Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giải mã những bí ẩn của thiền định

22/09/201010:25(Xem: 6888)
Giải mã những bí ẩn của thiền định

Chưabao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lạiđược các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đềcập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter cácbáo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả nhữngkhám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởngtừ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều màtrước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là nhữngcảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành.

Bản tin của Reuters dẫn tuyên bố của giáo sư Owen Flangan thuộc viện đại họcDuke ở North Carolina đã tuyên bố rằng: "Bâygiờ, chúng tôi có thể lập thuyết với nhiều tin tưởng rằng những bóngdáng các nhà sư có dáng dấp thanh thoát, an tịnh mà ta hay thấy ở nhữngnơi như Dharamsala, Ấn độ, là họ thực sự hạnh phúc".

Năm 1967, giáo sư Herbert Benson ở đại học Y Harvardđã tiến hành nghiên cứu trên 36 người thiền định và thấy rằng khi ngồithiền họ dùng lượng oxy ít hơn bình thường 17%, giảm 3 nhịp tim/phút vàtăng sóng theta ở não -hệt như trạng thái trước ngủ - trong khi toàn não vẫn tỉnh táo.7 năm sau, tiến sĩ tâm thần học Gregg Jacobs, Đại học Harvard, qua ghisóng não đã phát hiện ra rằng những người thiền có thể sản ra rất nhiềusóng theta và có thể phong tỏa phần não trước vốn nhận và xử lý cảmgiác, ngoài ra họ cũng giảm thiểu hoạt động ở phần thùy đỉnh não, nơiphụ trách các cảm giác về không gian - thời gian. Bằng cách "tắt"thùy đỉnh não, người ta có thể mất cảm giác về giới hạn và thấy vũ trụ "trởthành một".

Tiến sĩ tâm thần học Gregg Jacobs
Tiến sĩ tâm thần học Gregg Jacobs (Ảnh: cbtforinsomnia)

Cuộc nghiên cứu khác gần đây của Paul Ekman thuộc Trung tâm Y học, Viện đại học California, San Francisco, gợi ý rằng thiền định và quán chiếu cóthể chế phục được nhân hạnh đào(amygdale), một vùng não lưu trữ những ký ức sợ hãi. Ekman khám phá rarằng những thiền sư cao cấp khó bị chấn kích, bất an, hoảng hốt hay nổigiận như những người thường khác. Tuyến thượng thận, mơi tiết raAdrrenalin, điền khiển nhịp tim trong các trường hợp sợ hãi, hoảng hốtgần như được các Thiền sư khống chế hoàn toàn. Ông tuyên bố trong mộtbáo cáo trong tạp chí Nhà Khoa học mới (New Scientist) rằng: "Lập thuyết hữu lý nhất là có cái gì đó nơi hành thiền của Phật giáo đã dẫn đến một nguồn an lạc mà tất cả chúng ta đều mưu cầu".

Các nhà khoa học đều tin chắc rằngThiền định hoàn toàn có khả năng "rửa"lại não, giải tỏa các khu vực căng thẳng vì máu ở trong tình trạng ách tắc.Các trào lưu Thiền định ở Mỹ đều tin rằng Thiền định có thể chữa đượcđược các bệnh tim mạch, stress, ung thư, thậm chí cả AISD và đã cótrường hợp thay thế cho Viagra! Những điều này thật ra không phải quácường điệu, mọi hoạt động của cơ thể, mọi bệnh tật xét ra cho cùng đềuxuất phát từ bộ não. Một bộ não khỏe mạnh chắc chắn sẽ có một cơ thểkhỏe mạnh.

Thử lý giải những điều này trên cơ sở những điều đãbiết và dựa trên các kinh sách về Thiền định trong Phật giáo chúng tathấy; bộ não con người có 100 tỷ tế bào thần kinh. Mỗi tế bào thần kinhqua những đường dẫn truyền lại có quan hệ với 50 ngàn tế bào thần kinhkhác. Điều này dễ hiểu sự hoạt động phức tạp trong việc xử lý các khốilượng thông tin khổng lồ của bộ não. Thế nhưng điều này cũng cho chúngta hiểu câu nói mà nhà Phật hay nói: "Một niệm mà sinh thì trùng trùng duyên khởi".Một tế bào thần kinh hoạt động, tức khắc sự lan truyền diễn ra nhưtrong phản ứng hạt nhân! Các ý nghĩ nối tiếp ý nghĩ, sự tư duy hìnhthành. Các bạn hãy thử ngồi năm phút lúc rảnh rỗi và đếm xem trongchừng đó thời gian mình đã nghĩ về bao nhiêu điều! Thường là không íthơn 10 chuyện nghĩ khác nhau!

thiendinh107
(Ảnh: visiontv)
Thật kỳ lạ, ngoài những lúc tập trung làm việc, thì ra chúng tasử dụng bộ não rất nhiều vào những chuyện vớ vẫn không đầu không cuốimột cách chẳng để làm gì .

Tuy vậy đó là điều bình thường của người khỏemạnh. Ở người bị bệnh tâm thần thì ý nghĩ của họ có thể chỉ có mộtnhưng họ không thể dừng nó lại được, nó cứ phát triển một cách bùng nổvà đến mức độ nào đó thì người bệnh sống với các ý nghĩ ấy, các ý nghĩđều trở thành thật, và chúng ta gọi họ bị bịnh điên. Những người trongtrạng thái stress, cũng không dứt ra được các tình cảm mà họ rơi vào.Điều này kéo dài sẽ đưa đến những hiệu ứng tiêu cực trên toàn cơ thể.Có người thì bị tim mạch, người thì đau dạ dày, người thì mất ngủ, suynhược thần kinh, cơ thể...

Như vậy là người khỏe mạnh bình thường đều đã biếtrằng các ý nghĩ là không có thật và không nên theo. Chúng ta đều biếtdừng lại sau khi "chạy"theo nó một đoạn. Điều này tuy bìnhthường nhưng các thiền sư thì bảo đó là vọng tưởng. Cách gọi này khôngphải là không có lý ở góc độ vô bổ, vô nghĩa. Các phương pháp thiền định đều tìm cách chặn các niệm không cho nó khởi lên ngay từ gốc.Có phương pháp thì hướng sự tập trung suy nghĩ vào chuyện khác như đếmhơi thở, theo dõi cơ thể trên từng centimét vuông một, hoặc theo dõimột cách khách quan suy nghĩ của mình không lơi lỏng, nghĩ cái gì làbiết mình đang nghĩ cái đó; có phương pháp thì tập trung suy nghĩ vàomột công án, tức một câu hỏi gần như không có lời đáp, ví dụ khuôn mặtta khi cha mẹ chưa sinh ra là gì; có phương pháp thì tập trung vàochuyện ngồi và biết mình đang ngồi, có phương pháp như của Thầy NhấtHạnh ở Pháp thì luôn nhẩm "Hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười"; có phương pháp như của thầy Thanh Từ ở chùa Trúc Lâm Đà Lạt thì "Biết vọng không theo",gọi tắt là Tri vọng; có phương pháp thì niệm chú hoặc nhún nhảy nhẹnhàng theo một vũ điệu nào đó... Tất thảy đều một mục đích làm sự hoạtđộng của bộ não con người lắng xuống, yên tĩnh lại, dần dần đạt đến sựrỗng không.

Điều này hoàn toàn không dễ nếu không nói là vô cùngkhó. Theo bản năng, bộ não chúng ta không chịu tĩnh lặng, ngay cả khiđang ngủ. Trong kinh Phật chúng ta đọc thấy câu "Chư Phật ngủ không mơ bao giờ!".Điều này cho thấy bậc giác ngộ đã hoàn toàn đạt đến một trạng thái hoạtđộng khác của bộ não và điều này thì rõ ràng khoa học chưa biết đến.

Nhà Thiền có câu chuyện như sau: Hương Nghiêm thônghiểu thiên kinh vạn quyển nhưng vẫn là người chưa ngộ đạo. Một hôm QuySơn đến và nói: "Anh thật là thông minh tài trí nhưng hãy nói cho tôibiết, anh từ đâu mà có?".Hương Nghiêm về lục tung hết tất cả sách vở để tìm câu trả lời. Đi đếncùng câu hỏi ấy là vũ trụ này từ đâu mà có. Không tự trả lời được ôngtìm đến Quy Sơn và cầu khẩn: "Xin hé mở cho tôi cái bí mật của lời nói này". Quy Sơn bảo: "Nếu ta giải thích cho ngươi rõ ràng sau này ngươi sẽ oán ta"."Sư phụ, lòng tốt của thầy thật bao la. Nếungày ấy thầy giải thích thì hôm nay làm sao con có được kinh nghiệm kỳ diệu này". Thế là Hương Nghiêm vứt bỏ tất cả để về quê cuốc đất. Một ngày kia saumười năm, lúc đang dãy cỏ, ông cuốc đụng một miểng sành và nhặt lấyquăng vào một bụi trúc. Miểng sành chạm phải một cây trúc khô và ngânlên một tiếng ngân đặc biệt. Hương Nghiêm bừng ngộ. Ông hiểu được ôngtừ đâu mà có, vũ trụ này từ đâu mà có. Ông quỳ xuống, lạy về phía QuySơn và bảo:

Cũng như công án âm thanh của một bàn tay, công án"Ta từ đâu mà có"nếu xét về mặt kiến giải thì có thể xếp vào loại nhận thức một quy luậtcủa tự nhiên. Triết học hiện đại gọi đó là quy luật vận động, vật chấtlà luôn vận động, vận động là một thuộc tính của vật chất. Triết họchiện đại, triết học phương Tây thì tiếp cận các quy luật, các thuộctính của vật chất, của vũ trụ của sự sống... thông qua các khái niệm.Triết học phương Đông nói chung và Phật giáo nói riêng, không làm nhưvậy, các khái niệm luôn là vật cản, là tri chướng, không cho con ngườicó thể mang cả trí tuệ cũng như thể xác của họ thâm nhập vào các quyluật có tính toàn vũ trụ. Khi giác ngộ thì mỗi tế bào cũng thấm đẫm cáiquy luật được chứng đắc ấy. Tôn giáo nào cũng vậy, cái mục tiêu cuốicùng luôn là động lực khiến các tín đồ theo và phấn đấu. Ở Phật giáo đó là giác ngộ, là Niết Bàn.

Thêm một kiến giải nữa về giác ngộ là thêm một hạtmuối thả vào biển. Tuy vậy, vẫn không phải là không có cách. Chúng tahãy thử giả định rằng chúng ta đã giác ngộ, chúng ta đã tuệ thông vớinhiều phép thần thông tuyệt diệu, tai có thể nghe ngàn dặm, mắt có thểnhìn qua núi non biển cả, thân hình có thể đi mây về gió, tỏa sáng hàoquang, tinh thần thông suốt không bị bất cứ một trở ngại nào, tạo hóalàm gì cũng có thể hiểu được, ông Thượng Đế, nếu có, thì ngồi uống tràvới ổng mà không một chút e ngại .v.v... thì lúc ấy, cơ thể ta sẽ nhưthế nào? Bởi vì các phép thần thông ấy khó biết, khó giải bày, bởi vìcái đời sống tinh thần ấy hầu như không thể hiểu được, không thể kiểmchứng, không thể xác nhận nên chúng ta sẽ tìm hiểu ở một góc độ khác làxem lúc ấy cơ thể ta sẽ như thế nào.

Cáigì không biết chứ chắc chắn một điềurằng nó sẽ không giống với cái cơ thể ta trước đó. Cái gì không biếtchứ chắc chắn một điều là ta sẽ chẳng có bệnh tật gì cả?Thậtvô duyên khi một bậc giác ngộ mà bị huyết áp, lớn tim, ho lao hoặc ungthư. Có thể có một số bệnh ngoại khoa cấp tính như gãy xương, ruộtthừa, hoặc bệnh kiết lỵ do ngộ độc nấm độc mà Đức Thế Tôn đã mắcphải... còn ngoài ra cơ thể ta là một sự khỏe mạnh đến trong suốt. Bệnhgì không biết chứ bệnh do tâm thần sinh ra như huyết áp, tim mạch,stress, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, suy nhược, đau khớp, đáiđường... sẽ không bao giờ mắc phải. Người đã mắc phải, thì nếu giác ngộxong bệnh này cũng sẽ biến mất.

thiendinh300

(Ảnh: sivananda)
Chắc chắn là như vậy rồi. Chúng ta hãy hình dung, những bệnhtrên xuất hiện do căng thẳng, lo nghĩ mà có. Người giác ngộ thế nàokhông biết chứ chắc chắn đó là người không còn biết sợ, biết lo nữa.Cuộc sống của họ là một sự ân sủng của tạo hóa ban cho trong từng giây,từng phút, thì hỏi làm sao huyết áp tăng cho được? Bệnh huyết áp làbệnh tây y bảo không chữa được. Chúng ta chưa có bằng chứng nhưng vớinhững gì biết được chúng ta có thể chắc chắn rằng người giác ngộ khôngbao giờ tăng huyết áp. Các bác sĩ tim mạch hẳn cũng đồng ý điều này. Vàkể từ đó ta sẽ có những giấc ngủ luôn thật ngon, đặc biệt là không baogiờ mộng mị. Ngài A-nan khi kể về những giấc mơ của mình cho Phật nghePhật cũng bảo rằng chư Phật ngủ chẳng mơ bao giờ. Không có bất cứ mộtgiấc mơ nào dầu tốt hoặc xấu, dầu lành hoặc ác xuất hiện trong giấc ngủngười giác ngộ.

Đây là cái phần nhô lên nhỏ nhoi của tảng băngtrôi; cái phần lớn nhất, quan trọng nhất, tinh hoa nhất của nó vẫn chìmdưới nước chưa được biết đến. Chỉ với một chút có thể nhận thấy nàychúng ta đã có thể tin rằng nó rất thật.

Với giả định này chúng ta có thể tạm tin rằng ngườitrong một chốc giác ngộ sẽ tự nhận thấy những chuyển biến kỳ lạ chưatừng biết đến xảy ra trong cơ thể mình. Nó rõ ràng như ngài Huệ Khảnói, "Nó thường biết rõ ràng, ngôn từ nói không tới!".Nó thấy được sờ sờ như ngài Huệ Năng nói "Ai dè...",nó cũng tràn đầy xúc cảm như ngài Bạt Tụy đã đi không vững, húc đầu vàocột nhà mấy lần, về đến nhà khóc suốt ba đêm ba ngày vì nó. Thiền sư VôMôn Huệ Khai sau sáu năm miên mật, một ngày nọ khi nghe tiếng trống báogiờ cơm trưa sư hoát nhiên đại ngộ và ứng khẩu bài kệ sau: Trời quangmây tạnh sấm dậy vang lừng. Mọi vật trên đất, mắt bỗng thấy hết. Muônhồng nghìn tía cúi đầu làm lễ. Núi Tu-di cũng nhảy múa vui mừng. Sưđược Thiền Sư Nguyệt Lâm ấn chứng. Khi mà mô tả cái khác biệt của mìnhtrong giây phút trước và giây phút sau bằng những hình ảnh như thế, sấmdậy vang lừng, núi Tu di cũng nhảy múa, thì ta biết đó là những cảmgiác rất cụ thể rõ ràng như thấy trước mắt, sờ bằng tay, hoàn toànkhông có một chút nào của tâm thức. Nó không giống như Archimede hoặcNewton reo lên sung sướng nhưng rất dễ đột tử vì vỡ tim hoặc tai biếnmạch máu não, người giác ngộ thì khác hoàn toàn.

Và ở cái trạng thái này thì sự vô minh hay giác ngộ,niết bàn hay địa ngục, thánh hay phàm, ma hay Phật, sân si hay buôngxả, ngã hay vô ngã, thế giới vật chất là thường hay vô thường... nào cógì quan trọng! Mỗi phút giây là mỗi ân sủng mà tạo hóa đã ban cho. Cácphép thần thông cũng đâu có gì là quan trọng bởi bản thân họ là mộtthần thông tuyệt diệu nhất. Trong trạng thái tĩnh lặng, yên vui ấy taita sẽ nghe tất cả âm thanh kỳ diệu của tạo hóa, từ tiếng chim hót đếnđiệu nhạc disco inh tai nhức óc, từ tiếng của chồi cây đang vươn lênđến âm thanh của các vì tinh tú xa xôi. Năm 761 vua Túc Tông nhà Đườngthỉnh Huệ Trung đến kinh đô phong làm Quốc sư. Suốt trong lần yến kiếnvua đã hỏi ông nhiều câu, tuy nhiên ông không hề nhìn vua lấy một lần.Vua giận mới bảo: "Trẫm là Thiên Tử nước Đại Đường, sao thầy không một lần hạ cố nhìn đến trẫm?".Huệ Trung trả lời:"Bệ hạ có nhìn thấy hư không trên kia chăng?". "Có"."Hư không có nháy mắt với bệ hạ không?".Cái tâm thế hoàn toàn không thuộc về ý thức nhưng biết rõ là mình đồngvới vũ trụ, hòa với cỏ cây rất thật ấy, khoa học hiện đại, tâm lý họchiện đại hoàn toàn chưa biết đến.

Có thật vậy không, không biết, chỉ có một điều chắcchắn là ta sẽ nghe rõ nhất những tiếng nói từ trong của cơ thể ta.Chính đây là bí ẩn của các bậc giác ngộ. Gần như tất cả đều biết giâyphút mình ra đi và tất cả đều bình thản đón nhận. Nói như vậy là đã hơixa cách, ở trạng thái này thì cái chết và cái sống không hề có phânbiệt. Hay một điều là nó không cần đến một chút nào của ý thức để xáctín điều đó. Chúng ta, người đời vẫn hay nói về sự thanh thản khi chết,chuẩn bị cho cái chết, xem cái chết tựa lông hồng, thế nhưng xem cáichết như đang sống mà không cần đến một chút ý thức nào thì chỉ có ởngười giác ngộ .

Tóm lại, đó vẫn là chuyện... như là chúng ta xem phim khủng long! Tất cả dựatrên một ít "xương cốt"hóa thạch để lại chứ khủng long sống thế nào, kêu rống thế nào thìchẳng ai biết. Các nhà khoa học đang tìm cách tái sinh nó. Giác ngộcũng vậy, các Phật tử đều đang chờ Như Lai xuất hiện mặc dầu tinh thầnPhật giáo không xem điều đó làm trọng.

Hình như đã đến lúc con người bắt đầu hiểu được giátrị của mặt bên kia trong hoạt động của bộ não, mặt tĩnh lặng, khônghoạt động nhưng lại vô cùng tỉnh thức. Con người đã nghĩ ra hằng trămphương pháp thể dục cho cơ thể, thế nhưng một phương pháp thể dục chotinh thần thì hầu như chưa ai nghĩ đến. May sao con người đã có phươngpháp thiền định từ hơn 2500 năm trước, tuy bị lãng quên hoặc ngộ nhậnnhiều điều nhưng cuối cùng chắc chắn nó sẽ có những đóng góp tích cựccho cuộc sống và văn minh nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 21487)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
28/05/2011(Xem: 6261)
Mức gia tăng dân số dự báo 3 tỷ người, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới đang dẫn chúng ta đến cuộc khủng hoảng dinh dưỡng nghiêm trọng.
19/03/2011(Xem: 4940)
Nhiều người ngày nay đã hỏi, “Có phải sự tích tập nghiệp báo là nguyên nhân của những vấn đề như động đất, thí dụ trận động đất vừa tàn phá Haiti”? Nếu trả lời điều ấy, dần dần nó được giải thích rằng tích lũy nghiệp báo của tất cả những chúng sinh trên hành tinh này chịu trách nhiệm cho những đặc trưng phổ biến của hành tinh này và những yếu tố làm nên nó. Với những nhân tố hiện diện, những định luật khách quan của vật lý đã vận hành. Thí dụ, sức nóng tăng lên và những chuyển động đa dạng làm nên kết quả, thí như những mãng của trái đất trượt lên nhau, và v.v… Một biểu hiện của chuyển động ấy là động đất. Từ quan điểm này, động đất là những kết quả không tránh khỏi của hành tinh chúng ta sinh khởi như thế ấy; và nó đã từng sinh khởi như nó là kết quả của nghiệp báo tích lũy vô cùng rộng lớn của tất cả chúng sinh những kẻ đã từng sinh sống tự bao giờ trên hành tinh này. Ông có bình luận gì về điều này?
18/03/2011(Xem: 5059)
Vì kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến nhiều tôn giáo hoạt động vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế nên chúng tôi nhân đây giới thiệu đến quý Phật tử cái nhìn đơn giản về những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay. Trong mục này vì phải đưa ra một số dữ kiện lịch sử cho nên mặc dầu luôn cố gắng giữ mình trên cương vị khách quan, trong tinh thần xây dựng, nhưng dầu sao ít nhiều chúng tôi cũng không tránh khỏi sự sai lầm để cho cái bản ngã đáng ghét, chủ quan hẹp hòi thiển cận của mình xuất hiện. Nếu có đoạn nào không hài lòng, xin quý độc giả rộng tình bỏ qua. Chân thành cảm tạ.
13/03/2011(Xem: 14597)
Các phần lý thuyết và thực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
22/02/2011(Xem: 5037)
Tôi không hề quan tâm đến chữ ism(...isme) [tức là chữ ...giáotrong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma[Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ismmà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. Thiền sư S. N. Goenka
19/02/2011(Xem: 4937)
Sau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
11/02/2011(Xem: 33671)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
17/01/2011(Xem: 6117)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
15/01/2011(Xem: 6658)
Sống cùng với xã hội là cần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]