tuệ.

Năm quy tắc sơ đẳng ấy - nhằm kiểm soát cả hành động và lời nói - rất cần thiết cho những ai bước chân vào con đường dẫn đến Niết Bàn. Phạm những giới ấy tạo trở ngại cho tiến bộ tinh thần.

Đã vững vàng tiến một bước hướng đến mục tiêu, bây giờ hành giả cố gắng thu thúc lục căn. Để chế ngự sự thèm thuồng vật thực và để cho tâm và thân được nhẹ nhàng khoan khoái, trong mỗi tháng nhịn ăn một ngày là tốt. Đời sống phải giản dị và thanh đạm. Sống xa hoa dẫn con người trở lên nô lệ của tham vọng. Nên ở độc thân, vì tất cả năng lực nhờ đó mà bảo tồn trọn vẹn, để có thể xử dụng trong việc trau giồi tinh thần và đạo đức, cho mình và cho người khác. Cũng nhờ đó, ta có thể tách rời ra khỏi những dây trói buộc của xã hội, những trở ngại cho mức tiến đạo đức. Hầu hết tất cả những vị giáo chủ đều có một cuộc sống khiêm tốn, độc thân giản dị, tự ý nghèo nàn, và tự kiểm soát chặt chẽ.

Trong khi tiến bộ từ từ và vững chắc, hành giả càng kiểm soát hành động, lời nói và thu thúc lục căn càng chặt chẽ hơn. Nghiệp lực của người hành giả tinh tấn bấy giờ thúc đẩy đương sự từ khước những lạc thú trần gian và chấp nhận đời tu sĩ. Những ý như sau phát sinh:

"Đời sống tại gia là sào huyệt củra tranh chấp,
Dẫy đầy những vất vả, những nhu cầu,
Nhưng đời sống của bậc xuất gia,
Tự do và cao cả như trời rộng mênh mông."

Nhận thấy rằng xa hoa vật chất là ảo huyền và thú vui vật chất không tạo hạnh phúc thật sự, hành giả tự nguyện bỏ tất cả sự nghiệp vật chất trên đời để khoác lên mình tấm y vàng và cố ghép mình vào nếp sống hòan toàn trong sạch.

Tuy nhiên không phải vì sắc tướng bề ngoài mà chính sự thanh lọc bên trong đời sống gương mẫu, làm cho con người trở nên trong sạch. Sự đổi thay từ trong ra ngoài, chớ không phải từ ngoài trở vô trong. Không tuyệt đối cần thiết phải rút và ẩn dật nơi hẻo lánh vắng vẻ và sống đời tu sĩ mới chứng ngộ được Niết Bàn. Đời sống tỳ khưu chắc chắn giúp sự tiến bộ tinh thần được thành đạt mau chóng và dễ dàng hơn, nhưng người cư sĩ vẫn có thể đắc quả Thánh.

Trước tất cả những quyến rũ của đời sống tại gia, người tu sĩ mà đắc được Quả A La Hán chắc chắn đáng được tán dương hơn vị tỳ khưu, cũng đắc Quả A La Hán, giữa khung cảnh tĩnh mịch an nhàn, không có gì làm cho tâm giao động.

Nhắc đến một vị đại thần đắc Quả A La Hán lúc ngồi trên lưng voi, trong một cái bành sang trọng, Đức Phật ghi nhận:

"Dầu trang sức lộng lẫy, nếu người kia đi trong sự thanh bình an lạc,
Nếu giữ tâm yên lặng thu thúc, vững chắc và trong sạch,
Và nếu người kia tự chế ngự, không làm tổn thương bất luận chúng sanh nào,
Người ấy là Bà La Môn, là sa môn, là tỳ khưu." (Kinh Pháp Cú, câu 142).

Có rất nhiều trường hợp người tu sĩ sống tại gia cũng chứng ngộ Niết Bàn. Vị thiện tín giàu lòng quảng đại và tâm đạo nhiệt thành của Đức Phật, Anathapindika (Cấp Cô Độc) là một vị Tu Đà Huờn (Sotapanna). Mahanama dòng Thích Ca là một vị Tư Đà Hàm (Sakadagami). Người thợ lò gốm Ghatikara đắc quả A Na Hàm (Anagami) và Đức Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) nhập diệt với Đạo Quả A La Hán.

Một vị Tỳ khưu phải giữ bốn loại Giới Luật Cao Thượng:

1) Patimokkha Sila - Giới luật căn bản
2) Indriyasamvara Sila - Giới luật có liên quan đến công trình thu thúc lục căn
3) Ajivaparisuddhi Sila - Giới luật có liên quan đến đời sống trong sạch
4) Paccayasannissita Sila - Giới luật có liên quan đến sử dụng "tứ vật dụng", những vật cần thiết cho đời sống.

Bốn loại giới luật ấy gọi chung là Sila Visuddhi (Tứ Thanh Tịnh Giới, sự trong sạch của giới hạnh), là tầng đầu tiên trong bảy tầng trong sạch, Thanh Tịnh Đạo, dẫn đến Niết Bàn.

Giới tử đã thọ lễ xuất gia và thọ trì Upasampada (Cụ Túc Giới ) được gọi là Bhikkhu (Tỳ khưu). Tu sĩ hành khất có lẽ là gần nhất của danh từ "Bhikkhu", không phải trong ý nghĩa người đi xin, mà trong nghĩa đời sống bằng vật thực được tặng, bằng lòng quảng đại, bằng tâm trong sạch bố trí của người khác.

Một vị tỳ khưu không có lời thề phải sống bằng đời sống xuất gia cho đến chết. Giới tử tự nguyện để xin ghép mình vào giới luật để sống đời sống trong sạch, đời sống thiêng liêng cao thượng của vị tỳ khưu cho đến ngày, nếu muốn, cũng tự ý, bước chân ra khỏi Giáo Hội mà không bị một sự bị ràng buộc nào.

Nhưng ngày nào còn đắp trên mình bộ y vàng, vị tỳ khưu phải giữ trọn 220 giới chánh [1] và nhiều giới phụ khác. Bốn trọng giới có liên quan đến đời sống độc thân, đến sự trộm cắp, sát nhân và khoác loác khoe khoang rằng mình đã đạt đến một mức cao thượng mà thật ra mình không có, phải được gìn giữ trang nghiêm. Vị nào phạm một trong bốn trọng giới kể trên phải chịu tội Parajika (Bất Cộng Trụ) và đương nhiên không còn là tỳ khưu nữa. Nếu muốn, vị ấy có thể xuất gia Samanera (Sadi) trở lại.

Ngoài bốn trọng tội ấy, nếu vị tỳ khưu phạm nhầm giới nào khác, phải tùy nặng nhẹ mà sám hối chịu tội.

Những đặc điểm chánh của một vị tỳ khưu là trong sạch, hoàn toàn độc thân, tự ý sống nghèo nàn, khiêm tốn, đơn giản, vị tha phục vụ, tự kiểm soát, nhẫn nại, bi mẫn và thanh tao nhã nhặn.

Đời sống của một tỳ khưu, hay nói cách khác, sự từ bỏ những thú vui và những tham vọng của thế gian, chỉ là một phương tiện hữu hiệu để thành tựu quả Niết Bàn. Sự xuất gia tự nó không phải là cứu cánh.



Chú thích:

[1] Ngoài ra, còn bảy điều diệt tránh (adhikaranasmatha dhamma), cộng lại là 227.




--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |

--- o0o ---

Chân thành cám ơn anh Hứa Dân Cường và các thiện hữu đã phát tâm giúp tổ chức đánh máy vi tính; đạo hữu Bình Anson đã gửi tặng phiên bản điện tử bộ sách này.
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

Trình bày : Nguyên Hân Ngọc Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2021(Xem: 3954)
Tôi bắt đầu vào Đại học để học Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, trên đường theo học các lớp giáo lý sau này. Tại Đại học Ohio Hoa Kỳ, tôi tham gia lớp học về các tôn giáo thế giới từ tác giả, triết gia nổi tiếng, giáo sư triết học thâm niên tại Đại học Bang Ohio, Giáo sư Troy Organ, một Cơ Đốc nhân thực hành, người tự hào về việc giảng dạy mỗi tôn giáo từ quan điểm của một người tín ngưỡng.
17/11/2021(Xem: 25313)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 21213)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 13375)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
08/11/2021(Xem: 14922)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 15070)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 17738)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
23/07/2021(Xem: 16739)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
07/05/2021(Xem: 21072)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 14591)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]