Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương XI: Từ Thiền Định Đến Hành Động

15/01/201104:10(Xem: 4070)
Chương XI: Từ Thiền Định Đến Hành Động

TỦ SÁCH ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
ĐỐI THỌAI GIỮA KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO
Matthieu Ricard – Trịnh Xuân Thuận - BS: Hồ Hữu Hưng dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

Chương XI: Từ Thiền Định Đến Hành Động

Tự mình thay đổi để rồi thay đổi thế gian: đó là phương châm của người Phật tử. Nhưng làm sao cải hóa thế gian? Và cải hóa ở mức độ nào? Với thiền giả vấn đề là bao lâu và đến mức độ nào thì ông ta phải theo tiến trình chuyển hóa nội tâm để có thể tác động lên thế gian. Tại sao không bắt tay ngay vào việc giúp đỡ chúng sinh và làm dịu đi nỗi đau của người khác? Những cố gắng của Phật giáo trong công tác nhân đạo đã đủ chưa?

Thuận: Phật giáo có chủ trương hành động vì thế gian, và hành động này có thể giữ một vai trò quan trọng trong đời sống, cũng như trong việc khai mở tâm linh cho chúng ta?

Phải chăng là quá ích kỷ, nếu chúng ta chỉ biết tìm kiếm sự bình an và hạnh phúc cho riêng ta trong khi quanh ta là phiền muộn và đau khổ. Thông tin hằng ngày chỉ đề cập đến chiến tranh, giết chóc, bệnh dịch và cái chết. Như vậy một sự bình an nhỏ bé giữa một đại dương đau khổ thì có nghĩa gì?

Vài người Tây phương cho Phật giáo là một triết lý thụ động và chủ bại, chỉ dạy con người từ bỏ thế gian và chấp nhận mọi hoàn cảnh vì người ta không thể tránh khỏi nghiệp chướng. Người phật tử nghĩ gì về quan niệm đó, trong khi Phật giáo chủ trương lòng từ bi là trái tim của mọi hành động?

Matthieu: Thoạt nhìn thì thiền định và hành động hoàn toàn ở hai cực đối nghịch. Một mặt, với thiền giả công việc chính là cầu nguyện và thiền định. Mặt khác người thế tục luôn bận rộn vì công việc, thỉnh thoảng thành công, và thường khi là thất bại giống như những đợt sóng trên đại dương. Vì không được đặt trên nền tảng một cuộc chuyển hóa nội tâm, nên sự cuồng nhiệt trong đời sống đó đôi khi đưa đến thất vọng chán chường. Và cũng vì thế mà những việc làm tốt mà họ đem lại cho xã hội, không tương xứng với công sức mà họ bỏ ra.

Bắt một nhịp cầu cho thiền định và đời sống xã hội xem ra là một điều cần thiết. Hơn nữa, kinh nghiệm cho thấy lòng ích kỷ khó đem lại một sự chuyển hóa nội tâm như là lòng vị tha. Người ta không thể có được sự bình an bằng cách tự khép mình hoặc bằng cách hoạt động xã hội.

Có lòng từ bi mà không hành động là đạo đức giả, chỉ đem lại một sự an ủi nhỏ nhoi cho những người đau khổ. Nên nhớ rằng hạnh phúc của chúng ta gắn liền với hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc cá nhân mà ta xây dựng trên đau khổ của người khác, hoặc quên đi đau khổ của họ chỉ là một bản sao mờ nhạt của hạnh phúc thật sự. Như Shantideva đã nói:

Tất cả hạnh phúc thế gian

Đến từ một trái tim vị tha

Và tất cả khổ nạn

Đến từ lòng ích kỷ

Nói nhiều có ích gì

Kẻ ngu chỉ biết lợi mình

Còn Đức Phật chỉ biết lo cho nhân loại

Bạn hãy xem lại sự khác biệt.

Những bản văn Phật giáo nói rằng kẻ nào sống ẩn cư trong rừng núi để trốn nợ đời, thì không khác gì loài muông thú hay chim chóc. Một kẻ như thế sẽ không bao giờ đến được giác ngộ.

Ngoài những thiên tai, đa số các đau khổ ở con người là do sự độc ác, lòng tham, tính đố kỵ, sự vô tình nói tóm lại là do tính ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình mà không bận tâm đến kẻ khác. Một trong những thái độ căn bản trong Phật giáo là xem thiên hạ giống như mình, rồi tự đặt mình vào chỗ thiên hạ và sau rốt xem thiên hạ quan trọng hơn chính mình. Thầy tôi, Khyentsé Rinpotché đã nói: “Khi ta nghĩ đến những chúng sinh đau khổ mà không được trợ giúp, lòng ta cảm thấy đau xót vô hạn đối với họ, thù cũng như bạn. Nhưng lòng từ bi đó chưa đủ. Sự giúp đỡ mà ta mang đến cho họ khi cho họ thức ăn, quần áo, tiền bạc tình thương dù có lớn lao đến đâu chỉ có kết quả tạm thời. Nếu ta muốn đem lại cho họ một sự thoải mái lâu dài, ta cần phải cải hóa con người ta trước đã.

Người thiền giả thật sự tự thấy mình bất lực để làm dịu nỗi khổ đau của đồng loại, và hiểu rằng muốn làm tốt điều đó cần phải biết tự chủ và hiểu cho thấu đáo cơ chế của hạnh phúc và đau khổ. Khi đã có nội lực đầy đủ, và tin chắc rằng mình thật sự có ích cho kẻ khác, thiền giả sẽ lao mình vào công việc giúp đỡ kẻ khác hay cải tạo xã hội.

Thuận: Người ta thường cho rằng vấn đề tâm linh giống như một tôn giáo, hay như một đức tin, hay tệ hơn như một sự mê tín.

Matthieu: Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng phân nửa nhân loại không có niềm tin. Nhiều người tự xưng Thiên chúa giáo, Tin lành, Ấn giáo hay Hồi giáo vì lẽ họ được nuôi dưỡng theo truyền thống ấy. Nhưng khi họ giáp mặt cuộc đời, hoặc giả khi họ cần có những quyết định quan trọng, họ lại không cần nghĩ đến giáo lý. Những người tuân thủ và hành động theo đức tin của họ, chỉ là một thiểu số. Vậy cần phải phân biệt tâm linh theo nghĩa rộng, có nghĩa là khoa học không làm cho con người hoàn thiện hơn là tôn giáo. Theo một tôn giáo nào là một sự chọn lựa không bắt buộc, nhưng trở nên một con người tốt là một sự cần thiết.

Khoa học tâm linh cần thiết không những cho người đã chọn con đường thiền định, mà cho cả chấp nhận bình thường. Nếu chỉ dành riêng cho giới tu sĩ thì 99,99% nhân loại sẽ bị loại. Khoa tâm linh bắt đầu bằng việc tác động đến tinh thần mà mọi người chúng ta đều có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ bằng lòng với những kiến thức dù đầy đủ đến đâu, cũng chỉ làm cho chúng ta trở thành những kẻ không bị lầm lẫn về bất cứ điều gì, trừ điều căn yếu nhất.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2012(Xem: 4994)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụ là tuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
12/03/2012(Xem: 4451)
Con người quyện kết với lòng trắc ẩn, yêu thương và hợp tác. Bởi vì chúng ta là những động vật tâm lý, tuy thế, một nhân tố luôn tái hiện khống chế nhiều hành vi của chúng ta. "Chiếc bóng" của chúng ta như C.G. Jung đã gọi, là nhân tố [tiềm ẩn và thường hoạt hóa] kiềm chế cá tính, có khuynh hướng cho rằng đời sống của chính nó bởi vì nó được hình thành như một bộ phận của chính chúng ta mà ta không biết và do thế không thể hợp thành một thể thống nhất vào trong đời sống ý thức của chúng ta. Điều làm cho chiếc bóng này ngay cả rắc rối hơn không chỉ là một vấn đề cá nhân. Những chiếc bóng của chúng ta có thể hợp nhất lại với nhau, như thường xảy trong thời chiến tranh, thí dụ, khi kẻ thù đi đến biểu tượng hóa mọi thứ xấu xa và đáng khinh bỉ về bản chất con người.
04/03/2012(Xem: 54216)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
28/02/2012(Xem: 7670)
Phật pháp vô lượng Giáo lý vô biên Ta bước lên thuyền Mong qua khỏi bến Niết bàn sẽ đến Chú trọng tinh thần Suy lý tìm chân Ấy là thức ngộ Hành là tự độ Rồi mới độ tha Vượt biển ta bà Về nơi an lạc
27/02/2012(Xem: 5022)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
17/02/2012(Xem: 4167)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
04/02/2012(Xem: 12767)
Được xuất bản nhân dịp một trăm năm ngày sinh của J.Krishnamurti, Lửa trong Cái Trílàmột quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti.Được tổ chức từ cuối những năm 1960 đến ngày 28 tháng 12 năm 1985, bảy tuầntrước khi ông chết vào ngày 17 tháng 2 năm 1986, những đối thoại này bao gồm vôvàn những quan tâm của con người – sợ hãi, đau khổ, chết, thời gian, lão hóa vàsự mới mẻ lại của bộ não.
17/01/2012(Xem: 8838)
Vô tận trong lòng bàn tay, Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều. Đúng như điều Einstein cảm nhận, Ph
15/01/2012(Xem: 5150)
Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hailà ý thức và vô thức. Duy thức học thì phân làm tám và ý thức là một trong támphần đó. Như vậy, nhìn theo quan điểm nào thì ý thức cũng chỉ là một phần củatâm. Tuy vậy, ý thức rất năng động và có phạm vi hoạt động rất lớn... Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
15/01/2012(Xem: 5887)
Từ một tình trạng không có gì, phi thời gian không gian, không cần một nguyên nhân ngoại lai, có một sự bùng nổ, phát ra năng lượng và vật chất. Đó là hiệu ứng được mệnh danh là “hiệu ứng lượng tử”, xuất phát từ sự tăng giảm không đều của năng lượng. Nói tóm gọn, vũ trụ là kết quả của một sự sáng tạo mà không có người sáng tạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]