Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Và Môi Trường Sinh Thái

06/09/201015:31(Xem: 3175)
Phật Giáo Và Môi Trường Sinh Thái

canhdep_1a

PHẬT GIÁO VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
HT Thích Trí Quảng

Mối tương quan tương duyên cộng tồn vô cùng mật thiết chẳng những giữa con người với con người, mà với các loài khác và với môi trường sinh thái là điều rất quan trọng. Nhận thức được như vậy, việc bảo vệ môi trường sinh thái trên trái đất đã trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng và bức xúc nhất của loài người hiện nay. Thật vậy, mối đe dọa đến hệ sinh thái đã được thế giới báo động đỏ, vì sự tác hại càng ngày càng gia tăng của các chất độc hại đến sức khỏe và mạng sống của con người, đến mọi sinh vật, cùng đất đai, không khí, sông biển, cây cối, cho đến tuổi thọ của trái đất cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và chính con người là tác nhân gây ra tình trạng tệ hại này. Vì vậy, nhiều tổ chức thế giới đã và đang cùng nhau đề ra nhiều biện pháp để ngăn ngừa hoặc hạn chế sự ô nhiễm môi sinh, điển hình như Ngày Môi trường Thế giới, hoặc 10 Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.

Việc bảo vệ sự sống và môi trường sinh thái mới được thế giới báo động trong những thập niên gần đây. Nhưng đối với tuệ giác của Đức Phật, đó là một điều luật căn bản mà Ngài đã quy định từ 25 thế kỷ trước cho hàng đệ tử phải tuân theo. Đức Phật dạy những người phát tâm đi trên lộ trình giải thoát giác ngộ với Ngài, phải thực hiện tâm từ bi, theo đó chẳng những không được sát hại, mà phải tôn trọng sự sống của loài người, loài vật, cho đến cỏ cây hoa lá và hơn thế nữa l phải bảo vệ tất cả muôn loài.

Với trí tuệ của bậc Toàn giác, Đức Phật nhận chân được sự đồng nhất, không sai biệt trên dạng thể tánh của muôn loài trong vũ trụ và trên mặt hiện tượng giới, sự sống của muôn vật đều cộng tồn, cộng hưởng một cách mật thiết, không thể tách rời. Đức Phật dạy sự tương quan tương duyên chằng chịt giữa muôn sự, muôn vật trên hành tinh này như sau: “Cái này có thì cái kia có, cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt”. Nhận thức được cốt tủy này, thì dễ dàng hiểu rằng nếu ta gây tổn hại đến người khác, đến các loài khác, đến môi sinh là làm hại chính mình.

Ngoài ra, chúng ta còn thấy một số lời dạy của Đức Phật trong các kinh điển Nguyên thủy có liên quan đến việc bảo vệ môi trường, như trong kinh Anguttara Sutra, Ngài dạy rằng: “Trồng cây cho ta bóng mát, ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn trái đất, đó là điều lợi lạc cho tất cả mọi người và cho cả bản thân ta”. Hoặc kinh Vinaya-matrka-sastra dạy rằng: “Một Tỳ kheo trồng ba loại cây: cây ăn trái, cây cho hoa và cây cho lá để cúng dường Tam bảo thì sẽ ân hưởng sự gia trì và sẽ không phạm tội”, hoặc: “Có năm loại cây mà một người không được chặt, đó là cây bồ đề, cây thuốc, những cây lớn mọc bên đường, cây trong rừng xứ lạnh và cây đa”. Đức Phật cũng khuyên mọi người không nên lãng phí, mà phải biết trân quý tài nguyên.

Ngày nay, con người tự cho rằng mình đã đạt đến đỉnh cao của văn minh, nghĩa là đã phát triển trí khôn cao độ; nhưng con người lại sử dụng trí khôn một cách sai lầm và vị kỷ để hủy hoại sự sống của các loài khác, tàn phá núi rừng sông biển, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và cuối cùng dẫn đến hậu quả tồi tệ là tàn phá môi trường sống của chính mình.

Có thể khẳng định rằng, tất cả mọi việc làm tác hại đến môi trường sinh thái và hủy hoại trái đất này đều phát xuất từ tâm tham lam, tâm trục lợi, tâm ích kỷ, tâm si mê của con người. Thực tế cho thấy những người, hay những phe nhóm vì lòng tham vô bờ bến, nên họ thường tóm thu về cho cá nhân hay cho phe nhóm, khiến họ trở thành mù quáng và rất tàn ác, mất cả nhân tính. Họ sẵn sàng sát hại, gây chiến tranh, làm cho nghèo đói, bệnh tật lan tràn, tiêu hủy mạng sống của con người, của các loài và môi sinh cũng từ đó ngày càng hư hoại thêm. Hoặc để thu được món lợi khổng lồ, song song với việc khai thác tài nguyên bừa bãi, họ còn xả chất độc hại vào lòng đất, vào sông ngòi, vào không khí, làm ô nhiễm môi sinh, tác hại đến sức khỏe và gây bệnh tật cho nhiều người.

Hàng đệ tử Phật thể nghiệm giáo pháp Phật dạy, không tham lam, không làm những việc tác hại đến muôn loài, qua cách sống thiểu dục tri túc. Đó là cách sống hiểu biết và cao thượng, hạn chế tâm vị kỷ, không vì làm lợi cho riêng mình mà gây tổn hại đến người khác, đến các sinh vật khác, sống hài hòa với thiên nhiên, không phá hủy môi sinh, không khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, chỉ khai thác những gì thiết yếu và khai thác có mức độ, để thế hệ kế tiếp có thể tiếp tục được hưởng của cải thiên nhiên, chứ không để con em mình phải hứng chịu những tai họa khủng khiếp gọi là “Thiên nhiên nổi giận” như trận sóng thần chẳng hạn.

Thể hiện tinh thần Phật dạy về nếp sống hài hòa với thiên nhiên, những ngôi chùa ở một số quốc gia cũng như ở đất nước ta thường được xây dựng trên đồi núi, hay trong khu rừng. Đặc biệt hơn nữa, hiện nay nạn phá rừng tràn lan gây ra nhiều tác hại ở nhiều lãnh vực mà thế giới đang cảnh báo. Trong khi đó, nhà chùa đang ra sức gìn giữ, bảo hộ rừng và trồng rừng một cách tích cực và đạt được nhiều kết quả rất tốt. Những ngôi chùa với khu rừng thiền cây cối xanh tươi, ao hồ sạch đẹp, tỏa không khí trong lành và nếp sống an bình đã là thắng tích mà khách thập phương thường tìm đến để hưởng được sự thanh thản cho tâm hồn và sự khỏe mạnh cho thân thể. Có thể nói những đồi núi, rừng thiền của chùa chiền chính là lá phổi trong sạch của trái đất chúng ta, một trong những yếu tố vô cùng thiết yếu cho việc bảo vệ môi trường sinh thái trong thời đại quá nhiều nhiễm ô hiện nay.

Tóm lại, có thể thấy rõ Đức Phật là một nhà tiên phong trong lãnh vực bảo vệ môi trường sinh thái của trái đất này. Sống theo Phật là sống tỉnh giác và sống yêu thương muôn loài, cho nên hiểu rõ những gì nên làm và làm những gì lợi ích cho nhiều người mà không gây tổn hại đến người khác, đến môi trường sống của muôn loài. Thế giới sống tốt đẹp hoàn hảo như vậy được gọi là Tịnh độ mà tất cả đệ tử Phật đời đời kiếp kiếp tinh tấn xây dựng và bảo hộ cho chính mình an trú và cho mọi người, mọi loài cùng cộng tồn, cùng thăng hoa trong cuộc sống hạnh phúc, an lạc, hòa hợp, hòa bình và phát triển.

HT Thích Trí Quảng
(giacngo.vn)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6602)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân.
09/04/2013(Xem: 1062)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo.
09/04/2013(Xem: 8667)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 23045)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 15889)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 8743)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 12824)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
04/04/2013(Xem: 1109)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
01/04/2013(Xem: 4042)
Sau đây là một số lời Phật dạy đối chiếu với sự tìm hiểu của các nhà Khoa học: I )- Vi sinh vật, âm thanh 1)- Vi sinh vật: Khi Phật trông thấy các Tỳ-kheo dùng gáo múc nước sạch trong chum (lu, vại, khạp đựng nước) để uống, Ngài dạy: “Các ông phải niệm chú trước khi uống nước ấy, vì trong nước đó có nhiều sinh vật rất nhỏ bé”.Rồi Ngài dạy các Tỳ-kheo đọc câu chú: “Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha, Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha, Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha”.(Có sách lại ghi là “Án địa lị nhật lị sa ha”)Ngài dạy: “Mỗi lần uống nước đều nên đọc câu chú ấy ba lần để chúng-sanh nhỏ bé ấy được siêu thoát”.
01/04/2013(Xem: 5459)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567