Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có bao nhiêu người từng đi bộ trên Mặt Trăng?

29/10/202406:38(Xem: 308)
Có bao nhiêu người từng đi bộ trên Mặt Trăng?


Thứ ba, 29/10/2024, 00:00 (GMT+7)

Có bao nhiêu người từng đi bộ trên Mặt Trăng?

Dù tốn kém và chứa đầy rủi ro, chương trình Apollo là một thành công khổng lồ của NASA khi đưa tổng cộng 12 phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng.


12 nguoi di bo tren mat trang
Những phi hành gia đã hạ cánh thành công và đi bộ trên Mặt Trăng. Ảnh: NASA




Dù nhiều người từng bay vào không gian, rất ít người từng đặt chân lên Mặt Trăng. Vệ tinh tự nhiên của Trái Đất nằm ở khoảng cách 370.000 km, tương đối ngắn về mặt vũ trụ. Hai người đầu tiên đi trên Mặt Trăng là Neil Armstrong và Buzz Aldrin vào ngày 20/7/1969 trong nhiệm vụ Apollo 11. Tiếp bước họ, 10 phi hành gia khác đã di chuyển trên bề mặt Mặt Trăng trong những nhiệm vụ khác nhau thuộc chương trình Apollo, theo IFL Science.



Apollo 12

Chỉ 4 tháng sau Apollo 11, nhiệm vụ tiếp theo hạ cánh trên Mặt Trăng ở vùng Oceanus Procellarum (Ocean of Storms). Charles "Pete" Conrad và Alan Bean tiếp đất trên bề mặt Mặt Trăng vào ngày 19/11/1969. Nhiệm vụ hạ cánh trong phạm vi di chuyển của tàu vũ trụ tự động Surveyor 3. Conrad và Bean đã đưa các bộ phận của Surveyor 3 trở lại Trái Đất. Apollo 12 cũng là nhiệm vụ đầu tiên sử dụng võng trên thiên thể khác bởi hai phi hành gia muốn ngủ thoải mái hơn.

Apollo 14

Nhiệm vụ Apollo 13 gặp trục trặc nghiêm trọng trên đường đến Mặt Trăng và buộc phải hoãn hạ cánh. Lần thứ 3 con người đặt chân lên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất rơi vào ngày 5/2/1971. Alan Shepard (người Mỹ đầu tiên bay vào không gian) và Edgar Mitchell trở thành người thứ 5 và 6 đi trên Mặt Trăng. Tàu Apollo 14 cũng gặp một số trục trặc nhưng không có gì quá nghiêm trọng. Sự kiện nổi tiếng nhất trong nhiệm vụ là Shepard đánh hai quả bóng golf. Ông cũng là người lớn tuổi nhất đặt chân lên Mặt Trăng (47 tuổi).

Apollo 15

David Scott và James Irwin hạ cánh xuống Mặt Trăng vào ngày 20/7/1971. NASA muốn cắt giảm ngân sách, vì vậy có nhiều thay đổi với nhiệm vụ để tận dụng tối đa tài nguyên, bao gồm lần đầu sử dụng Phương tiện tự hành Mặt Trăng, cỗ xe đầu tiên mà con người lái ngoài Trái Đất. Scott thực hiện thí nghiệm Galileo nổi tiếng chứng minh các vật thể rơi xuống mặt đất với cùng gia tốc bất kể khối lượng. Ông làm vậy bằng cách thả rơi một chiếc lông và một chiếc búa.

Nhiệm vụ cũng ghi hình Alfred Worden, người không hạ cánh trên Mặt Trăng nhưng thực hiện hoạt động ngoài phương tiện (EVA) nhằm thu thập băng ghi hình từ hai camera lập bản đồ Mặt Trăng bên ngoài module khi module ở cách Trái Đất 321.869 km. Nhiệm vụ này giữ kỷ lục về số lượng người lớn nhất tiếp xúc với chân không vũ trụ cùng lúc cho tới khi chuyến đi bộ không gian tư nhân của nhiệm vụ Polaris Dawn diễn ra từ trước đó một tháng.

Apollo 16

John Young và Charles Duke hạ cánh trên Mặt Trăng vào ngày 21/4/1972. Cặp đôi trải qua gần 3 ngày trên Mặt Trăng, thu thập vật chất bao gồm Big Muley, viên đá lớn nhất từng mang về từ thiên thể này bởi tàu Apollo. Viên đá nặng 11,7 kg. Tàu đổ bộ Mặt Trăng được gọi là Orion theo tên một trong những chòm sao sáng nhất trên bầu trời. Phi công Thomas Mattingly thay vào đó chọn tên Casper cho module chỉ huy và dịch vụ bởi "có quá nhiều thứ nghiêm túc trong chuyến bay này, vì vậy tôi quyết định chọn một cái tên hài hước", ông nói.

Apollo 17

Eugene Cernan và Harrison Schmitt là những phi hành gia cuối cùng từng bước đi trên Mặt Trăng tính đến nay. Họ hạ cánh vào ngày 11/12/1972. Apollo 17 là nhiệm vụ hạ cánh trên Mặt Trăng có người lái dài nhất, trong đó phi hành gia đi xa khỏi tàu vũ trụ nhất, trải qua thời gian lâu nhất trên Mặt Trăng cả trong và ngoài tàu vũ trụ, mang mẫu đá Mặt Trăng lớn nhất về Trái Đất. Nhà khoa học Schmitt cũng là người đầu tiên dị ứng với bụi Mặt Trăng.


An Khang 
(Theo IFL Science/Space)
https://vnexpress.net/co-bao-nhieu-nguoi-tung-di-bo-tren-mat-trang-4809463.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2010(Xem: 16344)
"Lược sử thời gian" (A Brief History of Time), một cuốn sách tuyệt diệu, được viết bởi một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thời đại chúng ta: nhà toán học và vật lý lý thuyết người Anh Stephen Hawking.
28/12/2010(Xem: 13488)
Bằng một lối trình bày sáng sủa, giọng văn hài hước, hơi nhuốm màu bi quan, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay.
24/12/2010(Xem: 8226)
Đối với Phật giáo, sự sinh tồn của con người và môi trường là bình đẳng, không tách rời; Giáo dục Phật giáo đưa con người gần với môi trường tự nhiên, cùng sinh tồn, coi yếu tố môi trường là một, gần gũi thân thiện chứ không phải là đối tượng để con người lợi dụng.
17/12/2010(Xem: 23408)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
16/12/2010(Xem: 9628)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
15/12/2010(Xem: 8756)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
14/12/2010(Xem: 11747)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
13/12/2010(Xem: 24651)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
11/12/2010(Xem: 11371)
Tác phẩm Phật Giáo và Khoa Học của giáo sư Phúc Lâm là một trong số ít các tác phẩm về thể tài phân tích Phật giáo dưới cái nhìn của khoa học.
01/12/2010(Xem: 5335)
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]