Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Vượt khỏi lí luận - Thực Nghiệm Khoa học - Thực nghiệm chứng ngộ

13/01/201115:07(Xem: 3426)
5. Vượt khỏi lí luận - Thực Nghiệm Khoa học - Thực nghiệm chứng ngộ

ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ PHẬT GIÁO
VÀO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHOA HỌC

Làng Đậu

5. Vượt khỏi lí luận - Thực Nghiệm Khoa học - Thực nghiệm chứng ngộ

Trong khoa học, nếu như chỉ cần có một bằng chứng thực nghiệm (có tính vật chất khách quan) xác đáng cho thấy tính không khế hợp của một lý thuyết thì lập tức lý thuyết đó có thể bị xem như đào thải, hay ít nhất không còn được xem là chính xác đầy đủ. Như vậy, đối với khoa học thì thực nghiệm là một phương tiện kiểm nghiệm lại sự đúng đắn của lý thuyết. Phật giáo, về phiá mình, việc tự thân hành giả chứng ngộ và trực tiếp đạt tới những tri kiến chân thật (tuệ giác) là mục tiêu tối hậu. Và do đó, một khi hành giả đã tự mình đủ khả năng xác quyết được các nhận thức (tri kiến) chân thực thì tất cả mọi giáo pháp được tu học trước đó đều có thể bỏ qua hay xem là thứ yếu. Lý luận giáo pháp chỉ là phương tiện để hành giả đạt tới chứng nghiệm tối hậu từ thực nghiệm.9Như vậy vai trò của thực nghiệm (có tính tâm lý chủ thể) trong Phật học xét ra có ý nghĩa sâu và rộng hơn cả trong khoa học.

Việc trình bày lại những điều rất cơ bản trên không phải để thuyết phục người đọc tin theo Phật giáo mà là để có một cái nhìn khách quan xem đức Phật đã xây dựng hệ thống giáo lý Phật giáo có dựa trên những điều mà chính Ngài đã chỉ dạy một cách nhất quán cho các đệ tử và có một nền tảng suy luận vững chắc hay không để từ đó rút ra được các "ứng dụng" cho riêng mình. Ngoài ra, trong lúc giáo hoá, đức Phật còn phải tùy theo căn cơ điều kiện của người nghe để đưa ra các lời thuyết thích hợp và do đó có thể tạo ra tình trạng các lời giảng trở nên khó hiểu hay trong một số trường hợp gần như mâu thuẫn. Điều này đưọc giải thích từ tính thực dụng của giáo Pháp. Một lý thuyết quá cao siêu không phù hợp với một cá nhân thì dù có cố gắng chỉ giáo thì cũng hoàn toàn không có ích lợi.10Bàn thêm về việc này sẽ vượt quá nội dung bài viết.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2010(Xem: 16295)
"Lược sử thời gian" (A Brief History of Time), một cuốn sách tuyệt diệu, được viết bởi một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thời đại chúng ta: nhà toán học và vật lý lý thuyết người Anh Stephen Hawking.
28/12/2010(Xem: 13434)
Bằng một lối trình bày sáng sủa, giọng văn hài hước, hơi nhuốm màu bi quan, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay.
24/12/2010(Xem: 8211)
Đối với Phật giáo, sự sinh tồn của con người và môi trường là bình đẳng, không tách rời; Giáo dục Phật giáo đưa con người gần với môi trường tự nhiên, cùng sinh tồn, coi yếu tố môi trường là một, gần gũi thân thiện chứ không phải là đối tượng để con người lợi dụng.
17/12/2010(Xem: 23356)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
16/12/2010(Xem: 9614)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
15/12/2010(Xem: 8740)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
14/12/2010(Xem: 11712)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
13/12/2010(Xem: 24557)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
11/12/2010(Xem: 11345)
Tác phẩm Phật Giáo và Khoa Học của giáo sư Phúc Lâm là một trong số ít các tác phẩm về thể tài phân tích Phật giáo dưới cái nhìn của khoa học.
01/12/2010(Xem: 5330)
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]