Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Và Võ Đạo

13/12/201018:03(Xem: 14770)
Thiền Và Võ Đạo

 

Theo lịch sử Thiền tông, vào năm 520 Ngài Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) đã vượt biển đến Trung Hoa. Ngài là vị tổ thứ 28 của thiền Ấn Độ và là vị Sơ tổ của thiền Trung Hoa. Cuộc hải trình kéo dài 3 năm, và lúc đó ngài đã 80 tuổi. Lúc cập bến miền Nam Trung Hoa, ngài đã giảng về yếu lý Thiền tông cho Lương Vũ Đế. Vì nhà vua không nắm được ý chỉ thiền, Bồ-đề-đạt-ma bèn rời khỏi nước Ngụy, vân du đến đỉnh Thiếu Thất của ngọn Tung Sơn, ngồi quay mặt vào vách 9 năm. Sau đó, Thiền tông Trung Hoa đã khai hoa kết trái.

Về phương diện võ học, tương truyền Bồ-đề-đạt-ma, dù tuổi đã ngoài bát tuần, đã dạy võ công cho đệ tử ở chùa Thiếu Lâm, cả nội công và ngoại công. Nhờ đó họ có thể trở nên mạnh mẽ hơn, tinh thần tỉnh thức hơn sau những giờ tham thiền bất động. Nhiều sách võ thuật được cho là của Bồ-đề-đạt-ma biên soạn, như quyển Dịch cân kinh cùng các tác phẩm về nội công tâm pháp. Và cũng theo truyền thuyết, nhờ có sự phối hợp giữa thiền và võ công nên phái Thiếu Lâm một thời được đề cao là Võ lâm Bắc đẩu. Tiếp đến đời Tống, một vị lão sư hào kiệt là Trương Tam Phong, xuất thân từ chùa Thiếu Lâm, sáng chế ra Thái cực quyền, trở thành trưởng môn phái Võ Đang. Môn võ này chú trọng nhiều đến sự điều hòa hơi thở và để cho các luồng chân khí trong cơ thể lưu chuyển tự nhiên. Dù các câu chuyện võ thuật Trung Hoa nói trên có nhuốm màu thần bí, nhưng trên thực tế thiền đã nâng cao ngành võ lên hàng đạo: Võ đạo.

Vào thế kỷ 13, có sự trùng hợp đặc biệt là: Thiền tông đã hưng thạnh ở Việt Nam và Nhật Bản khi hai quốc gia nhỏ bé này đánh tan đạo quân xâm lăng hùng mạnh của đế quốc Mông Cổ. Đế quốc này đã chinh phục và cai trị một dải đất mênh mông chạy dài từ Á sang Âu, có một đạo quân sức mạnh vô địch và rất tàn bạo.

Nhật Bản có vị trí bao bọc bốn bề bởi đại dương. Ngoài yếu tố can trường và chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ, còn nhờ có những cơn bão lớn mà người Nhật tôn xưng là Thần Phong (Kamikaze) đã làm cho chiến thuyền Mông Cổ tan nát khi tiến đến bờ biển Nhật Bản để chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ ồ ạt. Do đó, cán cân lực lượng đã bị lệch hẳn và số quân Mông Cổ còn lại phải nếm mùi thảm bại trước các chiến sĩ can trường xứ Phù Tang.

Ở Việt Nam, quân đội Mông Cổ có nhiều lợi thế hơn vì họ có thể sử dụng chiến thuật cố hữu với kỵ binh và bộ binh. Với đạo quân bách chiến bách thắng, họ đã tràn xuống chiếm thủ đô Thăng Long. Nhưng ba lần xâm lăng, ba lần họ đều gặp phải một lực lượng đối kháng mãnh liệt, với sự điều động uyển chuyển và sự hợp nhất ý chí quyết tâm bảo vệ xứ sở từ vua quan đến quân dân. Do đó, ba lần xâm chiếm Việt Nam, ba lần quân Mông Cổ đều thảm bại, đến nỗi thái tử Mông Cổ Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để cho bộ hạ kéo chạy trốn mới thoát nạn.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị đại tướng trực tiếp điều động các đạo quân chiến đấu. Ngài là một vị dũng tướng đầy thao lược nhưng cũng đầy lòng hỷ xả của một thiền gia: không để tâm thù hận riêng tư (sự xích mích giữa hai gia đình của thân sinh Hưng Đạo Vương và vua Trần Thái Tông, do sự vụng về của Trần Thủ Độ gây ra) đặt sự an nguy và tồn vong của quốc gia xã tắc cùng tôn trọng hạnh phúc của người dân trên mọi hận thù cá nhân nhỏ bé. Nhân cách và tài năng siêu việt của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã phản ảnh qua cách xử thế tiếp vật, khi an cũng như lúc nguy. Các tác phẩm về chiến thuật, chiến lược, bài Hịch tướng sĩ, các bài văn thơ... cũng như cách sống lúc còn nắm giữ binh quyền hay những năm tuổi già sống cuộc đời một bậc trưởng lão đạt đạo nơi chốn điền trang, phản chiếu hình ảnh của một người chín mùi nếp sống giải thoát, dù lúc còn đang xông pha trước lằn tên mũi đạn hay lúc an cư chốn điền trang.

Nhưng trên hết, người đã biết cổ động sự nức lòng kháng giặc, sự đoàn kết keo sơn, sự nỗ lực xả thân vì đất nước của các tướng lãnh, binh sĩ và dân chúng khắp nơi là vua Trần Nhân Tông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép về nhà vua như sau:

“(Vua) được tinh anh của thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, hai cung[1]đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên Đồng tử, trên vai bên trái có nốt ruồi đen, cho nên có thể cán đáng được việc lớn, ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng ở am Ngọa Vân, núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng. Vua nhân từ, hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là vua hiền của đời Trần.”[2]

Từ nhỏ vua đã có ý nhường ngôi cho em mà đi tu, nhưng chuyện bất thành. Sau đó, tuy ngồi trên ngôi báu trị vì trăm họ nhưng không lúc nào xao lãng chuyện tu học.

Nhà vua thờ Tuệ Trung Thượng sĩ làm thầy. Tuệ Trung là một vị thiền sư cư sĩ, anh cả của đức Trần Hưng Đạo. Ngài được vua Trần Thánh Tông ký thác cho việc dạy dỗ vua Nhân Tông. Về mặt tinh thần, ngài cũng là người hỗ trợ Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông trong việc chống quân xâm lăng Mông Cổ.

Vua Nhân Tông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của một ông vua thời chiến, một người lãnh đạo thương yêu trăm họ thời thái bình thịnh trị, một người cha nhân từ và sáng suốt đối với con cái, và một người con hiếu thảo với cha mẹ. Sử gia Ngô Sĩ Liên đã kính phục viết: “Nhân Tông trên thờ Từ Cung tỏ ra đạo hiếu, dưới dùng người giỏi, lập nên võ công, nếu không có tư chất nhân, minh, anh, võ thì sao được như thế?”[3]Sau đó, cuối cùng vua đã rời bỏ cung vàng điện ngọc, sống cuộc đời của một thiền sư khổ hạnh, lấy pháp hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà. Ngài đi chân đất, ăn mỗi ngày một bữa, nỗ lực tu tập để thâm nhập chân lý không thể nắm bắt được bằng khái niệm, bằng chữ nghĩa.

Đối chiếu với lịch sử các triều đại những dân tộc khác, dân tộc Việt Nam có thể tự hào rằng chưa có một ông vua nào có lòng thương yêu dân chúng tràn đầy, sự dũng mãnh và sáng suốt vô cùng, và cuối cùng, qua con đường thiền đạo tu tập đã chứng nghiệm sở đắc tâm linh cao vút như vua Trần Nhân Tông. Với đầy đủ lòng thương yêu rộng lớn và sự hiểu biết chân thật nên nhà vua, trong đời sống đạo hạnh gương mẫu của một tu sĩ, đã không nài khó nhọc, đi khắp nơi trong nước chỉnh đốn lại phong tục tập quán. Sách Tam Tổ Thực Lục ghi lại năm 1304, thiền sư Trúc Lâm “đi khắp mọi nơi thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ và thực hành giáo lý làm mười điều thiện”.

Ngoài ra, ngài còn nhìn xa hơn trong việc mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc và thịnh vượng quốc gia, nên đích thân ngài đã sang thăm vua Chiêm Thành là Chế Mân. Để kết tình hòa hiếu giữa hai dân tộc Chiêm-Việt đã nhiều lần tranh chấp nhau, ngài hứa gả con gái mình là công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành.[4]Tiếc thay, sau khi ngài qua đời, những diễn biến bên trong triều đình Chiêm và Việt đã đưa đến những cuộc chiến tranh làm cho hai dân tộc suy yếu và nhà Trần kiệt quệ dần.

Trong những năm cuối đời, thiền sư Trúc Lâm đã dồn nỗ lực đào tạo một thế hệ xuất sắc về đức và trí để nối tiếp dòng thiền Trúc Lâm. Sách Tam Tổ Thực Lục kể lại những ngày cuối của ông vua thiền sư này: “Năm Mậu thân (1308), ngày 1 tháng 11, đúng nửa đêm (trên ngọn núi Ngọa Vân), Điều Ngự (Trúc Lâm) hỏi: ‘Bây giờ là giờ gì?’ Bảo Sát (đệ tử của ngài) thưa: ‘Giờ Tý.’ Điều Ngự đưa tay ra hiệu mở cửa sổ để nhìn ra ngoài, nói: ‘Đến giờ ta đi rồi vậy.’ Bảo Sát hỏi: ‘Tôn đức đi đâu bây giờ?’ Điều Ngự nói:

‘Mọi pháp đều không sinh
Mọi pháp đều không diệt
Nếu hiểu được như thế
Chân lý thường hiện tiền
Chẳng đi cũng chẳng lại.’

Nhất thiết pháp bất sinh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
Hà khứ lai chi hữu?

Nói khác đi, mọi hiện tượng kể cả đời sống của con người đều do nhiều yếu tố hợp lại. Khi thuận duyên thì những yếu tố riêng biệt kết lại thành một sự vật nào đó. Khi hết duyên thì các yếu tố kết hợp đó chia lìa. Như thế, không có cái gì sinh ra mà cũng chẳng có cái gì diệt đi. Khi chúng ta quay về với tâm chân thật thì thấy rõ, kinh nghiệm rõ ràng về trạng thái bất sinh bất diệt, chẳng đến chẳng đi đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/07/2010(Xem: 16870)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 13966)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14395)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
11/07/2010(Xem: 10735)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
03/03/2010(Xem: 10746)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 BC): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), một nhân vật lịch sử với một tiểu sử rõ ràng đã sinh ra đời để mở đường cho chúng sinh thấy, giác ngộ và hội nhập cái biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến). Nhân vật lịch sử này chính là Thái Tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn ở miền Nam Népal ngày nay.
08/01/2009(Xem: 13880)
Trong tập sách này, tác giả Nguyễn Tường Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết học về khoa học tự nhiên trong hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ 20, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng. Chính những lý thuyết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được mối liên hệ với triết học và tư tưởng Phật giáo ở phần sau. Vẫn xoay quanh những câu hỏi muôn đời của loài người "vũ trụ là gì, từ đâu mà có?", "thực tại trước mắt chúng ta thực chất là gì?", "bản chất của thực tại vật chất là gì?"…, tác giả dẫn dắt chúng ta theo một hành trình từ vật lý đến triết học rồi gõ cửa và dừng chân ở tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. "Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi… Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay…"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]