Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật học và Khoa học với cảm xúc phiền não

25/08/201219:18(Xem: 3008)
Phật học và Khoa học với cảm xúc phiền não

PHẬT HỌC & KHOA HỌC
VỚI CẢM XÚC PHIỀN NÃO
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển -21/8/2012

HHDL-by-rgmsNhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.

Phật học và khoa học không là những quan điểm xung đột trên thế giới, nhưng đúng hơn là những phương pháp khác nhau đối với cùng kết quả: tìm kiếm sự thật. Trong sự rèn luyện của Phật học, điều cần yếu là khảo sát thực tại, và khoa học cống hiến những phương cách của chính nó để tiến hành sự khảo sát này. Trong khi những mục tiêu của khoa học có thể khác biệt với chủ tâm của Phật học, cả hai phương hướng trong việc tìm kiếm sự thật - chân lý đã mở rộng kiến thức và sự hiểu biết của chúng ta.

Sự đối thoại giữa khoa học và Phật học là một sự đàm luận hai chiều. Những Phật tử chúng tôi có thể sử dụng những khám phá của khoa học để làm sáng tỏ sự hiểu biết của chúng ta về thế giới mà chúng ta đang sống. Nhưng các nhà khoa học có thể cũng cũng có thể sử dụng một số tuệ giác từ Phật học. Có nhiều lãnh vực mà trong ấy Phật học có thể có thể đóng góp đối với sự thấu hiểu của khoa học, và trong những đối thoại Tâm Thức và Đời Sống đã tập trung trên một số chủ đề.

Thí dụ, khi đi đến sự hoạt động của tâm thức, Phật Giáo với khoa học nội tại hàng thế kỷ đã là mối quan tâm thực tiển đối với những nhà nghiên cứu về nhận thức và khoa học thần kinh và trong nghiên cứu về các cảm xúc, sự đóng góp trong những cống hiến nổi bật đối với sự hiểu biết của họ. Theo dõi những cuộc đối thoại của chúng tôi, vài nhà khoa học đã phát khởi những ý tưởng mới đối với việc tìm kiếm trong những lãnh vực họ.

Trái lại, Phật Giáo cũng có thể học hỏi từ khoa học. Tôi đã thường nói rằng nếu khoa học minh chứng những sự kiện xung đột với quan niệm của Phật Giáo, Phật Giáo phải thay đổi cho phù hợp. Chúng ta phải luôn luôn chấp nhận một quan điểm phù hợp với cơ sở lập luận. Nếu trên sự khảo sát chúng ta thấy rằng có lý do và sự chứng minh cho một quan điểm, thế thì chúng ta phải chấp nhận nó. Tuy nhiên, một sự khác biệt rõ ràng phải được thực hiện giữa những gì không thể được tìm thấy bởi khoa học và những gì được tìm ra là không tồn tại bởi khoa học. Những gì khoa học tìm thấy là không hiện hữu tất cả chúng ta nên chấp nhận như không tồn tại, nhưng những gì khoa học chỉ đơn thuần không tìm thấy lại là một vấn đề hoàn toàn khác biệt. Một thí dụ là chính tâm thức. Mặc dù chúng sinh, kể cả loài người, từng trải nghiệm tâm thức trong hàng thế kỷ, nhưng chúng ta vân không biết tâm thức thật sự là gì: bản chất trọn vẹn của nó và nó thể hiện chức năng như thế nào.

Trong xã hội hiện đại, khoa học đã trở thành một năng lực chính yếu trong sự phát triển của loài người và thế gian. Trong cách này, những sáng kiến kỷ thuật chịu trách nhiệm cho tiến trình vật chất vĩ đại. Tuy nhiên, khoa học không có tất cả những câu trả lời, nhiều hơn bất kỳ tôn giáo nào đã làm trong quá khứ. Càng theo đuổi sự cải thiện vật chất, quên lãng ý toại nguyện đến từ sự phát triển nội tại, những giá trị đạo đức càng biến mất một cách nhanh chóng hơn trong xã hội chúng ta. Rồi thì tất cả chúng ta sẽ phải trải nghiệm những nổi khốn khổ trong tương lai dài về sau, vì khi ấy không có chỗ cho công lý và lòng trung thực trong trái tim con người, những kẻ yếu sẽ là những người chịu khổ sở đầu tiên. Và những sự phẩn uất kết quả từ sự bất công căn bản ấy ảnh hưởng một cách thù địch đến mọi người.

Với sự tác động lớn mạnh không ngừng của khoa học đến đời sống chúng ta, tôn giáo và tâm linh có một vai trò lớn hơn trong việc nhắc nhở chúng ta về loài người chúng ta. Những gì chúng ta phải làm để cân bằng tiến trình khoa học và vật chất với ý nghĩa trách nhiệm đến từ sự phát triển nội tại. Đó là tại sao tôi tin tưởng cuộc đối thoại này giữa tôn giáo và khoa học là quan trọng, vì từ đấy có thể đi đến những sự phát triển có thể lợi lạc lớn lao cho nhân loại.

Khi nói đến những rắc rối của con người biểu thị bởi những cảm xúc phiền não của chúng ta, Đạo Phật có nhiều điều để nói với khoa học. Một mục tiêu trọng tâm của sự thực tập Phật Giáo là để giảm thiểu năng lực của những cảm xúc tàn phá trong đời sống chúng ta. Với mục tiêu ấy trong tâm, Đạo Phật cống hiến những lý thuyết tuệ giác và những phương pháp thực hành ở những trình độ thứ bậc rộng rãi. Nếu bất cứ những phương thức nào trong đây có thể được biểu lộ qua những sự thử nghiệm khoa học là có lợi ích, thế thì có mọi lý do để tìm ra những phương cách để làm cho chúng tiện lợi đến mọi người, cho dù người ta có quan tâm đến chính Đạo Phật hay không.

Những sự lượng định khoa học như vậy là một kết quả trong sự đối thoại của chúng tôi. Tôi vui mừng để nói rằng cuộc thảo luận Tâm Thức và Đời Sống trình bày trong quyển sách này hơn là một gặp gở của những tâm thức giữa Phật học và Khoa học. Các nhà khoa học đã đi một bước vươn xa và đã từng bắt đầu những chương trình để thử nghiệm một vài phương pháp của Đạo Phật có thể hữu ích đến tất cả những sự đối phó với các cảm xúc phiền não.

Tôi kêu gọi độc giả của quyển sách này tham gia trong những sự giải thích của chúng tôi về các nguyên nhân và chửa trị cho những cảm xúc tàn phá, và để quán chiếu trên nhiều câu hỏi được nêu lên có tầm trọng thuyết phục và thôi thúc tất cả chúng ta. Tôi hy vọng các bạn sẽ tìm thấy sự chạm trán này giữa khoa học và Đạo Phật cũng hào hứng như tôi.

Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Ngày 28-8-202

Nguyên tác: Lời giới thiệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho quyển Destructive Emotions - How Can We Overcome Them?

Ẩn Tâm Lộ ngày 22-8-2012

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/05/2023(Xem: 3177)
Tôi đã rất ấn tượng bởi một số chủ đề trùng lặp mà tôi gặp phải từ một số tác giả rất khác nhau. Cụ thể tôi đã thưởng ngoạn tác phẩm “Sapiens: Lược Sử Loài Người” (קיצור תולדות האנושות‎, Ḳitsur toldot ha-enoshut) của Tác giả, Thiền giả, Giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem, Cư sĩ Yuval Noah Harari, một tác phẩm nói bao quát về lịch sử tiến hóa của loài người từ thời cổ xưa trong thời kỳ đồ đá cho đến thế kỷ XXI, tập trung vào loài "Người tinh khôn" (Homo sapiens). Được ghi chép lại với khuôn khổ được cung cấp bởi các ngành khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học tiến hóa.
19/05/2023(Xem: 4599)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật.
17/05/2023(Xem: 4679)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
16/05/2023(Xem: 3416)
Được sự tài trợ bởi Quỹ Từ thiện Glorisun, Hội thảo này được điều hành bởi Mạng lưới Nghiên cứu Toàn cầu Glorisun (https://glorisunglobalnetwork.org) và FROGBEAR (www.frogbear.org) tại Đại học British Columbia, và được tổ chức bởi Đại học British Columbia. Hồng Kông. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 09-12 tháng 08 năm 2023 tại Hồng Kông.
03/05/2023(Xem: 7423)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
24/04/2023(Xem: 2792)
Đạo Phật và Cơ đốc giáo đều được khai sáng bởi những bậc Đạo sư tâm linh vĩ đại, những người đã tìm cách đưa ra con đường dẫn đến sự giải thoát và cứu rỗi. Thuật ngữ các Ngài sử dụng thường khá khác nhau. Ngoài ra, đo hoàn cảnh khác nhau mà các Ngài hóa thân, giáo lý của các Ngài đã dạy những con đường khác nhau và đối với tâm kinh nhấn mạnh những cách tiếp cận khác nhau.
21/04/2023(Xem: 8510)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
21/04/2023(Xem: 2834)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80). Đến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng đã thuận theo định luật vô thường mà lão hóa. Năm ấy Ngài ở tại rừng cây Sala tại Kushinagar (Kusinara, Câu-thi-na), nơi Đức Phật nhập diệt. Trước khi rời bỏ xác thân tứ đại giả hợp, Ngài gọi tôn giả A Nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Đức Ngài đến và phán rằng:
20/04/2023(Xem: 9549)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
15/04/2023(Xem: 2484)
Chuyên mục khám phá những điểm tương đồng giữa kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật và các khía cạnh khác nhau của công nghệ đương đại là Nguyệt san thảo luận về lĩnh vực hệ thống – thường được gọi là Tư duy hệ thống ‘khía cạnh lý thuyết’ (cách nhìn tổng thể, có tính đa chiều và mục tiêu) và Kỹ thuật hệ thống ‘khía cạnh phát triển thực tế’
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567