Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Phản ứng của Tây Phương với các hệ thống tư tưởng thuần lý

10/05/201317:43(Xem: 3558)
4. Phản ứng của Tây Phương với các hệ thống tư tưởng thuần lý


Hướng Đi Của Thời Đại

HT. Thích Đức Nhuận

---o0o---

4. PHẢN ỨNG CỦA TÂY PHƯƠNG VỚI CÁC
HỆ THỐNG TƯ TƯỞNG THUẦN LÝ

TRONGcảnh bế tắc của các cuộc cách mạng chính trị, xã hội A? Châu. Trong cảnh sa đọa của giáo hội Đan Mạch. Dưới sức đè nặng chĩu bởi tư tưởng hệ thống ngàn đời của nền văn minh thuần lý Địa trung hải, và trực tiếp là sức khống chế tư tưởng quá biện chứng bởi hệ thống Duy niệm của Hégel. Kierkegaard (1813-1855) đã phát khởi tâm trạng nổi loạn, với thái độ đầu tiên là chối bỏ và chống đối. Chối bỏ và chống đối với tất cả những gì là sản phẩm của tư tưởng có hệ thống, nhằm qui định cho nhân loại một ý niệm phổ biến về con người, về vũ trụ và về cuộc sống.

Cần phải trút bỏ thái độ bàng quan bao biện đó để tự thân nhập cuộc. Phải sống thực bằng chính sự thể nghiệm của bản thân. Phải tự tìm lấy chân lý cho mình ngay giữa cuộc mạo hiểm đầy rủi ro của giòng hiện sinh này. Nếu các hệ thống tư tưởng thuần lý đã dùng lý trí làm phương tiện cho sự nhận thức, để mặc cho những nhận thức đó những chiếc áo chủ quan hoặc khách quan, rồi sâu kết tư tưởng con người vào một lối nhìn lạnh lùng máy móc thì Kierkegaard lại dùng ngay chính cuộc sống tâm tình của mình để nói lên những sự thật của tâm tư, của thân phận con người trong giòng hiện sinh của chính mình. Tư tưởng Kierkegaard là cuộc sống tâm tình của ông. Cuộc sống tâm tình đó của Kierkegaard đã diễn biến dưới ba trạng thái: Trạng thái thứ nhất là Hiếu dục, trạng thái thứ hai là Đạo nghĩa, trạng thái thứ ba là Hiện sinh tuyệt đối.

Trạng thái Hiếu dục, khả năng đam mê khát vọng của tình cảm con người thường bị các nền luân lý cổ ngăn chặn, các tôn giáo răn cấm. Nhưng những ước lệ đó chỉ có tính cách bề mặt của cuộc đời; còn chính cuộc sống nội tâm thì khát vọng nhục dục vẫn mạnh. Một sức mạnh bị dồn nén lâu đời tất phải bùng nổ. Kierkegaard là một hiện tượng bùng nổ. Sinh ra với bản chất suy tư, sinh ra giữa một hoàn cảnh Duy thần giáo chế ngự từ thực tế đến tâm linh, Kierkegaard hầu như không có tuổi thiếu nhi nhởn nhơ cởi mở.

Mãi tới tuổi thanh niên khi bước chân vào cuộc sống ở bậc đại học Kierkegaard mới bùng lên một sức sống đam mê, sự đam mê mạnh nhất của thanh niên Kierkegaard là đam mê hiếu dục. Chàng trầm mình trong một cuộc sống của Don Juan. Sức hiếu dục căng nóng tới độ mọi thanh âm, màu sắc tác động đến với chàng đều có thể làm chàng đam mê khoái lạc cả. Sau buổi thưởng thức nhạc kịch Don Juan của Mozart. Chàng lao đầu chạy miết giữa cuộc sống hiếu dục, bất chấp tất cả. Cuộc sống đó mang đặc tính vượt chiếm, tuy chàng thường tự coi là hiến dâng. Nhưng hiến dâng để mà vượt chiếm. Cuộc sống này là một cuộc sống hưởng thụ về cảm giác và suy tư. Con người hoàn toàn buông trôi theo hứng khởi đam mê. Trong thực tại khoảnh khắc, không có sự can thiệp của vấn đề lựa chọn. Đây cũng có thể nói là trạng thái hiện sinh thuần phác của Dương Chu, tận hưởng khoái lạc trong khoảnh khắc hiện có, không từ chối, không lựa chọn. Nhưng hoàn cảnh của Dương Chu vốn khác hoàn cảnh của Kierkegaard là: Dương Chu dù sao cũng sống trong cảnh gần tự nhiên hơn Kierkegaard. Kierkegaard sống trong một xã hội ý thức, sống giữa sự cạnh tranh ráo riết của cuộc đời, nên ở trạng thái Hiếu dục này Kierkegaard mang đặc tính vượt lấn tha nhân, trái với Dương Chu vốn chủ trương không thiệt mình, không thiệt người. Dương Chu sống dật thân khoái lạc với thiên nhiên. Kierkegaard sống đam mê khoái lạc với nhân loại. Mà sống với nhân loại thì dù không lựa chọn cũng vẫn phải sống trong sự lựa chọn của tha nhân. Dù từ chối luân lý thì trong tâm trạng vốn sẵn có sự phân biệt của ý thức. Chính sự phân biệt và sức chịu đựng của sinh lý có hạn đã làm cho con người chán chường để rồi chấp nhận một thứ luân lý, chấp nhận cuộc sống đạo nghĩa. Nếu sự đam mê cao độ thì sự chán chường cũng tới cao độ.

Trạng thái đạo nghĩa là giai đoạn thứ hai trong cuộc đời tâm tình của Kierkegaard, càng ngụp sâu trong bể khoái cảm bao nhiêu thì tầm chán chường càng mau dâng tràn lên bấy nhiêu. Kierkegaard chấm dứt cuộc đời đãng tử của mình bằng cuộc đính hôn với nàng Régine Olsen. Ông nhất quyết lựa chọn một cuộc đời trung tín và bổn phận. Trong giai đoạn này ông đã viết rất nhiều về ái tình và bổn phận. Theo ông, ái tình và bổn phận không phải là thù địch mà chính là bạn thân. Nhưng rồi ông không lấy người mà mình yêu nữa. Ông đã băng mình lên để muốn hòa vào trạng thái tuyệt đối hiện sinh. Với ông, thì giòng hiện sinh của mỗi người đều phải chảy qua một bối cảnh bất trắc của ngoại giới. Nên ở giai đoạn thứ hai này chủ quan hiện sinh đã rời bỏ thái độ buông trôi, rồi tự so sánh và lựa chọn để đồng hóa những trường hợp riêng tư thành ý niệm luân lý phổ biến. Tâm trạng này ở Kierkegaard là tâm trạng vấp phải sức cản trở của chán chường. Giây phút chán chường đó chính là giây phút ý thức người phân biệt và chọn lựa. Nên ông nhận thấy mỗi giòng hiện sinh đều mang một bản chất tội lỗi và, trong lúc đó thì, con người bó buộc phải lựa chọn. Chính sự trói buộc lựa chọn này đã phát sinh từ tâm lý kinh hãi và tuyệt vọng. Kinh hãi vốn là sự thèm thuồng thứ mà mình ghê sợ, hoặc ghê sợ thứ mà mình thèm thuồng. Tâm trạng trái ngược giằng xé đã đưa đến trạng huống tuyệt vọng. Chính sự tuyệt vọng này có thể mở lối cho con người tới được trạng thái tuyệt đối hiện sinh.

Trạng thái tuyệt đối hiện sinh, theo Kierkegaard, sự tuyệt vọng phải là tâm trạng tuyệt đối, chối bỏ tất cả những gì hạn định và tương đối. Cần phải trút bỏ mọi khát vọng hữu hạn, phải vượt qua cảnh huống giả tạo mới bật ra được một giòng sống vĩnh cửu tuyệt đối. Nên sự hiện sinh đích thực phải nối nổi trạng thái hiện sinh tuyệt đối, trạng thái này bao hàm đặc tính tự tại. Ở giai đoạn thứ ba này tư tưởng của Kierkegaard mang nặng sắc thái tôn giáo siêu nhiên. Tuy ông không, hoặc chưa quyết định thế nào là trạng thái tuyệt đối hiện sinh. Nhưng nếu đem so sánh với tư tưởng Lão Trang ta thấy trạng thái hiện sinh tuyệt đối ở đây là Đạo thể. Hoặc so sánh với đạo Phật thì đây là trạng thái Chân như thường hằng. Muốn đạt tới trạng thái này, phương pháp cần nhất bao giờ cũng là tự tại. Sau khi tự tại rồi mới hòa đồng nổi với nguồn sống bao la vĩnh cửu của vũ trụ. Trong mỗi giòng hiện sinh đều hàm chứa hai đặc tính vô thường và vĩnh cửu. Khi con người tự tại tự đối để gạt bỏ hết những khát vọng vô thường tương đối hữu hạn trong tâm tư thì lúc đó sẽ thức giác nổi trạng thái vĩnh cửu tuyệt đối vô hạn chính nơi mình. Vậy, sự tự tại tự đối mang đặc tính siêu hạn, có thực ở cuộc sống vô thường tương đối hữu hạn, và có khả năng vương lên giòng sống vĩnh cửu tuyệt đối vô hạn. Do đó, đạo Phật đã lấy con người làm cơ sở chính cho sự tu chứng. Chỉ có con người mới đủ sức trở thành Phật được mà thôi. Còn mọi loài trong vũ trụ, kể cả các vị thần thánh cho tới các loài côn trùng cũng không đủ yếu tố thành Phật, nếu không sống ngay trong kiếp người. Kiếp người đây là một cuộc hiện sinh đích thực của mỗi người. Chỉ có cuộc hiện sinh này mới nối nổi vào giòng đại hiện sinh tuyệt đối của vũ trụ kia thôi. Bởi thế sự biến thái của giòng tâm tư mỗi người, nếu đi đến mức chót, bao giờ cũng gặp quan niệm giải thoát, tức là quan niệm hòa tiểu ngã trong đại ngã, tức là vượt lên trên trạng huỗng vô thường để đạt trạng thái Chân như vĩnh cửu.

---o0o---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2013(Xem: 5988)
Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài trả lời phỏng vấn của Paul F. Knitter, Giáo sư thần học về các Tôn giáo Thế giới và Văn hóa tại Chủng viện Union ở Hoa Kỳ và là tác giả cuốn sách “Không Học Phật, Tôi Đã Không Thể Là Một Con Chiên- Without Buddha I Could Not Be A Christian”.
21/01/2013(Xem: 5909)
Sự nhận thức quan trọng này gợi ý cho chúng ta rằng nếu có thể dạy cho trẻ em thực hành kỷ luật khi còn nhỏ, thì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân các em khi trưởng thành và cho xã hội.
21/01/2013(Xem: 5715)
Tiến sĩ Thupten Jinpa chuyển vai trò thông dịch sang thuyết trình. Ông bắt đầu với lý thuyết Phật giáo thời kỳ sơ khởi về nguyên tử và đề cập đến các xu hướng giản hóa luận trong thời kỳ này. Ông cũng chỉ ra rằng không có bất kỳ quan điểm giản hóa luận nào của các nhà tư tưởng Phật giáo đã quy giản tâm thức về vật chất thuần túy. Nhà hiền triết Aryadeva, đệ tử của đạo sư Long Thọ, đã viết các tranh biện với các luận thuyết thời kỳ sơ khởi là ở trong khía cạnh các quan điểm về tính rời rạc và về lý nhân quả. Trong khuôn khổ của Hai Chân lý thì tất cả các trường phái tư tưởng Phật giáo đều đồng quan điểm về chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng nếu Cơ học Lượng tử được luận giải trong bối cảnh này, thì sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.
28/12/2012(Xem: 10171)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
17/12/2012(Xem: 4054)
Nhu cầu cần thiết để tổ chức khóa tu dưỡng giảng sư là để tạo điều kiện cho Tăng Ni và trụ trì các Tự Viện có đủ năng lực phục vụ Đạo Pháp, mở ra và định hướng cho thế hệ trẻ tương lai, đem Đạo Phật vào tận các nơi xa không có hình bóng chư tăng hoằng pháp.
10/10/2012(Xem: 9022)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính... Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
03/10/2012(Xem: 3048)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính. Đây là sự thật, không cần phải tìm hiểu lý do. Động vật cũng thế. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc, không muốn đau đớn và bất hạnh. Ta cũng không cần phải chứng minh điều này. Trên cơ bản này, ta có thể nói rằng mọi người đều có quyền lợi để có một đời sống hạnh phúc và khắc phục khổ đau.
25/08/2012(Xem: 9095)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
15/08/2012(Xem: 11697)
Cuốn sách này ghi lại những lời phỏng vấncủa Hội Phật Học Đuốc Tuệ với Thầy Thích Nhật Từ, nhân dịp Thầy hoằng pháp ởHoa Kỳ năm 2004. Người Phật tử hải ngoại hôm nay, tronghoàn cảnh “một chốn đôi quê” đang ấp ủ những nỗi niềm cần được giải đáp. Niềmriêng là đối với đạo pháp và dân tộc. Niềm chung là với Phật giáo và thế giới. Chúng ta đang đi vào thế kỷ XXI và cũnglà những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3. Thời gian cứ trôi đi, trôi mãi chẳngchờ đợi ai! Cuộc đời cũng cứ chảy theo dòng sông không hề ngừng nghỉ. Vấn đề đặtra là, chúng ta đã làm được gì cho cuộc sống hôm nay và ngày mai? Nghĩ xa hơn nữathì đạo Phật đã chuyển hóa được những gì trên địa cầu này và đã đóng góp đượcnhững gì cho nhân loại hôm nay cùng tất cả chúng sinh mai sau?
02/08/2012(Xem: 16557)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]