Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cá Có Biết Đau Không?

26/06/201208:31(Xem: 3121)
Cá Có Biết Đau Không?

CÁ CÓ BIẾT ĐAU KHÔNG?
Tâm Linh

Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trongnhậnthức của con người hay không?Câu trả lời là có, theo một nghiên cứu mới cho biết như vậy.

Một số nhà nghiên cứu trước đây cho rằng cá khi bị móc phải lưỡi câu hay bị ném lên bờ thường đau đớn, dãy dụa, vật vã trước khi chết là phản ứng có tính cách phản xạ mà chúng không thực sự cảm thấy đau trong nhận thức, như cái đau của con người. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bằng cách tiêm thuốc morphine, một loại thuốc giảm đau cho một nhóm cá, và tiêm một loại thuốc giả (placebo) cho một nhóm cá khác. Sau đó họ cho cả hai nhóm chịu dưới sức nóng gay gắt đến mức độ đau đớn nhưng không gây nguy hại đến sự sống của chúng, để quan sát xem chúng có những cảm giác như thế nào.

Kết quả là cả hai nhóm cá đều có những phản ứng giống nhau, chúng dãy dụa, quằn quại, máu đỏ chảy ra miệng và mang. Tuy nhiên, khi trả về môi trường tự nhiên, “Nhóm cá được tiêm thuốc morphin hoạt động một cách bình thường, như không có chuyện gì xảy ra. Trong khi đó, nhóm cá được tiêm thuốc giả đã có những hành động cảnh giác phòng thủ, những hành động biểu tỏ sự thận trọng, nỗi sợ hãi và lo lắng,” ông Joseph Garner, phó giáo sư tại đại học PurdueUniversityđã cho biết như vậy.

"Thí nghiệm cho thấy rằng cá không những chỉ có cảm giác đau đớn mà còn có sự thay đổi về cách ứng xử sau đó," ông Janicke Nordgreen, một sinh viên tiến sĩ của trường đại học thú y Norwegian School of Veterinary Sciencenhận định sau đó. "Cùng với những gì chúng ta biết từ các thí nghiệm được thực hiện bởi các nhóm khác, điều này kết luậnrằng loài cá nhận thức đau đớn, sợ hãi và lo lắng, đồng thời có ý thức chuyển đổi cách ứng xử sau đó." Ông nói thêm.

Một nghiên cứu khác cho thấy tôm hùm và cua (lobsters and crabs) cũng có những cảm giác đau đớn tương tự. Garner và Nordgreen công bố kết quả của họ trong tạp chí khoa học Applied Animal Behaviour Science.


Nghiên cứu mới này đặt ra nhiều vấn đề đạo đức xã hội, nhất là ở những quốc gia có nền văn hoá ẩm thực biển. Trong các nhà hàng sang trọng cũng như bình dân, thỉnh thoảng chúng ta thấy người ta bỏ cá, tôm hùm hay cua đang còn sống vào một chảo dầu thật nóng hay nồi nước đang sôi, đậy nắp nồi lại để mặc cho chúng vẫy vùng trước độ nóng chết người, và chúng ta biết số phận của những con cá hay tôm cua sẽ ra sao. Sau đó chúng được biến thành những món ăn ngon cho một số người. Có thể nói ngay rằng đó là một nền văn hoá ẩm thực không mấy văn minh của loài người. Trước đây họ dựa vào các nghiên cứu được tài trợ từ các hiệp hội của kỹ nghệ đánh bắt cá cho rằng cá tôm cua không có cảm giác đau đớn, như là một biện minh cho hành động của mình. Kết quả nghiên cứu mới nói trên là bằng chứng tích cực của sự vô nhân đạo của nghành câu cá giải trí và công nghiệp đánh bắt cá. Liệu chúng ta có còn thích đi câu, đánh bắt tôm cá hay ăn uống theo lối hành hình chúng trong dầu sôi lửa đỏ như vừa kể không?

Xin cầu chúc mọi loài chúng sinh đều được sống an lành.

Tâm Linh
(Theo Applied Animal Behaviour Science & Discovery News)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/02/2011(Xem: 4443)
Tôi không hề quan tâm đến chữ ism(...isme) [tức là chữ ...giáotrong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma[Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ismmà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. Thiền sư S. N. Goenka
19/02/2011(Xem: 4378)
Sau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
11/02/2011(Xem: 30781)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
17/01/2011(Xem: 5343)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
15/01/2011(Xem: 5935)
Sống cùng với xã hội là cần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
14/01/2011(Xem: 3141)
Ta phải sống như thế nào? Sống thế nào cùng với xã hội? Ta phải biết điều gì? Đó là ba câu hỏi làm bận lòng nhân loại qua các thời đại. Thật là lý tưởng nếu cuộc đời chúng ta đưa đến một sự hoàn mãn từng phút từng giây cho đến ngày chúng ta lìa bỏ cõi đời này.
13/01/2011(Xem: 3190)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giả và chúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
13/01/2011(Xem: 4298)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
10/01/2011(Xem: 11368)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
05/01/2011(Xem: 32333)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567