Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

La

08/05/201319:35(Xem: 16945)
La

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

La

La:

1)Lưới bắt chim: A net for catching birds.

2)Sắp xếp theo thứ tự: To arrange in order.

a)Nam La: Lara, Lata, or Lada (skt)—in Gujarat.

b)Bắc La: Lara or Valabhi (skt)—On the western coast of Gujarat. 

3)Chủng tử “Vô Úy Thí”: The seed of giving of “fearlessness.”

4)Bàn chuyện: To chatter.

La Bà: Lava (skt)—Lạp Phược La Dự—Một khoảng thời gian ngắn (60 sát na bằng một hơi thở, 10 hơi thở bằng một la bà)—A division of time, an instant (60 ksanas are equivalent to a breath, 10 breaths are equal to one lava).

** For more information, please see Sát Na.

La Bà Na: Ravana (skt)—Vua của xứ Tích Lan trước đây, cai trị loài la sát, sau bị Ramacandra chế ngự—King of Ceylon and ruler of the Raksasas, overcome by Ramacandra.

La Bị Na: Ravana (skt)—Đòi hỏi—Demanding—Clamorous.

La Cà: To loiter—To loaf.

La Cầu: Laghu (skt)—Ánh sáng—Light.

La Dạ Na: Maudgalyayana (skt)—See Ma Ha Mục Kiền Liên.

La Duyệt: Rajagrha (skt)—La Việt—La Duyệt Kỳ Ca La—La Duyệt Yết Lê Hê—La Nha Ngật Bí Tư—Kinh đô Vương Xá của xứ Ma Kiệt Đà, nơi tổ chức Đại Hội Kết Tập Kinh Điển đầu tiên—The capital of Magadha, at the foot of the Grdhrakuta mountain, first metropolis of Buddhism and seat of the first synod.

** For more information, please see Vương Xá

La Duyệt Kỳ Ca La: Rajagrha (skt)—See La Duyệt and Vương Xá.

La Duyệt Yết Hê: Rajagrha (skt)—See La Duyệt and Vương Xá.

La Đà Na: Ratna (skt)—Bảo vật—Anything precious, a gem.

La Hán: Arhan, arhat (skt)—A La Hán, quả vị cao nhất của Tiểu Thừa—Worthy, worshipful, an arhat, the saint, or perfect man of Hinayana.

** For more information, please see Arhat.

La Hán Đường: Arhats Hall.

La Hầu(sao): Rahu (skt)—La Hộ—La Hỗ—Tên của một ngôi sao che lấp mặt trời mặt trăng gây nên nhật thực và nguyệt thực—Name of a star, or a spirit (demon) that is supposed to seize the sun and moon and thus causes eclipses. 

La Hầu A Tu La: Rahu-asura (skt)—La Hầu La A Tu La—Một loại A Tu La Vương hay đánh nhau với Trời Đế Thích để tranh giành và che lấp ánh sáng của mặt trời và mặt trăng, gây ra cảnh nhật thực và nguyệt thực—The asura who in fighting with Indra can seize sun an moon, i.e. cause eclipses. 

La Hầu La: Rahula (skt)—Còn gọi là La Vân, La Hống La, La Hầu, Hạt La Đỗ La, Hà La Hỗ La, hay La Hỗ La—Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, La Hầu La là đứa con duy nhất của Đức Phật và công chúa Da Du Đà La. Người ta nói La Hầu La ở trong thai mẹ đến 6 năm, và được hạ sanh trong đêm Đức Phật thành đạo (ngày 8 tháng chạp âm lịch). Cha của ngài không thấy mặt ngài cho đến khi ngài được 6 tuổi. Lúc mới xuất gia ngài theo Tiểu Thừa, nhưng sau khi nghe Đức Phật thuyết tối thượng thừa pháp trong pháp hội Pháp Hoa, ngài đã theo Đại Thừa. Ngài luôn tái sanh làm con lớn của các vị Phật. Có chỗ cho rằng La Hầu La sanh ra trước khi Đức Phật xuất gia và sau nầy trở thành một trong mười đại đệ tử của Đức Phật—According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Rahula was the only son of Sakyamuni and Yasodhara. He is supposed to have been in the womb for six years and born when his father attained Buddhahood; also said to have been born during an eclipse, and thus acquired his name, though it is defined in other ways; his father did not see him till he was six years old. He became a disciple of the Hinayana, but is said to have become a Mahayanist when his father preached this final perfect doctrine, a statement gainsaid by his being recognized as founder of the Vaibhasika school. He is to be reborn as the eldest son of every Buddha, hence is sometimes called the son of Ananda. Another source said that Rahula was born before the Buddha’s renunciation of the world. Later he became one of the ten great disciples of the Buddha. 

** For more information, please see Rahula in

English-Vietnamese Section, Rahula in

Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Xuất

Gia in Vietnamese-English Section.

La Hầu La A Tu La: Rahu-asura (skt)—See La Hầu A Tu La.

La Hầu La Đa: Rahulata (skt)—La Hầu La Đa của thành Kapila, là vị tổ thứ 15, người đã tự di chuyển một cách kỳ diệu đến vương quốc Sravasti, nơi đó ngài đã thấy bóng năm vị Phật trên đỉnh Hiranyavati—Rahulata of Kapila, the sixteenth patriarch, who miraculously transported himself to the kingdom of Sravasti, where he saw on the Hiranyavati the shadow of five Buddhas.

La Hỗ: Rahu (skt)—See La Hầu.

La Hộ: Rahu (skt)—See La Hầu.

La Hống La: Rahula (skt)—See La Hầu La.

La Khất Sái: See La Ngật Sái.

La Ma: Rama (skt).

1)Hỷ hay hỷ lạc: Delightful—Joyful.

2)Tên của một loài cây nhỏ: Name of a grove.

La Ma Ấn Độ: Sông La Ma phát nguồn từ A Phú Hãn—Helmend, a river rising in Afghanistan.

La Ma Già: Nhập pháp giới (phẩm Nhập Pháp Giới của Kinh Hoa Nghiêm)—Entering the realm of the law.

La Mắng: To rebuke—To scold.

La Môn: See Brahmana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

La Ngạ: Raga (skt)—Tham dục—Desire—Covetousness.

La Ngật Sái: Laksana (skt)—Tướng trạng của sự vật—A distinguishing mark, sign, or characteristic. 

La Nha Ngật Bí Tư: Rajagrha (skt)—See La Duyệt and Vương Xá.

La Nhã: Raja (skt)—Quốc vương—A king.

La Ó: To jeer—To boo.

La Quí: Trưởng lão La Quí (852-936)—Senior Venerable La Quí (852-936)—Trưởng lão La Quí sanh năm 852 tại An Chân, Bắc Việt, pháp tử đời thứ mười dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư quê ở An Châu. Thuở nhỏ sư đi du phương tìm thầy học thiền. Sau sư gặp Thiền Sư Thông Thiện và trở thành một trong những đệ tử nổi tiếng của thiền sư Thông Thiện tại chùa Thiền Chúng. Sau khi Thầy thị tịch, sư dời về chùa Song Lâm ở Thiên Đức tiếp tục hoằng hóa đến khi thị tịch vào năm 936 sau Tây Lịch—Senior Venerable La Quí was born in 852 in An Chân, North Vietnam, the the Dharma heir of the tenth lineage of the Vinitaruci Sect, a Vietnamese monk from An Chân. He wandered to seek good and famous zen masters since he was young. Later he met Zen master Thông Thiện at Thiền Chúng Temple and became one of his most outstanding disciples. After his master passed away, he moved to stay at Song Lâm Temple in Phù Ninh, Thiên Đức to expand Buddhism until he died in 936 A.D. 

La Sát: Rakshas or Raksasa (skt).

1)Ma quỷ trông khiếp đảm, có thân hình đen ngòm, tóc đỏ, mắt xanh. La sát nổi tiếng sát hại sát hại con người—A terrifying ghost or demon with black body, red hair, and green eyes. Rakshas are reputed to be devoured of humans.

2)Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển—According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms:

a)La Sát là tên chỉ chung các loài ác quỷ hung bạo; có lúc kém hơn Dạ Xoa, có lúc tương tự—Raksasa means harm, injury, maglinant spirits, demons; sometimes considered inferior to Yaksas, sometimes similar.

b)La Sát là tên của một dân tộc man rợ thời cổ ở Ấn Độ: A barbarian race of ancient India.

La Sát La: Aksara (skt)—Chữ—A syllable, word, letter.

La Sát Nữ: Raksasi (skt)—La Sát Tư—La Xoa Tư—Loại nữ quỷ. Đảo Tích Lan trước kia là nơi trú ngụ của 500 La Sát Nữ—Female demons. Lanka in Ceylon was the abode of 500 female demons.

La Sát Quốc: Một hòn đảo trong Ấn Độ Dương, người ta nói là đảo Tích Lan—An island in the Indian Ocean, supposed to be Ceylon.

La Sát Ta: La Sát Nam—A male deomn—See La Sát.

La Sát Thiên: Vị Trời kiểm soát hết thảy các La Sát, trấn giữ góc tây nam—The deva controlling these demons, who has his abode in the southwest corner of the heaven.

La Sát Tư: See La Sát and La Sát Nữ.

La Thập: See Kumarajiva in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

La Thệ: Rajni (skt)—Hoàng hâu00Ạ queen—A princess—See La Nhã.

La Vân: Rahula (skt)—See La Hầu La.

La Việt: Rajagrha (skt)—See La Duyệt and Vương Xá.

La Xa: Raja (skt)—Quốc vương—King.

La Y: Tiết La Y—Y phục của người tu khổ hạnh nơi rừng núi—Coarse garments worn by ascetics.

Lá Sen: Lotus leaf.

Lả Tả: Incoherent.

Lạ Kỳ: Strange—Unusual—Extraordinary

Lạc:

1)Dadhi (skt)—Chất tinh chế ra từ sữa bò (Thanh Văn ví như sữa, Duyên Giác ví như Lạc)—A thick, sour milk which is highly esteemed as a food and as a remedy or preventive.

2)Vui vẻ: Joy—Joyful—Glad—Rejoice.

3)Âm nhạc tạo niềm vui: Music that causes joy.

4)Rụng: Falling—To fall—To drop—To descend.

5)Sukha (p): Happiness—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), lạc là một yếu tố thiền na có nghĩa là an lạc hay hạnh phúc yên tĩnh. “Sukha” đồng nghĩa với “Somanassa.” Đây là trạng thái thích thú không liên quan đến lạc thú vật chất. “Sukha” nầy chính là hậu quả của sự từ bỏ thú vui vật chất. Dù nghĩa của “Phỉ” và “Lạc” liên hệ mật thiết với nhau, chúng vẫn khác biệt nhau, “phỉ” thuộc về hành uẩn (tạo cho hành giả trạng thái cảm nghe hứng thú trong đề mục), còn “Lạc” là cảm giác giúp cho hành giả thỏa thích hưởng thọ đề mục. Phỉ được so sánh với một khách lữ hành đi trong sa mạc mệt mỏi thấy xa xa có một ốc đảo (trạng thái vui mừng trước khi thật sự thọ hưởng). Khi đến tận ốc đảo tắm rửa và uống nước thỏa thích là “Lạc.” Lạc giúp ta đối đầu với những triền cái trạo cử và lo âu trong thiền na—According to the Abhidharma, “Sukha” is a jhana factor meaning pleasant mental feeling. It is identical with “joy” or “bliss.” Sukha is identical with Somanassa, joy, and not with the sukha of pleasant bodily feeling that accompanies wholesome-resultant body-consciousness. This “Sukha” rendered as bliss, is born detachment from sensual pleausres; it is therefore explained as unworldly or spiritual happiness (niramisasukha). Though “Piti” and “Sukha” are closely connected, they are distinguished in that “Piti” is a conative factor belonging to the aggregate of mental formations, while “Sukha” is a feeling belong to the aggregate of feeling. “Piti” is compared to the delight a weary traveler would experience when coming across an oasis, “Sukha” to his pleasure after bathing and drinking. “Sukha” helps us encountering the hindrances of restlessness and worry. 

Lạc Âm: The sound of music.

Lạc Âm Thụ: Những cây trên cõi nước Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, trổi nhạc trong cơn gió thoảng—The trees in Amitabha’s paradise which give forth music to the breeze.

Lạc Ba La Mật: Một trong bốn đức trong Phật giáo. Lạc Ba La Mật là niềm vui vĩnh hằng nơi niết bàn tịnh tịch, niềm vui không trụ vào nơi tướng của thân tâm—One of the four nirvana virtues in Buddhism. The paramita of joy is an eternal joy of the nirvana.

** For more information, please see Tứ Đức.

Lạc Bang:

1)Đất nước yên vui: The joyful country.

2)Thế giới Tây Phương Cực Lạc: The paradise of the West.

Lạc Biến Hóa Thiên: Sunirmita or nirmanarati (skt)—Tu Niết Mật Đà—Diệu Lạc Hóa Thiên—Hóa Tự Tại Thiên—Lạc Hóa Thiên—Cõi trời thứ năm trong sáu cõi trời dục giới, nơi các vị trời bằng thần thông tự tại biến ra những niềm vui tuyệt diệu và vui thích với những niềm vui ấy—The fifth of the six desire heavens, where every form of joy is attainable at will.

Lạc Ca: Naraka (skt)—Tên gọi bằng tiếng Phạn của Địa Ngục—See Địa Ngục.

Lạc Càn Thát Bà: Gandharvas (skt)—Indra’s musicians—See Gandharva in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Lạc Cảnh: Paradise.

Lạc Căn: Những căn của lạc thú—The organs of pleasure (eyes, ears, nose, tongue, body)—See Ngũ Căn.

Lạc Dục: Ham muốn dục lạc trần thế—Desire for the pleasant or pleasure.

Lạc Dương: Đế đô của Trung Quốc—Lo-Yang, the ancient capital of China.

Lạc Độ: Quốc độ vui vẻ—A happy land.

Lạc Đường: To lose one’s way—To go astray—To stray.

Lạc Hậu: Old fashioned.

Lạc Lỏng: Stray—Lost.

Lạc Lối: To go astray—To stray.

Lạc Nghiệp: To enjoy one’s work.

Lạc Pháp: Sự an lạc của Phật pháp—Delight in Buddha-truth or the religion.

Lạc Phát: Cắt tóc xuất gia tu hành—To shave or cut off the hair of the head, and become a monk.

Lạc Phát Nhiễm Y: Cắt tóc nhuộm áo để trở thành nhà tu (nhuộm xám màu trắng mà người Ấn thường mặc như quần áo bình thường)—To shave the head and dye the clothing, i.e. to dye grey the normal white Indian garments; to become a monk.

Lạc Quả: Quả an lạc của Niết Bàn, xa lìa mọi sinh diệt—Joyful fruit—Nirvana.

Lạc Quan: Optimism.

Lạc Quyên: To subscribe—Offertory—Subscription—Collection.

Lạc Thanh Tịnh Tâm: Blissful pure mind.

Lạc Thần: Deva musicians—See Lạc Càn Thát Bà in Vietnamese-English Section, and Gandharva in sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Lạc Thí:

1)Người bố thí với tràn đầy niềm vui: Joyful giver.

2)Tên Trưởng Giả Tu Đạt hay Cấp Cô Độc: Joyful giver, name of Sudatta or Anathapindika.

Lạc Thiên: Deva musicians—See Lạc Càn Thát Bà.

Lạc Thọ: Khi nhận lãnh cảnh thuận tình thì thân tâm vui vẻ—The sensation or perception of pleasure.

Lạc Thú: Pleasures.

Lạc Thuyết: Vui vẻ thuyết pháp không biết chán, thuyết một cách vô ngại đúng nghĩa đúng chữ, là một trong tứ vô ngại—Pleasure in speaking—Pleasant speech—Joy in preaching or telling the way of salvation; joy in that which is preached. It is also called Pratibhana, bold and iluminating discourse, or freedom in expounding the truth with correct meaning and appropriate words, one of the four pratisamvids.

** For more information, please see Tứ Vô

Ngại. 

Lạc Thuyết Biện Tài: See Lạc Thuyết and Tứ Vô Ngại.

Lạc Trám: Kẻ lừa đảo được ví như loài sâu bọ—A humbug—Trickster—Impostor—Deceiver.

Lạc Trú Tứ Thiền: Pleasant abiding in the four jhanas—See Tứ Thiền.

Lạc Trước: Tham đắm chấp trước vào dục lạc của cuộc sống hiện tượng—The bind of pleasure binding to the phenomenal life.

Lạc Vào Tà Kiến Và Không Hiểu Ý Kinh: To go astray and to miss the intent of the sutras.

Lạc Vị: Vị bơ chua, một trong năm vị của sữa và phó sản của nó. Tông Thiên Thai so sánh nó với thời kỳ thứ hai của giáo thuyết Tiểu Thừa—Sour, one of the five tastes. T’ien-T’ai compared the second period of the Hinayana with this.

**For more information, please see Thiên

Thai Ngũ Thời Bát Giáo. 

Lạc Xoa: Laksa (skt)—Lạc Sa—Mười vạn—One hundred thousand.

Lai: Agama (skt).

1)Đến: Coming.

2)Tương Lai: Future.

Lai Nghênh: Những người tin và hành trì theo Phật, khi lâm chung sẽ được chư Phật và chư Bồ Tát từ cõi Cực lạc đến đón về Tịnh Độ—The coming of Buddhas to meet the dying believer and bid welcome to the Pure Land.

Lai Nghênh Tam Phật: Có ba vị Phật lai nghênh—The three special welcomers:

1)A Di Đà: Amitabha.

2)Quán Âm: Avalokitesvara.

3)Thế Chí: Mahasthamaprapta. 

Lai Nghênh Tam Tôn: See Lai Nghênh Tam Phật.

Lai Quả: Quả báo và điều kiện trong kiếp lai sanh được xem như là hậu quả của hiện tại—The fruit or condition of the next rebirth, regarded as the result of the present.

Lai Sanh: Kiếp tái sanh hay kiếp sau—Future rebirth—The future life.

Lai Thế: Kiếp tái sanh trong tương lai—Future world or rebirth.

Lai Ứng: Đến theo lời câu nguyện—To come in response to an invitation—To answer prayer by a miracle.

Lai Vãng: Coming and going.

Lại: Ỷ lại—To rely upon—To depend upon—To throw the burden on.

Lại Da: Alaya (skt)—See A Lại Da Thức in Vietnamese-English Section.

Lại Tra Hòa La: Rastrapala (skt).

1)Vị vua bảo vệ vương quốc: Protector of a kingdom,a king.

2)Tên của một vị Tăng nổi tiếng được Phật nói đến trong Kinh A Hàm (ngài xuất gia theo Phật, sau đó trở về thuyết pháp cứu độ mẹ cha): Name of a noted monk whom the Buddha mentioned in the Agama Sutra (he left home to follow the Buddha, then went back to preach to save his parents)

Lam:

1)Dư thừa—Excess—Overflowing.

2)Màu lam: Màu chàm—Blue—Indigo.

3)Sương núi: Mountain mist or vapour.

Lam Ba: Lampaka (skt)—Quận Lam Ba, ở về phía bắc Ấn Độ—The district of Lamghan, northern India.

Lam Bà: Tên của một loài La Sát Nữ—Name of a raksasi.

Lam Bột La: Lambura or Lambhara (skt)—Ngọn núi nằm về phía bắc Kabul—A mountain north of Kabul.

Lam Ma: Rama or Ramagrama (skt)—Một vương quốc và thành phố cổ nằm về phía bắc Ấn Độ, giữa thành Ca Tỳ La Vệ và Câu Thi Na—An ancient kingdom and city Northern India between Kapilavastu and Kusinagara.

Lam Phong: Vairambhavata (skt)—Cơn bão dữ—A hostile or fierce storm.

Lam Tỳ Ni: See Lâm Tỳ Ni.

Lam Vũ: Sangharama (skt)—Chùa—Monastery—Monastery-buildings.

Làm: To do.

1)Làm Ác: To do evil.

2)Làm Ẩu: To do something in a careless way.

3)Làm Bạn: To make friends.

4)Làm Bậy: To do silly things.

5)Làm Bế Tắc: To obstruct-To block.

6)Làm Biếng: To idle—To loaf—To be lazy.

7)Làm Bộ: To pretend—To assume—To feign to do something.

8)Làm Bớt Đau: Soothing—To make less painful.

9)Làm Bớt Sợ: To still someone’s fear.

10)Làm Càn: To do without thought of the possible results.

11)Làm Cao: To get on one’s high horse.

12)Làm Cho Ai Can Đảm: To help give courage to someone.

13)Làm Chung: To collaborate—To work together with someone.

14)Làm Chứng: To witness—To be the witness.

15)Làm Duyên: To give oneself airs and graces.

16)Làm Đẹp: To beautify.

17)Làm Gan: To throw off one’s shyness.

18)Làm Giàu: To enrich oneself.

19)Làm Giùm: To render—To do someone a service.

20)Làm Giúp: To give someone a hand.

21)Làm Gương: To set an example for.

22)Làm Hại: To harm.

23)Làm Khó: To make difficulties.

24)Làm Khổ: To torture.

25)Làm Khôn: To act as a wise man.

26)Làm Không: To work for nothing return.

27)Làm Lành:

a)To make it up with someone.

b)To perform good (wholesome) deeds.

28)Làm Lấy Có: To do something as a matter of form (for form’s sake).

29)Làm Lén: To do something on the sly.

30)Làm Lễ: To celebrate—To start a ceremony.

31)Làm Lơ: To pretend not to know or see.

32)Làm Luật: To make laws.

33)Làm Mai: To arrange marriage.

34)Làm Mất: To lose.

35)Làm Mê: To bewitch—To fascinate.

36)Làm Mích Lòng: To hurt someone’s feeling.

37)Làm Một Mình: To do by oneself.

38)Làm Ngã Lòng: To discourage—To dishearten.

39)Làm Nghiêm: To keep a straight face.

40)Làm Ngơ: To take no notice of one’s wrong doing.

41)Làm Ngược: To do things in the wrong order—To start at the wrong end.

42)Làm Người: To behave like a human being—To be a man.

43)Làm Người Chính Đáng: To be a righteous person.

44)Làm Người Tốt: To be a good person.

45)Làm Nhẹ Đi: To alleviate.

46)Làm Nhục: To insult—To affront—To humiliate. 

47)Làm Nhục Ai: To humiliate someone—To cause someone to feel ashamed or look foolish in front of other people.

48)Làm Ô Danh: To besmirch one’s name.

49)Làm Ô Nhiễm: To pollute. 

50)Làm Ồn: To make noise.

51)Làm Phách: To on airs.

52)Làm Phải: To do right.

53)Làm Phiền: To disturb—To trouble—To annoy.

54)Làm Quen: To make acquaintance with someone.

55)Làm Rộn: To disturb—To trouble.

56)Làm Tan: To dispel—To cause to disappear.

57)Làm Tắc Nghẽn: To obstruct—To block.

58)Làm Thăng Bằng: To stabilize.

59)Làm Thất Kinh: To terrify.

60)Làm Theo: To emulate.

61)Làm Thinh: To hold one’s tongue—To keep silent—To be silent.

62)Làm Thịt: To kill animals for food.

63)Làm Tiền: To blackmail.

64)Làm Tỉnh: To keep a straight face (prevent oneself from laughing).

65)Làm Trở Ngại: To obstruct—To hinder.

66)Làm Trung Gian: To mediate—To intermediate.

67)Làm Việc Xây Dựng: To perform constructive works (good deeds).

68)Làm Vội: To something in a hurry.

Làm Chảy Máu Thân Phật: To shed a Buddha’s blood (one of the five grave sins).

Làm Chủ Tâm Mình: To gain control of one’s own mind.

Làm Công Đức: To perform merit.

Làm Đường: To make or build a road—Trì Địa Bồ Tát (Road-Building Bodhisattva).

Làm Không Cầu Phước: Deeds of no merit.

Làm Lành Lánh Dữ: To perform good deeds and avoid bad deeds (transgressions).

Làm Phật: To become a Buddha.

Làm Phật Sự: To perform Buddhist or dharma works.

Làm Phúc: To do good—To give alms—To give charity.

Làm Thị Giả: Làm người hầu hạ và giúp đở công việc hằng ngày cho một vị Tăng—To become an attendant to a monk and help him with his daily chores.

Làm Việc Phước Thiện: To practice charity.

Làm Vô Biên Phật Sự: To accomplish countless Buddha deeds.

Lảm Nhảm: To mumble.

Lãm:

1)Nhìn: Thưởng lãm—To view—To look at.

2)Ôm vào lòng: To hold in the arms—To embrace. 

Lạm Dụng: To abuse—Abused: Bị lạm dụng.

Lan:

1)Hàng rào—A rail—Handrail. 

2)Hoa Lan: The epidendrum—Orchid—Scented—Refined.

Lan Bồn Hội: Ullambana, or Lambana, or Avalamba (skt)—See Vu Lan Bồn in Vietnamese-English Section, and Ullambana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Lan Cúc:

1)Hoa lan và hoa cúc—Orchid and chrysanthemum.

2)Lan mùa Xuân và cúc mùa Thu (thứ nào mùa ấy): Orchid in spring and chrysanthemum in autumn.

3)Tượng trưng cho sự đẹp đẽ: Emblems of beauty.

Lan Hương: Orchid fragrance.

Lan Nhã: Tên tắt của A Lan Nhã hay Viện tu khổ hạnh (chỗ vắng vẻ, thanh tịnh, an nhàn, và tĩnh mịch)—Hermitage—Monastery.

Lan Xa: Một đặc ngữ của Mông Cổ hay Thổ Nhĩ Kỳ ám chỉ sự tán thán—A Mongol or Turkish word implying praise. 

Lãn: Lười biếng—Lazy—Negligent—Disinclined.

Lãn Đọa: See Lãn.

Lạn: Lấp-lánh—Glittering.

Lạn Ngư:

1)Cá có màu lấp lánh—Iridescent fish.

2)Cá hư, mềm nhũn: Rotten and soft fish.

Lang:

1)Chó sói—A wolf.

2)Dữ dằn: Fierce.

Lang Tích Sơn: Tên khác của Kê Túc Sơn (nơi Ngài Ma Ha Ca Diếp nhập định)—Wolf track hill, another name for Cock-Leg Hill.

Lảng Tránh: To evade.

Lãng Mạn: Romantic.

Lãng Phí: To fritter away

Lãng Tai: The ears have lost their acuity.

Lanh Lợi: Clever.

Lanh Trí: Quick mind—Quick wits.

Lánh Mặt: To hide away from someone

Lánh Nạn: To shun danger.

Lánh Xa: To shun—To keep away.

Lành:

1)To heal up a wound—Intact—Unbroken—Untorn.

2)Good—Wholesome.

Lành Dữ: Good and bad.

Lành Lạnh: A little chilly.

Lành Mạnh: Healthy—Sound

Lành Thay!: Good deed!

Lãnh: Lạnh—Cold.

Lãnh Đạm: Indifferent—Cold—Apathy—Chilliness.

Lãnh Đạo: To guide—To conduct—To lead.

Lãnh Giải: To understand clearly.

Lãnh Giáo: To receive instructions.

Lãnh Hà: Sita (skt)—The cold river.

Lãnh Hội: To understand—To comprehend—To digest.

Lãnh Noãn: Lạnh và ấm—Cold and warm

Lãnh Noãn Tự Tri: Ấm lạnh tự biết (thiền định tự biết chứ không ai biết dùm)—Only you yourself know cold and warm, i.e. only you know the progress of meditation. 

Lãnh Quang Thần: Sitamarici—The spirits with cool rays.

Lãnh Thọ: To receive—To accept.

Lãnh Vực: Domain.

Lạnh Lùng: Chilly—Cold.

Lạnh Như Cắt: Very cold.

Lao: Lao nhọc—Toil—Labour.

Lao Đao: Unsteady—Unstable. 

Lao Kết: Trần lao và kiết sử đều là những tên khác của phiền não—The troublers, or passions, those which hold one in bondage.

Lao Khổ: Hard and miserable.

Lao Lữ: Người đồng hành gây nhiều trở ngại, ý nói dục vọng (lúc nào cũng ở bên mình và gây trở ngại cho chính mình)—Troublesome companions, e.g. the passions.

Lao Oán: Nỗi oán hận của lao nhọc, hay lao nhọc và oán hận đều là những tên khác của phiền não—The annoyance or hatred of labour, or trouble, or the passions, or demons.

Lao Sầu: Sorrowful—Dismal—Sad.

Láo Lếu: Careless—Impertinent.

Láo Xược: Insolent—Impertinent

Lảo Đảo: To stagger—To totter.

Lão: Jara (skt)—Old—Aging—Old age—Decay.

Lão Ấu: Old and young.

Lão Bà:

1)Một bà già: An old woman.

2)Lão Phu Nhân: My wife.

Lão Bịnh: Sickness of old age.

Lão Cổ Truy: Lão Cổ Chùy.

1)Con cú già—An old owl.

2)Thiền sư có kinh nghiệm giảng đạo sắc bén (một từ tôn xưng): An experienced and incisive teacher.

Lão Giáo: Đạo Lão Trung quốc, được Lão Tử sáng lập vài ngàn năm trước đây. Tôn giáo nầy dựa vào Đạo hay con đường thiên nhiên. Những người theo Lão giáo dụng công tu hành bất tử trường sinh, mà theo những thí dụ cổ điển Phật giáo là loại trừ những luyến ái uế trược trong thân tâm—Taoism—Chinese religion founded by Lao Tzu several thousand years ago. This religion based on Tao or way of nature. Taoist practitioners traditionally strive for immortality, which in Buddhism is a classic example of deluded attachment to the body and the mind.

** For more information, please see Lão Tử.

Lão Hồ: Tên người bình dân gọi Đức Phật—Old Hun, a nickname for the Buddha.

Lão Tử:

1)Jaramarana (skt)—Decreptitude and death.

2)Một trong thập nhị nhơn duyên, là một giáo lý quan trọng trong Phật giáo, lão tử là sản phẩm tất nhiên của sự thành thục (chín mùi) của ngũ uẩn: One of the twelve nidanas, a primary dogma of Buddhism that decreptitude and death are the natural products of the maturity of the five skandhas.

3)Lao-Tzu—Mặc dù người ta thường xem Lão Tử là một hiền triết vĩ đại nhất của Trung Quốc, song ít ai biết về cuộc đời Lão Tử. Người ta nói rằng ông sanh vào khoảng năm 604 trước Tây Lịch và là tác giả của bộ Đạo Đức Kinh, tức là Thánh Kinh của Đạo Giáo, tôn giáo phát xuất từ bộ sách nói trên. Đạo được định nghĩa như là nền tảng của toàn bộ cuộc sinh tồn, hay là năng lực của vũ trụ—Though Lao-Tzu is commonly regarded as one of China’s greatest sages, little is known about his actual life. He is said to have been born in about 604 B.C. and to be the author of the Tao-Teh-Ching (The way and Its Power), which is the bible of Taoism, as the religion which grew up around the above mentioned book. The Tao has been defined as the ground of all existence, or as the power of the universe.

** For more information, please see

Lão Giáo. 

Lạp:

1)Thịt khô: Dried flesh.

2)Sáp: Wax.

3)Cuối mùa an cư kiết hạ hằng năm: The end of the annual summer retreat.

4)Cuối năm: The end of the year

5)Săn bắn: To hunt.

6)Tháng 12 (chạp) của năm âm lịch—The twelfth lunar month of the year.

7)Tuổi hạ của Tăng Ni: A monastic year for monks and nuns.

** For more information, please see Hạ Lạp,

and Pháp Lạp in Vietnamese-English 

Section.

Lạp Ấn

1)Dán hay niêm lại bằng sáp: To seal with wax.

2)Dấu ấn bằng sáp: A wax seal.

Lạp Bát: Ngày hội thành đạo, ngày mồng tám tháng chạp, ngày Phật Thích Ca thành đạo—The 8th day of the last month (twelfth month), the day of the Buddha’s enlightenment.

Lạp Phạ: Lava (skt)—Một khoảng thời gian ngắn, một phần 900 của ngày và đêm hay một phút 36 giây—A brief time; the 900th part of a day and night, or one minute thirty-six seconds. 

Lạp Phạt Ni: See Lâm Tỳ Ni in Vietnamese-English Section, and Lumbini in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Lạp Phật: Ngày rằm tháng bảy làm lễ cúng Phật vào cuối khóa hạ, cũng là ngày lễ Vu Lan Bồn—The offerings to Buddha after the summer retreat, maintained on the 15th day of the seventh month; also All-Souls Day.

Lạp Sư: Người thợ săn, được ví với người giả trang, lại cũng được ví với nhà sư mặc áo Tăng mà phá giới (tuy bề ngoài mặc áo cà sa, mà trong lòng sát sanh hại vật như người thợ săn vậy)—A hunter, i.e. a disguised person, a monk who wears the robe but breaks the commandments.

Lạp Thứ: Thứ tự tuổi hay Pháp Lạp của chư Tăng Ni—In order of years of ordination of monks and nuns.

Lao: Lao ngục—A gaol—Pen—Secure.

Lạt Lòng: Moved—Touched.

Lạt Ma: Lama (skt)—See Dalai-Lama in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Lạt Ma Giáo: Lama (tib)—Lạt Ma Giáo phần lớn tìm thấy ở Tây Tạng, Mông Cổ, và một vài nước nhỏ ở vùng Hy Mã Lạp Sơn. Tại Tây Tạng có hai trường phái, cựu phái mặc áo đỏ, và tân phái mặc áo vàng do ngài Tông Khách Ba sáng lập vào thế kỷ thứ 15. Những vị lãnh tụ hai tông phái nầy là Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma—The Lamaistic form of Buddhism found chiefly in Tibet, and Mongolia, and the smaller Himalayan States. In Tibet it is divided into two schools, the older one wearing red robes, the later, which was founded by Tson-Kha-Pa in the fifteenth century, wearing yellow; its chiefs are the Dalai Lama and the Panchen Lama, respectively—See Dalai-lama in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Láu Cá: Cunning—sharp.

Lạy: To bow down (prostrate—kowtow) before someone.

Lạy Phật: To pray to Buddha.

Lạy Trời: To pray to god.

Lặc: Sức mạnh—A force.

Lặc Đàm Văn Chuẩn: See Văn Chuẩn Lặc Đàm. 

Lặc Na Ma Đề: Ratnamati (skt)—Còn gọi là Lặc Na Bà Đề, dịch là Bảo Y, một vị Tăng người miền trung nước Thiên Trúc, vào khoảng năm 500 sau Tây Lịch, người đã dịch ba bộ kinh—A monk from Central India, around 500 A.D., who translated three works. 

Lặc Sa: Laksa (skt)—Màu đỏ thẳm—A reddish colour.

Lặc Sa Bà: Rsabha (skt)—Được diễn tả như một trong ba vị tiên ngoại đạo trong xứ Thiên Trúc, trước thời Phật Thích Ca. Lặc Sa Bà dịch nghĩa là lõa thể khổ hạnh Ni Kiền Tử—Described as one of the three famous rsi, before the days of sakyamuni, of the Nirgrantha type of naked ascetics

Lắm Khi: Many times.

Lắm Mồm: Talkative.

Lắm Phen: See Lắm khi.

Lắm Tiền: To have a great deal of money.

Lăn Đùng Ra: To collapse—To fall suddenly.

Lăn Lóc: To experience the hard way (hardships).

Lặn Lội: To go through a lot of trouble—To go up hill and down hill.

Lặn Ngụp Trong Biển Đời Sanh Tử: To be sinking in the ocean of life and death (sufferings).

Lăng: Lăng miếu hay lăng tẩm—A mound—A tomb.

Lăng Già: Lanka (skt).

1)Một đỉnh núi nằm về phía đông nam đảo Tích Lan, bây giờ gọi là đỉnh A Đam ( về phía đông nam Sư Tử quốc có một ngọn núi tên Lăng Già, hang núi hiểm trở, quỷ thần thường đến chơi, Đức Phật xưa đã từng đến đây giảng kinh Lăng Già): A mountain in the south-east part of Ceylon, now called Adam’s Peak.

2)Đảo Tích Lan: The island of Ceylon.

Lăng Già Kinh: Lankavatara sutra (skt)—See Kinh Lăng Già.

Lăng Nghiêm Kinh: Lankavatara Sutra (skt)—See Kinh Lăng Nghiêm in Vietnamese-English Section.

Lăng Nhục: To insult. 

Lẳng Lặng: To keep silent.

Lẳng Lơ: Of immoral character.

Lặng Im: To keep quiet.

Lặng Lẽ: Samin (skt)—Tranquil.

Lặng Ngắt: Dead silence.

Lắp Bắp: To mumble.

Lâm:

1)Đến hay tới gần: To approach—To be about to.

2)Khu rừng—A wood or grove.

3)Tưới nước: To drip—To sprinkle—To soak.

Lâm Bệnh: To fall ill.

Lâm Biến: Khi Đức Phật nhập Niết Bàn, sắc cây trong rừng Ta La biến thành màu trắng—The trees of the wood turned white when the Buddha died.

Lâm Chung: Sắp chết—To be about to die—In the hour of death—Approach the end—Dying.

Lâm Đằng: Thức ăn của người kiếp sơ (không có thứ gì khác ngoài loại cây trong rừng “Lâm Đằng”)—Vegetable food, used by men at the beginning of a kalpa.

Lâm Hãn:

1)Đổ mồ hôi: Dripping sweat.

2)Đổ nước lên mình để rửa sạch mồ hôi: To sprinkle or pour water on the body to cleanse sweat.

Lâm Ly: Moving.

Lâm Mạng Chung Thời: To approach the end of life.

Lâm Nạn: To fall into calamity.

Lâm Nguy: To be in danger.

Lâm Sự: On the point of doing something.

Lâm Táng: Tống táng bằng cách bỏ xác trong rừng, hay nơi hoang dã, một trong bốn loại tống táng—Buried in the forest, or burial by abandoning the corpse in the wilds, one of the four forms of burial—See Tứ Táng (4).

Lâm Tế:

1)Trường phái Lâm Tế: Lin-Chi or Rinzai (Zen) school. Một trong những trường phái Thiền nổi tiếng của trung Quốc được Thiền sư Lâm Tế sáng lập. Lâm Tế là đại đệ tử của Hoàng Bá. Vào thời kỳ mà Phật giáo bị ngược đãi ở Trung Quốc khoảng từ năm 842 đến năm 845 thì thiền sư Lâm Tế sáng lập ra phái thiền Lâm Tế, mang tên ông. Trong những thế kỷ kế tiếp, tông Lâm Tế chẳng những nổi bậc về Thiền, mà còn là một tông phái thiết yếu cho Phật giáo Trung Hoa thời bấy giờ. Tông Lâm Tế mang đến cho Thiền tông một yếu tố mới: công án. Phái Thiền Lâm Tế nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự “Đốn Ngộ” và dùng những phương tiện bất bình thường như một tiếng hét, một cái tát, hay những cọng án khác. Phái Lâm Tế tu tập theo các công án có hệ thống đã được các bậc thầy sưu tập, và xem nhẹ việc đọc tụng kinh điển cũng như thờ phượng tượng Phật, tìm về Phật Tánh trực tiếp bằng những công án và tu tập sống thực—One of the most famous Chinese Ch’an founded by Ch’an Master Lin-Chi, a disciple of Huang-Po. At the time of the great persecution of Buddhists in China from 842 to 845, Lin-Chi founded the school named after him. The Lin-Chi school of Ch’an. During the next centuries, this was to be not only the most influential school of Ch’an, but also the most vital school of Buddhism in China. Lin-Chi brought the new element to Zen: the koan. The Lin-Chi School stresses the importance of “Sudden Enlightenment” and advocates unusual means of achieving it, such as shouts, slaps, and the uses of koans. The Lin-Chi uses collections of koans systematically in its temples and downplays the reading of sutras and veneration of Buddha images in favor of seeking the Buddha Nature directly through the use of koans and practical living. 

2)Tên một tự viện trong Trấn Định Phủ, xây dưới thời nhà Đường, nơi Sư Nghĩa Huyền đã sáng lập ra phái Lâm Tế: Name of a monastery during the T’ang dynasty in Chên-T’ing-Fu, from which I-Hsuan founded the Lin-Chi school. 

** For more information, please see Lâm Tế

Nghĩa Huyền.

Lâm Tế Nghĩa Huyền: Lin-Chi-I-Hsuan—Lâm Tế là môn đệ của Hoàng Bá. Ông là một trong những thiền sư Trung Hoa nổi tiếng vào đời nhà Đường. Không ai biết ông sanh vào năm nào. Một tông phái Thiền đặc biệt đã được đặt dưới tên ông. Ông nổi tiếng vì các phương pháp mạnh bạo và lối nói chuyện sống động với môn sinh. Ngài không tán thành lối nói pháp quanh co, sở trường của các pháp sư thiếu nhiệt huyết. Có lẽ do sư thừa hưởng phép Thiền trực chỉ ấy từ sư phụ Hoàng Bá, trước kia đánh sư ba lần khi ba lần sư đến tham vấn về yếu chỉ của Phật pháp. Lâm Tế được coi như là người đầu tiên chủ xướng tiếng hét, nhưng trước đó đã có Mã Tổ là vị cao Tăng (see Mã Tổ) đã mở một kỷ nguyên mới cho Thiền sử, đã hét to khi Bách Trượng đến tái vấn Thiền, tiếng hét ấy chát chúa đến nỗi Bách Trượng phải bị điếc tai đến ba ngày. Nhưng chính do Lâm Tế mà tiếng hét được đắc dụng và có hiệu năng nhất, và sau nầy biến thành một ngón tuyệt kỹ của Lâm Tế Tông. Thật sự, về sau nầy các đệ tử của ngài quá lạm dụng về tiếng hét đến nỗi ngài phải thốt ra: “Tôi nghe quí ông toàn học hét. Thử hỏi quí ông ví như mái tây có người ra, mái đông có người ra, cả hai người cùng hét. Các ông có phân biệt được tiếng hét nào là khách, còn tiếng hét nào là chủ không? Nếu các ông không phân biệt được, từ đây cấm học tiếng hét của lão Tăng.” —Lin-Chi was a disciple of Huang-Po. He was one of the famed chinese Zen masters during the T’ang dynasty. His year of birth is unknown. In China a special Zen sect was named after him “Lin-Chi” of which doctrine was based on his teachings. He was famous for his vivid speech and forceful pedagogical methods, as well as direct treatment of his disciples. He never liked those roundabout dealings which generally characterized the methods of a lukewarm master. He must have got this directness from his own mastewr Huang-Po, by whom he was struck three times for asking the fundamental principle of Buddhism. Lin-Chi is regarded as the author of “Kwats!” even though Ma-Tsu was an epoch-maker in the history of Zen, uttered “Kwats!” to his disciple, Pai-Chang, when the latter came up to the master for a second time to be instructed in Zen. This “Kwats!” is said to have deafened Pai-Chang’s ear for three days. But it was principally due to Lin-Chi that this particular cry was most effectively and systematically made use of and later came to be one of the special features of the Lin-Chi school in distinction to the other schools. In fact, the cry came to be so abused by his followers that he had to make the following remark: “You are so given up to learning my cry, but I want to ask you this: ‘Suppose one man comes out from the eastern hall and another from the western hall, and suppose both give out the cry simultaneously; and yet I say to you that subject and predicate are clearly discernible in this. But how will you discern them?’ If you are unable to discern them, you are forbidden hereafter to imitate my cry.” 

·Trước nhất sư đến hội Hoàng Bá. Ở đây sư oai nghi nghiêm chỉnh đức hạnh chu toàn. Thủ Tọa (Trần Tôn Túc) thấy khen rằng: “Tuy là hậu sanh cùng chúng chẳng giống.” Thủ Tọa bèn hỏi: “Thượng Tọa ở đây được bao lâu?” Sư thưa: “Ba năm.” Thủ Tọa hỏi: “Từng tham vấn chưa?” Sư thưa: “Chưa từng tham vấn, cũng chẳng biết tham vấn cái gì?” Thủ Tọa bảo: “Sao không đến hỏi Hòa Thượng Đường Đầu, thế nào là đại ý Phật Pháp?” Sư liền đến hỏi, chưa dứt lời. Hoàng Bá liền đánh. Sư trở xuống. Thủ Tọa hỏi: “Hỏi thế nào?” Sư thưa: “Tôi hỏi lời chưa dứt, Hòa Thượng liền đánh, tôi chẳng biết.” Thủ Tọa nói: “Nên đi hỏi nữa.” Sư lại đến hỏi. Hoàng Bá lại đánh. Như thế ba phen hỏi, bị đánh ba lần. Sư đến bạch Thủ Tọa: “Nhờ lòng từ bi của thầy dạy tôi đến thưa hỏi Hòa Thượng, ba phen hỏi bị ba lần đánh, tôi tự buồn chướng duyên che đậy không lãnh hội được thâm chỉ. Nay xin từ giã ra đi. Thủ Tọa lại bảo: “Khi thầy đi nên đến giã từ Hòa Thượng rồi sẽ đi.” Sư lễ bái xong trở về phòng. Thủ Tọa đến thất Hòa Thượng trước, thưa: “Người đến thưa hỏi ấy, thật là đúng pháp, khi người ấy đến từ giã, xin Hòa Thượng phương tiện tiếp y, về sau đục đẽo sẽ thành một gốc đại thọ che mát trong thiên hạ.” Sư đến từ giã. Hoàng Bá bảo: “Chẳng nên đi chỗ nào khác, ngươi đi thẳng đến Cao An chỗ Thiền Sư Đại Ngu, ông ấy sẽ vì ngươi nói tốt.”—From the beginning of his residence at Huang-Bo, Lin-Chi’s performance of his duties was examplary. At that time, Mu-Chou T’ao-Ming served as head monk. Mu-Chou asked Lin-Chi: “How long have you been practicing here?” Lin-Chi said: “Three years.” Mu-Chou said: “Have you gone for an interview with the master or not?” Lin-Chi said: “I haven’t done so. I don’ know what to ask him.” Mu-Chou said: “Why not ask him, ‘What is the essential meaning of Buddhism?’” So Lin-Chi went to see Huang-Bo, but before he could finish his question Huang-Bo struck him. Lin-Chi went out, and Mu-Chou asked him: “What happened when you asked him?” Lin-Chi said: “Before I could get the words out he hit me. I don’t understand.” Mu-Chou said: “Go ask him again.” So Lin-Chi asked Huang-Bo again, and Huang-Bo once again hit him. Lin-Chi asked a third time, and Huang-Bo hit him again. Lin-Chi revealed this to Mu-Chou, saying: “Before you urgeme to ask about the Dharma, but all I got was a beating. Because of evil karmic hindrances. I’m not able to comprehend the essential mystery. So, today I’m going to leave here.” Mu-Chou said: “If you’re going to leave, you must say good-bye to the master.” Lin-Chi bowed and went off. Mu-Chou then went to Huang-Bo and said: “That monk who asked you the questions—although he’s young he’s very extraordinary. If he come to say good-bye to you, please give him appropriate instruction. Later he’ll become a great tree under which everyone on earth will find refreshing shade.” The next day when Lin-Chi came to say good-bye to Huang-Bo, Huang-Bo said: “You don’t need to go somewhere else. Just go over to the Kao’ Monastery and practice with T’a-Wu. He’ll explain to you.”

·Sư đến chỗ Đại Ngu. Đại Ngu hỏi: “Ở chỗ nào đến?” Sư thưa: “Ở Hoàng Bá đến.” Đại Ngu hỏi: “Hoàng Bá có dạy gì không?” Sư thưa: “Con ba phen hỏi đại ý Phật pháp, ba lần bị đánh. Chẳng biết con có lỗi hay không lỗi?” Đại Ngu nói: “Bà già Hoàng Bá đã vì ngươi chỉ chỗ tột khổ, lại đến trong ấy hỏi có lỗi không lỗi?” Ngay câu nói ấy, sư đại ngộ, thưa: “Xưa nay Phật pháp của Hoàng Bá không nhiều.” Đại Ngu nắm đứng lại, bảo: “Con quỷ đái dưới sàng, vừa nói có lỗi không lỗi, giờ lại nói Phật pháp của Hoàng Bá không nhiều. Ngươi thấy đạo lý gì, nói mau! Nói mau!” Sư liền cho vào hông Đại Ngu ba thoi. Đại Ngu buông ra, nói: “Thầy của ngươi là Hoàng Bá, chẳng can hệ gì việc của ta.” Sư từ tạ Đại Ngu trở về Hoàng Bá—When Lin-Chi reached T’a-Wu, T’a-Wu said: “Where have you come from?” Lin-Chi said: “From Huang-Bo.” T’a-Wu said: “What did Huang-Bo say?” Lin-Chi said: “Three times I asked him about the essential doctrine and three times I got hit. I don’t know if I made some error or not.” T’a-Wu said: “Huang-Bo has old grandmotherly affection and endures all the difficulty for your sake—and here you are asking whether you’ve made some error or not!” Upon hearing these words Lin-Chi was awakened. Lin-Chi then said: “Actually, Huang-Bo’s Dharma is not so great.” T’a-Wu grabbed him and said: “Why you little bed-wetter! You just came and said: you don’t understand. But now you say there’s not so much to Huang-Bo’s teaching. What do you see? Speak! Speak!” Lin-Chi then hit T’a-Wu on his side three times. T’a-Wu let go of him, saying: “Your teacher is Huang-Bo. I’ve got nothing to do with it.” Lin-Chi then left T’a-Wu and returned to Huang-Bo.

·Hoàng Bá thấy sư về, liền bảo: “Kẻ nầy đến đến đi đi, biết bao giờ liễu ngộ.” Sư thưa: “Chỉ vì tâm lão bà quá thiết tha, nên nhơn sự đã xong, đứng hầu.” Hoàng Bá hỏi: “Đến đâu về?” Sư thưa: “Hôm trước vâng lời dạy của Hòa Thượng đến tham vấn Đại Ngu trở về.” Hoàng Bá hỏi: “Đại Ngu có lời dạy gì?” Sư liền thuật lại việc trước. Hoàng Bá bảo: “Lão Đại Ngu nầy đã buông lời, đợi đến đây ta cho ăn đòn.” Sư tiếp: “Nói gì đợi đến, ngay bây giờ cho ăn.” Sư liền bước tới sau lưng Hoàng Bá tát một tát. Hoàng Bá bảo: “Gã phong điên nầy lại đến trong ấy nhổ râu cọp.” Sư liền hét. Hoàng Bá gọi: “Thị giả! Dẫn gã phong điên nầy lại nhà Thiền.”—Huang-Bo saw him and said: “This fellow who’s coming and going. How can he ever stop?” Lin-Chi said: “Only through grandmotherly concern.” Lin-Chi then bowed and stood in front of Huang-Bo. Huang-Bo said: “Who has gone and returned?” Lin-Chi said: “Yesterday I received the master’s compassionate instruction. Today I went and practiced at T’a-Wu’s.” Huang-Bo said: “What did T’a-Wu say?” Lin-Chi then recounted his meeting with T’a-Wu. Huang-Bo said: “That old fellow T’a-Wu talks too much! Next time I see him I’ll give him a painfuls whip!” Lin-Chi said: “Why wait until later, here’s a swat right now!” Lin-Chi then hit Huang-Bo. Huang-Bo yelled: “This crazy fellow has come here and grabbed the tiger's whiskers!" Lin-Chi shouted. Huang-Bo then yelled to his attendant: “Take this crazy man to the practice hall!” 

·Một hôm sư ngồi trước trong Tăng đường, thấy Hoàng Bá đến, liền nhắm mắt lại. Hoàng Bá lấy tích trượng nện xuống sàn. Lâm Tế ngẫng đầu lên, thấy Hoàng Bá đứng đó, Lâm Tế bèn tiếp tục gục đầu xuống ngủ tiếp. Hoàng Bá làm thể sợ, liền trở về phương trượng. Sư theo đến phương trượng lễ tạ. Thủ Tọa đứng hầu ở đó, Hoàng Bá bảo: “Vị Tăng đây tuy là hậu sanh lại biết có việc này.” Thủ Tọa thưa: “Hòa Thượng già dưới gót chơn chẳng dính đất, lại chứng cứ kẻ hậu sanh.” Hoàng Bá liền vả trên miệng một cái. Thủ Tọa thưa: “Biết là được.”—One day, Lin-Chi was sleeping in the monk’s hall. Huang-Bo came in and, seeing Lin-Chi lying there, struck the floor with his staff. Lin-Chi woke up and lifted his head. Seeing Huang-Bo standing there, he then put his head down and went back to sleep. Huang-Bo struck the floor again and walked to the upper section of the hall. Huang-Bo saw the head monk, who was sitting in meditation. Huang-Bo said: “There’s someone down below who is sitting in meditation. What do you imagine you’re doing?” The head monk said: “What’s going on with this fellow ?” 

·Một hôm sư thượng đường thuyết pháp: “Trên đống thịt đỏ lòm có một vô vị chân nhân thường ra vô theo lối cửa mở trên mặt các ngươi. Thầy nào sơ tâm chưa chứng cứ được thì nhìn đây.” Có một thầy bước ra hỏi: “Vô vị chân nhân ấy là cái gì?” Lâm Tế vụt bước xuống thiền sàng, nắm cứng vị sư hét lớn, ‘Nói đi! Nói đi!’” Vị sư đang lính quýnh thì Tổ buông ra, trề môi nói: “Vô vị chân nhân, ồ chỉ là một cục phân khô.” Nói xong ngài đi thẳng vào phương trượng—One day, Lin-Chi entered the hall to preach, saying: “Over a mass of reddish flesh there sits a true man who has no title; he is all the time coming in and out from your sense-organs. If you have not yet testified to the fact, look, look!” A monk came forward and asked: “Who is this true man of no title?” Lin-Chi came right down from his straw chair and taking hold of the monk exclaimed: “Speak! Speak!” The monk remained irresolute, not knowing what to say, whereupon the master, letting him go, remarked, “What worthless stuff is this true man of no title!” Lin-Ch the went straight back to his room.

·Một hôm, Định Thượng Tọa hỏi Lâm Tế: “Thế nào là đại ý của pháp Phật?” Lâm Tế bước xuống tòa, nắm lấy Thượng Tọc, xán cho một bạt tai, rồi xô ra. Định Thượng Tọa đứng khựng. Ông Tăng đứng bên nhắc: “Định Thượng Tọa, sao không lạy Hòa Thượng đi!” Định Thượng Tọa toan lạy thì ngay lúc ấy hốt nhiên đại ngộ—One day, Venerable Ting asked Lin-Chi: “What is the ultimate principle of Buddhism?” He came right down from his seat, took hold of the monk, slapped him with his hand, and pushed him away. Venerable Ting stood stupified. A bystander monk suggested: “Why don’t you make a bow?” Obeying the order, Venerable Ting was about to bow, when he abruptly awoke to the truth of Zen. 

·Vào năm 867 khi sắp mất, Lâm Tế ngồi ngay thẳng, nói: “Sau khi ta tịch chẳng được diệt mất Chánh Pháp Nhãn Tạng của ta.” Tam Thánh thưa: Đâu dám diệt mất Chánh Pháp Nhãn Tạng của Hòa Thượng.” Lâm Tế bảo: “Về sau có người hỏi, ngươi đáp thế nào?” Tam Thánh liền hét! Sư bảo: “Ai biết Chánh Pháp Nhãn Tạng của ta đến bên con lừa mù diệt mất.” Nói xong sư ngồi thẳng thị tịch—In 867 A.D. when Lin-Chi wa about to die he sat upright and said: “After I’m gone, my Treasury of the True Dharma Eye cannot be destroyed.” Lin-Chi’s disciple, San-Sheng, said: “How could we dare destroy the Master’s Treasury of the True Dharma Eye?” Lin-Chi said: “In the future if someone ask about my teaching, what will you say to them?” San-Sheng shouted! Lin-Chi said: “Who would have thought that my Treasury of the true Dharma Eye would be destroyed by this blind ass!” Upon saying these words Lin-Chi passed away, sitting upright.

Lâm Tế Tông: Lin-Chi School—Một trong năm tông phái Thiền Phật Giáo của Trung Quốc được xiển dương bởi ngài Lâm Tế, pháp tử của Lục Tổ Huệ Năng—One of the five sects of Zen Buddhism in China, which was propagated by Lin-Chi, a Dharma heir of the Sixth Zen Patriarch Hui-Neng—See Lâm Tế. 

Lâm Tế Tứ Hát: Bốn thứ tiếng hét của Lâm Tế—Four kinds of Lin-Chi’s cry—Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, Lâm Tế phân biệt có bốn cách hét, tùy tiện mà dùng, gọi là ‘Tứ Hát.”—According to Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, Book I, Lin-Chi distinguishes four kinds of "cry.”

1)Tiếng hét thứ nhất như gươm báu vua Kim Cang: The first cry is like the sacred sword of Vajraraja.

2)Tiếng hét thứ nhì như bốn vó sư tử vàng trụ bộ trên mặt đất: The second cry is like the golden-haired lion squatting on the ground.

3)Tiếng hét thứ ba như cần câu quơ bóng cỏ: The third cry is like the sounding rod or the grass used as a decoy.

4)Tiếng hét thứ tư không có tác dụng của tiếng hét: The fourth cry is the one that does not at all function as a “cry.”

Lâm Tề: Gần giờ ngọ—Approaching the midday, or near noon.

Lâm Thời: Provisional.

Lâm Tì Ni: Tên một hoa viên, gần kinh đô của thành Ca Tỳ La Vệ, nơi đản sanh của Thái Tử Tất Đạt Đa, cách nay hơn 2.600 năm về trước, người đã thành Phật. Vị trí bây giờ là Rummindei thuộc Nepal, khoảng 15 dậm về phía đông của thành Ca Tỳ La Vệ, gần biên giới Nepal và Ấn Độ. Vua A Dục của Ấn Độ (khoảng 273-232 trước Tây Lịch), đã đến viếng nơi nầy và cho dựng lên một trụ đá ghi lại kỷ niệm chuyến hành hương chiêm bái của ngài. Lâm Tỳ Ni là một trong tứ động tâm hay Phật tích trong lịch sử Phật giáo. Ba Phật tích kia là Bồ Đề Đạo Tràng, Vườn Lộc Uyển, và thành Câu Thi Na—Lumbini, name of a park, which is the Birthplace of Siddartha Gautama, who became the Buddha, over 2,600 years ago. It was near the capital of Kapilavastu of the Sakya tribe. The site is now known as Rummindei in Nepal, 15 miles east of Kapilavastu, near the border of Nepal and India. Asoka, king of ancient India (273-232 BC) came here on a pilgrimage in 250 B.C. He erected a stone pillar here in commemoration of his visit. Lumbini is one of the four Holy Places of Buddhism history. The three other sacred places are Buddha Gaya, Sarnath, and Kusinara.

** For more information, please see Lumbini

in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Lâm Tuyền: Forest and stream.

Lâm Tỳ Ni: See Lumbini in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Lâm Tì Ni in Vietnamese-English Section.

Lấm La Lấm Lét: To glance furtively.

Lầm: To be mistaken—To be wrong—To confuse. 

Lầm Chấp Có: Errouneous attachment to the reality.

Lầm Chấp Tánh Không: Erroneous attachment to the emptiness.

Lầm Lầm Lì Lì: To look severe.

Lầm Lẫn: See Lầm.

Lầm Lỡ: To be at fault

Lầm Than: To be miserable—Wretched.

Lân:

1)Láng giềng: Neighbor—Neighbouring.

2)Lân cận: Adjacent—Near.

3)Con Lân: A female unicorn. 

Lân Cận: Near—Next to—Neighboring—Approaching—Adjoining—Approximate.

Lân Đơn: Các vị sư chùa lân cận, ngồi bên phải hay bên trái thầy trụ trì mỗi khi có lễ—One’s neighbouring monks, who seat in the right and left seats during a ceremony.

Lân Giác:

1)Độc giác lân: Lân một sừng—The unicorn with its single horn.

2)Độc Giác Phật: Pratyeka-buddha.

Lân Hư:

1)Gần giống như hư không: Next to nothing.

2)Phần nhỏ nhất của vi trần hay nguyên tử: The minutest particle or an atom.

Lân La: To get (come) near.

Lân Lý: Hamlet and village.

Lân Mẫn: See Liên Mẫn.

Lân Trân: Hạt minh châu của nhà láng giềng không giúp ích gì được ta—A neighbour’s pearl which is no aid to me.

Lân Trí: Gần giống như trí huệ của Phật—Similar to the last entry or the Buddha’s wisdom.

Lân Viên: Gần đến chỗ toàn giác, giai đoạn trước giai đoạn toàn giác—Near to perfect enlightenment, the stage before it.

Lấn: To trespass—To encroach.

Lần: Time.

Lần Chuỗi Hạt: To tell one’s beads—To finger the rosary.

Lần Hồi: Little by little—Gradually—Day to day.

Lần Lữa: To delay—To linger—To drag.

Lần Lữa Chờ Khi Lớn Tuổi: To drag one’s feet until old age.

Lần Lượt: By turn—In turn.

Lần Mò: To feel one’s way

Lần Theo: See Lần Mò.

Lẩn Lút: To conceal oneself.

Lẩn Mặt: To keep out of sight.

Lẩn Mất: To disappear.

Lẩn Trốn: To slip away.

Lẫn Lộn: Confused—Mixed up

Lận Đận: Unsuccessful

Lấp Ló: To appear and disappear alternately.

Lập:

1)Đứng dậy: To stand up.

2)Thiết lập: To set up—To establish.

Lập Bá: Repa or Repha (skt)—A “low” garment or a “loin” cloth—Đồ lót của chư Tăng Ni.

Lập Chí: To make up one’s mind.

Lập Công: To accomplish a merit.

Lập Danh: To win fame.

Lập Đề: To set a subject, or state a proposition.

Lập Đông: Winter begins.

Lập Gia Đình: To get married—To marry.

Lập Giáo: Thành lập một tông phái (căn cứ trên những lời giáo thuyết của Đức Phật)—To establish a school or a sect.

Lập Giáo Khai Tông: Thiết lập một trường phái và bắt đầu một tông môn—To set up a school and start a sect.

Lập Hạ: Summer begins.

Lập Hiến: To establish a constitution.

Lập Hội: To found a society.

Lập Kỷ Lục: To make (achieve) a record.

Lập Lệ: To establish a custom.

Lập Luận: To reason—To argue.

Lập Lượng: Lập tỷ lệ so sánh của ba chi tông, nhân, dụ—To state a syllogism with the proposition, reason, and example of the cult or sect.

Lập Mưu: To draw up a scheme

Lập Nghiệp: To found (establish) a business.

Lập Phá: Năng lập năng phá—To state and confute a proposition.

Lập Pháp: To make a law or rule—To set up or state a proposition.

Lập Tăng Thủ Tọa: Vị Tăng với kiến thức uyên thâm, thường có vị thế quan trọng trong tự viện trong việc dẫn giáo Tăng thân—The learned monk who usually occupies the chief seat to edify the body of monks.

Lập Tâm: To make up one’s mind

Lập Thành: To establish—To constitute.

Lập Thân: To establish oneself in life.

Lập Thệ: To make (take) an oath—To swear.

Lập Trường: Standpoint—Point of view—View point—Opinion—Position and viewpoint.

Lập Trường Vững Chắc Và Sáng Suốt: Clear and solid position and viewpoint.

Lập Tự: To appoint one’s heir.

Lập Tức: Immediately—At once—Right away.

Lật: Hạt dẻ—Chestnut.

Lật Đà: Hrd or Hrdaya (skt)—Quả tim—The heart.

Lật Đật: Pressed—Hurried—In a hurry.

Lâu:

1)Thời gian dài: A long time—For a long stretch (span) of time—Long.

2)Nhà lầu: Storied building—Upper storey. 

3)Một trong 18 địa ngục: One of the eighteen hells.

4)Xương sọ (cô lâu): Kapala (skt)—A skull.

Lâu Chí Phật: Rucika (skt)—Lô Chí Phật—Lư Chí Phật—Lâu Do Phật—Vị Phật cuối cùng trong 1.000 vị Phật hiện kiếp—The last of the 1,000 Buddhas of the present kalpa.

Lâu Dài: Durable—Enduring—Lasting.

Lâu Di Cắng La Phật: Lokesvararaja (skt)—Thế Tự Tại Vương Phật hay Phật Nhiêu Thế là vị cổ Phật tiếp nối Định Quang Phật—An ancient Buddha, successor to Ting-Kuang Buddha.

Lâu Do: See Lâu Chí Phật.

Lâu Đà La: Rudra (skt)—Thần gió bão—The howler, or god of tempests.

Lâu Đời: A long time ago.

Lâu Khôi: Một cây cột than cháy, ví thế giới nầy như một đám cháy lớn vậy—A tower or a pile of charcoal, e.g. the world of conflagration.

Lâu Khôi Kinh: Kinh nói về thế giới Ta Bà, đang bốc cháy thành tro than của chúng ta—The sutra mentioned about the Saha world, the world of conflagration.

Lâu Lê: Lưu ly—Lapis lazuli.

Lâu Man: Chuỗi đầu lâu được những người Lâu Man xâu lại và đội trên đầu—A chaplet or wreath of skulls, worn by Kapalikas, a Sivaitic sect; kapali is an epithet of Sivaas the skull-wearer. 

Lậu: Asrava (skt).

(A)Nghĩa của Lậu—The meanings of Asrava:

1)Dột: Chỗ dột trên nóc nhà làm cho nước mưa chảy vào—Leakage—An opening on the roof allows rain water to descend through it—Flowing—Running—Discharge.

2)Phiền não: Distress—Pain—Affliction.

(B)Phân loại Lậu—Categories of Asrava:

1)Tam Lậu: Three taints or affluences—See Tam Lậu in Vietnamese-English Section.

Lậu Giới: Bỏ bê không giữ gìn giới luật hay phá giới—To make a leak in the commandments, i.e. beak them.

Lậu Hoặc: Asava (p)—Asrava (skt).

(A)Theo Phật giáo Đại Thừa, Lậu Hoặc có những nghĩa sau đây—According to the Mahayana Buddhism, Asrava has the following meanings:

·Điều ô uế: Taint.

·Sự đồi bại: Corruption.

·Ham mê: Mania.

·Sự mê đắm: Anfatuation.

·Nghiện (rượu và thuốc): Addiction (to alcohol or drugs).

·Nhơ bẩn: Defilement.

(B)Theo Thanh Tịnh Đạo, lậu hoặc là từ để chỉ dục tham, hữu tham, tà kiến và vô minh, vì những cấu uế nầy tiết lậu từ các căn môn không được phòng hộ, như nước rỉ từ bình chảy, hoặc vì chúng phát sanh những khổ sanh tử—Cankers, a term for greed for sense-desire, greed for becoming, wrong view, and ignorance, because of the exudingof these defilements from unguarded sense-doors like water from cracks in a pot in the sense of constant trickling, or because of their producing the suffering of the round of rebirths.

1)Bộc lưu: Càn quét, lùa vào biển hữu, khó vượt qua—The floods are so called in the sense of sweeping away into the ocean of becoming, and in the sense of being hard to cross.

2)Hệ Phược: Không cho phép gỡ ra khỏi một đối tượng, và không gỡ khỏi khổ: The bonds are so called because they do not allow disengagement from an object and disengagement from suffering. Both “Floods” and “bonds” are terms for the “Cankers” already mentioned. 

Lậu Nghiệp: Nghiệp của phàm nhân trong dòng sinh tử luân hồi—Karma of ordinary rebirth—The deeds of the sinner in the stream of transmigration, which produces his karma.

Lậu Tận: Asravaksaya (skt)—Chấm dứt dục vọng phiền não, hay là cạn dòng sinh tử luân hồi—The end of the passions or the exhaustion of the stream of transmigration.

Lậu Tận Chứng Minh: Chứng lý Niết Bàn hay chứng thực sự chấm dứt của dòng luân hồi sanh tử và đạt được đạo quả Niết bàn—The assurance or realization that the stream of transmigration is ended and nirvana attained.

Lậu Tận Minh: Thực chứng lướt thắng dục vọng cám dỗ và sự chấm dứt dòng luân hồi sanh tử—The realization that the stream of transmigration is ended—Nirvana insight into present mortal sufferings so as to overcome all passions or temptations—The deliverance of mind from passions.

Lậu Tận Thông: Một trong lục thông, thần thông hiểu thấu sự chấm dứt dòng luân hồi sanh tử—The supernatural insight into the ending of the stream of transmigration, one of the six abhijnas.

** For more information, please see Lục

Thông.

Lậu Tận Trí: Trí huệ của bậc A La Hán (đã dứt bỏ hết phiền não)—The wisdom of the arhat (all passions and afflictions ended).

Lậu Tận Tỳ Khưu: Vị Tỳ Kheo đã dứt được dòng luân hồi sanh tử, tức đã chứng quả A La Hán—The monk who has ended the stream of transmigration—The arhat.

Lậu Tận Ý Giải: Khi dứt bỏ hết phiền não là tâm ý giải thoát, đó là quả vị A La Hán của Tiểu Thừa—The passions ended and the mind freed—The state of the arhat.

Lậu Vĩnh Tân Vô Sở Úy: Tin tưởng tuyệt đối nơi Phật là dòng luân hồi sẽ vĩnh viễn chấm dứt—Absolute confidence of Buddha that transmigration would cease forever.

Lậu Vô Lậu: Hữu lậu pháp và vô lậu pháp hay chư pháp trong tam giới và Thánh đạo trong Tam thừa và Niết Bàn—Transmigration and nirvana.

Lây Lất: To live from day to day.

Lấy: Grasping.

Lấy Bỏ: Grasping and rejecting.

Lấy Có: For form’s sake.

Lấy Của Người Làm Của Mình: To take property of others for one’s own. 

Lấy Đi: To take away.

Lấy Khổ Làm Vui: To be mistaken suffering for happiness.

Lấy Lại: To take back—To retake.

Lấy Lén: To take secretly. 

Lấy Lệ: For form’s sake—As a matter of form.

Lấy Lòng: To try to please someone.

Lấy Lộn: To take wrongly—To take by mistake.

Lấy Mất: To take away. 

Lấy Nhau: To be married.

Lấy Ra: To take out—To pull out.

Lấy Sức Lại: To regain strength.

Lấy Thiện Đối Ác: Nếu chúng ta muốn hết kẻ thù, chúng ta nên giết chết sân hận là kẻ thù lớn nhất ngay trong chính ta. Nếu chúng ta có thể làm điều nầy tức là chúng ta có thể lấy thiện đối ác—Returning good for evil—If we want to get rid of our enemies, we should first kill our anger which is the greatest enemy within us. If we can do this, we then can return good for evil.

Lấy Thiện Trả Ác: To requite evil with good—See Lấy Thiện đối ác.

Lặn Lội: To go through a lot of troubles (a lot of ups and downs in life).

Lăng Nhục: Làm nhục—To insult.

Lăng Xăng: To jump about.

Lẳng Lặng: To keep silence.

Lặng Im: Silent—Quiet.

Lặng Ngắt: Dead silence.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2010(Xem: 4164)
Từ ngữ đối chiếu Anh-Việt hoặc Phạn âm trong Kinh Pháp Hoa - Tác giả: Vũ Hữu Đệ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]