Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Y dược Tây Tạng

13/03/201104:59(Xem: 8467)
23. Y dược Tây Tạng

ĐIỀUTRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả:Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN HAI: THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ BỆNH

23. Y DƯỢC TÂY TẠNG

Lúc tôi đến ở lại Dharamsala sau khi Lama Yeshe qua đời, tôi đã nghĩ rất nhiều về một cách nào đó có thể làm lợi lạc cho bệnh nhân AIDS. Tôi tự mình thực hiện sự tiên tri, và tôi nhờ vị hộ pháp của Trường Cao ĐẳngKim Cang Thừa cấp Nâng cao cũng như một số vị hộ pháp khác nữa kiểm trađiều tôi đã tiên tri phát kiến. Mặc dầu những câu trả lời không rõ rànglắm, nhưng đều có đề cập đến loại cây arura.

Đó là loại cây mà Đức Phật Dược Sư cầm trong tay phải, dược tính của nó rất công hiệu. Cũng giống như vô minh là nền tảng của 84 ngàn vọng tưởngmê lầm, arura là nền tảng của toàn bộ nền y dược Tây Tạng. Nếu cất giữ trái arura trong người thì ngoài việc bảo vệ bạn khỏi bệnh tật, nó còn chữa lành được tâm. Một ngôi chùa ở Tây Tạng có một pho tượng mà bên trong quả tim có chứa một lễ vật cúng dường làm bằng cây arura. Và nhiềungười thường đến tựa người vào pho tượng rất lâu vì nghe nói rằng cây arura bên trong tượng có năng lực chữa bệnh rất mạnh.

Loại arura thông thường vẫn được dùng trong y dược Tây Tạng không công hiệu bằng loại arura có phẩm chất tốt nhất. Một loại thuốc rất quí hiếm có chứa thành phần arura loại tốt nhất được cất giữ trong kho của Chính phủ Tây Tạng, cùng với các xá lợi quý báu của các vị thánh linh, kể cả xá lợi Phật trong các kiếp quá khứ khi còn là Bồ Tát.

Tôi đã nghe bác sĩ Tsondru nói về lợi ích của viên thuốc có chứa loại arura tốt nhất. Ông ta là một bác sĩ uyên bác, từng giảng dạy cho chư tăng ở Kopan trong ba năm. Chư tăng đã thuộc lòng toàn bộ sách y dược, đó là một cuốn sách gốc Kim Cang Thừa; chư tăng còn học được cách chẩn đoán bệnh, mặc dù họ không học được phương pháp thực sự bào chế dược liệu. Khi bác sĩ Tsondro kể cho tôi nghe rằng Đức Trijang Rinpoche có hai hay ba viên thuốc quý [chứa arura] vừa nói trên, tôi lập tức viết thư gửi đến ngài để hỏi xin. Ngài đã gửi cho tôi một viên.

Ở Solu Khumbu có nhiều vụ ngộ độc liên quan đến sinh linh ma quỉ và huyền thuật độc ác. Người hạ độc có thể dùng đến nhiều cách. Một trong những cách đó là họ để một chút xíu thuốc độc dính trong móng tay cái, rồi [bí mật] nhúng móng tay có độc vào nước trà hay loại thức uống có tên là chang trước khi đưa cho người họ muốn hạ độc uống. Người trúng độc có thể đau ốm trong thời gian rất lâu, phải chịu rất nhiều sự đau đớn trong người và bị gầy ốm đi. Nếu không được chữa trị bằng các loại thuốc men đặc biệt, chất độc sẽ biến hóa thành con bọ cạp hay con vật gìkhác, gặm nhấm cơ thể người ấy từ bên trong.

Ở Solu Khumbu có một bệnh viện được Sir Edmund Hillary thành lập. Các bác sĩ làm việc ở đó phần lớn là người New Zealand. Tôi nghe rằng trong một cuộc phẫu thuật ở đó, người ta tìm thấy trong người bệnh nhân một con vật giống như con ếch, và khi cắt xẻ con vật ấy ra thì bên trong cơ thể nó không có máu. Những chuyện lạ lùng như vậy thường liên quan đến sinh linh ma quỉ.

Tôi để lại viên thuốc quý của Đức Trijang Rinpoche ở Solu Khumbu sau khimẹ tôi bị ngộ độc. Vì là viên thuốc quý hiếm nên sau khi cho bệnh nhân dùng, người ta tìm nhặt nó trong phân bệnh nhân, rửa sạch rồi dùng lại. Chỉ cần giữ nó trên người thôi cũng có thể giúp ích cho người bị ngộ độc. Viên thuốc đó cũng có ích cho người sắp chết. Khi tôi cần lấy lại viên thuốc đó để pha chế chung với một loại thuốc khác tôi đang làm, chútôi bảo rằng ông đã làm mất rồi. Về sau, chị tôi cho biết là chú tôi không hề làm mất viên thuốc, mà ông muốn giữ lại cho riêng mình.

Trong việc điều trị bệnh AIDS, cây arura được xem là hiệu quả nhất, và các loại baru và kyuru cũng hữu ích. Dựa theo các sách y dược Tây Tạng –các sách này đến từ Đức Phật Dược Sư – thì con người có tất cả 424 loạibệnh. Nguồn gốc của tất cả bệnh tật đến từ ba tâm độc là vô minh, tham và sân; và các bệnh có thể phân ra thành ba nhóm cơ bản: bệnh thuộc tínhlạnh, bệnh thuộc tính nóng và bệnh thuộc gió (phong, hay khí, tiếng Tạng là lung). Ba loại cây thuốc vừa nói trên là thuốc để trị ba loại bệnh này và là nền tảng của y dược Tây Tạng.

Cô Anna, một đệ tử người Pháp mới tiếp cận Phật pháp, là người bị bệnh AIDS đầu tiên mà tôi gặp. Tôi đã gặp cô trong thời gian ngắn ngủi ở Dharamsala nhiều năm về trước. Khi có người báo tin cho tôi rằng Anna bịbệnh AIDS, tôi đã thiền định quán sát và đề nghị cô ta dùng thuốc Tây Tạng. Tôi cũng khuyên cô ta thiền định về Bổn tôn Garuda Đen.

Anna nhận thuốc Tây Tạng từ Viện Chiêm Tinh và Y Dược Tây Tạng ở Dharamsala. Vì cô ta không tin vào các loại thuốc mà tôi đề nghị, nên côta tham vấn bác sĩ Tây Tạng về lợi ích các loại thuốc đó. Khi bác sĩ nêu ra những triệu chứng bệnh mà các loại thuốc này chữa được, cô ta rấtđỗi ngạc nhiên vì giống hệt các triệu chứng cô đang mắc phải. Nhờ đó côta phát khởi một ít niềm tin về sự chữa trị với thuốc đó.

Khi cô còn ở Dharamsala, cô ta dùng thuốc như tôi đề nghị, và tình hình bệnh của cô ta có cải thiện. Anna có mối liên kết nghiệp rất gần gũi vớingài Kirti Tsenshab Rinpoche, cô ta nhận được nhiều khuyên bảo và nâng đỡ từ ngài vì cô ta là đệ tử mới tu tập Pháp. Nhưng khi trở về nước Pháp, cô ta ngưng dùng thuốc Tây Tạng vì những người xung quanh cô, nhấtlà cha cô đã can ngăn.

Ở phương Tây, người ta thường coi các phương pháp chữa bệnh của phương Đông là mê muội, là sai trái, còn các phương pháp Tây y là khoa học và đúng đắn. Cha cô không thể chấp nhận dược liệu bằng cây cỏ của Tây Tạng và ưa chuộng Tây dược. Vì bị ảnh hưởng rất mạnh từ cha cô và văn hóa phương Tây, cô đã ngưng dùng thuốc Tây Tạng mặc dù đang có hiệu quả tốt.Và rồi thì tình trạng của cô càng lúc càng xấu đi.

Tôi đã chế một số lượng bột có chứa ba loại dược liệu này – arura, baru và kyuru – và tôi mang bột đó đến Viện Vajrapani (ở Pháp), nhưng lúc đó tôi không gặp ai bị AIDS. Đó là bột làm bằng ba loại dược liệu mà tôi đãđề nghị Anna dùng để chữa bệnh AIDS.

Nhằm tìm ra một phương cách khác để chữa bệnh AIDS, tôi đang cố tìm kiếmđể có được một loại cỏ rất quý hiếm, chỉ mọc trên những vùng linh thiêng. Tôi nghĩ rằng loại cỏ này có thể sẽ là một loại LSD kế tiếp. Tôi đã nhờ một số người đi tìm nó trên những vùng núi linh thiêng ở Tây Tạng và cả ở Trung Hoa. Chắc hẳn là nó chỉ mọc ở những nơi khó tiếp cận.Ở Tây Tạng, nó mọc trên vùng Tsa-ri, là một dãy núi lớn chỉ có người bản địa sinh sống. Tsa-ri là vùng thánh địa của Ngài Chakrasamvara, và các hành giả Chakrasamvara đi nhiễu quanh dãy núi bằng chân trần như mộtcách tịnh hóa nghiệp, và họ dâng cúng tsog ở nhiều nơi trên dãy núi. Người ta nói rằng kết quả là họ có thể đạt được năng lực thấu thị. Đức Song Rinpoche có nêu ra điều này trong tự truyện của Ngài.

Dĩ nhiên, vì loại cỏ quí hiếm này có lợi ích rất đặc biệt, nên chỉ riêngviệc tìm thấy nó thôi cũng đòi hỏi phải có nhiều công đức. Tôi có ý tưởng là sẽ trộn loại cỏ này với các nguyên liệu khác để làm ra những viên thuốc. Tôi tin rằng ngay cả một lượng rất nhỏ của loại cỏ này cũng có năng lực chữa bệnh không thể nghĩ bàn, không chỉ đối với bệnh AIDS, các bệnh khác mà còn hiệu quả đối với tâm nữa. Các sách nói rằng ăn đượcloại cỏ này sẽ giúp ngăn không tái sinh vào các cảnh giới thấp.

Loại cỏ này được nhận biết nhờ nó tỏa khói vào ban ngày và phát sáng vàoban đêm. Nó có mùi thơm cực kỳ mạnh, có thể thấm qua nhiều lớp vải. Tôiđã xem các sách Y Dược Tây Tạng để tìm các hình vẽ về các loại cỏ dược liệu, nhưng tôi còn chưa thấy hình vẽ loại cỏ này. Tên thông dụng của nólà cỏ tàu. Nó được trộn vào loại mực tàu trước đây, nên mực có mùi thơmrất mạnh như tôi còn nhớ lúc nhỏ đã từng ngửi. Mực tàu cũng được dùng trong Y Dược Tây Tạng.

Chỉ một ít cỏ này cũng cực kỳ quí báu. Đặt nó lên miệng người hấp hối cũng ngăn họ không tái sinh vào cảnh giới thấp; họ sẽ có tâm thiện khi chết vì bản thân loại cỏ quí này sẽ mang lại sự tịnh hóa nghiệp rất mạnh.

Người ta nói rằng khi một con vật ăn được loại cỏ này thì nó không thể bước đi; con trâu yak hay con bò đó chỉ đứng yên tại chỗ và nước mắt chảy ra. Dân làng thường nói: “Ồ! Con vật đang thiền định.” Vì ăn loại cỏ này, tâm của con vật được chuyển hóa; con vật lập tức phát sinh tâm buông bỏ, tâm từ bi, vân vân..., và nó khóc. Và khi con vật chết, thậm chí nó cũng lưu lại xá lợi.

Nếu dược liệu có chứa loại cỏ này, chắc chắn sẽ có tác dụng rất mạnh và chữa được ngay tức thời các bệnh như AIDS, ung thư... Nhưng cần phải có rất nhiều công đức mới tìm thấy được loại cỏ này. Vì lợi ích không thể nghĩ bàn của nó, người nào sử dụng thuốc có loại cỏ này cũng cần phải córất nhiều công đức.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 8917)
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.
16/12/2013(Xem: 18379)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
14/12/2013(Xem: 36114)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
11/12/2013(Xem: 23075)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
10/12/2013(Xem: 19663)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24578)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 32507)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 58726)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23996)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19605)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]