Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời dẫn nhập của tác giả

10/01/201115:33(Xem: 8137)
Lời dẫn nhập của tác giả

TỦ SÁCH ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
ĐỐI THỌAI GIỮA
TRIẾT HỌC VÀ PHẬT GIÁO
Jean Francois Revel & Matthieu Ricard - BS: Hồ Hữu Hưng dịch
Nhà xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2010

NHÀ SƯ VÀ TRIẾT GIA

Dẫn nhập của tác giả

Từ đâu nảy sinh các ý tưởng làm nên quyển sách này. Từ đâu mà có nhu cầu phải thực hiện nó.Và từ những động lực tinh thần nào- như các chính trị gia thường nói- đã thúc đẩy chúng tôi nghĩ đến việc này. Nếu chỉ một mình tôi viết lời dẫn nhập này, chẳng qua là vì sự tiện lợi trong việc sử dụng ngữ pháp. Và nếu không có những lời rào đón quanh co, thật khó mà ghi chú một đề tài hấp dẫn cả hai con người- một đề tài xuất phát từ những động cơ trái ngược. Những cuộc đàm thoại sau đây có mục đích nêu rõ sự khác biệt song hành đó. Nếu tôi là người viết tiền đề này, thì Matthieu là đồng tác giả vì chúng tôi đã trao đổi với nhau từ trước và Matthieu đã đọc lại, sửa chữa, bổ sung theo cách nhìn của Matthieu.

Bỏ qua những sự thừa thãi vô ích về những gì sẽ được trình bày rộng rãi qua các cuộc nói chuyện, tôi xin tóm tắt về cuộc gặp gỡ tâm linh của hai cá nhân, từ đó nảy sinh ra ý niệm về việc sáng tác quyển sách này.

Con tôi, Maurice Ricard sinh năn 1946, tốt nghiệp trung học tại trường trung học Janson De Sailly, đã theo học khóa sinh vật phân tử, và sau một quá trình học tập xuất sắc, đã đưa nó đến học vị Tiến sĩ quốc gia sinh học vào năm 1972. Chủ tịch hội đồng chấm thi luận án là Francois Jacob, một nhà khoa học nổi danh, giải Nobel về sinh vật học. Dưới sự dẫn dắt của ông này, Mathieu đã lao vào những cuộc nghiên cứu khoa học nhiều năm tại viện Pasteur. Sau đó Matthieu đã cho chúng tôi biết (thầy nó và tôi) và hai chúng tôi đã quá ngỡ ngàng, ý định của nó muốn rời bỏ công tác khoa học để đi châu Á theo học về Phật Giáo Mật Tông ở Tây Tạng, và cuộc đời nó đảo lộn từ đây. Nó trở thành một tu sĩ Phật giáo.

Phần tôi, tôi đeo đuổi sự nghiệp đại học cốt yếu là về văn chương và triết học. Tôi đã dạy triết ở đại học nhiều năm, và đã rời đại học vào năm 1963 để chuyên vào lãnh vực viết văn và xuất bản. Tôi cũng không vì thế mà xao lãng triết học, và tôi cũng viết nhiều.

Khác hẳn các triết gia khác, tôi luôn luôn hết sức chú tâm vào sự phát triển khoa học. Do đó mà tôi rất hài lòng khi có một người con là một khoa học gia tầm cỡ. Và tôi cũng rất thất vọng, khi thấy nó chấm dứt ngang cuộc khởi đầu đầy hứa hẹn. Quan điểm của cá nhân tôi là hoàn toàn phi tôn giáo và vô thần, do đó không cho phép tôi quan tâm nhiều đến Phật giáo, mặc dù tôi không hề ghét bỏ nó, vì rõ ràng Phật giáo chiếm một ngôi vị lành mạnh trong các học thuyết hiện đại, và đã được cảm tình của một số triết gia khó tính nhất.

Do vậy dù có bực bội nhất thời với con tôi, tôi không hề bất hòa và lạnh nhạt với nó. Tôi ghi lại giai thoại này bởi vì vào năm 1996, những buổi phát hình và những bài báo viết về Phật giáo và về Matthieu, khi mà nó cho phát hành quyển sách của nó về vị thầy của mình là Lạt Ma Dilgo Khientsé, hay là khi nó tháp tùng Đức Đạt Lai Lạt Ma trong chuyến du hành của Ngài sang Pháp. Khi ấy, người ta đã nói rằng, chúng tôi không hề gặp nhau từ hai mươi năm nay, và ý định cho ra mắt quyển sách này có thể là sự nối lại liên lạc, hay nói đúng hơn là sự làm lành của hai cha con. Đó chẳng qua là một sự tưởng tượng, chứ không phải là một thông tín chính xác. Chúng tôi vẫn tiếp tục gặp nhau trong điều kiện mà chi phí đi lại cho phép. Từ năm 1973, tôi đã đến Darjeeling bên Ấn Độ- nơi con tôi đang ở với vị thầy của nó, và sau đó đến Bhoutan, Nepal. Nếu có đám mây nào che mờ mối liên hệ của hai chúng tôi thì đó là những đám mây của gió mùa Châu Á. Thời gian trôi qua và Matthieu có dịp đến Âu châu thường xuyên hơn, để tham dự ở Tây phương những công cuộc truyền bá càng ngày càng mở rộng của Phật giáo. Vai trò thị giả và thông dịch viên của vị Đạt Lai Lạt Ma, nhất là sau khi vị này đoạt giải Nobel về hoà bình, đã gia tăng các cuộc du hành của nó.

Công cuộc truyền bá Phật giáo là một sự kiện bất ngờ đã làm nảy sinh ý tưởng một cuộc thảo luận về đề tài " Phật giáo và Tây phương". Đáng lẽ quyển sách này phải mang tựa đề nói trên, nhưng sau đó nhà xuất bản Nicole Lattès đã nghĩ ra một cái tựa đề hay hơn nhiều. Đó là "Nhà sư và triết gia".

Thật ra Phật giáo là gì? Điều này đại thể là phải do Matthieu trả lời. Tại sao Phật giáo ngày nay đã phát triển được nhiều tín đồ, và đã gợi lên một sự tò mò lớn ở Tây phương? Nhưng lại chính là tôi phải đưa ra những giả thuyết để giải thích sự bành trướng của giáo lý này. Nguyên nhân có lẽ vì những sự phát triển gần đây của các triết thuyết và tôn giáo Tây phương đã đưa đến một sự thất vọng hay có thể là những thể chế chính trị của chúng ta. Rõ ràng là sự trao đổi quan điểm của hai cha con chúng tôi có một giá trị đặc biệt, không phải vì nó phát xuất từ một vị triết gia Tây phương và một vị Lạt Ma Đông phương, mà là vì Matthieu vốn dĩ là người Tây phương lại theo học và thấm nhuần giáo lý Đông phương, hơn nữa lại xuất thân là một nhà khoa học tầm cỡ, có đầy đủ khả năng để so sánh hai nền văn hoá ở mức độ cao nhất. Thật vậy, Matthieu đã chuyển di khả năng khoa học của mình vào công cuộc nghiên cứu ngôn ngữ và truyền thống Tây Tạng. Trong vòng hai mươi năm, nó đã xây dựng, xuất bản, và dịch thuật các bản văn Mật căn bản cổ đại cũng như đương đại của Phật giáo Tây Tạng, ít ra là những văn bản còn tồn tại.

Sự lưu trú dài hạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng nhiều vị Lạt Ma và đạo sư Tây Tạng khác ở ngoại quốc đã là một cơ hội tốt cho sự phát triển Đạo Phật ở phương Tây. Nó đã cho phép người dân phương Tây dễ dàng thâm nhập vào giáo lý Phật giáo một cách xác thực nhất. Một sự giáo huấn không dựa vào sách vở, chỉ gián tiếp và lý thuyết nhưng sống động đã bắt nguồn từ những vị đạo sư kiệt xuất này.

Dựa theo một quan niệm cũ kỹ lâu đời, phương Tây hình dung Phật giáo như là một sự minh triết nhưng thụ động và tiêu cực, và xem Niết Bàn như là một sự quay về sống với nội tâm, mà không màng đến thế sự bên ngoài, kể cả sinh hoạt trong các thành phố.

Thật ra hoàn toàn không phải thế. Theo quan niệm của một số triết thuyết Tây phương, Phật giáo cũng có tầm cỡ về nhân bản, chính trị, xã hội.

Trên đây là sơ lược những trường hợp và động cơ đã được hai cha con chúng tôi đốichiếu lại quan điểm về Phật giáo, những sự hiếu kỳ hỗ tương để làm sáng tỏ những điểm tương đồng nhưng không che giấu những điểm bất đồng.

Và do đó, tại sao ở thành phố Hatiban trênvương quốc Nepal, trong một ngôi nhà cô tịch nằm trên ngọn núi nhìn xuống Katmandou (thủ đô của vương quốc Nepal) đã diễn ra những cuộc đàm thoại dẫn đến sự ra mắt của quyển sách này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2023(Xem: 11328)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
24/04/2023(Xem: 3840)
Đạo Phật và Cơ đốc giáo đều được khai sáng bởi những bậc Đạo sư tâm linh vĩ đại, những người đã tìm cách đưa ra con đường dẫn đến sự giải thoát và cứu rỗi. Thuật ngữ các Ngài sử dụng thường khá khác nhau. Ngoài ra, đo hoàn cảnh khác nhau mà các Ngài hóa thân, giáo lý của các Ngài đã dạy những con đường khác nhau và đối với tâm kinh nhấn mạnh những cách tiếp cận khác nhau.
21/04/2023(Xem: 12200)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
21/04/2023(Xem: 4004)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80). Đến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng đã thuận theo định luật vô thường mà lão hóa. Năm ấy Ngài ở tại rừng cây Sala tại Kushinagar (Kusinara, Câu-thi-na), nơi Đức Phật nhập diệt. Trước khi rời bỏ xác thân tứ đại giả hợp, Ngài gọi tôn giả A Nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Đức Ngài đến và phán rằng:
20/04/2023(Xem: 13958)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
15/04/2023(Xem: 4135)
Chuyên mục khám phá những điểm tương đồng giữa kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật và các khía cạnh khác nhau của công nghệ đương đại là Nguyệt san thảo luận về lĩnh vực hệ thống – thường được gọi là Tư duy hệ thống ‘khía cạnh lý thuyết’ (cách nhìn tổng thể, có tính đa chiều và mục tiêu) và Kỹ thuật hệ thống ‘khía cạnh phát triển thực tế’
12/04/2023(Xem: 5756)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
22/03/2023(Xem: 5530)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 9289)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 5503)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]