Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IX. Hãy Nhân Đạo Đối Với Người Chết Hay Sắp Chết Cùng Gia Đình Của Họ

13/12/201018:45(Xem: 14220)
IX. Hãy Nhân Đạo Đối Với Người Chết Hay Sắp Chết Cùng Gia Đình Của Họ

 

Các nhà tâm lý học như Carl Jung cùng những người thuộc trường phái này nhấn mạnh đến sự quan trọng của những yếu tố văn hóa, trong đó có tôn giáo, đối với đời sống cá nhân. Qua những kinh nghiệm kể lại của những người trở về từ cõi chết, những hình ảnh liên quan đến tôn giáo của họ xuất hiện khi họ sắp qua đời. Điều ấy có thể giải thích theo hai khía cạnh khác nhau. Về phương tiện tôn giáo, những tín đồ tin tưởng mình đã thấy Phật A-di-đà, đức Quán Thế Âm, Thượng đế hay thiên thần đến rước họ đi. Về phương diện tâm lý, người ta cho rằng chính bộ não chúng ta đã tạo ra những hình ảnh đó bằng cách gia tăng sản xuất những chất hóa học làm cho giây phút cuối cùng đời ta được êm dịu.

Dù chúng ta tin theo cách giải thích của tôn giáo hay của các nhà tâm lý thì cũng đều tốt cả, vì cả hai bên đều xác nhận tính cách tốt đẹp của giây phút cuối đời người liên quan đến niềm tin tôn giáo của mỗi cá nhân. Như thế, cách đối xử nhân đạo nhất đối với những người sắp từ giã cõi đời hay vừa mới qua đời là tổ chức những nghi lễ tôn giáo theo niềm tin lâu nay của họ. Những hình ảnh, những âm thanh, những lời cầu nguyện tích cực mà họ đã nghe quen sẽ tác động vào tâm thức của họ, gợi lên những hình ảnh an lành và tốt đẹp mà họ mang sẵn từ khi còn nhỏ trong tôn giáo của mình, tạo cho họ những giây phút thoải mái và bình an vào những giây phút cuối.

Có những người có thói quen tai hại là đi thuyết phục kẻ đang bị bệnh nặng hay đang hấp hối hoặc gia đình họ bỏ đạo cũ để theo đạo của mình. Họ không biết rằng như vậy là họ đang làm một điều ác, một điều trái với lòng nhân đạo, vì gây những xung đột nội tâm cho người đang đối diện cái chết cùng những khó khăn, rối rắm cho gia đình của người sắp qua đời.

Hai chuyên gia tâm lý Holmes và Rahe nghiên cứu về những nguyên nhân gây căng thẳng đưa đến bệnh tật đã liệt kê sự thay đổi sinh hoạt tôn giáo là một trong những nguyên nhân. Những người khỏe mạnh mà còn bị căng thẳng tinh thần khi thay đổi sinh hoạt tôn giáo, huống gì là những kẻ bệnh tật hay đang hấp hối? Và bất hạnh nhất cho gia đình của người qua đời là không thể cầu nguyện và bày tỏ tình thương yêu của mình theo nghi thức tôn giáo của gia đình.

Khi thấu suốt những nguyên nhân và hậu quả tai hại nói trên, là người Phật tử tu hạnh từ bi, chúng ta tuyệt đối không nên thuyết phục những người khác bỏ đạo vào những lúc họ đang cận kề với cái chết rồi thuyết giảng cho họ nghe về đạo của mình mà họ trước đó chẳng có kinh nghiệm gì, hiểu biết gì, cũng chẳng có niềm tin gì.

Dù đang theo đạo nào, chúng ta tuyệt đối tránh không nên tạo ra sự sợ hãi trong lòng người đang bị bệnh bằng cách hứa hẹn theo đạo mình thì sẽ lên Thiên đàng hay Cực Lạc, còn nếu không theo đạo mới thì sẽ bị đọa địa ngục, làm cho họ bị thêm nhiều áp lực bên cạnh những khổ đau vì bệnh tật họ đang phải chịu đựng.

Hãy tôn trọng những giây phút cuối cùng của người bệnh. Nếu biết ai có thể cử hành các nghi lễ theo tôn giáo của họ thì mời đến lo giúp. Chỉ trên bình diện tâm lý mà thôi thì những nghi lễ thuộc tôn giáo của mỗi người thực hành lâu nay vốn có rất nhiều lợi ích giúp cho họ an tâm đối diện với những giây phút khó khăn cuối đời mình và đem đến cho họ niềm an vui lần cuối. Làm được điều trên, chúng ta cũng đối xử nhân đạo với gia đình người chết vì họ có thể tham dự các lễ cầu nguyện cho thân nhân họ theo những nghi thức tôn giáo của họ, làm giảm đi rất nhiều sự đau đớn của tử biệt.

Về phương diện tôn giáo, chính niềm tin vào tôn giáo cùng sự cầu nguyện và tụng đọc kinh sẽ giúp cho người giã từ cuộc đời này đối diện và biết rõ những gì xảy ra cho họ nơi cõi bên kia, đó không phải là cõi chết như chúng ta lầm tưởng mà là sự tiếp nối của cõi sống. Điều này không những được ghi trong kinh điển mà còn do hàng ngàn người chết đi rồi sống lại tường thuật qua sách vở hay trong các cuộc khảo cứu.

Khi họ nghe được những âm thanh, thấy được những hình ảnh cùng tiếp nhận những lời cầu nguyện tích cực từ thân nhân và những tu sĩ thuộc tôn giáo mà họ đã quen thuộc lâu nay thì họ sẽ tiếp nhận dễ dàng. Do đó, sự chuyển tiếp đến cuộc sống tương lai sẽ tốt đẹp cho họ theo chiều hướng tích cực.

Những người còn sống, tức là thân nhân, bạn bè, những nhà tu hành cùng tín đồ, nên khuyến khích người sắp chết hướng về hình ảnh tốt đẹp thuộc niềm tin của họ mà cầu nguyện để họ có được sự bình an. Nếu họ là con chiên của Chúa thì hình ảnh đức Chúa là điều họ rất cần. Nếu họ là Phật tử, hình ảnh đức Phật hay đức Quán Thế Âm Bồ Tát nên treo phía trước hay đặt bên cạnh giường bệnh khi họ đến bệnh viện. Nếu bệnh viện không có thì xin các vị tu sĩ của các nhà thờ hay chùa.

Đừng vì sự cố chấp của mình mà phạm vào tội ác đối với người sắp từ giã cuộc đời hay vừa mới qua đời cùng gia đình họ bằng cách cử hành những lễ nghi tôn giáo mà họ không tin, không có kinh nghiệm, không hiểu biết ý nghĩa và gia đình họ không thể nào biểu lộ những cảm xúc cùng tình thương đối với người quá cố theo lễ nghi tôn giáo đó cả.

Tôn giáo nào cũng dạy người tín đồ phải có lòng thương yêu đồng loại. Tình thương yêu thật sự không đòi hỏi kẻ khác phải tin theo mình mới thương. Khi sống với tình thương yêu trong lành thì ta có sự hiểu biết chân thật, thương mến kẻ sống cũng như những người đã qua đời, biết rõ những giá trị của các nền văn hóa khác biệt trong đó có các lễ nghi tôn giáo liên hệ mật thiết với đời sống cá nhân lúc sống cũng như khi qua đời, và làm những gì tốt đẹp nhất cho họ để họ được thật sự hạnh phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/07/2010(Xem: 16870)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 13966)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14393)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
11/07/2010(Xem: 10735)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
03/03/2010(Xem: 10743)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 BC): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), một nhân vật lịch sử với một tiểu sử rõ ràng đã sinh ra đời để mở đường cho chúng sinh thấy, giác ngộ và hội nhập cái biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến). Nhân vật lịch sử này chính là Thái Tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn ở miền Nam Népal ngày nay.
08/01/2009(Xem: 13878)
Trong tập sách này, tác giả Nguyễn Tường Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết học về khoa học tự nhiên trong hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ 20, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng. Chính những lý thuyết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được mối liên hệ với triết học và tư tưởng Phật giáo ở phần sau. Vẫn xoay quanh những câu hỏi muôn đời của loài người "vũ trụ là gì, từ đâu mà có?", "thực tại trước mắt chúng ta thực chất là gì?", "bản chất của thực tại vật chất là gì?"…, tác giả dẫn dắt chúng ta theo một hành trình từ vật lý đến triết học rồi gõ cửa và dừng chân ở tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. "Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi… Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay…"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]