Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kết luận

10/01/201115:49(Xem: 7510)
Kết luận

TỦ SÁCH ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
ĐỐI THỌAI GIỮA
TRIẾT HỌC VÀ PHẬT GIÁO
Jean Francois Revel & Matthieu Ricard - BS: Hồ Hữu Hưng dịch
Nhà xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2010

Kết luận

KẾT LUẬN CỦA VỊ TRIẾT GIA

 

Tôi đã rút ra được bài học nào từ những cuộc đối thoại nêu trên. Chúng đã mang đến cho tôi điều gì? Một mặt nó làm cho tôi càng ngày càng thán phục Phật giáo như là một sự minh triết. Mặt khác nó làm cho tôi càng hoài nghi về một Phật giáo siêu hình. Nó cho phép tôi hiểu được sự cuốn hút của Phật giáo đối với xã hội Tây phương. Vì lẽ Phật giáo đã lấp đầy được một cái hố tạo nên do sự thiếu vắng một nếp sống khôn ngoan và đạo đức. Từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên cho đến cuối thế kỷ thứ 16 sau Công nguyên, nền triết học Tây phương đã theo hai nhánh chủ đạo: Nhánh thứ nhất dành cho việc tìm hiểu thái độ con người với cuộc sống và nhánh thứ hai là tìm hiểu thiên nhiên. Giữa thế kỷ l7, triết học từ bỏ nhánh thứ nhất, còn nhánh thứ hai thì dành cho khoa học. Triết học chỉ còn dành cho sự tìm hiểu các hiện tượng siêu nhiên, tức là khoa siêu hình học vào khoảng thời gian đầu tiên của triết học Hy Lạp, Heraclite cho rằng không cần phải biết nhiều mới là một người hiền được. Triết học là để giúp con người trở nên đứng đắn mực thước biết vươn tới hạnh phúc bằng một sự sống gương mẫu và giáo dục kẻ khác bằng sự minh triết mà mình đã có được. Người Hy Lạp đi tìm sự minh triết do giá trị thực tiễn của nó. Người hiền tốt, công bằng lại vừa có nhiều mưu chước. Triết học do đó là một sự cải tạo toàn diện cuộc sống, và cũng vì thế mà Phật giáo đã có đất phát triển mà không có đối thủ. Không nghi ngờ gì kể từ Socrate, Platon và Aristote cho đến thế kỷ thứ V và thứ IV trước Công nguyên, lý thuyết giữ vai trò chủ động và được xem như chỗ dựa về sự biện minh của minh triết. Tri kiến và minh triết chỉ là một. Một đời sống tốt vẫn có thể có, và sự nhận ra chân lý gồm có việc tìm hiểu cuộc đời và nếu có thể cả bên kia cuộc đời. Việc phối hợp giữa sự trầm tư để tìm chân lý và sự vươn tới hạnh phúc nhờ vào minh triết được liên tục tìm thấy trong chủ nghĩa khắc kỷ và chủ nghĩa hưởng lạc để kết thúc vào cuối thế kỷ 17 với quyển ''Đạo đức của Spinoza''. Và từ đây câu nói của Socrate ''ta phải sống như thế nào'' bị bỏ dở. Và ngày nay triết lý phải nhường chỗ cho khoa học mà khoa học thì cứ phát triển mà không cần đến đạo đức hay trí tuệ. Người ta có thể chứng minh rằng các nhà khoa học về mặt đạo đức và chính trị, còn ít sáng suốt, ít e dè hơn là một số người trung bình. Và chính sự sụp đổ của các lý thuyết không tưởng, mà thời đại ngày nay mới bắt đầu quay về tìm lại sự minh triết trong đời sống. Và Phật giáo đã chỉ ra rằng sự cố chấp, sự không khoan nhượng không bao giờ đưa đến cái tốt, cái đẹp trong chính trị cũng như trong đạo đức.

Qua những cuộc đối thoại này, sự tĩnh lặng trong Phật giáo là một huyền thoại. Đó là một sự khám phá bất ngờ của tôi, và Phật giáo đã dạy cho tôi rất nhiều điều hữu ích. Ngược lại, con tôi đã không thuyết phục được tôi về phần siêu hình trong Phật giáo vì lẽ tôi cho Phật giáo là một triết lý không phải là một tôn giáo, mặc dù cũng có đầy đủ các nghi thức tôn giáo. Nói thẳng ra, lý thuyết Phật giáo về cõi bên kia đã không được chứng minh và cũng không thể chứng minh được. Và mặc dù đánh giá rất cao về nền minh triết Phật giáo, tôi chỉ chấp nhận mặt thực tiễn của nó cũng như đối với thuyết khắc kỷ và thuyết hưởng lạc. Theo tôi, tình thế có thể tóm tắt như sau: Phương Tây đã phát triển mạnh về khoa học nhưng không còn đạo đức và minh triết khả dĩ chấp nhận được. Phương Đông đem lại cho chúng ta đạo đức và những chỉ dẫn để có một đời sống tốt, nhưng lại thiếu căn bản lý thuyết, trừ ra về mặt tâm lý học mà tâm lý học không phải là khoa học. Thật là vô ích khi người ta co rút ra từ sự hiểu biết một nền đạo đức và một nghệ thuật sống. Sự minh triết không nằm trên một thực tế khoa học nào cũng như một thực tế khoa học cũng không đem lại sự minh triết. Tuy nhiên cả hai đều hiện hữu, tuy tách rời, nhưng cần thiết và bổ túc cho nhau.

 

 


 

KẾT LUẬN CỦA NHÀ SƯ

 

Cái gì thật sự có ích cho con người? Khoa học, tâm linh, tiền bạc? quyền lực? thú vui? Để trả lời có lẽ phải tự hỏi đâu là khát vọng sâu xa của con người và mục đích cuộc đời là gì? Phật giáo khẳng định: Đó là việc đi tìm hạnh phúc. Đừng có hiểu nhầm về sự đơn giản của một nhận định như vậy. Hạnh phúc ở đây không phải là một cảm giác, mà là một sự sung mãn tràn đầy khi người ta tìm ra một ý nghĩa cho cuộc đời và người ta thích nghi được với bản chất sâu xa của con người mình. Hạnh phúc là cảm tưởng hiện thực hóa cái tiềm lực có sẵn ở mỗi con người và hiểu ra được bản thể tối hậu của tâm mình. Với một kẻ biết tìm cho đời mình một ý nghĩa, mỗi giây phút là một mũi tên bay đến mục tiêu. Nếu không biết đem lại một ý nghĩa cho cuộc đời thì sẽ dễ rơi vào thụ động rồi sinh ra thất vọng cuối cùng có thể dẫn đến tự vẫn. Hạnh phúc dĩ nhiên là cần đến sự hiểu biết. Không có sự hiểu biết thì không làm sao chữa lành được nguyên nhân gây ra đau khổ là sự bất mãn triền miên luôn luôn dằn vặt chúng ta. Sự bất mãn đó cũng nảy sinh từ chỗ chúng ta không chiến thắng được những tình cảm tiêu cực như là lòng căm giận, sự ghen ghét, sự luyến ái, tham lam, ngã mạn tất cả đều do một cái nhìn duy ngã về cuộc đời, do sự dính mắc vào một cái "Tôi'' quá ư là hùng mạnh. Một yếu tố cần thiết khác cho hạnh phúc chỉ gồm ba từ : Lòng vị tha, tình yêu, và lòng nhân ái. Làm sao chúng ta hạnh phúc cho được khi quanh ta có bao người đang rên xiết. Hơn nữa, dù thế nào thì hạnh phúc của chúng ta cũng dính liền chặt chẽ với hạnh phúc của kẻ khác. Trong vòng 20 năm gần đây, sau nhiều thế kỷ dài bị vô minh che lấp đã bắt đầu có cuộc đối thoại thật sự giữa Phật giáo và những luồng tư tưởng Tây phương. Và Phật giáo đã thật sự dành chỗ của nó trong lịch sử triết học và khoa học. Nhưng dù cho Phật giáo đã xây dựng nên một lý thuyết về nguyên tử mạch lạc hơn lý thuyết của Democrite, không phải là để dừng lại ở một vài điểm về tri thức luận. Vì lẽ Phật giáo chủ trương một khoa học của tâm linh, một kỹ thuật thiền định đang là vấn đề thời sự và cũng vì nó đề cập đến những cơ chế căn bản nhất của hạnh phúc và đau khổ. Tại sao phải tham thiền? Việc làm nhẹ đi những đau khổ vật chất lại chưa đủ hay sao? Những điều kiện sinh hoạt bên ngoài có thể thuận lợi cho sự thoải mái của chúng ta, cho các tiện nghi đời sống, sức khỏe, tuổi thọ và ngay cho suốt cuộc đời chúng ta. Nhưng tất cả những thứ đó không đem lại cho ta một sự an lạc nội tâm. Chính cái tâm là nguồn cội của sự thỏa mãn và bất mãn, hạnh phúc và đau khổ, thành công và thất bại. Chính cái tâm quyết định thái độ chúng ta với cuộc đời. Cái tâm chính là cửa sổ để chúng ta quan sát thế giới bên ngoài và bên trong chúng ta. Bỏ qua các tính cách ngoại lai, con đường của Phật giáo cũng theo cách các truyền thống tâm linh lớn, là giúp chúng ta sống tốt hơn. Khoa học không có ý định cũng như phương tiện để đạt đến mục đích đó. Khoa học chỉ tìm hiểu và giải thích thiên nhiên và sử dụng những khám phá của mình để cải thiện đời sống vật chất: Nó sưởi ấm khi ta lạnh, nó chữa lành khi ta bệnh. Theo quan niệm ấy thì lý tưởng là sống cả trăm tuổi khỏe mạnh. Nhưng dù có sống bao lâu, cuộc sống sẽ tẻ nhạt nếu ta không tìm thấy một ý nghĩa cho cuộc đời. Không nên chờ đợi Phật giáo sẽ được hành trì ở Tây phương giống như ở Đông phương, ví dụ sống trong tu viện hoặc sống ẩn cư. Cũng không có vấn đề xây dựng nên một Phật giáo Tây phương với những cải cách phù hợp theo ước muốn của mỗi người, nhưng là để sử dụng những chân lý căn bản của Phật giáo ngõ hầu làm hiển lộ Phật tính ở mỗi chúng ta. Khi chúng ta đã quyết định đi theo con đường tâm linh, sau nhiều năm tháng hành trì, chúng ta tự xét xem đã vượt thoát được lòng tham, sự kiêu căng, ghen ghét và nhất là những tình cảm vô ngã và vô minh là nguyên nhân của mọi đau khổ. Đó là một kết quả đáng kể và cái học thuyết dẫn đến đó rất xứng đáng được xem là một khoa học với cái nghĩa hiểu biết, không phải là một sự hiểu biết vô ích, mà là một sự hiểu biết đưa đến minh triết.

Tôi phải thú thật rằng ban đầu tôi rất ngạc nhiên về sự chú tâm của dư luận phương Tây đối với Phật giáo, và khi ý nghĩ một cuộc đối thoại được nêu lên, tôi cũng không nghĩ rằng một trí thức hoàn toàn tự do trong tin tưởng cũng như trong tín ngưỡng, có tầm cỡ như cha tôi lại chấp nhận đối thoại. Ba tôi đã nhiệt thành hưởng ứng và đã chọn sự tĩnh mịch của vùng núi Nepal làm nơi để chúng tôi trao đổi với nhau. Trong câu chuyện ước muốn của tôi là chia sẻ và giải thích, còn cha tôi thì tìm hiểu, phân tích và so sánh. Do đó mà vị triết gia đã hỏi nhà sư nhiều hơn. Và nhà sư đã hỏi vị triết gia về ý nghĩa cuộc đời dưới mắt ông- một nhà tư tưởng Tây phương hiện đại. Những tình cảm thương yêu giữa cha con chúng tôi không hề phai lạt trong những cuộc hành hương của tôi. Và thật là một niềm vui được chia sẻ, được nói chuyện thỏa thích về những nguyên tắc đã chỉ đạo đời sống của hai chúng ta và đem chúng ra đối chiếu. Tuy nhiên mọi cuộc đối thoại, dù sáng suốt đến mấy, cũng không thay thế được sự im lặng của kinh nghiệm cá nhân, rất cần thiết để hiểu rõ bản chất sự vật. Kinh nghiệm mới chính là con đường và như Đức Phật thường nói: Mỗi người cần phải đi trên con đường để rồi một ngày nào đó người mang tin lại trở thành chính cái tin mà mình mang đi

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/11/2018(Xem: 11323)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
20/11/2018(Xem: 5026)
Ngày nay, nhân loại tiến vào lãnh vực khoa học đời sống, khoa học vật chất và nhiều lãnh vực khác nhau bằng kiến thức và trí thông minh vượt bậc. Nâng cuộc sống lên tầm mức tiện nghi mà những thế hệ cha ông trước đây chưa được chứng kiến và hưởng thụ.
03/06/2018(Xem: 21895)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 10617)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
14/03/2018(Xem: 10319)
Sài Gòn- Trần Củng Sơn- Sáng ngày Thứ Sáu 9 tháng 3 năm 2018, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã trình bày về triết học của Tổ sư Long Thọ tại chùa Xá Lợi Sài Gòn với sự tham dự khoảng một trăm thiện hữu tri thức Phật Giáo. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc- một cây bút nổi tiếng trong nước về những bài viết về tuổi trẻ và Phật Giáo- đại diện Ban tổ chức giới thiệu diễn giả.
13/03/2018(Xem: 11451)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 23441)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/03/2018(Xem: 7926)
Có những vần thơ gắn liền với mỗi người từ thuở biết viết, biết đọc cho đến lúc trưởng thành, đi theo suốt cuộc đời, và cũng có thể…cho đến hơi thở cuối cùng. Những vần thơ hay những câu thơ của những thi sĩ nổi danh mà mình đã thuộc nằm lòng, đã ghi nhớ tận đáy sâu của ký ức, và bỗng một lúc nào đó, ở một tình huống nào đó, một nhân duyên nào đó, tự chúng hiện ra một cách tự nhiên trong dòng tư tưởng, sự nghĩ suy, và bộc ra thành lời nói như là của chính mình và đôi lúc, chỉ nhớ đến vần thơ, câu thơ đó mà cũng không hề nhớ đến tác giả là ai nữa ! Các vần thơ, các câu thơ ấy thực sự đã gắn liền với mình, với đời sống mình, đôi lúc còn được xem như là kim chỉ Nam để giúp mình phản ứng, cư xử trước mọi hoàn cảnh, vui hay buồn, tốt hay xấu đang xảy ra.
03/02/2018(Xem: 14437)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 7896)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567