Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu sách quý “Thực hành Đạo Phật để chuyển hóa tế bào ung thư”

11/01/201921:18(Xem: 7943)
Giới thiệu sách quý “Thực hành Đạo Phật để chuyển hóa tế bào ung thư”

Thuc hanh dao Phat de chuyen hoa te bao ung thu
Giới thiệu sách quý “Thực hành Đạo Phật để chuyển hóa tế bào ung thư”

Bạn sẽ giật mình khi biết rằng tổ chức Y tế thế giới WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư. 

Bạn còn giật mình nữa khi đọc ngay bây giờ và lúc này rằng theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu GLOBOCAL và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm nước ta có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Hai thống kê chắc chắn làm bạn phải giật mình.

Thêm nữa nhé, trong xếp hạng 172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ chết vì bệnh ung thư do tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố tháng 5/2014, Việt Nam đứng ở vị trí 78.

 

Cuối cùng, theo số liệu mới nhất trên trang http://Globalcancermap.com/, tỷ lệ trường hợp mắc ung thư hàng năm ở Việt Nam là 138.7/100.000 người. Theo đó, Việt Nam đứng ở 105 trên tổng số 179 nước trong bản đồ ung thư quốc tế về tỷ lệ mắc bệnh.

 

Cuối cùng, mong bạn ghi nhớ ngay luôn rằng chuông báo động đang rung rất mạnh và khẩn cấp khi 94.000 người Việt tử vong vì ung thư mỗi năm.

 

Như bạn đã biết đấy, ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo. Tại Việt Nam chúng ta, bệnh ung thư ngày càng tăng và chưa có chiều hướng giảm. 

Các bạn có thể đã đọc cuốn sách rất đặc biệt có tên là “Ung thư - Sự thật, hư cấu, gian lận và những phương pháp chữa lành không độc hại”. Trong sách này, bạn biết hết sự thật về ung thư rồi, đúng không.

Có nhiều cách phòng ngừa và đối trị với bệnh ung thư. Nhưng hôm nay tôi muốn giới thiệu một cách rất đặc biệt. Nhân vật ở đây là Sandy Boucher, một nữ Phật tử và chính là tác giả của cuốn sách “Thực hành Đạo Phật để chuyển hóa tế bào ung thư”. 

Tháng 10 năm 1995, Sandy Boucher tới bệnh viện để soi đại tràng xích-ma. Kết quả nội soi cho thấy bà có một khối u lớn trong ruột. Các bác sỹ kết luận đó là một khối u ác tính.

 

Ngay khi biết tin, bà Sandy Boucher đã bị sốc hoàn toàn. Bà cảm thấy những ngày tối tăm đầy thử thách bắt đầu ập tới. Bà kinh hoàng vì sắp phải từ bỏ cuộc sống.

 

Hành trình đối trị với căn bệnh ung thư của bà bắt đầu đó. Đầu tiên là cuộc đại phẫu. Sau đó là những đợt hóa trị dài ngày. Công việc, họ hàng thân thích, nhà cửa, quan hệ với bạn bè, cơ thể và mọi yếu tố của cuộc đời bà kể từ đó dường như bị hút vào một vòng xoáy khiến bà cảm thấy choáng váng.

 

Có cách nào không? Chẳng nhẽ cứ hóa trị và chờ chết ư? Bởi dù có hóa trị thì vẫn phải chết cơ mà.

 

Không. Bà đã tìm ra con đường của riêng mình. Điều duy nhất bà cần làm ngay là tu tập theo Đạo Phật. Bà bắt đầu ngay và dành suốt 15 năm qua hành thiền.

 

Chính việc hành thiền và tu tập Phật Giáo với những giờ ngồi tĩnh tại ngay trong khi các cảm xúc trào lên dữ dội và cơ thể la thét đòi nghỉ ngơi đã giúp bà, đã cứu bà. Bà Sandy Boucher đã học được cách có mặt trọn vẹn trong giây phút hiện tại. Bà chánh niệm chú tâm đến những cảm xúc của bản thân, nhận thức từng khoảnh khắc với những đau đớn, bất toàn, hay bất an như nó vốn thế.

 

Hiểu rằng đó chính là cuộc sống của mình, bà Sandy Boucher đã nhận ra rằng cuộc sống là vô thường, rằng không có gì là bất biến. Bà đã học được cách trải nghiệm những thay đổi đang diễn ra và nhìn nhận những ý nghĩ, tình cảm, cảm giác đó như một dòng chảy bất tận của vạn vật.

 

Bà Sandy Boucher đã vượt qua thần chết và làm kinh ngạc chính các bác sỹ và các nhà khoa học cũng như người thân và bạn bè. Và có thể cả bạn nữa, người đang đọc những dòng chữ này.

 

Trong cuốn sách “Thực hành Đạo Phật để chuyển hóa tế bào ung thư”, bà Sandy Boucher đã cố gắng thuật lại thật rõ ràng cách mình tu tập và được hưởng lợi lạc từ thế giới Phật Giáo trong hầu hết những tình huống khó khăn nhất. Bà hy vọng rằng kinh nghiệm của bà sẽ có ích lợi cho nhiều người và có thêm nhiều người hiểu giá trị của thiền và học thiền sớm nhất có thể, trở thành Phật tử sớm nhất có thể.

Tôi đang nghĩ đến cách để lan truyền cuốn sách sách “Thực hành Đạo Phật để chuyển hóa tế bào ung thư” quý giá này, nhưng hoàn toàn chưa biết cách. Tôi muốn cuốn sách này đến sớm nhất với những ai đang bị ung thư và cả những ai có nguy cơ bị ung thư. Mà không chỉ thế, tôi muốn tất cả, tất cả cùng đọc để hiểu và thực hành thiền mỗi ngày để không mắc bệnh ung thư.

Nếu bạn muốn hành thiền cùng tôi, tu tập theo con đường mà Đức Phật đã tìm ra cùng chúng tôi, xin liên lạc ngay. Ít nhất tôi đã hành thiền hơn chục năm nay rồi và kết quả của tôi cũng rất tốt. Tôi cũng đã hướng dẫn và giúp anh John ở Frankfurt bị ung thư não 2 năm trước mà khồng cần mổ và vẫn đang sống khỏe mạnh mà. Còn nhiều người khác nữa chính tôi đã hướng dẫn và giúp đỡ. 

 

 Xin giới thiệu thêm về tác giả Sandy Boucher. Bà là một giáo viên, một Phật tử. Bà từng có thời gian xuống tóc đi tu ở Sri Lanka, Thái Lan và Myanmar. Sandy nghiên cứu nhiều tài liệu về đạo Phật, là tác giả của nhiều cuốn sách viét về Phật giáo với đời sống.

 

Mà nếu bạn muốn, chúng ta sẽ làm một chuyến đến thăm bà Sandy Boucher hoặc người thân ngay trong năm 2019 này.

 

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà 

 

Ý kiến bạn đọc
12/01/201913:22
Khách
A Di Đà Phât, thât hoan Hỷ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 5399)
Chúng ta đã biết đến B. Russell như một trong những nhà sáng lập triết học phân tích. Tuy nhiên, ông không chỉ là một nhà triết học có nhiều tác phẩm, mà còn là người mang triết học đến với đại chúng và gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực khác, như lôgíc học, tôn giáo và thần học, tâm lý học, ngôn ngữ học,… Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm của ông về tôn giáo
10/10/2010(Xem: 9410)
Lẽ thường trong chúng ta, ai ai cũng đều có một cái “cái ngã”, hay “bản ngã”. Không những cái ngã của chính mình mà còn ôm đồm cái bản ngã của gia đình mình, của bằng hữu mình, của tập thể mình, của cộng đồng xã hội mình, của tôn giáo mình, của đất nước mình, và thậm chí cho đến cái bản ngã của chủ nghĩa mình; dù đó là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, hay chủ nghĩa hiện sinh...
07/10/2010(Xem: 4185)
Có thể nói không ngoa rằng lịch sử Phật giáo được khởi đi từ một giấc mơ, đó là giấc mơ “con voi trắng sáu ngà” nổi tiếng của Hoàng hậu Ma Gia. Giấc mơ này đã được ghi lại trong rất nhiều các kinh sách Phật giáo như Phổ Diệu Kinh (Lalitvistara), Phật Bản Hạnh Tập Kinh (Abiniskramanasutra), Phật Sở Hành Tán (Buddhacarita), Đại Sự (Mahavastu) và đặc biệt là trong bộ Nhân Duyên Truyện (Nidana Katha) được coi như là bộ tiểu sử chính thức về cuộc đời Đức Phật theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy
07/10/2010(Xem: 5440)
Các lý thuyết tôn giáo cũng như các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra những lý giải khác nhau về nguồn gốc xuất hiện của con người trên trái đất này. Phải chăng con người là sản phẩm do Thượng Đế tạo dựng hay chỉ là một giống vượn người trải qua một chuổi quá trình tiến hoá lâu dài rồi biến thành người theo thuyết tiến hoá của Darwin? Trước vấn đề này, Phật giáo vốn tin tưởng vào thuyết tái sanh, luân hồi, cho rằng tất cả các loài chúng sanh luôn quanh quẩn trong vòng luân hồi sinh tử (samsâra), và được tái sinh qua bốn cách thế khác nhau: noãn sinh - andaja, tức là sự sanh ra từ trứng; thai sinh - jatâbuja, tức là sanh ra từ bào thai của người mẹ; thấp sinh - samsedja, tức là sanh ra từ sự ẩm thấp hay từ rịn rỉ của các thành tố, đất, nước v.v... ; và hóa sinh - oppâtika, tức là do hóa hiện mà sanh ra, không phải trải qua các giai đoạn phôi thai; những con người đầu tiên là những chúng sanh thuộc loại hoá sinh này.
02/10/2010(Xem: 3946)
Khoa học và Phật giáo vốn có những phương thức khác biệt rất cơ bản trong việc nghiên cứu thực tại. Trên bình diện khoa học, tri thức và luận lý nắm giữ những vai trò then chốt. Khoa học thu lượm những hiểu biết về thế giới thực tại rồi cô đọng chúng lại thành những quy luật có thể kiểm chứng được. Bằng cách phân chia, xếp loại, phân tích, so sánh và đo lường, nhà khoa học diễn giải những quy luật này thông qua một loại ngôn ngữ khá trừu tượng của toán học. Dĩ nhiên trong khoa học, trực giác không phải là không có chỗ đứng, tuy nhiên, nó chỉ mang lại kết quả khi nào được hệ thống hóa trong một cấu trúc chặt chẽ của toán học mà hiệu độ được bảo đảm bằng quan sát và phân tích.
25/09/2010(Xem: 4834)
Đối với một truyền thống nặng thần bí như dân tộc Ấn độ, ngôn ngữ quả là một ma lực, một năng lực kỳ diệu có thể vén mở tất cả sự ẩn tàng của thế giới.
22/09/2010(Xem: 6937)
Chưabao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lạiđược các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đềcập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter cácbáo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả nhữngkhám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởngtừ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều màtrước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là nhữngcảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
17/09/2010(Xem: 7343)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
10/09/2010(Xem: 59756)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 3546)
Mối tương quan tương duyên cộng tồn vô cùng mật thiết chẳng những giữa con người với con người, mà với các loài khác và với môi trường sinh thái là điều rất quan trọng. Nhận thức được như vậy, việc bảo vệ môi trường sinh thái trên trái đất đã trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng và bức xúc nhất của loài người hiện nay. Thật vậy, mối đe dọa đến hệ sinh thái đã được thế giới báo động đỏ, vì sự tác hại càng ngày càng gia tăng của các chất độc hại đến sức khỏe và mạng sống của con người, đến mọi sinh vật, cùng đất đai, không khí, sông biển, cây cối, cho đến tuổi thọ của trái đất cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và chính con người là tác nhân gây ra tình trạng tệ hại này. Vì vậy, nhiều tổ chức thế giới đã và đang cùng nhau đề ra nhiều biện pháp để ngăn ngừa hoặc hạn chế sự ô nhiễm môi sinh, điển hình như Ngày Môi trường Thế giới, hoặc 10 Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]