Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Đạo Từ của HT Thích Minh Tâm tại Chùa Phước Duyên, Huế

04/06/202407:29(Xem: 2082)
Lời Đạo Từ của HT Thích Minh Tâm tại Chùa Phước Duyên, Huế
ht minh tam-chua phat an

Lời Đạo Từ
của HT Thích Minh Tâm
tại Chùa Phước Duyên, Huế



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Con xin cúi đầu phụng thỉnh Tam Bảo chứng minh 
Phụng thỉnh hồn thiêng sông núi gia hộ 
Vọng hướng Đảnh Lễ các Bậc tiền bối hữu công, Chư thánh tử đạo 
Vọng hướng Phương trượng Đảnh Lễ Hòa Thượng Ân Sư 
Theo lời của HT trú trì, con xin niệm ơn HT đã dành cho con
một vài phút để con có vài lời với Phật tử hiện diện trong Đạo tràng; 
Mong HT Trú trì, Chư tôn đức Bổn tự từ mẫn cố, đại từ mẫn cố.

 

Thưa Hội Chúng !

Như lời của HT Trú trì đã nói, Tôi xin được thêm rằng:

“Kiếp xưa ắt có nhân duyên,

Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”.

HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi, nên ngày 14 tôi có thời gian về lại Cố Đố Huế, sau thời gian dài xa cách, và sáng hôm nay, trời mưa lớn khi 4 giờ sáng, tôi đã đến tại Đài Phát Thanh Huế để ôn lại kỉ niệm năm 1963, Tôi là nhân chứng theo gót chân của HT ân sư Thích Trí Quang, đến tại Đài phát thanh Huế trong dịp Phật Đản năm đó và cũng từ đó mở đầu vận động của Phật giáo thành lập GHPGVNTN, trên 50 năm rồi, tôi chưa có cơ hội về Huế tham dự Lễ Phật Đản, mà năm nay với tuổi chiều tà xế bóng, tôi dành thời gian có thể đi được về đến Huế, đặt chân được đến nơi mà các Vị thánh tử đạo đã ngã xuống, dưới sự tàn sát của vô minh và ở đó đã có tám vị  Thánh tử đạo lìa trần trước bạo địch; và cũng từ đó đến năm 1966, cuộc vận động của Phật giáo để đòi hỏi tất cả những gì cần thiết cho Dân tộc và Đạo pháp, như trong Thông điệp của Viện Tăng Thống mà Quý vị cũng đã nghe rõ. Tôi hết sức xúc động, khi đến lại Đài phát thanh Huế, nhớ lại các kỉ niệm xưa, 60 năm trôi qua, ở nơi đó có các em Oanh Vũ, có các Thánh tử đạo đã nằm xuống, để Đạo pháp được trường tồn, cho Giang sơn đứng vững, cho Đạo Pháp được xương minh, và mở đầu cho cuộc vận động đó, đầu năm 1964 thành lập GHPGVNTN, vì đa đoan Phật sự, tôi chưa có cơ hội về Huế dự lễ Phật Đản trên 50 năm rồi, sáng hôm nay khi dự Lễ dâng hương với các Đoàn sinh GĐPT tại Thừa Thiên, để tưởng nhớ bao nhiêu hình bóng, bao nhiêu kỉ niệm, bao nhiêu sự hy hiến thân mạng, xương máu của Đoàn viên GĐPT tại Đài phát thanh Huế, mà chắc chắn các Phật tử những người nào lớn tuổi, những người nào trong thời gian đó, thì cũng nhớ rõ, ngoài trừ lớp trẻ sau này không biết gì, nếu không ai nhắc tới, không ai biết, thì chắc chắn cũng lãng quên và năm nào cũng thế, chúng ta làm Lễ Phật Đản, chùa nào có nhớ, có tưởng đều có một phút nhập từ bi quán, để tưởng niệm các Bậc hữu công, như vừa rồi tại Chùa Phước Duyên mà Thầy trò chúng ta đã thực hiện dù một phút im lặng, trong thanh tịnh, nhưng khơi dậy ở trong tâm thức của chúng ta những kỉ niệm, vừa oai hùn, vừa bi tráng của Phật giáo Việt Nam; tôi cũng được may mắn đến tại Chùa Thuyền Lâm, tham dự Lễ vào lúc 6h sáng, rồi qua đến Chùa Phước Duyên và đây là địa điểm thứ hai, mà tôi tham dự Lễ Phật Đản, sau trên 50 năm xa lìa Cố Đô Huế. 

HT Trú trì Phước Duyên đã ưu ái dành cho tôi vài phút để thưa chuyện với Phật tử gọi là tấm chân tình những người xa quê hương, trở về nơi chôn nhau cắt rốn, để gặp những khuôn mặt thân thương, gặp những khuôn mặt Phật tử già, trẻ, bé, lớn có người quen và chưa quen, có người biết và chưa biết, có người hiểu và chưa hiểu, hôm nay chúng ta đã ngồi dưới mái chùa thân thương này, để làm Lễ kỉ niệm Phật Đản, dâng hiến lòng thành của mình lên Chư Phật, cho nên lời nói của chúng tôi là xin được chào tất cả các Phật tử, chúng tôi chỉ có tâm tình với các Phật tử, bằng cách xin các Phật tử, sau khi dự Lễ tại Chùa Phước Duyên trở về, các Phật tử cho tôi gửi lời thăm hỏi các Phật tử là thân nhân của Quý vị ở nhà là vợ, là chồng, là con, là cháu, là chắt, dâu, rể, người thân của Quý vị ở nhà, mà không có cơ hội gặp gỡ hôm nay tại đây, cho tôi xin được thăm hỏi, chúc cho thân nhân của các Phật tử, trong mùa Phật Đản an lạc, hạnh phúc, được che chở dưới hào quang của Chư Phật, đồng thời cũng nhờ các Phật tử như Thông điệp của Viện Tăng Thống đã nhắc: mong mỏi được Thế giới hòa bình, âm siêu dương thái, do đó tôi cũng nhờ các Phật tử thắp lên bàn Thờ Phật tại tư gia của mình, thắp lên bàn Thờ Tổ tiên ông bà tại tư gia của mình một nén nhang và thay mặt cho tôi để tưởng nhớ đến công đức Tổ tiên, ông bà, cha mẹ của các Phật tử, cũng là Tổ tiên, ông bà cha mẹ của tôi, dâng lên các Ngài sự tri ân, nhờ các Bậc tiền nhân, cho nên Thầy trò chúng ta hôm nay, mới có sự hiện diện giữa quả đất này, để được gặp nhau, như vậy âm được siêu, dương được thái, đó là điều thứ hai.

Điều thứ ba: Tôi muốn thưa với toàn thể các Phật tử như lời của HT Trú trì đã dạy bảo: “Khai thị chúng sanh, ngộ nhập Phật tri kiến”, đó là mục đích của đức Phật ra đời, cho nên chúng ta treo đèn, kết hoa làm lễ đài, tất cả những việc làm đó, tôi mong mỏi tất cả chúng ta phải ý thức rằng, chúng ta không phải vì đức Phật mà vì chúng ta, mà vì chúng ta tri ân Đức Phật, chúng ta phải có một cái gì để thể hiện lòng tri ân đó, bằng những hình thức, chúng ta tạm mượn hình thức đó, để nói lên cái lòng của mình, để tri ân ngày Đản sanh của đức Phật, chứ đức Phật không cần điều đó, chắc chắn các Phật tử đã hiểu điều đó rồi.

Do đó, đạo Phật vì con người mà có, cho nên sự sinh hoạt hôm nay của Thầy trò chúng ta là vì chúng ta nhiều hơn là vì Đạo Phật; vì lòng thành của chúng ta, hơn là vì đức Phật, còn nếu cứ hiểu lầm những điều đó đã làm vì đức Phật thì chắc chắn, chúng ta đã bị hiểu lầm lớn. Vì đức Phật đã dạy rõ: “tin Phật mà không hiểu Phật là phỉ báng Phật”. Bây giờ có những sự sinh hoạt trong hiện tại, có rất nhiều người không hiểu Phật, tin Phật mà chẳng hiểu.

Thưa các Phật tử! Tin Phật chưa chắc đã hiểu, hiểu chưa chắc đã làm, làm chưa chắc đã đúng, và người Phật tử có trí tuệ và từ bi thì tin phải hiểu mà hiểu phải làm, mà làm thì phải đúng, còn làm không đúng thì chỉ phỉ báng Phật mà thôi.

Do đó, trong hiện tại chúng ta thấy ở trên mạng, trên mọi sự sinh hoạt, rõ ràng là vàng thau lẫn lộn, vì họ tin Phật mà không hiểu gì Phật, cứ nhân danh Phật, nhưng thật sự là đang phỉ báng Phật mà không biết. Do đó, tôi thưa toàn thể các Phật tử! dâng hiến lòng thành mình lên với Phật, không gì bằng là phải tự thân mình tu nhân tích đức, tự thân mình, hành trì Chánh Pháp đúng nghĩa, nên tôi thường hay nhắc nhở: “lấy tâm Phật để làm việc Phật, thì đó là Phật sự; còn nếu lấy tâm ma làm việc Phật thì biến việc Phật thành việc ma; cứ lấy tâm của Phật để làm việc ma, thì biến việc ma thành việc Phật là vì vạn Pháp do tâm tạo, do tâm họ tà kiến cho nên họ đã làm những công việc mà làm cho Phật giáo chúng ta bị mang tiếng”.

Bởi vì vậy, nên tôi chỉ xin thưa với toàn thể các Phật tử trong hoàn cảnh hiện tại, nên “Y Pháp bất y nhân”, Y theo Chánh Pháp để tu học, chứ đừng y theo con người mà chạy theo hình tướng bên ngoài, vì những hình tướng bên ngoài, đa phần chỉ là phù phiếm. Tôi có xem một đoạn mà tôi hết sức tâm đắc lời dạy của HT trú trì Chùa Phước Duyên ở trên mạng, tôi tâm đắc và tôi xem đi , xem lại, tôi thấy Ngài dạy chí tình, chí lý, tâm sự một cách tha thiết và ân cần, các Phật tử rất may mắn được gặp và gần gũi các Bậc ân sư như HT Trú trì đây: “Chùa to Phật lớn để làm gì, nếu chúng ta không tu theo Giáo lý của Phật; Chùa to Phật lớn để làm gì, nếu chúng ta không tu, không làm theo lời Phật dạy”. Chùa to Phật lớn để làm gì? Hoàn toàn vô bổ, nếu như tất cả Thầy trò chúng ta, chỉ chạy theo hình thức; chạy theo Chùa to Phật lớn; chạy theo danh lợi, tình tiền; chạy theo những cái phù phiếm do mê mờ, do tham đắm vật dục mà tạo nên, thì rõ ràng chúng ta chỉ góp phần làm cho đạo Pháp suy vi mà thôi, chứ thật sự đừng có nhân danh đạo Phật; đừng có nói bảo vệ Đạo Phật, đem cái tà tâm để bảo vệ đạo Phật; đem cái tà kiến để tự nhận mình là bảo vệ đạo Phật, đó là một sự sai lầm rất lớn. Cho nên HT Tuệ Sĩ Chánh Thư Ký Xử Lý của Viện Tăng Thống đã nhắc nhở rất nhiều lần là “chúng ta phải đem tâm Phật để làm việc Phật” Việc làm hôm nay của Thầy trò chúng ta, thì hãy nhớ người Phật tử, tự nhận mình là Phật tử, thì đi như Phật đi, nói như Phật nói, nghĩ như Phật nghĩ, làm như Phật làm, có như vậy mới là Phật tử được, đừng bao giờ đem cái tâm của thế gian để ở trong Chùa mà phá rối Thiền môn, để làm cho Đạo Pháp suy vi, làm cho đất nước rối loạn, như ở hiện tại mà Việt Nam đang hứng chịu, tôi mong mỏi quý vị cần ý thức rõ như vậy.

Xin chúc các Phật tử trong mùa Phật Đản năm nay an lạc, hạnh phúc, tinh tấn, tự thăng hoa đời mình bằng Chánh Pháp; thăng hoa đời mình bằng Chánh Pháp, đó mới thật là trường cửu, mới là việc cần thiết, đừng dựa vào bất cứ cái gì thế tục.

HT Thích Đức Nhuận vẫn luôn nhắc người Phật tử Việt Nam rằng: “Hãy đứng lên bằng đôi chân của mình, hãy đi trên con đường giải thoát, bằng trí tuệ và từ bi của mình, theo chân của đức Phật”.

Cho nên, tôi chúc các Phật tử trong mùa Phật Đản năm nay, trong thông điệp Phật Đản của Viện Tăng Thống đã nhắc nhở rất rõ, về vấn đề hộ trì Tam Bảo một cách cụ thể, và mùa An Cư Kiết Hạ sắp đến, trong dịp này, con xin chúc Chư tôn đức tại Chùa Phước Duyên tinh tấn tu hành, và được chân cứng đá mềm, giữ vững niềm tin để làm cho Đạo tràng Phước Duyên được thanh tịnh, trang nghiêm từ trước tới nay và mãi mãi thanh tịnh, trang nghiêm như thế là cái nhân tốt để các Phật tử nương nhờ uy đức của Tam Bảo mà tu tập. Tôi chúc như vậy và mong các Phật tử đã nương vào Tam Bảo thì phải đúng cách và nương nhờ Tam Bảo phải đúng chí nguyện, chí thành, chí thiết của mình, đừng có chạy theo danh tướng ở bên ngoài, có như vậy mới có thể hộ trì Tam Bảo . 

 

Chúc Chư Tăng tinh tấn dõng mãnh, các Phật tử chân cứng đá mềm, đạo tâm kiên cố, giữ vững niềm tin. Sau lễ này con cũng rời khỏi Huế để trở lại vào Miền Nam và tối hôm nay dự Lễ Phật Đản tại Biên Hòa, do đó không có thời gian nhiều để mà tâm sự với các Phật tử, với cái tuổi 87 thì không biết cơ hội về lại Huế không? cơ hội để thăm các Phật tử không? nhưng gặp các Phật tử giờ phút này, thì “Long hoa tam hội nguyện tương phùng”. 

Chúc các Phật tử an lạc, hạnh phúc, giữ vững đạo tâm như kim cương bất hoại. 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

 

Kỉ niệm Mùa Phật Đản 2024 – PL 2568

Chùa Phước Duyên, Huế 

Con đệ tử Trần Thị Phượng Liên PD: Nhuận Pháp Nguyên kính xin HT Thích Minh Tâm hoan hỷ cho việc phiên tả này.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2013(Xem: 5803)
Chúng ta cần ghi nhận một điểm thú vị là khi kiến thức khoa học về con người và vũ trụ càng gia tăng thì càng có nhiều bằng chứng được đưa ra để chứng minh giáo lý của Đức Phật là đúng. Phật giáo là con đường giải thoát do Đức Phật khám phá ra. Giáo lý đạo Phật được thể hiện qua Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Giải thoát bao hàm sự chấm dứt hoàn toàn vòng luân hồi sinh tử. Khoa học là việc nghiên cứu một cách khách quan những qui luật của tự nhiên để đưa ra những nhận định tổng quát và lời giải thích cho các hiện tượng đã được quan sát. Như nhà sinh lý học người Pháp Loeb đã nói :” Mục đích tối hậu của khoa học là để tiên đoán”.
21/01/2013(Xem: 5945)
Sự nhận thức quan trọng này gợi ý cho chúng ta rằng nếu có thể dạy cho trẻ em thực hành kỷ luật khi còn nhỏ, thì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân các em khi trưởng thành và cho xã hội.
21/01/2013(Xem: 5740)
Tiến sĩ Thupten Jinpa chuyển vai trò thông dịch sang thuyết trình. Ông bắt đầu với lý thuyết Phật giáo thời kỳ sơ khởi về nguyên tử và đề cập đến các xu hướng giản hóa luận trong thời kỳ này. Ông cũng chỉ ra rằng không có bất kỳ quan điểm giản hóa luận nào của các nhà tư tưởng Phật giáo đã quy giản tâm thức về vật chất thuần túy. Nhà hiền triết Aryadeva, đệ tử của đạo sư Long Thọ, đã viết các tranh biện với các luận thuyết thời kỳ sơ khởi là ở trong khía cạnh các quan điểm về tính rời rạc và về lý nhân quả. Trong khuôn khổ của Hai Chân lý thì tất cả các trường phái tư tưởng Phật giáo đều đồng quan điểm về chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng nếu Cơ học Lượng tử được luận giải trong bối cảnh này, thì sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.
20/01/2013(Xem: 5695)
Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22
31/12/2012(Xem: 6554)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
28/12/2012(Xem: 10218)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
06/11/2012(Xem: 4468)
Điều đó khá rõ ràng, khi chúng ta thấy Đức Phật Ngài không hề tự nhận mình là một thần linh xuống thế để ban phúc giáng họa cho ai cả. Ngài xuất thân cũng chỉ là một chúng sinh bình thường như chúng ta. Nhưng nhờ công phu tu tập nhiều đời, nhiều kiếp, đến đời sống sau cùng Ngài đi nốt con đường Ngài đã chứng ngộ chân lý, khám phá ra tất cả những bí mật của vũ trụ và tìm ra được con đường vượt thoát khỏi sự ràng buộc đó.
22/10/2012(Xem: 4814)
Liệu cá có thể trải nghiệm cảm giác đau? Câu hỏi này nghe có vẻ lạ, nhưng nó vẫn chưa bao giờ được trả lời một cách hoàn chỉnh.
20/09/2012(Xem: 6217)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
14/09/2012(Xem: 3449)
Thỉnh thoảng cơ thể con người mất đi sự hòa hợp tự nhiên vốn có của nó, những lúc như vậy, cơ thể bị bệnh. Bệnh phản ánh cơ thể bất lực, không duy trì được hệ thống cung cấp chức năng làm việc bình thường. Qua quá trình trao đổi protein, những sự vận chuyển hình thành, những vận chuyển đó xuất hiện cùng với những tín hiệu bổ sung. Có hai nguyên nhân gây bệnh: một là protein có vấn đề, hai là các tín hiệu bị méo mó trục trặc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]