Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan Niệm Của Bertrand Russell Về Tôn Giáo

11/10/201010:58(Xem: 5323)
Quan Niệm Của Bertrand Russell Về Tôn Giáo

Quan Niệm Của Bertrand Russell Về Tôn Giáo
Vũ Mạnh Toàn (*)

Hoa_Vo_Uu_5B. Russell không chỉ có đóng góp vào việc phát triển triết học phân tích, mà còn vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Phân tích những cống hiến của ông trong lĩnh vực tôn giáo, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải quan niệm của ông về:
1. Mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học;
2. Niềm tin tôn giáo;
3. Những đóng góp của tôn giáo trong nền văn minh nhân loại.



Chúng ta đã biết đến B. Russell như một trong những nhà sáng lập triết học phân tích. Tuy nhiên, ông không chỉ là một nhà triết học có nhiều tác phẩm, mà còn là người mang triết học đến với đại chúng và gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực khác, như lôgíc học, tôn giáo và thần học, tâm lý học, ngôn ngữ học,… Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm của ông về tôn giáo.

Quan điểm tôn giáo của B. Russell được hình thành từ rất sớm. Sau này, chính ông đã thừa nhận rằng, từ thủa thiếu niên, đối với ông “không gì quan trọng bằng tôn giáo - ngoại trừ môn toán”(1).

Rằng, xuất phát từ lòng mộ đạo ấy mà sau này, ông đã tìm hiểu xem giá trị của tôn giáo là gì và vì sao mình đã từng tin vào tôn giáo như vậy. Kết quả của quá trình nghiên cứu về tôn giáo đã được ông thể hiện ở nhiều tác phẩm, như Bản chất của tôn giáo(1912), Tôn giáo và giáo hội(1916), Những điều tôi tin(1925), Tại sao tôi lại không phải là tín đồ Kitô giáo? (1927), Tôn giáo có đóng góp hữu ích gì cho nền văn minh hay không?(1930), Tôn giáo và khoa học(1935), v.v.. Các tác phẩm này đã đem lại danh tiếng cho ông không kém gì các tác phẩm viết về lôgíc học, toán học và triết học.

Trong quan điểm về tôn giáo, trước hết B. Russell đã khẳng định, ba vấn đề quan trọng nhất đối với bất kỳ một tôn giáo nào - đó là: 1. Thượng đế; 2. Linh hồn bất tử; 3. Ý chí tự do. Ông tự cho mình là trường hợp đặc biệt khi suy tư về ba vấn đề này theo thứ tự từ dưới lên trên, nghĩa là bắt đầu từ vấn đề “ý chí tự do”. Thứ nhất,xuất phát từ luận cứ cho rằng “mọi chuyển động vật chất đều tuân theo những quy luật về động lực học”, B. Russell đã đi tới chỗ bác bỏ quan điểm “có ý chí tự do”.(1)

Thứ hai, về vấn đề linh hồn bất tử, theo ông, thể chất và tinh thần hiển nhiên là có quan hệ với nhau và bất kể mối quan hệ đó là như thế nào thì cũng “không có lý do gì để cho rằng tinh thần còn tồn tại khi mà bộ óc đã thối nát”. Thứ ba, về vấn đề Thượng đế, B. Russell cho rằng, mặc dù từ trước tới nay, “người ta đã đưa ra nhiều lý lẽ để chứng minh Thượng đế tồn tại”, nhưng “tất cả những lý lẽ đó tuyệt nhiên không có giá trị gì cả”. Với ba quan niệm này, ông đi đến kết luận: “Tôi không có một lý do gì để tin ở ba cái đó cả” (2)vàtuyên bố đã giải quyết xong vấn đề tôn giáo. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những quan niệm ban đầu của B. Russell về tôn giáo và chúng còn được ông tiếp tục nghiên cứu cùng với những vấn đề khác của tôn giáo.

Khi chứng kiến những cuộc tranh luận kéo dài về mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học, B. Russell cho rằng, trong thời kỳ hình thành, không những toán học, lôgíc học, mà cả thiên văn học, y học, v.v. với tư cách các lĩnh vực sản xuất tinh thần đã xuất hiện và phát triển trong các hệ thống thế giới quan tôn giáo. Khi đó, các khái niệm và tư tưởng của các khoa học này còn mang tính chất thần thánh và do vậy, cơ sở cho xung đột giữa khoa học và tôn giáo chưa xuất hiện. Bởi lúc này, theo ông, tri thức về thế giới tự nhiên hoà nhập và cấu thành một bộ phận của thế giới quan tôn giáo. Xung đột giữa tôn giáo và khoa học chỉ xuất hiện dưới hình thức gay gắt và rõ ràng khi các tôn giáo, đặc biệt là các tôn giáo mặc khải, đã hoàn toàn thần thánh hoá bức tranh thế giới, còn khoa học đã dần xây dựng được các phương pháp nhận thức của bản thân mình và bắt đầu hoài nghi các thành tố của thế giới quan tôn giáo.

Với quan niệm như vậy về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, khi đứng trên lập trường của triết học thực chứng mới, B. Russell đã sử dụng những thành tựu của khoa học tự nhiên để chống lại những tín điều phí lý của tôn giáo và đề cao vai trò của con người. Một mặt, B. Russell đã sử dụng những thành tựu cơ bản của khoa học tự nhiên thế kỷ XVII - XVIII để loại trừ khái niệm mục đích ra khỏi hệ thống khái niệm của tư duy khoa học. Theo ông, ở thời kỳ này, khoa học tự nhiên đều thống nhất ở chỗ đòi hỏi cần phải được giải phóng hoàn toàn khỏi mục đích luận; mọi tri thức khoa học đều cho thấy tự nhiên là vương quốc của những nguyên nhân tác động, trong nó không có quan hệ mục đích, mà chỉ có quan hệ nhân quả. Mặt khác, B. Russell còn sử dụng những thành quả của học thuyết Darwin ra đời vào cuối những năm 50 của thế kỷ XIX để phản bác lại thế giới quan tôn giáo. Theo ông, học thuyết của Darwin đã chứng minh được rằng, các loài thực vật và động vật không phải là cố định mà luôn biến đổi; năng lực thích nghi của cơ thể, cấu tạo và lối ứng xử hợp lý của chúng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên. Rằng, những phát hiện này của Darwin và những thành tựu khác của khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học…) đã tạo ra một bức tranh mới về thế giới tự nhiên thống nhất mà trong đó, với tất cả những sự khác biệt, các hình thức vận động khác nhau lại hoá ra là có liên hệ với nhau và được giải thích dựa trên các quy luật nội tại của chúng, chứ không phải do một Đấng tối cao nào tạo ra cả. Chính Darwin đã làm nên một cuộc cách mạng trong khoa học, bởi những thành tựu nghiên cứu của ông đã chứng tỏ rằng, chính con người đã tham gia vào quá trình tiến hóa của sự sống, chứ không phải con người ra đời nằm trong “kế hoạch” của Chúa.

Không chỉ thế, B. Russell còn phủ nhận quan điểm của các tôn giáo từ trước tới nay về nguồn gốc của vũ trụ và sự sống. Theo ông, “con người là sản phẩm của những sự tác động - những cái không thể thấy trước kết cục mà chúng đang trong tiến trình vươn tới; nguồn gốc của con người, sự phát triển của con người, ước vọng và nỗi sợ hãi của anh ta, tình yêu và niềm tin của anh ta chỉ là kết quả sắp đặt ngẫu nhiên của những nguyên tử”(3). Theo ông, chỉ có khoa học mới có thể giúp con người vượt qua mọi nỗi sợ hãi. Bởi chỉ có khoa học mới có thể cho chúng ta thấy thế giới tốt đẹp mà chúng ta đang sống là thế giới hiện thực. Chúng ta phải thay thế cái thế giới đã bị ngự trị bởi nhà thờ trong nhiều thế kỷ qua bằng một thế giới tốt đẹp hơn để sống một cuộc đời đáng sống(4). Con người phải vượt qua mọi thử thách của cuộc sống bằng kiến thức của mình chứ không nên chỉ biết cầu nguyện. Rằng, khi con người có kiến thức và am hiểu thực tế thì cái mà con người có được còn nhiều hơn là cầu nguyện, “bởi sức mạnh của lời cầu nguyện chỉ có giới hạn, còn sức mạnh của khoa học là không có giới hạn. Chúng ta nói niềm tin có thể dời non lấp biển thì không ai tin, nhưng khi nói rằng bom nguyên tử có thể dời non lấp biển thì tất cả mọi người đều tin”(5).

Trong tác phẩm Tại sao tôi không phải là một tính đồ Thiên chúa giáo(1957), B. Russell đã thể hiện rõ lập trường vô thần của mình. Dựa trên những thành tựu của khoa học thời bấy giờ (toán học, vật lý, lôgíc học), ông đã chống lại niềm tin tôn giáo và lý giải vì sao mà con người có nhu cầu tôn giáo, cần đến niềm tin tôn giáo.

Theo B. Russell, tôn giáo có nguồn gốc đầu tiên và cơ bản chính là do nỗi sợ hãi. Loài người luôn cảm thấy bất lực trước những gì mà mình gặp phải, chẳng hạn như sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên, trước những khó khăn mà nó luôn phải hứng chịu trong đời sống xã hội; thậm chí, con người còn sợ chính bản thân mình. Theo ông, có ba điều làm cho con người sợ hãi. Đó là, thứ nhất, con người “sợ thiên nhiên”, ví dụ “có thể bị sét đánh, hoặc bị chôn sống trong một cuộc động đất”; thứ hai, con người “sợ người khác”, chẳng hạn, trên chiến trường, kẻ thù có thể giết mình; thứ ba, con người sợ ngay những đam mê của chính mình. Bởi lẽ, “những đam mê có khi mãnh liệt quá, có thể thúc đẩy mình làm những điều mà sau khi bình tĩnh lại rồi, mình sẽ ân hận”(6). Do đó, con người luôn sống trong cảnh sợ hãi, và chính tôn giáo đã giúp cho con người bớt đi nỗi sợ hãi ấy.

Trong tác phẩm Thế nào là bất khả tri (1953), B. Russell cho rằng, “có rất nhiều người không tin vào Chúa và họ cũng không chịu sự trừng phạt nào vì sự bất tín này. Và nếu Chúa có thật, tôi nghĩ rằng Ngài sẽ không lo lắng hay băn khoăn gì đến việc liệu mình có bị xúc phạm bởi những người hoài nghi về sự hiện diện của mình hay không”(7). Lý giải điều này, ông đã đưa ra hai lý do khiến ông không tin vào Chúa. Thứ nhất, ông không thừa nhận sự tồn tại của Thượng đế và sự bất tử của Ngài; thứ hai,ông không thừa nhận sự tồn tại của Chúa như một người khôn ngoan và sáng suốt nhất.

Điều mà B. Russell muốn nói đến khi phủ nhận niềm tin tôn giáo là: “Mọi đức tin mù quáng đều tai hại” và đức tin tôn giáo là một đức tin vô căn cứ. Bởi lẽ, theo ông, thứ nhất,không thể đánh giá được đức tin nào là tốt và đức tin nào là xấu, chẳng hạn như, “người theo một tôn giáo nào đó cho rằng, đức tin trong tôn giáo của họ là tốt trong khi đức tin của những người không theo tôn giáo ấy là xấu”; thứ hai,chúng ta chỉ có thể định nghĩa “đức tin” là niềm tin vững chắc vào một cái gì đó không thể chứng thực được, và một khi đã có chứng cớ rạch ròi thì không ai nói đến đức tin nữa. Ông viết: “Chúng ta không bao giờ nói đến đức tin khi hai cộng hai bằng bốn hay trái đất hình tròn. Chúng ta chỉ nói đến đức tin, khi chúng ta muốn thay thế cảm xúc cho chứng cớ”(8).

Mặc dù trong quan niệm về niềm tin tôn giáo, B. Russell luôn sử dụng những chứng cứ khoa học để bác bỏ niềm tin tôn giáo, song, ông cũng phải thừa nhận rằng, trên thực tế, rất khó tìm thấy cái có thể thay thế niềm tin tôn giáo. Ông viết: “Mặc dù chúng ta đã được truyền thụ về thiên văn học của Côpécnic qua sách giáo khoa, nhưng học thuyết này không thể thâm nhập được vào niềm tin tôn giáo, đạo đức hay tinh thần của chúng ta, thậm chí nó cũng không thể phá hủy được niềm tin của chúng ta vào thuật chiêm tinh. Con người vẫn tin mình ra đời nằm trong kế hoạch thiêng liêng của Chúa”(9).

Với câu hỏi sự ra đời của Chúa đã diễn ra như thế nào, hay cần phải tìm ở đâu nguyên nhân, lý do đầu tiên đã dẫn đến sự xuất hiện của thế giới, B. Russell cho rằng, việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này cũng có nghĩa là bảo vệ quan điểm cho rằng mọi cái mà chúng ta thấy trên thế giới này đều có nguyên nhân và do vậy, buộc chúng ta phải trở lại một chuỗi các nguyên nhân và trở về với nguyên nhân đầu tiên - đó là thế giới này ra đời do chủ ý của Chúa. Với quan điểm này, ông đã phủ nhận sự ra đời và vai trò sáng thế của Chúa. Theo ông, “nếu mọi cái ra đời đều phải có nguyên nhân thì Chúa cũng phải có nguyên nhân. Nếu mọi cái đều tồn tại không có nguyên nhân thì Chúa cũng tồn tại trên thế giới mà không có nguyên nhân”. Và, “nếu trả lời Chúa sáng tạo ra thế giới chỉ vì ý muốn của mình, chứ không vì một lý do nào khác, thì như vậy, chúng ta đã chỉ rõ rằng, có một cái gì đó không bị quy luật chi phối, nghĩa là cái chuỗi quy luật tự nhiên đã bị phá vỡ. Còn nếu trả lời như những nhà thần học chính thống rằng, tất cả những quy luật mà Chúa đã định trước đều có một nguyên nhân để quy định chúng như thế, không thể khác được... thì như vậy, bản thân Chúa cũng phải tuân theo quy luật..., nghĩa là phải thừa nhận có một quy luật tồn tại độc lập với sự sắp xếp của Chúa và có trước sự sắp xếp đó”(10). Từ quan niệm này, B. Russell cho rằng, thật là sai lầm khi tranh luận về nguyên nhân đầu tiên. Bởi lẽ, sự tranh luận này không mang lại điều gì tốt đẹp hơn cho thế giới mà con người đang sống. Không có lý do gì để nói tại sao thế giới ra đời mà không có nguyên nhân, nhưng lại có rất nhiều lý do để nói tại sao thế giới không tồn tại mãi mãi. Rằng, quan điểm cho mọi vật phải có điểm khởi đầu về thực chất, là do trí tưởng tượng nghèo nàn của chúng ta mà ra.

Mặc dù khẳng định tôn giáo sẽ còn tồn tại cùng với loài người, nếu như vẫn còn những cuộc đại chiến khiến cho nhân loại điêu đứng, nhưng B. Russell cũng cho rằng, tôn giáo sẽ chết, nếu các vấn đề xã hội, như chiến tranh, vũ khí hạt nhân và vũ khí hoá học, nạn đói và thất học,… được giải quyết. Đánh giá tôn giáo có mặt tốt, có mặt xấu, ông đã đưa ra một số ví dụ để chứng minh rằng, tôn giáo cũng mang lại lợi ích cho con người, chẳng hạn như “nhờ tôn giáo mà các tu sĩ Ai Cập thời cổ đã làm ra lịch, đã ghi khá kỹ các lần nhật thực, nguyệt thực để dự đoán được bao giờ thì những hiện tượng đó trở lại”. Song, nhìn chung, “tôn giáo luôn để lại nhiều hậu quả tai hại, khi thần thánh hoá chủ nghĩa bảo thủ, cố bám lấy những hủ tục cũ, nhất là thần thánh hoá sự cố chấp và lòng căm thù”(11).

Là người mang lập trường vô thần, nhưng B. Russell cũng là người rất công bằng trong việc nhìn nhận, đánh giá những giá trị tích cực mà tôn giáo đã đem lại cho con người. Trong tác phẩm Khoa học và tôn giáo, ông đã cho rằng, một tôn giáo lớn bao giờ cũng có hệ thống tín điều, hệ thống các quy tắc đạo đức và giáo hội. Người theo tôn giáo không phải sống thế nào cũng được, mà phải sống theo những khuôn phép đạo đức hợp với tín điều của tôn giáo đó; hành động của họ không phải chỉ là thực hành một số nghi lễ nào đó, mà còn phải tuân theo những quy tắc đạo đức nhất định. Do vậy, đương nhiên, một số quy tắc của đạo đức đã trở thành bộ phận cấu thành của tôn giáo.

Theo B. Russell, bất cứ tôn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của các tín đồ. Đa số các tôn giáo đều tuyên bố về giá trị tối cao của các lực lượng siêu nhiên và mọi giá trị khác phải lấy đó làm chuẩn. Thực tế cho thấy, quan niệm đạo đức của hầu hết các tôn giáo, ngoài giá trị đặc thù là bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, nó còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại, như sống hiếu thảo với cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác... Mục đích của những công trình nghiên cứu về tôn giáo là để mở mang đầu óc cho những người dân bình thường không có cơ hội hoặc khả năng tìm hiểu các giáo lý tôn giáo, giúp cho họ hiểu biết đúng đắn về các tôn giáo và đón nhận những giá trị đích thực, vô giá mà tôn giáo có thể ban tặng cho họ.

Trong quan niệm về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, B. Russell đã lựa chọn lập trường đối lập với tôn giáo. Đây là hạn chế cơ bản nhất của ông về vấn đề tôn giáo. Ngày nay, trong quá trình toàn cầu hóa, sự tập trung quyền lực, sự phi nhân văn hóa con người không chỉ là hệ quả tất yếu của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, mà còn là kết quả của một tổ hợp nhân tố; trong đó, một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất là việc khoa học khước từ tôn giáo. Nhiều nhà nghiên cứu thần học cho rằng, khi khước từ tôn giáo, toàn thể xã hội, quyền lực và khoa học đều trở thành cái phi tinh thần, còn hành vi của con người thì đánh mất định hướng đạo đức, nhân văn. Chính điều này đã đưa tới những hậu quả xã hội tiêu cực trong việc áp dụng các thành tựu khoa học, biến khoa học từ kẻ phục vụ con người thành lực lượng chống lại con người.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc phê phán tôn giáo của B. Russell đã đem lại sự phát triển đích thực cho những tôn giáo chân chính. Bởi cùng với sự phát triển của khoa học, tôn giáo cũng có con đường phát triển của riêng mình. Những giá trị văn hóa và đạo đức của tôn giáo mà B. Russell đánh giá cao đã được các tôn giáo, các nhà thần học tiếp tục phát triển. Tôn giáo hiện nay đã coi việc phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức như một con đường để thâm nhập vào đời sống cá nhân con người, vào đời sống xã hội.

Trong quan niệm về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, mặc dù B. Russell đứng trên lập trường khoa học và triết học phân tích, nhưng không phải ông chống lại tất cả mọi tôn giáo. Trong quan niệm của ông về Phật giáo đã có sự gợi mở về sự hợp tác giữa khoa học và tôn giáo. A.Einstein - người cùng thời và là bạn của B. Russell đã bày tỏ sự đồng tình với quan niệm này của ông, khi cho rằng, tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo hoàn vũ. Nó sẽ phải vượt qua một Thượng đế có nhân tính và tránh xa những học thuyết giáo điều. Khi bao gồm cả khoa học tự nhiên và tâm linh, nó phải được đặt một cách căn bản trên một ý thức tôn giáo khởi phát từ sự trải nghiệm về tất cả mọi sự vật, của khoa học tự nhiên lẫn tâm linh, và đây được xem như một sự hợp nhất đầy ý nghĩa(12).

Đứng trên lập trường duy vật biện chứng, chúng ta có thể nói rằng, quan điểm tôn giáo của B. Russell là quan điểm vô thần nhất quán. Quan điểm đó chống lại niềm tin tôn giáo mù quáng, đề cao vai trò của con người và khoa học với khát vọng giải quyết triệt để vấn đề tôn giáo, đem lại hòa bình và hạnh phúc đích thực cho nhân loại. Mặc dù chống tôn giáo quyết liệt, B. Russell vẫn đánh giá cao những giá trị nhân văn, văn hóa, đạo đức tốt đẹp mà các tôn giáo đã mang lại cho lịch sử văn minh nhân loại. Những hạt nhân hợp lý của tôn giáo, như giá trị nhân văn, đạo đức tôn giáo vẫn cần phải được duy trì trong một thế giới còn đầy những bất công, nguy cơ chiến tranh hạt nhân, nạn đói nghèo và thất học. Với B. Russell, triết lý của đạo Phật là cái căn bản của đạo đức Phật giáo, là tình yêu thương quảng đại và là động lực, là sức mạnh mà cả nhân loại phải lưu ý, khi mà người ta không thể có hạnh phúc trọn vẹn trong lúc vẫn còn một chúng sinh đau khổ./.


(*) Thạc sĩ. Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

(1) Xem: Bertrand Russell. Thế giới ngày nay và tương lai nhân loại. (Nguyễn Hiến Lê). Nxb Ca dao, Sài Gòn, 1971, tr.31.

(2) Xem: Bertrand Russell. Thế giới ngày nay và tương lai nhân loại. Sđd., tr.31 – 32.

(3) Xem: B. Russell. Tín ngưỡng của người tự do. www.talawas/talaDB/showFile.php?res=12267&rb=0301.

(4) Bertrand Russell. Why I am not a Christian.L, 1957, p.22.

(5) Bertrand Russell. Impact of Science Society.L., 1953, p.15.

(6) Bertrand Russell. Thế giới ngày nay và tương lai nhân loại.Sđd., tr.34-35.

(7) Bertrand Russell. What is an Agnostics.L.1953.

(8) Bertrand Russell. Human Societty in Ethies and Politic.L., 1954, p.215.

(9) Bertrand Russell. Unpopular Essays.L., 1950, p.75.

(10) Bertrand Russell. Why I am not a Christian.L, 1957, p.15, 17.

(11) Bertrand Russell. Why I am not a Christian.Ibid., p.33-34.

(12) Xem: http://www.chungta.com.vn/Desktop.aspx/ ChungTa-SuyNgam/Ton-Giao/Ton_giao_truoc_nguong_ cua_KhoaHoc/

Nguồn: Tạp Chí Triết Học 2010

Bertrand Russell
Bách khoa toàn thư mở Wikipedi

 

200px-BertrandrussellBertrand Arthur William Russell, Bá tước Russell III, OM, FRS(18 tháng 5năm 18722 tháng 2năm 1970), là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán họcngười Anhcủa thế kỷ 20. Là một tác giảcó nhiều tác phẩm, ông còn là người mang triết họcđến với đại chúng và là một nhà bình luận đối với nhiều chủ đề đa dạng, từ các vấn đề rất nghiêm túc cho đến những điều trần tục. Nối tiếp truyền thống gia đình trong lĩnh vực chính trị, ông là một người theo chủ nghĩa tự dovới vị thế nổi bật, ông còn là một người dân chủ xã hội (socialist) và người hoạt động chống chiến tranhtrong phần lớn cuộc đời dài của mình. Hàng triệu người coi ông như là một nhà tiên tri của cuộc sống sáng tạoduy lý; đồng thời, quan điểm của ông về nhiều chủ đề đã gây nên rất nhiều tranh cãi.

Russell sinh ra vào thời đỉnh cao của nền kinh tế và uy thế chính trị của nước Anh. Sau đó gần một thế kỷ, ông qua đời vì bệnh cúm, khi Đế quốc Anhđã biến mất, sức mạnh của nó đã bị hao mòn bởi hai cuộc chiến tranh thế giới. Là một trong những trí thứcnổi tiếng nhất của thế giới, tiếng nói của Russel mang một quyền lựcđạo đức, thậm chí cả khi ông đã vào tuổi 90. Trong các hoạt động chính trị của ông, Russell là một người kêu gọi đầy nhiệt huyết cho việc giải trừ vũ khí hạt nhânvà một người phê phán mạnh mẽ chế độ toàn trị tại Liên bang Xô viếtvà sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳtrong Chiến tranh Việt Nam.[1]

Năm 1950, Russel được tặng Giải Nobel Văn học, "để ghi nhận các tác phẩm đầy ý nghĩa mà trong đó ông đã đề cao các tư tưởng nhân đạotự do về tư tưởng".





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 7566)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "Không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình. Chúng ta, toàn thế giới, phải đương đầu với sự sai lầm này, thật là tệ. Chúng ta phải thật sự lưu tâm đến hoàn cảnh của chúng ta đang sống. Chúng ta cần phải truy nguyên tận căn để của tất cả các mối nghi ngờ và hiểu lầm của mình, và chúng ta có thể bắt đầu như thế nào để loại trừ nó một cách tốt nhất. Và chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng, nếu chúng ta không thực hiện điều này, chúng ta phải đối đầu với các trở ngại đó.
02/01/2012(Xem: 3167)
Với tư cách một nhà vật lý thiên văn học nghiên cứu sự hình thành và tiến hóa của những thiên hà, công việc làm tôi không ngừng tự vấn về những khái niệm về thực tại, vật chất, thời gian và không gian. Là một người Việt lớn lên trong truyền thống đạo Bụt, tôi không thể không tự hỏi đạo Bụt chú ý tới những khái niệm này như thế nào. Thế nhưng, lập luận dựa vào việc đối chiếu khoa học và đạo Bụt chưa chắc sẽ có ý nghĩa. Nhất là ở phương diện thực tập của đạo Bụt, con đường giúp đạt tới sự hiểu biết về cái ngã, phát triển tâm linh hoặc trở thành một con người tốt đẹp hơn.
30/12/2011(Xem: 7332)
Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng. Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.
25/10/2011(Xem: 7977)
Thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa điệu phi thường này như thế nào? Phật giáo có chấp nhận ý niệm có một Đấng Sáng Tạo toàn tri hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng điều chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tuyệt vời? Hay Phật giáo cho rằng sự hòa điệu chính xác và tuyệt vời của vũ trụ chẳng qua chỉ là một tình cờ may mắn? Vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo?
15/10/2011(Xem: 4643)
Trong Phật giáo có những phương pháp dùng để thực hành Thiền từ bi. Các thiền giả nhằm khích động lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh...
13/10/2011(Xem: 6232)
Nhiều người nói thực hành thiền Chánh Niệm tốt cho não bộ, nhưng ai có thể chứng minh được điều này? Một vị sư Phật giáo, Thiền sư, Triết gia, và trước đây là một khoa học gia, Matthieu Ricard tham dự án nghiên cứu cho thực tập Thiền có ảnh hưởng tích cực cho não bộ. Ông tình nguyện làm một đối tượng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trong những cuộc nghiên cứu quan trọng về Thiền và Não Bộ và ít có người ở trong một vị thế đặc biệt như ông để mô tả cuộc gặp gỡ giữa khoa học và Thiền quán.
08/10/2011(Xem: 3506)
Khái niệm Ông Trời đã có từ lâu trong kho tàng văn chương dân gian Việt, nhưng hình ảnh Ông Trời không hề mang ý nghĩa một đấng sáng tạo vũ trụ, mà chỉ là một chúng sinh, một người rất người trên cõi trời.
02/09/2011(Xem: 6597)
Khoa học là sự hiểu biết về thế giới hiệntượng bên ngoài và các ứng dụng của sự hiểu biết ấy. Đấy là cách định nghĩa củakhoa học ngày nay. Thế nhưng cũng có một lãnh vực hiểu biết khác, thiết lập trênnguyên tắc tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khác, đặc biệt liên hệ đên cáchiện tượng bên trong (tức nội tâm), và được ứng dụng vàocác hiện tượng như tri thức hay tâm thức chẳng hạn... Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
11/08/2011(Xem: 3474)
Vô minh là một danh từ phát xuất từ Phật giáo. Dân gian ai đi chùa thì ít ra cũng quen thuộc với khái niệm “tham, sân, si”. Si mê hay vô minh nói lên một tâm trạng thiếu sáng suốt đưa đến những hành động tội lỗi trái luân lý. Khi học đạo, người ta nghĩ rằng vô minh chỉ là một khái niệm có lẽ nghiêng về luân lý (ethics) nhiều hơn là khoa học. Gần đây, khi khoa học và tâm lý học phát triển, người ta mới bắt đầu hiểu rằng vô minh có cơ sở khoa học.
25/07/2011(Xem: 7456)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]