Gần đây các Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas đã kếthợp chip CMOS và sóng Terahertz-sóng nằm giữa sóng hồng ngoại và vi sóng. Chỉ cần đặt con chip và bộ thu vào mặt sau chiếc điện thoại, thiếtbị này có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy… Điều này giúp chúng ta đặt ra câu hỏi con người có khả năng hữu hạn hay vô hạn? Nhiều người cho rằng khả năng con người là hữu hạn, con người không thể khỏe như voi, không thể chạy nhanh như báo, không thể sống trong những điều kiện khó khăn nhất, không thể dùng trí lực để điềukhiển mọi vật… Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học và những trường hợp thực tế đã từng xảy ra trên thế giới thì câu trả lời lại là… có thể. Tờ báo Indian Express của Ấn Độ ghi lại một trường hợp lạ về một người đàn ông có nhiều tài năng kỳ diệu. Satyanarayana Raju có thể dùng tay không lấy ra từ không khí những đồ vật một cách hết sức tự nhiên. Trước hàng ngàn người, Satyanarayana Raju đã theo lời yêu cầu củabất cứ ai lấy trong không khí ra cái mà họ yêu cầu. Những thứ mà nhiều người yêu cầu ông lấy ra từ không khí rất đa dạng, có khi là những vật mà vào thời gian đó khó tìm thấy, nhưng ông vẫn làm được. Theocác tài liệu trình bày về các năng lực phi thường đầy biến hóa của Satyanarayana Raju thì; từ ngày bộc lộ tài năng này ra cho mọi người biết, ông ta đã lấy được từ không khí ra hàng vạn đồ vật khác nhau: từ chén đĩa, bông hoa, vải vóc, thức ăn, sách vở và cả những thứ ít người nghĩ đến như cái gối , tổ chim, rễ cây... Các nhà khoa học đã đến quan sát và tìm hiểu. Khi được hỏi rằng do đâu mà Satyanarayana có thể lấy được các đồ vật trong không khí thì ông ta trả lời “Sự thật chẳng có gì là khó khăn khi ta biết rằng trong vũ trụ không gian tích trữ các chất cấu tạo nên mọi vật. Vì thế muốn có được chúng ta chỉ cần lấy từ trong không khí, sự việc tự nhiên như ta thò tay lấy vật dụng trong tủ vậy thôi”. Ngoài khả năng kỳ lạ ấy, Satyanarayana còn có thể nhìn xuyên qua sắt,gỗ, đất, đá. Ông ta có thể ngồi ở vị trí A và để đi đến vị trí B rồi trở lại mô tả tất cả những gì đang xảy ra tại vị trí B. Ngay lúc còn bé, Satyanarayana không chịu ăn thịt mà chỉ thích ăn chay. Thường ngày nhìn những người đói khổ đi ăn xin bằng đôi mắt thương xót, cậu bé đầy lòng từ tâm đã luôn mang gạo và thức ăn trongnhà cho những người này. Nếu bất kỳ ai không tận mắt chứng kiến những gì cậu bé đã làm mà chỉ nghe qua lời kể lại thì chắc chắn sẽ cho đó là chuyện vô lý, huyền hoặc, không thể nào tin được. Nhưng ngay cả các nhà khoa học từ Nga, Ðức, Pháp, Hoa Kỳ... đến Ấn Ðộ và tận mắt xem qua những gì mà cậu bé đã làm thì đều phải kinh ngạc. Đứng ở góc độ con người bình thường thì không thể nào lý giải được là tại sao Satyanarayanalại có thể làm được điều đó? Nhưng nếu chúng ta thay đổi quan điểm để tiếp cận thế giới tâm linh chúng ta sẽ gặp được nhiều hình thái với nhiều cách gọi khác nhau. Quan điểm Phật giáo đối với con người đạt được khả năng vô hạn trước mọi sự vật hiện tượng là “Tâm sinh muôn pháp sinh”bởi tâm dẫn đầu các pháp, tâm tạo ra thiên hình vạn trạng từ đó nhìn vào cuộc đời này thấy có người cao sang đài các thông minh xuất chúng, lại cũng có người ý chí hạ liệt nghèo khó cho nên đã tóm gọn trong một câu “nhất thiết duy tâm tạo”. Vì vậy, khi con người bệnh tật thì phải biết nhìn ra bản thân đã có một đời sống và thực phẩm không thích hợp đối với cơ thể. Liền khi ấy thay đổi lối sống và thực phẩm, tức là đã hợp tác với bản thân và tâm. Ngày nay, với sự tiên tiến của khoa học người ta đã chia thực phẩm làm ba cấp độ khác nhau trong đời sống thường nhật: 1. Thực phẩm được tạo ra từ động vật, được xem là nguy hiểm đối với bản thân, bởi con vật được nuôi dưỡng hay sống hoang dã đều mang mầm bệnh, bởi thực phẩm chúng ăn không phải lúc nào cũng thuần khiết. Cho nên được liệt vào loại thấp. 2. Rau quả được xem là loại thực phẩm lý tưởng, bởi con người được cấu tạo không có răng nanh nên rất thích hợp khi ăn chay giảm bệnh[1] hoặc cao hơn là cứu hành tinh khi loài người đạt đến con số 9 tỷ vào năm 2050[2].Những nhân tố môi trường khác có thể khống chế số dân trên trái đất là chu kỳ ni-tơ, lượng phốt-pho, hàm lượng các-bon trong không khí cho nên con người cần phải ăn rau quả ngay bây giờ. Tuy nhiên vẫn được xếp tầm trung trong mắt của giới tu hành. 3. Đứng góc độ của Phật giáo giáo khuyến khích dùng thực phẩm một cách thông minh, và dùng thiền định để nuôi dưỡng sự sống[3]. Nếu quá quan trọng hai loại thực phẩm trên chỉ làm khổ thêm cho thân, làm phiền lụy tâm linh. Vượt lên chính mình không dễ, bởi thói quen cộng thêm phong tục tập quán sẽ là bóng mây che khuất mọi khả năng vô tận vốn có của con người. Bất cứ ai cũng có thể đạt được sự nhiệm mầu của bản thân nên Lục tổ HuệNăng đã thốt lên: “Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp ” Giữa khái niệm một con người tầm thường hay phi thường chỉ cách nhau có một cái nhìn. Khi mọi định kiến thay đổi, cuộc sống sẽ thayđổi theo tỷ lệ thuận là hệ quả ắt có và đủ. Chẳng hạn đâu ai nghĩ sẽ dùng ánh sáng để vẽ, khắc chạm trong trong ruột của khối thủy tinh và hủy diệt mục tiêu? Cũng đâu có ai nghĩ Tiến sĩ Alfred Nobel, đã quyết định để lại một disản 31 triệu kronor (4.223.500,00 USD). Thành lập các giải Nobel, trao hàng năm cho bất kỳ ai không phân biệt quốc tịch[4]. Bởi ông nhận ra phát minh chất nổ dynamite của mình đã đẩy lương tâm con người đến vực thẳm chiến tranh. Tóm lại đức Phật ra đời không dạy cho chúng sinh những giáo điều, những hình thức nghi lễ rỗng tuếch. Ngài chỉ dạy cho chúng sinh quan sátthiên nhiên hiện hữu bằng cách quan sát thực trạng nội tâm. Nhưng chúngta cứ luôn hành xử theo lối có hại cho mình và người. Khi chúng ta ngừng phản ứng mù quáng, biết rõ “mình” là ai, và làm theo lời khuyên của ngài, bằng cảm xúc, hoặc lòng tin, nó sẽ là chiếc chìa khóa mở cánh cửa giải thoát giúp chúng đặt dấu chấm hết đối với đaukhổ. 23/04/2012 Lệ Thọ [1] Ăn chay giảm bệnh, TS.BS TRẦN BÁ THOẠI Tuổi Trẻ– 07:30 ICT Thứ năm, ngày 19 tháng tư năm 2012. [2] Theo nhà dân số học Joel Cohen của Đại học Columbia. [3] Kinh cũng quá đường, “Thiền duyệt vi thực, Pháp hỷ sung mãn” [4] http://vi.wikipedia.org/wiki/Alfred_Nobel |