TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN
BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
THIỆN PHÚC
Lo
Lo Âu:
1)(a): To be disturbed—Worried.
2)(n): Disturbance—Worry.
Lo Lắng: Anxious—Worried.
Lo Liệu: To make arrangements.
Lo Lót: Bribery.
Lo Ngại Cho Ai: To be concerned about someone.
Lo Nghĩ: To worry.
Lo Sợ Quá Đáng: Unduly worrying
Lo Xa: Worry about the future.
Lò Thiêu: Lò hỏa táng—Crematorium.
Loa:
1)Con ốc: A snail—A conch—Spiral.
2)Đinh ốc: Screw.
Loa Kế: Búi tóc hình xoắn ốc trên đầu của Phạm Thiên vương—Tuft of hair on Brahma’s head resembling a conch.
Loa Kế Phạm Chí: Tên của Phạm Vương và của Đức Phật—A name for Brahma, and for the Buddha—See Loa Kế Tiên Nhân.
Loa Kế Tiên Nhân: Trong tiền kiếp, Đức Phật là một vị Loa Kế Tiên Nhân tên là Thượng Xà Lê, trong khi ngài thiền định dài hạn, chim đã đến làm tổ trên búi tóc của ngài—A former incarnation of the Buddha, when a bird built its nest in his hair during his prolonged meditation.
Loa Phát: Tóc xoắn trên đỉnh đầu của Đức Phật, một trong 32 tướng hảo—The curly hair of the Buddha, one of the 32 good marks or characteristics.
** For more information, please see Tam Thập
Nhị Hảo Tướng Của Phật.
Lõa: Trần truồng—Naked.
Lõa Hình Ngoại Đạo: Nirgrantha (skt)—Một trong 20 phái ngoại đạo ở Thiên Trúc trong thời Phật còn tại thế, khổ hạnh trần truồng—Naked ascetics, one of the twenty heretic (non-Buddhist) sects in India at the time of the Buddha.
Loài Người: Humanity—Mankind—The human beings—The human race.
Loài Vật Đáng Thương: Poor animals.
Loại: Class—Species—To classify.
Loại Bỏ: To get rid of—To disqualify—To eliminate.
Loại Suy: Upamana (skt)—Upamanam (p)—Giải thích bằng cách so sánh sự giống nhau giữa vật nây với vật khác—Analogy or resemblance.
Loại Trí: Trí tuệ quán xét Tứ Đế của Dục giới gọi là Pháp Trí, ví với trí tục hay loại trí quán xét tứ đế của hai giới cao hơn là Sắc giới và Vô sắc giới—Knowledge which is of the same order, e.g. the four fundamental dogmas applicable on earth which are also extended to the higher realms of form and non-form.
Loạn: To be in disorder—To disturb—Perturb—Confusion—Rebelion.
Loạn Dâm: Incestuous.
Loạn Động: Pamada—Loạn động trái ngược với chánh niệm—Heedlessness—Disturbance—Distraction—Mental sloth as opposite of right mindfulness—Filth of the precepts in which intoxicating drinks are prescribed as tending to lead to pamada.
Loạn Hạnh: Disorderly conduct.
Loạn Lạc: Troubled times.
Loạn Luân: See Loạn dâm.
Loạn Tăng: A disorderly monk.
Loạn Tâm: Tâm niệm tán loạn, không trụ một nơi—A perturbed or confused mind—To disturb or unsettle the mind.
Loạn Thiện: Chúng sanh trong cõi dục giới đem tâm tán loạn làm thiện căn lễ Phật, tụng kinh—To disturb the good—The confused goodness of those who worship, etc., with divided mind.
Loạn Thuyết: Foolish talk.
Loạn Trí: To be deranged—Derangement of mind—To be mad.
Loạn Tưởng: Tư tưởng rối loạn, không định tĩnh—To think confusedly or improperly.
Loáng Thoáng: Vaguely.
Loạng Choạng: To stagger—To totter.
Loằng Ngoằng: In zigzags
Loanh Quanh: To go around—To be undecided.
Loay Quay: To be busy with something.
Loăng Quăng: See Loanh quanh.
Lọc Lừa: To choose carefully.
Lõi Đời: Experienced in life.
Lõm Bõm: To know very little.
Lọm Khọm: Worn out with old age.
Long: Naga (skt).
1)Loài rồng, loài bán chư Thiên, có thân dài không có chân, thuộc loài rắn dài, là một trong tám bộ chúng, có thần lực biến hóa mây mưa. Loài rồng nầy vào mùa xuân thì bay lên cõi trời, và về mùa đông thì ẩn sâu dưới đất—Dragons, a beneficent half-divine being, dragon-like, which means snake, serpent, one of the eight groups of demons with supernatural powers which can create clouds and rains. In the spring the Naga climbs into heaven and in winter lives deep in the earth—See Na Già and Thiên Long Bát Bộ.
2)Long hay Đại Long thường được dùng đồng nghĩa với Phật hay những vị Thánh đã vượt thoát khỏi luân hồi sanh tử—Naga or Maha-naga is often used as a synonym for the Buddha or for the sages who have matured beyond rebirth.
3)Theo nhiều truyền thống Phật giáo, rồng là chư Thiên hộ trì kinh pháp từ những cung điện nơi biển cả, như Kinh Hoa Nghiêm chẳng hạn, đã được chư Long Thần hộ trì vì lúc ấy thời cơ chưa chín muồi cho chúng sanh thu nhiếp lý kinh—In many Buddhist traditions the nagas are water deities who in their sea palaces guard Buddhist scriptures, the Avatamsaka Sutra, for example, has been placed in their care because humanity, at the time, has not yet ripe for their reception.
Long Bát: Bát khất thực của một vị Tăng sĩ, để nhận nước mưa (loài rồng giáng vào cái bát ấy)—A begging-bowl formerly used by a certain monk for obtaining rain, the dragon descending into his bowl.
Long Châu: Loại ngọc dưới hàm rồng—Dragon pearls; pearls below the dragon’s jaws; the sun or moon associated with the dragon and spring.
Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật:
1)Long Chủng Thượng Như Lai: Theo Trí Độ Luận, đây là Long Chủng Trí Tôn Vương Phật—According to the Maha-Prajna-Sastra, this is the Buddha of the race of honourable dragon kings.
2)Danh hiệu của Ngài Văn Thù Sư Lợi: A title of Manjusri.
Long Chương: Long Thư hay kinh điển, được gọi như vậy vì chữ Phạn giống với chữ Hán như hình thù của loài rắn hay rồng—Dragon books, i.e. the sutras, so called because the Sanskrit writing seemed to the Chinese to resemble the forms of snakes and dragons.
Long Cung:
1)Cung điện của Long Vương ở đáy biển (do thần lực của Long Vương biến hóa ra): The dragon palace; palaces of the dragon kings.
2)Long cung nơi Ngài Long Thọ Bồ Tát viết Kinh Hoa Nghiêm: The dragon palace in which Nagarjuna recited the Hua-Yen Ching.
Long Cung Bảo Tạng: Tàng kinh các nơi Long Cung của ngài Long Thọ Bồ Tát—A library of the sutras in the Dragon palace in the Nagarjuna’s palace.
Long Hà: Tên khác của sông Ni Liên Thiền—Another name for the river Nairanjana.
Long Hoa: The Dragon and the Flower.
Long Hoa Hội: Chúng hội của Đức Bồ Tát Di Lặc trong nội viện của cõi trời Đâu Suất (trong năm mươi sáu ức bảy nghìn vạn năm Đức Di Lặc sẽ ra đời ở cõi nầy). Ngài Di Lặc sẽ ngồi dưới gốc cây Long Thọ, nơi vười Hoa Lâm mà mở Pháp Hội để phổ độ cho cõi trời và cõi người. Vào ngày mồng tám tháng tư các tự viện hay thiết trai lấy nước ngũ hương tắm Phật, tổ chức hội Long Hoa, tượng trưng cho việc Đức Di Lặc hạ sanh—The assembly of Maitreya to whom he preached the Buddha-truth. The eighth of the fourth moon, an occasion when the images are washed with fragrant water, in connection with the expected Messiah.
Long Hoa Tăng chủ: The Dragon and the Flower Chief Monk.
Long Hoa Thụ: Naga-puspa or puspanaga (skt)—Bôn Già Na—Loại cây bông rồng, là cây Bồ Đề mà Ngài Di Lặc ngồi dưới gốc khi thành đạo—The dragon-flower tree, which will be the bodhi-tree of Maitreya, the Buddhist Messiah, when he comes to earth.
Long Hòa: Tên của một ngôi chùa cổ nổi tiếng, tọa lạc trong ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Đất, Vũng Tàu Bà Rịa, Nam Việt Nam. Theo tài liệu của chùa thì chùa được xây dựng vào năm 1797, cùng thời với đình Thần Long Thạnh. Chùa đã trải qua các đời truyền thừa: Tổ Tâm Thông Huệ Liễu, tổ Hải Hội Chánh Niệm (1834-1905), tổ Thanh Kế Huệ Đăng (1873-1953). Chùa được tổ Huệ Đăng trùng tu vào năm 1929. Sau đó các vị trụ trì thuộc phái Lâm Tế—Name of a famous ancient pagoda located in An Thạnh hamlet, An Ngãi village, Long Đất district, Bà Rịa Vũng Tàu, South Vietnam. According to the documents of the pagoda, it was built in 1797, at the same time with the communal house of Long Thạnh village. It came through generations: Patriarch Tâm Thông Huệ Liễu, Patriarch Hải Hội Chánh Niệm (1834-1905), Patriarch Thanh Kế Huệ Đăng (1873-1953). It was rebuilt by Patriarch Huệ Đăng in 1929, then headed by the successive patriarchs of the Lin-Chi Sect.
Long Hổ: Dragon and tiger.
Long Huê: Tên của một ngôi chùa cổ, tọa lạc trong quận Gò Vấp, thành phố Sài gòn, Nam Việt Nam. Chùa được xây từ thế kỷ thứ 18 bởi Tổ Nguyên Quán (pháp hiệu Đạo Thông, người xã Đại Hội, tỉnh Quảng Nam). Lúc đầu chùa chỉ là một cái am nhỏ làm nơi ở và tu hành cho tổ. Chùa được vua Gia Long ban tặng bản “Sắc Tứ Long Huê Tự.” Chùa còn có nhiều tên hiệu khác như “Sắc Tứ Huệ Long Tự,” và “Ngự Tứ Quan Long Tự.” Dưới triều vua Thành Thái, chùa được trùng tu lại khang trang rộng rãi. Kiến trúc chùa hiện nay là mô hình trùng tu năm 1966. Hiện chùa vẫn còn giữ bản “Sắc Tứ Long Huê Tự” đời Gia Long và một dấu triện bằng ngà voi có khắc chữ “Tự Đức năm thứ 24”—Name of an ancient pagoda, located in Gò Vấp district, Saigon City, South Vietnam. The pagoda was built in the eighteenth century by Patriarch Nguyên Quán (his Dharma name is Đạo Thông; he was from Đại Hội village, Quảng Nam province). At first, the pagoda was only a small temple where the Patriarch stayed and worshipped the Buddha. It was offered the “Royal Recognized Long Huê Pagoda” Board by King Gia Long. Its other name are “Royal Recognized Huệ Long Tự,” and “Ngự Tứ Quan Long Tự.” Under King Thành Thái’s reign, Long Huê Pagoda was rebuilt spaciously. The present structure results from the rebuilding in 1966. It still has conserved the “Royal Recognized Long Huê Pagoda” Board and an ivory sealon which are carved the words "T“enty-fourth year of King Tự Đức’s reign.”
Long Hưng:
1)Tên một ngôi chùa cổ nổi tiếng ở vùng Sông Bé, chùa tọa lạc trong xã Hòa Định, huyện Bến Cát, Nam Việt Nam. Chùa được Hòa Thượng Đạo Trung Thiện Hiếu dựng lên vào thế kỷ thứ 18. Hồi xưa chùa chỉ là một cái am tranh nhỏ. Đến năm 1794 được nhân dân địa phương xây thành ngôi chùa lớn, thường gọi là Chùa Tổ. Tổ Thiện Hiếu còn được gọi là “Tổ Đỉa.” Theo lời truyền thì sư trị được đỉa trong vùng “Bưng Đỉa” để dân địa phương xuống bưng làm ruộng, biến vùng đất bỏ hoang thành ruộng lúa trù phú—Name of a famous ancient pagoda, located in Hòa Định village, Bến Cát district, South Vietnam. Long Hưng pagoda was founded by Patriarch Đạo Trung Thiện Hiếu in the eighteenth century. Formerly it was a thatched temple then turned into a big pagoda by the local people in 1794. At that time people called it Patriarch Pagoda, and gave Patriarch Thiện Hiếu a nickname that is “Patriarch Leech.” It was said that Patriarch knew how to treat the leeches from the leech swamp in order to help the local people go to the leech swamp for tilling. The uncultivated land, therefore, was changed into the fetile rice fields.
2)Tên của một ngôi chùa tọa lạc trong xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, chùa cách thị xã Long Xuyên chừng 54 dậm. Chùa còn có tên là chùa Giồng Thành. Chùa được Hòa Thượng Minh Lý xây dựng vào năm 1875 và đã được trùng tu nhiều lần để thành ngôi chùa khang trang rộng lớn như hôm nay. Chùa được xây theo chữ “Song Hỷ” gồm 3 gian: Chánh Điện, Giảng Đường và Hậu Tổ—Name of a temple, located in Long Sơn village, Phú Tân district, An Giang province, about 54 miles from Long Xuyên town. It is also called Giồng Thành Temple. It was first built by Most Venerable Minh Lý in 1875 and has been rebuilt many times before it became a magnificient and splendid one seen nowadays. The temple has its structure in “Song Hỷ” style, comprising three buildings: the Main Hall, the Auditorium or Lecture Hall, and the Patriarch Hall.
Long Mãnh: See Nagarjuna.
Long Môn Thanh Viễn: Thiền sư Long Môn Thanh Viễn Phật Nhãn (?-1120)—Zen master Lung-Men-Ch’ing-Yuan-Fo-Yen.
·Thiền sư Trung Hoa, trước theo học luật; về sau, nhân đọc kinh Pháp Hoa đến đoạn “Thị pháp phi tư lương phân biệt chi sở năng giải (pháp nầy vượt ngoài lãnh vực của tư duy và phân biệt).” Điều nầy gây xúc động ở sư, nên sư kiếm giảng sư của mình và hỏi pháp siêu việt tri thức đó là gì. Giảng sư không soi sáng nổi cho sư, sư mới thấy rằng nghĩa học và danh tướng không phải là duyên cớ để giải quyết việc lớn sinh tử—Chinese Zen master who was first a student of Vinaya; later, when reading the Lotus Sutra, he came across the passage, “This Dharma is something that goes beyond the realm of thought and discrimination.’ This impressed him, so he came to his teacher and asked what was this Dharma transcending intelligence. The teacher failed to enlighten him, who then saw that mere learning and scholarship could not solve the ultimate problem of this existence subject to birth and death.
·Rồi sau đó Phật Nhãn du hành sang Nam để tham kiến Pháp Diễn (see Pháp Diễn Thiền Sư). Nhân khi đi xin ăn ngang qua xứ Lư Châu, trợt chân té nhào xuống. Trong cơn đau đớn, thoảng nghe hai người chữi lộn nhau, người đứng can bảo, “Vậy là tôi thấy hai ông vẫn còn ôm ấp những phiền não.” Tức thì sư tỉnh ngộ. Nhưng hễ khi sư có điều gì muốn hỏi Pháp Diễn thì Pháp Diễn cứ trả lời: “Ta không thể hơn ngươi; cứ tự mình mà hiểu lấy.” Có khi Pháp Diễn bảo: “Ta không hiểu; Ta không thể hơn ngươi.” Lối nhận xét ấy càng khiến cho Thanh Viễn muốn biết về Thiền. Sư nhất định nhờ Nguyên Lễ thủ tòa giải quyết vấn đề, nhưng Nguyên Lễ kéo tai sư vừa đi quanh lò lửa vừa báo ‘tốt hơn hết là ông cứ tự hiểu lấy.’ Thanh Viễn gằng giọng: “Nếu thật có Thiền sao không khui bí mật ra cho tôi? Thế mà ông lại lấy làm trò đùa sao?” Tuy nhiên, Lễ bảo sư: “Mai sau ông sẽ tỏ ngộ mới hay cái quanh co nầy.”—Fo-Yen now travelled south in order to see Fa-Yen of T’ai-P’ing. While begging through the country of Lu, he stumbled and fell on the ground. While suffering pain, he overheard two men railing at each other, when a third one who interceded remarked, ‘So I see the pasions stil cherished b both of you.’ He then had a kind of enlightenment. But to whatever questions he asked Fa-Yen, the answer was, ‘I cannot surpass you; the thing is to understand all by yourself.’ Sometimes Fa-Yen said, ‘I do not understand myself, and I cannot surpass you.’ This kind of remark incited Ch’ing-Yuan’s desire all the more to know about Zen. He decided get the matter settled by his senior monk Yuan-Li, but Li pulled him by the ear and going around the fire place kept on saying, ‘The best thing is to understand all by yourself.’ Ch’ing-Yuan insisted: ‘If there is really such a a thing as Zen, why not uncover the secret for me? Otherwise, I shall say it is all a trick.’ Li, however, told him: ‘Some day you will come to realize all that has been going on today between you and me.’
·Khi Pháp Diễn rời khỏi Thái Bình, Thanh Viễn từ giả ngài, và trải qua mùa kiết hạ ở Tương Sơn, ở đây sư kết bạn thâm giao với Linh Nguyên Thiền Sư. Bấy giờ Thanh Viễn xin chỉ giáo rằng: “Gần đây, tôi có biết một vị tôn túc ở đô thành, những lời của ngài hình như hợp với tri thức của tôi rất nhiều.” Nhưng Linh Nguyên khuyên sư hãy đến với Pháp Diễn, ngài vốn là vị tôn sư bậc nhất trong thiên hạ, và nói thêm rằng những ai mà lời nói nghe ra như dễ hiểu, họ chỉ là ông thầy tri giải chớ không phải là những Thiền sư thật sự—When Fa-Yen moved away from T’ai-P’ing, Ch’ing-Yuan left him, and spent the summer at Ching-Shan, where he got very well acquainted with Ling-Yuan. Ch’ing-Yuan now asked his advice, saying, ‘Lately, I have come to know of a master in the city whose sayings seem to suit my intelligence much better.’ But Ling-Yuan persuaded him to go to Fa-Yen who was the best of Zen masters of the day, adding that those whose words he seemed to understand best were merely teachers of philosophy and not real Zen masters.
·Thanh Viễn theo lời khuyên của bạn, trở về với thầy cũ. Vào một đêm lạnh, sư ngồi một mình và cố khêu sáng đống tro trong lò lửa thử xem có còn lại một chút than đỏ nào không, sư thấy tận dưới đống tro có một cục than nhỏ xíu bằng hạt đậu. Sư tự nhủ rằng lý của Thiền cũng tự khơi mở y như đào sâu xuống tảng đá của tâm thức. Sư đặt quyển sử Thiền gọi là Truyền Đăng Lục trên bàn, mở mắt nhìn vào tiểu sử của Phá Táo Đọa, bỗng dưng tâm trí khai thông mà được chứng ngộ—Ch’ing-Yuan followed his friend’s advice, and came back to is former master. One cold night he was sitting alone and tried to clear away the ashes in the fire-place to see if there were any piece of live charcoal left. One tiny piece as large as a pea happened to be discovered way down in the ashes. He then reflected the truth of Zen would also reveal itself as one dug down the rock-bed of consciousness. He took up the history of Zen known as the Transmission of the Lamp from his desk, and his eye fell upon the story of the P’o-Tsao-To (broken range), which unexpectedly opened his mind to a state of enlightenment.
·Sau khi đại ngộ, sư làm một bài kệ như sau—After this great enlightenment, he composed the below verse:
Chim rừng hót líu lo
Khoát áo ngồi đêm thâu
Khơi lửa, bình sinh tỏ
Quẩn trí thành bếp đổ.
Việc sáng nhưng người mù
Khúc nhạc ai hòa ca
Nghĩ đến khăng khăng nhớ
Cửa mở, ít người qua.
(Điêu điêu lâm điểu đề
Phi y chung dạ tọa
Bát hỏa ngộ bình sinh
Sự hạo nhân tự mê
Khúc đạm tùy năng họa
Niệm chi vĩnh bất vong
Môn khai thiểu nhân quá).
The birds are too-tooing in the woods,
with the garment covered up
I sit alone all night.
A tiny piece of live charcoal deeply
buried in the ashes tells the secret of life:
The cooking range is broken to pieces
when the spirit knows where to return.
Revealed everywhere shines the truth,
but men see it not, confused is the mind;
Simple though the melody is,
who can appreciate it?
Thinking of it,
long will its memory abide with me;
Wide open is the gate,
but how lonely the scene!
Sư thị tịch năm 1120—He passed away in 1120.
Long Nhiễu: Tên một ngôi chùa tọa lạc trong thị trấn Thủ Đức, huyện Thủ Đức, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được khai sơn từ cuối thế kỷ thứ 19, là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của thành phố Sài Gòn. Kiến trúc chùa hiện nay là được xây vào năm 1968. Trong chùa có nhiều tượng cổ, trong đó có tượng Hộ Pháp cao 1 mét 7—Name of a temple located in Thủ Đức town, Thủ Đức district, Sài Gòn City, South Vietnam. Long Nhiễu Pagoda was founded in the late nineteenth century. It is one of the famous ancient pagoda of Saigon City. It has still kept a lot of old statues. The present architecture results from the construction in 1968. There are many old statues, including the statue of Dharma Guardian, 1.7 meters high.
Long Nữ: Nagakanya (skt)—Người con gái của Long Vương Sa Kiệt La dưới đáy biển; Long Nữ được Đức Phật nói đến trong Kinh Pháp Hoa, dù là nữ và mới có 8 tuổi, nàng đã thành Phật—Dragon-maid—A naga maiden, daughter of sagar-nagaraja, the dragon king at the bottom of the ocean; she is presented in the Lotus sutra, though a female and only eight years old, as instantly becoming a Buddha, under the tuition of Manjusri.
Long Nữ Thành Phật: A Naga maiden becomes a Buddha—See Long Nữ.
Long Phấn Tấn Tam Muội: Phép tam muội long phấn tấn. Sức của tam muội nầy mau lẹ, dũng mãnh như sức mạnh của loài rồng, hiện ra uy lực rất dũng mãnh—A samadhi powerful like the dragon; abstract meditation which results in great spiritual power.
Long Phương: The dragon-quarter.
Long Quân: See Nagasena in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Long Tạng: Long Tạng Các (thư viện), trước kia ở chùa Long Hưng tại Trường An, Trung Quốc—The Dragon treasury or library, formerly in the Lung-Hsing monastery at Ch’ang-An, China.
Long Tế Thiệu Tu Thiền Sư: Zen master Long-Ji-Shao-Xiu—See Thiệu Tu Long Tế Thiền Sư.
Long Thang: Hoàng Long Thang—Súp rồng, một vị thuốc chế ra từ phân và nước tiểu của người và gia súc, dùng cho cả Tăng lẫn tục—Dragon soup, a purgative concocted of human and animal urine and excrement.
Long Thạnh: Tên của một ngôi chùa cổ tọa lạc tại quận Bình Chánh, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được Hòa Thượng Trí Nghiêm xây vào thế kỷ thứ 18. Trước năm 1945, chùa bị hoàn toàn sụp đổ. Đến năm 1959, Hòa Thượng Bửu Ý xây cất lại trên một khuôn viên nhỏ hơn. Trong Chánh điện có tượng Phật A Di Đà bằng gỗ mít, cao một thước ba, tòa sen cao 33 phân. Trong chùa còn có đại hồng chung cao một thước, đường kính nửa thước, được đúc dưới thời Tổ Từ Nhượng—Name of an ancient pagoda located in Bình Chánh district, Saigon City, South Vietnam. It was established in the eighteenth century by Most Venerable Trí Tâm. It was completely destroyed by 1945. In 1959, Most Venerable Bửu Ý rebuilt in a small scale. In the Main Hall, there is a statue of Amitabha Buddha, made of jacktree wood, 1.3 meters high, the lotus pedestal is .33 meter high. There is also a great bell, 1 meter high, 0.5 meter in diameter, cast in the Patriarch Từ Nhượng’s period.
Long Thần: Long chúng, một trong tám bộ chúng—A dragon-god or spirit—Dragon Deity, one of the eight groups of demons.
** For more information, please see Thiên
Long Bát Bộ.
Long Thiên:
1)Rồng và Trời hay Long chúng và Thiên chúng: Dragon king and Devas—See Thiên Long Bát Bộ.
2)Long Thọ Bồ Tát: Nagarjuna Bodhisattva.
3)Thiên Thân Bồ Tát: Vasubandhu Bodhisattva.
Long Thiên Bát Bộ: See Thiên Long Bát Bộ.
Long Thiền: Tên một ngôi cổ tự, tọa lạc bên bờ sông Đồng Nai, thuộc ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, Nam Việt Nam. Chùa được dựng lên từ năm 1664. Theo bộ “Thiền Sư Việt Nam” của Hòa Thượng Thiền Sư Thích Thanh Từ, chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 17, do Hòa Thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn (đời thứ 34 phái Lâm Tế). Hiện tại vị trụ trì là Hòa Thượng Thích Huệ Thành, nguyên là Tăng Thống Phật Giáo Truyền Thống Việt Nam—Name of a famous ancient pagoda, located on the bank of Đồng Nai River, in Bửu Hòa quarter, Biên Hòa City, South Vietnam. The pagoda was built in 1664. According to “Thiền Sư Việt Nam” composed by Ch’an Master Thích Thanh Từ, the pagoda was built in the late 17 century by disciple of Most Venerable Thành Nhạc Ấn Sơn (from the 34th generation of the Lin-Chi Sect). Presently Most Venerable Thích Huệ Thành is Head of Long Thiền Pagoda. He was the Chairman of Vietnamese Traditional Buddhism.
Long Thọ: Nagarjuna (skt).
1)Cây Long Thọ: The dragon-arjuna tree.
2)Long Thọ Bồ Tát: Theo truyền thuyết thì vào thế kỷ thứ ba, ngài Long Thọ du hành xuống Long cung để chép kinh Hoa Nghiêm. Theo một truyền thuyết khác thì Ngài đã tìm thấy kinh nầy trong một tu viện bỏ hoang. Ngài là tổ thứ 14 của dòng Thiền Ấn Độ, là sơ tổ của phái Trung Quán hay Tam Luận và Tịnh Độ tông—According to one legend, in the 3rd century, Nagarjuna travelled to the sea dragon’s palace beneath the ocean to retrieve the Avatamsaka Sutra. According to another legend, he discovered the sutra in an abandoned monastery. Nagarjuna was the fourteenth patriarch of Indian Zen. He was the founder and first patriarch of the Madhyamika (Middle Way) school, also the founder of the Pure Land Sect (Salvation School)—See Nagarjuna, and Bát Bất Trung Đạo.
Long Thọ Bồ Tát: Bodhisattva Nagarjuna—See Nagarjuna.
Long Thơ Tịnh Độ: Lung-Shu Jing-Tu—Long Thơ Tịnh Độ (được viết bởi Vương Nhật Hưu) khuyên dạy về phép tu Niệm Phật. Đây là một trong những quyển sách quan trọng nhất về hoằng dương Tịnh Độ—Pureland Dragon Poetry (written by Wang-Jih-Hsiu) which taught and advised others the cultivated pathof Buddha Recitation. This Buddhist text was one of the most important books in propagating Pureland Buddhism—See Vương Nhật Hưu.
Long Trọng: Solemnly.
Long Tượng: Naga (skt).
1)Loài rồng và loài voi: Để chỉ sự dũng mãnh và đại lực của các vị đại Thánh, chư Bồ Tát hay chư Phật—Dragon-elephant, or dragon and elephant, i.e. great saints, Buddhas, Bodhisattvas.
2)Loài voi to lớn: A large elephant is called a dragon elephant.
3)Sự kính trọng dành cho một vị Tăng: A respect applied to a monk.
Long Vương: Nagaraja (skt)—Vị vua rồng, ngự trị nơi sông, hồ, biển cả—Dragon king, a title for the tutelary deity of a lake, river, sea, and other places—See Long.
Lóng Cóng: Trembling.
Lóng Lánh: To glint (in the water).
Lóng Ngóng: To be waiting for something.
Lóng Xuống: To settle down.
Lòng: Heart—Mind—Soul.
Lòng Bàn Chân: Soles of the feet.
Lòng Can Đảm: Courage.
Lòng Chân Thật: Frankness.
Lòng Dạ: Heart.
Lòng Dục: Lusts of the flesh.
Lòng Ghen: Jealousy.
Lòng Ham Muốn: Desire—Wish.
Lòng Hăng Hái: Enthusiasm.
Lòng Hiếu Thảo: piety.
Lòng Hy Sinh: Self-sacrifice.
Lòng Ích Kỷ Tham Dục: Selfish-craving.
Lòng Mê Muội Đảo Điên: Topsyturvy.
Lòng Mộ Đạo: Devotion.
Lòng Nhân: Charity.
Lòng Nhân Từ: Humanity—Compassion.
Lòng Nhẫn Nại: Patience.
Lòng Rộng Rãi: Generosity.
Lòng Tham Vi Tế: Deep-seated (subtle or profound) greed.
Lòng Thành: Sincerity—Honesty.
Lòng Thương Hại: Commiseration—Pity—Compassion.
Lòng Tốt: Kindness—Kind heart.
Lòng Trắc Ẩn: Compassion—Pity.
Lòng Trung Thành: Loyalty—Faithfulness.
Lòng Trung Tín: See Lòng trung thành.
Lòng Từ: See Từ.
Lòng Tự Ái: Pride—To hurt someone’s pride—Chạm lòng tự ái của ai.
Lòng Vàng: Heart of gold.
Lòng Vị Tha: Altruism
Lỏng Bỏng: Watery.
Lố Bịch: Ridiculous.
Lỗ: Ngu khờ—Stupid—Vulgar.
Lỗ Chỗ: Full of holes.
Lỗ Đa: Ruta (skt)—Tiếng nói lớn—A loud sound, or voice.
Lỗ Đạt La:
1)Rudra (skt)—Lao Đạt La, hay Lỗ Nại La, nghĩa là bạo ác hay cực kỳ xấu ác—Terribly evil—Awful—Terrible.
2)Tên khác của Tự Tại Thiên: Another name for Mahesvara.
Lỗ La Bà: Raurava (skt)—Hiệu Kiếu Địa Ngục—See Địa Ngục (A) (a) (4).
Lỗ Vốn: To sell at a loss.
Lộ:
1)Đường xá: Road—Street—Way.
2)Sương mai: Dew—Dewy.
3)Tiết lộ: To disclose—To reveal.
4)Tượng trưng cho sự ngắn ngủi vô thường: Symbol of transience.
Lộ Ca: Loka (skt)—Còn gọi là Lộ Già—Thế gian—The world, a region or realm, a division of the universe.
Lộ Ca Bị: Lokavit or Lokavid (skt)—Còn gọi là Lộ Già Bị, dịch là “Tri Thế Gian,” hay “Thế Gian Giải,” một trong mười danh hiệu của Đức Phật—He who knows, or interprets the world, one of the ten titles of the Buddha.
Lộ Ca Da Để Ca: Lokayatika (skt)—Còn gọi là Lô Kha Da Chi, Lộ Già Da, Lộ Già Da Đà, dịch là “Thuận Thế. Lăng Già Kinh, tứ quyển và thất quyển gọi là “Ác Luận” và “Thế Luận” hay là ngoại đạo, những kẻ không tin tưởng Phật giáo, những kẻ thuận theo thế tục, từ suy nghĩ, đến nói năng hành động—A materialist, follower of the Carvaka system, atheist, unbeliver; interpreted as worldly, epicurean, the soul perishes with the body, and the pleasures of the senses are the highest good.
Lộ Ca Na Tha: Lokajyestha or Lokanatha (skt)—Dịch là Thế Tôn, danh hiệu của Phạm Thiên và của Đức Phật—Most excellent of the world, lord of the world, epithet of Brahma and of a Buddha.
Lộ Chân Tướng: To show one’s true characteristics.
Lộ Diện: To show one’s face.
Lộ Địa: Sương trên đất—Dewy ground—Like dew on the ground—Bare ground.
Lộ Già Bị: Lokavit or Lokavid (skt)—See Lộ Ca Bị.
Lộ Già Đa: Lohita (skt)—Màu đỏ hay màu đồng—Red, copper-coloured.
Lộ Già Kỳ Dạ: Lokageya (skt)—Dịch là “trùng tụng,” hay tụng, là một trong 12 bộ kinh trong kinh điển Phật giáo—Interpreted as repetition in verse, but also as signing also as signing after common fashion.
Lộ Hạ: Loha (skt)—Kim loại, kể chung đồng vàng hay sắt—Copper, gold, or iron, etc.
Lộ Hình: Trần truồng như nhóm ngoại đạo Ni Kiền Tử—To expose form (appearance), naked, i.e. the Nirgrantha ascetics.
Lộ Liễu: Obvious—Conspicious.
Lộ Mệnh: Cuộc sống ngắn ngủi như sương—Dew-like life.
Lộ Ngưu: Theo Kinh Pháp Hoa, đại ngưu bạch xa được Phật dùng để ám chỉ Đại Thừa—According to the Lotus Sutra, the great white ox and ox-cart revealed in the open, i.e. the Mahayana.
Lộ Tẩy: To show one’ true character or intention of something.
Lộ Thân: To expose appearance.
Lộ Vẻ Vui Mừng Hớn Hở: To show one’s face of radiant and beaming with joy.
Lộc:
1)Cái lọc nước: Filter.
2)Con nai: Mrga (skt)—A deer.
3)Lọc nước: To strain.
Lộc Dã Viên: Mrgadava (skt)—Còn gọi là Lộc Dã Uyển, Tiên Nhân Đoạn Xứ, Tiên Nhân Lộc Viên, Tiên Nhân Luận Xứ, Tiên Nhân Trụ Xư. Đây là nơi an cư kiết hạ nổi tiếng cũa Đức Phật, nơi mà Ngài đã thuyết bài pháp và thu nhận năm đệ tử đầu tiên. Tông Thiên Thai cho rằng đây là nơi mà trong 12 năm đầu Đức Phật đã thuyết những bộ kinh A Hàm. Khu vực nầy bây giờ gọi là Sanarth, gần thành Ba La Nại—The park, abode, or retreat of wise men, whose resort it formed; a famous park north-east of Varanasi, a favourite resort of Sakyamuni. The modern Sarnath, or Saranganatha, near Benares. This is the place where the Buddha reputed to have his first sermon and converted his first five disciples. T’ien-T’ai also counts it as the scene of the second period of his teaching, when during twelve years he delivered the Agama sutras—See Lộc Uyển.
Lộc Giác: Sừng hươu—Antlers of a deer.
Lộc Giới: Ngoại đạo tìm giải thoát bằng cách sống khổ hạnh như loài hươu—Deer morals, i.e. to live, as some ascetics; heretics who sought salvation by living like deer.
**For more information, please see Cẩu Giới,
and Ngưu Giới.
Lộc Hình Thần: Mrganka—The spirit with marks or form like a deer.
Lộc Nhung: Tender horn of a deer.
Lộc Thủy Đái: Túi lọc nước của du tăng, dùng để lọc những sinh vật nhỏ li ti trong nước—A monk’s filtering bag to strain off living creatures.
Lộc Thủy Nang: See Lộc Thủy Đái.
Lộc Tiên: Phật Thích Ca cũng từng là một Hươu Vương. Ngài và Đề Bà Đạt Đa cả hai đã từng là “Lộc Tiên” trong tiền kiếp—Sakyamuni as royal stag. He and Devadatta had both been deer in a previous incarnation.
Lộc Uyển: Sarnath, or Mrgadava (skt)—Migadaya (p)—Mrgadava có nghĩa là “Vườn Nai” hay Vườn Lộc Uyển, một trong bốn nơi thiêng liêng của đạo Phật, nơi Đức Phật thuyết thời pháp đầu tiên (Kinh Chuyển Pháp Luân) cho năm đệ tử đầu tiên của Ngài và cũng là nơi thành lập giáo đoàn Phật giáo đầu tiên, nằm bên ngoài thành Ba La Nại. Tên cũ là Rsipatana, tên mới là Sarnath, cách thành Ba La Nại chừng bảy dậm, trong tiểu bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ. Lộc Uyển là nơi đánh dấu sự ra đời của đạo Phật, do đó nơi đây trở thành một trung tâm lớn của các hoạt động Phật giáo trong suốt hơn một ngàn năm trăm năm sau ngày Phật nhập diệt. Đây cũng là nơi mà Đức Phật trải qua mùa an cư kiết hạ đầu tiên. Theo Giáo Sư P.V. Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, các dòng chữ khác trên các bia đá, gọi nơi nầy là “Tu Viện Sơ Chuyển Pháp Luân” (Saddharmacakra-pravartana vihara), đây là cái tên mà các nhà văn Phật giáo thời xưa vẫn thường xử dụng. Dù rằng người ta không được biết nhiều về lịch sử Lộc Uyển trong các thế kỷ đầu tiên của Phật giáo, nhưng địa danh nầy đã trở nên nổi tiếng như các thánh địa Phật giáo khác kể từ thời vua A Dục. Ông vua thánh thiện nầy đã dựng lên một loạt tu viện, kể cả một trụ đá có ghi khắc một chỉ dụ cấm các Tăng Ni chia rẽ trong giáo hội. Các nhà hành hương Trung Quốc là Pháp Hiển và Huyền Trang đã lần lượt đến chiêm bái nơi nầy vào thế kỷ thứ năm và thứ bảy sau Tây lịch, họ đã để lại cho chúng ta những chi tiết có giá trị về địa điểm quan trọng nầy. Các di tích của Lộc Uyển trải ra trên một diện tích rộng. Các nhà khảo cổ đã thực hiện nhiều cuộc khai quật tại đây và đã phơi bày ra ánh sáng một số công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt mỹ. Trên đường đến đây từ thành Ba La Nại (Banares), điểm đập vào mắt người ta trước tiên là một gò cao xây bằng gạch, tên địa phương là Chaukhandi, trên chóp có một ngọn tháp hình bát giác. Đây là di tích của một ngọn tháp đặt trên một bệ cao, dựng lên để ghi dấu nơi Đức Phật trên đường đi từ Gaya đến Isipatana, đã gặp lại năm người bạn đồng tu trước kia và những người nầy sau đó đã được Ngài hóa độ để theo Chánh Pháp. Cách nửa dặm về phía Bắc là cảnh vườn Lộc Uyển, nơi đã có nhiều công trình kiến trúc nguy nga trong những ngày cực thịnh xa xưa. Tất cả bây giờ chỉ là những phế tích đổ nát, ngoại trừ ngôi tháp biến dạng Dhamekh đang vươn cao đỉnh nhọn lên khỏi vùng xung quanh gần 45 mét. Các công trình kiến trúc nầy được thực hiện vào các thời đại khác nhau, mà công trình sớm nhất có từ thời vua A Dục. Dù đã bị biến dạng nhưng tháp Dhamekh vẫn còn có độ cao 143 bộ Anh tính từ đáy. Đây quả là một kiến trúc kiên cố, xây bằng những tảng đá lớn ở tầng dưới, và bằng gạch ở các tầng trên. Tháp có hình lăng trụ, ở phần dưới có tám chỗ lồi ra, mỗi chỗ lồi ra là một bệ thờ với một pho tượng bên trong. Ngoài những phế tích đổ nát và di tích của thời quá khứ ra, còn có một địa điểm đáng được chú ý ngày nay, đó là nơi được Hội Đại Bồ Đề xây dựng để trang bị cho tu viện Mulagandhakuti nhằm mục đích thờ các xá lợi Phật tìm thấy ở Taksasila—Mrgadava literally means Deer Park, one of the four important sacred places of Buddhism, the place where the Buddha preached his first sermon, Dharmacakrapravartana-Sutra or Setting in Motion of the Wheel of the Law. to his first five disciples and where foundation of Buddhist Order was laid, located outside of Benares. Its ancient name is Rsipatana (skt) or Isipatana (p), the modern name is sarnath, situated at a distance of about seven miles from the present-day city of Benares or Varanasi, in the Uttar Pradesh state of northern India. Sarnath marks the birth of the religion of the Gautama Buddha. Hence it became a great center of Buddhist activities and remained so for more than fifteen hundred years after the death of the Buddha. This is also the place where the Buddha spent his first rainy season retreat. According to Prof. P.V. Bapat in The Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, the inscription on the stone pillars refer to the site as the “Monastery of the Turning of the Wheel of Righteousness” (Saddharmacakra-pravartana vihara) by which name this sacred place was known to ancient Buddhist writers. Though very little is known of the history of the Deer Park during the early centuries of Buddhism, the place acquires celebrity, like the other holy places of Buddhism, from the time of Asoka. This saintly monarch erected a series of monuments including a pillar inscribed with an edict warning the resident monks and nuns against creating schisms in the temple. The Chinese pilgrims, Fa-Hsien and Hsuan-Tsang, visited the place in the fifth and seventh centuries A.D. respectively, and left us valuable information regarding this important site. The ruins of Sarnath cover an extensive area. The archaeologists have excavated at the site a number of interesting monuments and sculptures of exquisite beauty from Banares, the first landmark that attracts the eye is a lofty mound of brickwork, locally known as the Chaukhandi, surmounted by an octagonal tower at the top. The mound represents the ruins of a stupa on a terraced basement erected to mark the spot where the Buddha, on his way from Gaya to Ispatana, first met his five former comrades who were soon to become coverts to his Faith. Half a mile to the north is the site of the Deer Park, which must have had imposing buildings in the days of its gloriness. All is now in ruins, except a battered structure, the Dhamekh stupa, which rears its head to a height of nearly 150 feet above the surrounding country. These constructions belong to different periods, the earliest going back to the days of Asoka. Although the Dhamekh is battered by time, it still stands 143 feet high from its original foundations. Indeed, it is a solid structure, built of massive blocks of stone at the lower stage and of brick. It is of cylindrical shape and is relieved in the lower section by eight projecting bays, each with a large altar platform containing an image. Besides the ruins and relics of the past, a place of modern interest is furnished by the Mulagandhakuti Vihara, erected by the Mahabodhi Society where are enshrined certain Buddhist relics discovered at Taksasila, Nagarjunakonda and Mirpur-khas in Sindh.
** For more information, please see Lộc Dã
Viên, and Tứ Động Tâm in Vietnamese-
English Section.
Lộc Xa: Lộc xa là một trong ba loại xe mà Kinh Pháp Hoa đã nói đến, ám chỉ “độc giác,” hay những vị một mình ẩn cư tu tập—Deer carts, one of the three kinds of vehicles referred to in the Lotus Sutra, implied pratyeka-buddhas, the medium kind—See Duyên Giác.
Lôi: Garjita (skt)—Thunder—Thundering.
Lôi Cuốn: To attract
Lôi Đình: To be in a thundering rage.
Lôi Thần: God of thunder.
Lôi Thôi: Untidy—Careless.
Lối:
1)Manner—Way—Method.
2)About—Approximately.
3)Proud—Haughty—To give oneself airs.
4)Path—Way.
Lối Sống: Way of life.
Lối Sống Đạo Thật Sự: A real religious way of living.
Lối Sống Thế Tục: Worldly life.
Lối Tu:
1)Phương pháp tu: Manner (way or method) of cultivation.
2)Pháp môn tu: Dharmar-door of cultivation.
Lồi Lõm: Convex and Concave.
Lỗi: Fault.
Những lời Phật dạy về “Lỗi” trong kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Fault” in the Dharmapada Sutra:
1)Thấy lỗi nguời thì dễ, thấy lỗi mình mới khó. Lỗi người ta cố phanh tìm như tìm thóc trong gạo, còn lỗi mình ta cố che dấu như kẻ cờ gian bạc lận thu dấu quân bài—It is easy to see the faults of others, but it is difficult to perceive our own faults. A man winnows his neighbor’s faults like chaff, but hides his own, as a dishonest gambler conceals a losing dice (Dharmapada 252).
2)Nếu thấy lỗi người thì tâm ta dễ sinh nóng giận mà phiền não tăng thêm, nếu bỏ đi thì phiền não cũng xa lánh—He who sees others’ faults, is easy to get irritable and increases afflictions. If we abandon such a habit, afflictions will also be gone (Dharmapda 253).
3)Lỗi biết rằng lỗi, không lỗi biết rằng không lỗi, giữ tâm chánh kiến ấy, đường lành thấy chẳng xa—Those who perceive wrong as wrong and what is right as right, such men, embracing right views and go to the blissful state (Dharmapada 319).
Lỗi Đạo: To fail to complete one’s filial duty toward parents.
Lỗi Hẹn: To break an appointment.
Lỗi Lạc: To be remarkably talented.
Lỗi Lầm: Mistake—Error—Fault.
Lỗi Nặng: Grave sins.
Lỗi Nhẹ: Slight mistake.
Lỗi Thời: Outmoded—Old fashioned.
Lội Ngược Dòng Sinh Tử Đáo Bỉ Ngạn: To flow upwards against the stream of transmigration to parinirvana.
Lộn:
1)To mistake—To confuse.
2)Wrong.
Lộn Xộn: Confused—Chaotic—Disorder.
Lông Rùa Sừng Thỏ: Tortoise (turtle’s) hairs and rabbit horns (no such things really exist).
Lồng Lộn: To be excited.
Lồng Lộng: Immense—High and large.
Lơ Là: Negligent—Indifferent.
Lơ Lửng: Hanging in mid air.
Lơ Mơ: Vague.
Lờ Khờ: Stupid.
Lờ Mờ: Obscure and ambiguous.
Lỡ Dịp: To lose (miss) an opportunity.
Lỡ Lầm: To be at fault—To be mistaken.
Lỡ Lời: To blurt out a word.
Lỡ Tay: To be clumsy with one’s hands.
Lỡ Thời: To have passed the marriageable age.
Lời: Vaci (p)—Vaca (skt)—Ngôn từ—Word—Speech.
Lời An Ủi: Comforting words—Words of comfort.
Lời Ăn Tiếng Nói: Spoken words—Language.
Lời Cầu Nguyện Tốt: A wholesome prayer.
Lời Dặn: Instructions.
Lời Dịu Dàng: Fair (sweet) words.
Lời Đường Mật: Honeyed words.
Lời Hấp Hối: Dying words.
Lời Hứa: Promise.
Lời Hứa Hão: Empty promise.
Lời Khen: Compliment.
Lời Khiển Trách: Words of reproach.
Lời Khuyên: Advice.
Lời Mời: Invitation.
Lời Nguyền Rủa: Curse.
Lời Nguyện: A vow.
Lời Nói: Words.
Lời Nói Danh Dự: Words of honor.
Lời Nói Đầu: Foreword—Preface.
Lời Nói Thêu Dệt: Malicious gossip.
Lời Phật Dạy: Lời của Phật là lời của một bậc Tĩnh Thức: “Chớ làm các điều ác, nên làm những việc lành, giữ tâm ý thanh sạch.” Đó là lời chư Phật dạy. Lời Phật dạy dễ đến độ đứa trẻ lên ba cũng nói được, nhưng khó đến độ cụ già 80 cũng không thực hành nỗi—Teaching of the Buddha—Teaching of the Awakened One: “Not to commit any sin, to do good, to purify one’s mind.” Buddha’s teaching is so easy to speak about, but very difficult to put into practice. The Buddha’s teaching is so easy that a child of three knows how to speak, but it is so difficult that even an old man of eighty finds it difficult to practice.
Lời Phê Bình: Comment.
Lời Tha Thiết: Earnest words.
Lời Thách Đố: Challenge.
Lời Thề: Oath.
Lời Thô Tục: Foul language—Coarse language—Bad language.
Lời Tiên Tri: Prophecy.
Lời Trối: Last words of a dead person.
Lời Tục Tỉu: See Lời Thô tục.
Lời Từ Giả: Farewell words.
Lời Từ Huấn: Compassionate teachings.
Lời Văn Phát Nguyện: Compositions of vows.
Lợi:
1)Patu or tiksna (skt)—Clever—Sharp—Keen.
2)Hita (p & skt)—Gain—Profit—Benfit—Advantage—Profitable—Beneficial—Interest .
Lợi Ba Ba: Revata or Raivata (skt)—Li Ba Đa—Lê Bà Đa.
1)Một vị ẩn sĩ Bà La Môn, là đệ tử của Đức Phật Thích Ca, về sau đắc thành Phổ Minh Như Lai: A Brahman hermit; one of the disciples of Sakyamuni, to be reborn as Samanta-prabhasa.
2)Vị chủ trì Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lần hai: President of the second synod, a native of Sankasya.
3)Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill, Lợi Ba Ba là vị đương thời với vua A Dục, được nói đến trong lần kết tập kinh điển lần thứ ba: According to Eitel in the Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, composed by Professor Soothill, Revata, a contemporary of Asoka, mentioned in connection with the third synod.
Lợi Biện: Sự biện biệt nhanh lẹ, một trong bảy đặc tính của Bồ Tát—Sharp and keen discrimination, or ratiocination, one of the seven characteristics of the Bodhisattva.
Lợi Căn: Sự sắc xảo lanh lợi của ngũ căn—Keen—Able—Sharpness-Cleverness—Intelligence—Natural power—Endowment—Possessed of powers of the panca-indryani or the five sense-organs.
Lợi Căn Và Độn Căn: Keen faculties and dull faculties.
Lợi Diệu: The wonder of Buddha’s blessing, in opening the minds of all to enter the Buddha-enlightenment.
Lợi Dụng: To advantage of someone.
Lợi Dưỡng: Lấy lợi để nuôi thân (lấy thức ăn thức uống mà nuôi thân hơn là lấy pháp để tu hành, hay những người xuất gia tu cốt được tiếng tăm, chứ không phải vì mục đích giải thoát)—To nourish oneself by gain, not to cultivate to attain emancipation.
Lợi Dưỡng Phược: Phiền trược vì tham lam ích kỷ, một trong hai phiền trược, lợi và danh—The bond of selfish greed, one of the two bonds, gain and fame.
Lợi Hại:
1)Profit and loss—Advantage and disadvantage.
2)Dangerous.
Lợi Hành Nhiếp: Sangraha-vastu (skt)—Nhiếp phục thân khẩu ý của chúng sanh, một trong tứ nhiếp pháp—The drawing of all beings to Buddhism through blessing them by deeds, words and will; one of the four ways of leading human beings to emancipation or four means of integration.
** For more information, please see Tứ Nhiếp
Pháp.
Lợi Ích: Advantage—Benefit—Aid—To bless.
Lợi Ích Cá Nhân: Personal advantage
Lợi Ích Về Tâm Lý: Psychological help.
Lợi Kiếm: Lưỡi kiếm bén nhọn, dùng theo nghĩa bóng ám chỉ trí tuệ, sự tư duy, hay hàng ma lực của Đức Phật A Di Đà và Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát—A sharp sword, used figuratively for Amitabha and Manjusri, indicating wisdom, discrimination, or power over evil.
Lợi Kỷ: To think too much of one’s own interests—Selfish.
Lợi Lạc: Lợi ích và an lạc. Lợi ích của đời sau thì gọi là lợi; lợi ích của đời nay thì gọi là lạc (lợi và lạc tuy có khác nhau nhưng cùng một thể)—Blessing and joy—The blessing being for the future life, the joy for the present, or aid for salvation and the joy of it.
Lợi Lạc Hữu Tình: Mang lại lợi ích cho chúng sanh, khiến họ được vui sướng an lạc. Đây là hạnh tu của một vị Bồ Tát—To bless and to give joy to the living, or sentient, the work of a bodhisattva.
Lợi Lộc: Gain—Profit.
Lợi Nhân: Làm lợi cho người—To benefit or profit men.
Lợi Nhuận: Profit.
Lợi Sanh: Làm lợi lạc cho hết thảy chúng sanh, không giới hạn vào con người hay chúng sanh trên trần thế nầy mà thôi—To benefit all beings (all he living), which is not limited to men or this earth life.
Lợi Sử: Thể tính sắc xảo lanh lợi hay kiến hoặc như “ngã kiến” cho rằng tự ngã và những ý tưởng là thật, đây là một trong ngũ lợi sử—The sharp or clever envoy, i.e. the chief illusion of regarding the ego and its experiences and ideas as real, one of the five chief illusions.
Lợi Tha: Parahita (skt)—Benefitting others.
·Làm lợi hay mang lại lợi ích cho tha nhân (người khác). Nghĩ đến hạnh phúc và lợi lạc của người khác: To benefit others—To think about the happiness and well-being of others.
·Để làm lợi lạc cho chúng sanh, chư vị Bồ Tát mang lấy nhiều hình tướng khác nhau: In order to benefit other people the Bodhisatvas assume various forms.
Lợi Tha Nhứt Tâm: Tâm Phật là tâm chuyên nhứt làm lợi cho chúng sanh—With single mind to help others—The Buddha’s mind.
Lợi Thế: To be on the safe side.
Lợi Tiện: Convenient—Comfortable.
Lợi Trí: Patava (skt)—Keen intelligence or wisdom.
Lợi Vật: See Lợi Sanh.
Long Nữ: Dragon daughter.
Long Thần Hộ Pháp: Dragon of Buddhism—Any Buddhist or protector or Buddhism.
Long Vị: Holy tablet.
Long Vị Thờ Chư Tổ: The Holy Tablet of the Patriarchs.
Lòng Bi Mẫn: Compassion.
Lòng Biết Ơn: Gratitude.
Lòng Từ: To be kind—To be compassionate.
Lởm Chởm:
1)Uneven—Rough.
2)Brushy (moustache).
Lớn: Large.
Lớn Gan: Brave—Bold.
Lờn: Disrespectful—Too familiar.
Lờn Quá Hóa Khinh: Thân quá hóa lờn—Familiarity breeds contempt.
Lớp Lang: In order—In proper order.