Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

V. Những Nét Chính Của Tà Phái

13/12/201018:15(Xem: 14415)
V. Những Nét Chính Của Tà Phái

 

Theo nhà xã hội học Woody Carlson thuộc Viện đại học South Carolina thì “các tà phái có một đặc điểm chung là một người lãnh đạo làm cho mọi người trong nhóm đó thấy y là câu trả lời cho mọi câu hỏi và sự chọn lựa”. Bà Marcia Rudin, Giám đốc Chương trình giáo dục về tà phái ở New York nhấn mạnh đến những kẻ “vận dụng, hành hạ, và trục lợi những kẻ theo họ”.

Như thế, khi chúng ta nhìn vào thái độ của những người lãnh tụ tà phái thì dù họ có nhân danh các tôn giáo khác nhau nhưng vẫn có những điểm hay những nét bệnh lý tương tợ:

1. Muốn kiểm soát toàn diện đời sống của tín đồ

2. Người lãnh đạo được xưng tụng là Đấng Cứu thế, là Chúa, là Thượng đế, là Phật hay Thánh và thường loan truyền là người có phép lạ.

3. Khuyến khích hay bắt buộc tín đồ không được thờ hình ảnh của Chúa hay Phật mà chỉ thờ hình ảnh của người lãnh đạo, hoặc nghĩ tưởng đến hình ảnh người lãnh đạo để được cứu rỗi hay ban cho sức mạnh.

4. Tổ chức tà phái thường đe dọa trừng phạt tín đồ nếu không tiếp tục tham gia sinh hoạt. Sự đe dọa này có nhiều hình thức: Dùng áp lực của nhóm hay đe dọa rằng “giáo chủ” sẽ trừng trị, làm cho bị tai nạn, bệnh tật, hay cả bằng cách bạo động khác.

5. Dụ dỗ người tín đồ phải đóng góp tiền bạc, một phần lớn số lương, hoặc buôn bán kiếm tiền cho tổ chức hay bán nhà ở của gia đình mình v.v...

6. Người lãnh đạo có thể vi phạm tất cả mọi điều cấm kỵ, nhưng tín đồ thì hoàn toàn phải tuân phục các luật lệ do nhóm ấn định.

Như thế, trong phạm vi Phật giáo, những người Phật tử khi thực hành thiền nên hiểu rõ mình đang thực hành thiền loại nào. Những tông phái Thiền Phật giáo có truyền thống vững chắc như Thiền Nguyên thủy (Theravada), Thiền Lâm Tế (Rinzai), Thiền Tào Động (Soto), Thiền Mật tông (do quý thầy Tây Tạng dạy) hay Thiền Tịnh-Mật phối hợp (thuộc truyền thống Việt Nam) giúp chúng ta khai mở cõi lòng, nhận biết tất cả những ước muốn, những giận hờn thương ghét nơi vùng ý thức cùng những sự biểu lộ của chúng từ chốn thâm sâu nhất của vùng vô thức để giải thoát chúng ta ra khỏi chốn ẩn mình đó.

Thực hành như thế trong đời sống hằng ngày thì chúng ta sống đời lành mạnh, an vui và thành công hơn vì năng lượng tốt đẹp cần thiết của chúng ta không bị tiêu hao trong những mối xung đột nội tâm do sự đè nén, sự trốn chạy, sự từ khước không muốn thấy biết sự thật đang xảy ra bên ngoài cũng như bên trong lòng mình.

Điều quan trọng đối với Thiền Phật giáo - dù là thuộc tông phái Thiền, Tịnh hay Mật tông - là tất cả đều tụng kinh Phật, thờ hình ảnh đức Phật và tôn kính đức Phật. Không có một thiền sư Phật giáo nào tự xưng mình là Phật. Chỉ có người dân Tây Tạng xưng tụng ngài Đạt-lai Lạt-ma là “Phật Sống”. Tuy nhiên khi được hỏi về điều ấy, ngài khiêm tốn trả lời: “Tôi chỉ là một người tu sĩ bình thường”. Đó là sự khiêm tốn của bậc chân tu và là một sự lành mạnh tinh thần mà người Phật tử chúng ta cần phải học hỏi.

Ở trong các giáo phái Tin Lành tại Hoa Kỳ, người ta đang lo ngại rất nhiều về các hiện tượng có những kẻ tự xưng mình là Chúa Jesus hay Đấng Cứu Thế, thường có những hành vi bạo động, như Jime Jones đã ra lệnh cho tín đồ sát hại và tự tử tập thể trên 900 người. Thảm kịch này lại tái diễn vào ngày 19 tháng 4 năm 1993 làm cho trên 80 tín đồ thiệt mạng khi lãnh tụ nhóm tà phái David Koresh, kẻ tự xưng là Chúa Jesus, đã ra lệnh cho tín đồ chế dầu xăng đốt toàn bộ khu chung cư khi cảnh sát liên bang dự định vào bắt họ.

Đạo Phật và đạo Chúa đều phủ nhận những kẻ tự xưng mình là Phật hay Chúa và nói rõ những kẻ mạo xưng đó phạm vào tội đại vọng ngữ. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh: Tà phái thường có ở mọi xã hội và mọi tôn giáo chứ không phải chỉ ở Hoa Kỳ hay trong một tôn giáo nào. Trong Phật giáo, để nhận biết mình tu tập đúng pháp hay không thường rất giản dị: khi người Phật tử tu tập đúng pháp môn thì niềm an vui hạnh phúc trong gia đình gia tăng, sự thành công trong việc học hành hay việc làm ở sở gia tăng, trí thông minh và sự hiểu biết chân thật gia tăng. Người Phật tử thực hành một pháp môn tu tập sai lầm sẽ đưa đến những xung đột trong gia đình làm tổn thương hạnh phúc vợ chồng và con cái học hành hay việc làm càng lúc càng sút giảm, trí thông minh và sự hiểu biết chân thật càng lúc càng mất dần. Họ bị nhiều nỗi bất an trong lòng nên phản ứng bất thường: hung dữ, chấp chặt vào ý kiến của mình, vui buồn thất thường và suy luận không còn phù hợp với sự hiểu biết thông thường. Họ cũng có thể hoàn toàn mất khả năng suy luận và sống độc lập, họ hoàn toàn trở thành kẻ bị sai khiến.

Tóm lại, tu một pháp môn chân chính thì thân thể khỏe mạnh, tinh thần an vui, làm việc phát triển và gia đình hạnh phúc. Tu một pháp môn tà phái thì đang khỏe thành bệnh, đang tỉnh thành mê, đang có hạnh phúc gia đình thì bị chia lìa, đổ vỡ, đang thông minh hoạt bát thì trở nên mờ tối và không còn tự chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2010(Xem: 16109)
"Lược sử thời gian" (A Brief History of Time), một cuốn sách tuyệt diệu, được viết bởi một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thời đại chúng ta: nhà toán học và vật lý lý thuyết người Anh Stephen Hawking.
28/12/2010(Xem: 13264)
Bằng một lối trình bày sáng sủa, giọng văn hài hước, hơi nhuốm màu bi quan, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay.
24/12/2010(Xem: 8132)
Đối với Phật giáo, sự sinh tồn của con người và môi trường là bình đẳng, không tách rời; Giáo dục Phật giáo đưa con người gần với môi trường tự nhiên, cùng sinh tồn, coi yếu tố môi trường là một, gần gũi thân thiện chứ không phải là đối tượng để con người lợi dụng.
17/12/2010(Xem: 23159)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
16/12/2010(Xem: 9509)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
15/12/2010(Xem: 8607)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
14/12/2010(Xem: 11565)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
13/12/2010(Xem: 24261)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
11/12/2010(Xem: 11225)
Tác phẩm Phật Giáo và Khoa Học của giáo sư Phúc Lâm là một trong số ít các tác phẩm về thể tài phân tích Phật giáo dưới cái nhìn của khoa học.
01/12/2010(Xem: 5271)
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]