Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự Do Trong Hiểu Biết

08/12/201713:37(Xem: 18559)
Tự Do Trong Hiểu Biết
 
Phat thuyet phap 2
TỰ DO TRONG HIỂU BIẾT
Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche
Thích Minh Chánh dịch


 Lời nói đầu

              Những pháp thoại trong tác phẩm này là  những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục  tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để giải thoát tất cả chúng sanh ra khỏi khổ đau và hướng dẫn họ con đường đi đến giác ngộ bằng chính bản thân mình, xem như đây là trách nhiệm của tôi”. Chúng ta hãy cảm nhận:“vâng, đó là những gì tôi phải làm” và cống hiến đời mình cho giáo pháp.

          Hai vị Lama đã bắt đầu giảng dạy Phật pháp cho người Tây phương vào cuối thập niên 60. Khóa thiền đầu tiên được tổ chức tại Tu viện Kopan, ở Nepal, năm 1971. Sau khóa tu học thứ sáu tại Kopan, vào tháng 3 năm 1974, nhận lời mời các học trò của mình,  hai vị Lama đã thực hiện chuyến hoằng pháp đầu tiên đến Tây phương. Năm kế tiếp và mỗi năm sau đó, hai ngài đều đến phương Tây để giáo hóa cho đến khi đức Lama Yeshe viên tịch vào năm 1984. Các pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy đầu tiên mà hai vị Lama đã từng giảng tại châu Âu—một buổi hội thảo cuối tuần vào tháng 9 năm 1975 gần Lodon đã phản ảnh được tính chất của các khóa tu học tại Tu viện Kopan. Khi trợ lý thuyết giảng và người sắp xếp chương trình của hai ngài trên chuyến du hóa bằng đường biển vào năm 1975, tôi đã may mắn có mặt trong cuộc hội thảo này và một lần nữa có dịp quan sát ảnh hưởng sâu sắc những pháp thoại của hai vị Lama giảng thuyết cho mọi người, đặc biệt những người mới lần đầu tiếp xúc với giáo pháp.

          Hơn bao giờ hết, hai vị Lama đã nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng từ, đặc biệt là sự biểu hiện tuyệt đối của nó trong ý nghỉ được phát huy cao cả của Bồ-đề tâm. Lama Yeshe nói “cuối tuần này, thật may mắn khi chúng ta có cơ hội để nuôi dưỡng tâm Bồ-đề và đặt  những hành vi của thân, miệng, ý vào con đường dẫn tới giải thoát, con đường của năng lực. Đây là điều vô cùng quan trọng”.

          Và Lama Zopa Rinpoche đã khẳng định “tâm Bồ-đề là sự hiểu biết, là nhận thức trực giác để chứng đắc giác ngộ vì lợi ích của tất cả những chúng sanh khác. Tư tưởng trong sáng của tâm Bồ-đề chưa bao giờ vì lợi ích cho riêng mình mà thay vào đó, luôn luôn quan tâm đến những chúng sanh khác, tìm cách giải thoát tất cả chúng sanh ra khỏi khổ đau và hướng dẫn họ đi trên con đường đưa đến giác ngộ. Tâm Bồ-đề thường xuyên nghỉ cách mang lại lợi ích cho những chúng sanh khác trong phương pháp bao quát nhất và uyên bác nhất. Đó là nhận thức duy nhất chỉ lo cho những chúng sanh khác mà hy sinh bản thân mình và chăm sóc họ với cách tốt nhất”.

          Tương tự như  việc giảng thuyết những pháp thoại quý giá, hai vị Lama cũng đã hướng dẫn một vài phương pháp thực tập thiền được bao hàm trong đó. Khi đang đọc tác phẩm này, khi đến với thiền định, bạn tạm ngừng trong giây lát và nghỉ về những gì mà hai vị Lama đang nói, cũng như ý định của các ngài. Theo cách này, bạn sẽ có nhiều lợi ích trong tác phẩm này hơn là chỉ  đọc lướt qua và sau đó tiếp tục nghiên cứu điều khác. Tuy nhiên, hãy đợi chờ! Có những điều mới lạ hơn nữa! Vì một vài điều kỳ diệu, những pháp thoại này đều đã được ghi hình và tất cả băng đĩa nhưng vẫn có một số tồn động cho đến ngày nay. Chúng tôi đã số hóa các băng đĩa và hầu hết toàn bộ cuộc thảo luận sẽ được thâu lại qua DVD không lâu sau khi tác phẩm này xuất bản. Đây là Video sớm nhất mà chúng tôi có được từ hai vị Lama và  đó là  vinh hạnh lớn lao để xem thấy hai vị Lama như các ngài đã hiện diện vào năm 1975.

          Bởi vì cuộc hội thoại này quá ngắn nên bạn có thể chỉ  nhận được bản tóm tắt mặc dù tận hưởng hương vị ngọt ngào của giáo pháp bằng cách đọc tác phẩm này. Để giúp bạn tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi đã liệt kê một hệ thống đọc được giới thiệu sau tác phẩm này. Hơn nữa, bởi vì có nhiều tác phẩm miễn phí khác của chúng tôi bao hàm một bản chú thích và có một hệ thống bao quát trực tuyến trên trang web www.LamaYeshe.com, nên chúng tôi không bao quát nó trong lần xuất bản này. Hy vọng tác phẩm này giúp bạn rất nhiều như nó đã giúp tôi.

                                                                                       Người biên tập

 

                                                 TỰ DO HIỂU BIẾT

                                                         Chương 1

                                                       Thiền Là Gì?

                                                                   Lama Yeshe

          Thiền là phương pháp khiến chúng ta nhận thức rõ bản chất của tâm. Do vậy, thiền là điều mà chúng ta tuyệt đối phải thực tập. Vì giáo dục phương Tây không giải thích phương thức các chức năng của tâm trong cuộc sống hằng ngày, nên ngày nay, nhiều người phương Tây đi tìm hiểu thiền bởi vì họ không cảm thấy thỏa mãn với những gì họ được dạy về tâm thức.

          Đạo Phật luôn luôn đề cập đến khổ đau. Điều này gây ngạc nhiên cho một số người phương Tây: “chúng tôi rất hạnh phúc; chúng tôi không khổ đau; vấn đề của chúng tôi là gì? Tại sao chúng tôi phải lắng nghe những lời dạy về khổ đau?”. Vâng có thể nghỉ theo cách đó nếu bạn thích, nhưng trên thực tế, nếu quan sát sâu hơn về phương thức các chức năng tâm của mình trong cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ nhận rõ vì sao mình không hài lòng và tâm thức bất định của mình thực sự thăng trầm thế nào. Sự thăng trầm đó là khổ đau chứ không gì khác. Chỉ đơn thuần thế thôi. Khi đề cập đến khổ đau, đức Phật vốn không muốn nói sự đau đớn chỉ đơn thuần mang tính thể xác, như đau răng, đau đầu v.v, vì những khổ đau này chỉ tạm thời, không có gì ghê gớm cả. Tuy nhiên, nếu quan sát kỉ bản thân mình, hoặc giàu sang hay nghèo khổ, nổi tiếng hoặc không nổi tiếng, thì bạn sẽ luôn luôn cảm thấy thất vọng, một nỗi khổ triền miên, thái độ chán nản bấp bênh. Thái độ ấy quá ư khổ đau.

          Từ lúc xuất hiện trên địa cầu này cho đến bây giờ, con người thường xuyên tìm kiếm điều gì đó đáng giá, an vui và hạnh phúc, trong nhiều cách khác nhau, nhưng hầu hết các phương pháp của họ đều trở nên hoàn toàn sai lầm. Họ đã tìm kiếm hạnh phúc ở đây trong khi hạnh phúc luôn luôn tồn tại ở chỗ khác, chính xác là trong chiều hướng ngược lại. Bạn được giáo dục—về mặt lịch sử, hãy xem xét những gì mà nhân loại tin đã tin tưởng qua các thời đại và phương pháp mà họ tìm kiếmsự hoàn thiện trong nhiều cách khác nhau. Bạn có thể nhận thấy hầu hết thời gian họ đã đi tìm kiếm hạnh phúc đều nằm trong chiều hướng hoàn toàn sai lầm. Do đó, bây giờ,  nhân loại rốt cuộc bắt đầu nhận thức rằng hạnh phúc không phụ thuộc vào sự phát triển ngoại tại hoặc của cải vật chất. Hiện tại, bạn không cần đến thậm chí một vị Lama giải thích điều này cho bạn hiểu bởi vì thế giới hiển nhiên chứng minh bản chất của thực tại trần thế—trên phương diện xã hội, kinh tế và nhiều lãnh vực khác. Điều đó khiến chúng ta dể dàng thấy rõ của cải vật chất không phải là tất cả. Sau cùng, nhân loại mới bắt đầu nghiên cứu những cách thức tốt hơn nhằm đạt được đời sống an vui và hạnh phúc. Thiền định là một trong những phương thức ấy.

          Thái độ tâm lý.

          Ở phương Tây, thiền mới được phổ biến gần đây. Hầu hết mọi người đều đã nghe biết điều này và nhiều người thử thực tập thiền, nhưng nếu bạn quan sát kỉ tại sao những người này thực tập thiền, lý do họ nổ lực thực hiện nó, thì có một vấn đề phát sinh. Tất nhiên, bạn có thể đặt vấn đề tương tự trong mối liên quan tại sao mọi người thực tập theo một tôn giáo nào đó. Nói chung, những người thực tập thiền hoặc đi theo con đường tâm linhbởi vì họ muốn có hạnh phúc, nhưng theo quan điểm Phật giáo đại thừa, có đạt được kết quả như mong muốn hay không, phần lớn tùy thuộc vào sự thực tập thiền định của bạn dựa trên thái độ tâm lý hoặc động lực thúc đẩy. Đối với thiền hoặc bất cứ triết học tâm lý ứng dụng nào khác nhằm mang lại hạnh phúc, nó phải được thực hiện theo lý do chính đáng.

          Nhiều người nghỉ rằng thiền là ngồi một chỗ không làm gì hết trong khi tâm của bạn vui đùa với một dối tượng. Đó là quan niệm sai lầm. Tâm của bạn vui đùa với một đối tượng, cố gắng tập trung là chưa đủ. Tất nhiên, tôi hiểu cách thức suy nghỉ đó. Tâm của bạn trở nên mệt mỏi vì bạn đã từng nghe quá nhiều điều, quá nhiều triết lý, quá nhiều cái này cái nọ và những thứ khác đến nổi bạn chỉ muốn có một chút an vui, một chút yên tỉnh, nên bạn mới nghỉ đến sự tập trung vào một đối tượng duy nhất sẽ mang lại thanh thản cho mình. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ.

          Thiền là một phương tiện. Điều quan trọng nhất là động lực thức đẩy của bạn trong việc ứng dụng phương tiện đó, thực tập thiền; cách thức bạn sử dụng nó. Đó mới là quan trọng. Ngược lại, có nguy cơ thiền định của bạn chỉ đơn thuần sẽ trở nên một lề thói vô cảm, cách mà một số người thường đi nhà thờ vào chủ nhật. Họ không quan sát động lực thúc đẩy của mình; họ chỉ đi mà thôi. Không những ở phương Tây, mà người phương Đông cũng thế. Họ đi đến chùa chỉ bởi vì thấy mọi người cũng đến chùa, bởi vì đó là phong tục địa phương. Thiền hay thực tập tôn giáo với lý do này là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

          Tương tự, thực tập thiền chỉ để kinh qua hạnh phúc thế tục, chỉ để khiến đời này được vui vẽ, thì cũng sai lầm. Đó chỉ là một kết quả bé nhỏ, ích kỉ và thiếu chuẩn mực. Nếu tất cả những gì bạn cố gắng thực hiện chỉ để đời này trở nên tiện nghi, thì kết quả quả bạn chẳng có gì đáng giá. Thông thường, nhiều người nghỉ rằng mục đích của thiền là khiến cho tâm hồn trở nên yên tỉnh và an vui, nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Tất nhiên, khi tạo ra không khí yên tỉnh và an vui, bạn có thể hợp nhất tâm mình và khiến nó trở nên yên tỉnh và an vui, nhưng đó không phải là giải thoát. Giải thoát là hoàn toàn vượt ra khỏi tâm buông lung, ích kỉ và bất định. Khi thoát khỏi loại tâm này, bạn đạt được thành quả quý giá.

          Thiền không chỉ là cuộc chơi tâm thức nơi mà bạn thanh lọc trạng thái trần tục thành một thứ khác. Khi thực tập thiền, chúng ta không đùa giởn, không giễu cợt với các vọng tưởng. Mục đích của thiền là đạt được giải thoát an vui nội tại và an lạc tuyệt đối—thuật ngữ Phật giáo gọi đó là Niết-bàn hay giác ngộ. Tuy nhiên, ngôn từ không quan trọng lắm—những gì bạn phải biết là kết quả mà mình đặt mục đích để chứng đạt. Do vậy, thái độ tâm lý mà tôi đề cập đến, động lực thúc đẩy tốt nhất, là những gì Phật giáo đại thừ gọi là tâm Bồ-đề, trạng thái giác ngộ: hoàn toàn hiến dâng thân, miệng và ý của bạn để làm lợi ích cho người khác. Nếu thực tập thiền với ý tưởng này, tâm của bạn tự động nhập vào phương tiện sẽ mang bạn đến mục đích mong muốn của mình—giác ngộ—một cách nhanh chóng. Nếu không, nếu động lực thúc đẩy trong tiềm thức của bạn là ích kỉ, thậm chí nếu suy nghỉ có trí tuệ rằng: “tôi nhất định thực tập thiền định này để chứng đắc giác ngộ”, thì bạn đang nằm mơ. Đó không phải là tâm Bồ-đề.

          Cũng vậy, một số người nghỉ rằng chỉ có loại thiền định tập trung vào đối tượng duy nhất và nổ lực trong nhiều năm để đạt được nó, nhưng bởi vì họ bị ngã chấp thúc đẩy, nên thậm chí nếu đạt được cấp độ này của thiền định, thì tâm của họ vẫn bị dao động. Điều đó có thể xảy ra bởi vì họ thực tập thiền với động lực thúc đẩy bất chính—sự ích kỉ. Tâm Bồ-đề là nơi bạn hoàn toàn hiến dâng đời mình vì lợi ích của người khác. Nên biết, khi tôi nói “hiếng dâng”, điều đó không có nghĩa là cúng tế máu tươi—của người hoặc động vật—theo quan điểm của Ấn Độ giáo, như chúng ta thường thấy ở Nepal. Sự hiến dâng mà tôi nói ở đây không phải như vậy. Tôi muốn nói sự hiến dâng các hoạt động của thân, miệng và ý của bạn với trí tuệ nhận thức để hoàn toàn cống hiến chúng làm lợi ích cho người khác.

          Khi có thái độ giác ngộ cống hiến, tâm Bồ-đề tuyệt đối thanh tịnh, thì bất kể những gì bạn thực hiện hằng ngày, chúng tự nhiên mang lại lợi ích. Tương tự, sự thực tập thiền của bạn cũng trở nên thành công và thoát khỏi thất vọng. Ngược lại, nếu thường xuyên hành thiền với quá nhiều mê tín, với kỳ vọng dễ dàng chứng đạt quả vị cao nhất của giác ngộ, thì đó là một điều sai lầm; bạn sẽ mắc bệnh tâm lý ngay từ lúc bắt thực tập. Khi khởi đầu với tâm bệnh, bạn chỉ có thể chấm dứt căn bệnh đó. Tất nhiên, sự cống hiến hằng ngày trong cuộc sống của bạn với toàn bộ thân, miệng và ý cho người khác là một trong những điều khó khăn nhất, nhưng nếu có khả năng thực hiện, thì cuộc sống của bạn tự nhiên có mục đích. Khi cuộc sống của mình có mục đích, bạn tự nhiên có được sự thỏa mãn và hạnh phúc. Hạnh phúc đích thực đến từ bên trong, từ thái độ tâm lý của bạn, chú không đến từ bên ngoài hoặc từ sự tập trung vào một đối tượng duy nhất.

          Bạn không thể tập trung chú ý trong tình huống bận bụi hổn độn ở nơi làm việc của mình; bạn không thể ngồi kiết già ngay trong siêu thị, bởi vì bạn phải đối phó với nhiều người. Nhưng khi đối phó với mọi người, nếu có ý nghỉ trong sáng cống hiến cho người khác, thì tự nhiên chúng cho bạn những động lực tốt—bởi vì sự phản chiếu của tâm mình. Tuy nhiến, nếu tâm mình bị các ý nghĩ như “những người này không tốt” che khuất, thì tự nhiên bạn vướng phải một sự phản ánh tiêu cực về người khác. Điều đó khiến bạn luôn luôn trách cứ họ vì cách thứ bạn cảm nhận: “anh ấy làm tổn thương tôi; cô ấy hại tôi”. Thực chất, không ai hại bạn cả. Bạn tự gây tổn thương cho bản thân, bởi vì bạn thiếu trí tuệ nhận thức để hiểu chính mình; bạn chưa hề vận dụng trí tuệ vào trong cuộc sống hằng ngày của mình.

          Theo thuật ngữ Phật giáo, tự kỉ là bệnh tâm thần phân liệt[2]. Tôi biết tâm lý học phương Tây cho rằng bệnh tâm thần phân liệt là một điều gì đó khác biệt, rất khó để giải thích, nhưng Phật giáo nói chính động lực ích kỉ là bệnh tâm thần phân liệt và nguyên nhân của tâm bệnh. Bạn hãy tự thí nghiệm chính mình. Tôi không bảo bạn phải chấp nhận những gì tôi nói cho bạn biết chỉ bởi vì tôi đã trình bày nó. Khi thức dậy vào buổi sáng, thay vì nghỉ về khó khăn trong đời sống thế tục của mình, bạn hãy phát khởi động lực thúc đẩy mạnh mẽ: “hôm  nay tôi nhất định hoàn toàn cống hiến năng lực thân, miệng và ý của mình cho người khác”.  Nếu thực sự cống hiến bản thân mình theo cách này, suốt ngày của bạn sẽ trôi qua rất êm ả. Hãy cố gắng thực hiện.

          Vấn đề của nhân loại là điều mà con người phải tương tác lẫn nhau và khi các vấn đề nảy sinh chắc chắn do mình gây ra, họ liền oán trách người khác. Đây là một quan điểm sai lầm. Do vậy, tâm Bồ-đề không chỉ là một ý tưởng—nó là phương pháp trị liệu tâm lý để chửa tâm bệnh. Ngoài ra, các hoạt động vật lý không nhất thiết là cách tốt nhất trong việc mang lại lợi ích cho người khác. Bạn càn phải tìm hiểu phương pháp tốt nhất để giúp đở người khác là gì. Thực chất, sự đói khát hoặc khổ đau thể xác không phải là vấn đề chính của nhân loại. Theo cách thức hữu hiệu nhất, để giúp người khác, bạn phải khám phá tiềm năng của nhân loại. Không chỉ tiềm năng của nhân loại mà ngay cả mọi côn trùng có tâm thức và do đó, tiềm năng  dẫn họ đến với giác ngộ an vui tuyệt đối. Bạn cần phải thấy rõ điều đó, thay vì tự chôn mình trong những ý nghỉ đa cảm như “tôi muốn giúp đở người khác; họ cần sự giúp đở, tôi thấy họ đang khổ đau, nhưng tôi không thể thấy mình làm bất cứ điều gì để giúp họ”.

          Khi thấy được tiềm lực trong tâm của nhân loại, nét đẹp vốn có và khả năng vô tận của loài người, thì bạn bắt đầu tìm thấy phương pháp giải quyết bất cứ vấn đề nào sanh khởi. Theo tư tưởng của Phật giáo đại thừa, mọi vấn đề của nhân loại đều có phương pháp giải quyết. Trước hết, mọi vấn đề của nhân loại đều có nguyên nhân của nó;nếu không có nguyên nhân, thì các vấn đề không sanh khởi. Do đó, nếu bạn diệt trừ nguyên nhân, thì kết quả cũng biến mất, phải vậy không?Điều này khoa học có thể chứng minh.

          Hiểu biết là con đường dẫn đến giải thoát.

          Đạo Phật không phải là một tín ngưỡng tôi giáo cuồng tín. Đạo Phật là phương pháp sống mang đầy triết lý. Do vậy, để nghiên cứu đạo Phật, bạn không cần phải tin tưởng vào một điều gì đó xa với thực tế. Điều quan trọng là chính bản thân bạn phải tìm hiểu, nghiên cứu và thể nghiệm, chứ không phải chỉ dựa vào niềm tin. Nếu không hiểu biết, niềm tin có thể trở nên rất nguy hiểm. Vì thế, những gì đức Phật đã nhấn mạnh: hiểu biết là con đường dẫn đến giải thoát, tri thức là con đường dẫn đến giải thoát.

          Do đó, đạo Phật luôn luôn chú trọng vào sự hiểu biết; hiểu biết là con đường đưa đến giải thoát, nếu không hiểu biết, thì không có con đường dẫn tới giải thoát. Có lẽ, bạn không chắc chắn về điều này. Thông thường, mọi người nghỉ rằng: “đây là tôn giáo, đây là đạo Phật”, đồng thời vẽ nên bức tranh của chính họ về đạo Phật và tôn giáo. Ví dụ, hơn một trăm người chúng ta ở đây—tôi có thể bảo đảm rằng hầu hết mỗi người trong chúng ta đều có hiểu biết khác nhau về những gì tạo nên con đường dẫn tới giải thoát. Hãy quan sát kỉ. Mặc dù tất cả chúng ta đều cho rằng: “giải thoát là điều này, điều này và điều này” bằng cách sử dụng cùng ngôn từ trong cùng thời điểm, nhưng  tâm giới hạn của mìnhsẽ vẽ nên bức tranh duy nhất của chính nó về hiểu biết cá nhân của chúng ta đối với con đường dẫn tới giải thoát. Trên thực tế, trong sự thực tập của mình, có lẽ chúng ta chưa thực hiện bất cứ điều gì tích cực; cuộc sống chúng ta có lẽ không có gì liên quan với con đường dẫn tới giải thoát.

          Vì vậy, bạn phải quan sát cẩn thận để thấy rõ liệu mình đi trên con đường đúng hay sai. Bạn không nên mù quáng tiếp tục  đi theo con đường sai lầm mình đã chọn. Quan trọng, bạn quan sát con đường tâm linh của mình hơn là những món hàng bạn mua. Ví dụ, khi đi vào siêu thị, bạn tốn nhiều thời gian để xem xét các sản phẩm—“tôi nên mua cái này? Có lẽ mua cái này hay mua cái kia”—nhưng khi đi đến sự chọn lựa con đường nào mang lại kết quả giác ngộ cao nhất là tốt nhất cho bạn, con đường nào đúng, con đường nào sai, thì bạn không quan sát kỉ. Do vậy, sự quan sát kỉ không bao giờ mắc phải lổi lầm; quan sát là điều quan trọng nhất. Quan sát là thiền; quán chiếu là thiền. Như tôi đã nói, thiền không có nghĩa chỉ ngồi một chỗ không làm gì hết. Bạn có thể thực tập thiền khi đang đi trên đường phố, quan sát, nghiền ngẫm tâm mình nhìn về các pháp. Đó là thiền. Bạn đang tiếp nhận thực tại hay vọng tưởng? Khi phân tích tâm mình như vậy, bạn đang thực tập thiền.

          Bạn thường đề cập đến các hoạt động tích cực và tiêu cực. Mọi người cũng cho rằng các pháp giống như “hôm nay bạn quá tích cực; hôm nay bạn quá tiêu cực”. Tuy nhiên, làm sao bạn biết hành động nào là tích cực và hành động nào là tiêu cực? Bạn cần phải biết cách để kiểm tra. Làm thế nào bạn bảo đảm sự thực tập thiền của mình là tích cực và trở nên phương tiện dẫn đến giác ngộ? Sao bạn biết? Điều này không phụ thuộc vào thiền định—đó là động lực thức đẩy trong việc thực tập thiền hướng tâm bạn đến con đường chơn chánh. Cũng vậy, bạn nói thế nào nếu mình đi trên con đường bất chính? Làm sao bạn phân biệt được? Bạn cần đến trí tuệ nhận thức phân biệt. Đó là con đường của thiền định, con đường của giải thoát. Bạn phải phân biệt rõ đúng, sai. Nếu lẫn lộn các pháp với nhau, thì tất cả những gì bạn có được đều giống như một nồi cháo thập cẩm.

          Phương tiện và trí tuệ.

          Tôi không phải là quan tòa xét xử tâm thức, bảo bạn là cái này hay cái nọ; tôi chỉ là người trình bày cách thức để truyền bá sự thực tập thiền. Tất cả chúng ta đều cần có hạnh phúc. Vậy, bằng cách nào để quan sát kỉ con đường chúng ta đang đi sẽ đưa mình đến với mục đích đó, phương pháp hữu hiệu nhất dẫn chúng ta đạt được hạnh phúc? Đó là những gì chúng ta cần phải biết.

          Cũng vậy, Phật giáo đại thừa nhấn mạnh sự thực tập tương thích của phương tiện và trí tuệ. Nếu có trí tuệ mà không có phương tiện, thì không thể đạt được những nhận thức giác ngộ. Điều này rất chính xác: những người sùng đạo và các thiền sinh có những  ý tưởng tuyệt với nhưng thiếu phương tiện để đưa các ý tưởng ấy vào thực hành. Do đó, các ý tưởng tuyệt vời của họ trở nên vô dụng. Tương tự, ở phương Tây, nhiều người có tri thức hiểu biết rộng lớn nhưng không có quá nhiều phương tiện. Đây là một vấn đề. Như đức Phật đã dạy: “chỉ có tri thức hiểu biết thì không đủ để đạt được những nhận thức thông suốt”.

          Bây giờ, tôi không có nhiều thời gian để trình bày, nhưng tôi hy vọng tất cả các bạn thực tập phương tiện và trí tuệ nhằm thiết lập con đường dẫn tới giải thoát và tìm thấy an vui tuyệt đối càng sớm càng tốt. Và nếu có bất cứ vấn đề gì, thì cứ hỏi điều nào bạn thích. Khong có gì sai trái với thảo luận của chúng ta về tất cả điều này. Phật giáo Tây Tạng rất cởi mở. Neus thích, bạn có thể nói cho tôi biết bất cứ điều gì tôi đã nói là sai. Không có vấn đề gì cả. Bằng cách đó, tôi cũng học hỏi được thêm nhiều điều. Tôi chưa giác ngộ, nên thảo luận là điều quan trọng nhất.

          Hỏi: Lama, các ngài bị buộc phải rời khỏi Tây Tạng. Vậy, làm thế nào các ngài thực hiện công việc lưu vong của mình?

          Lama: Vâng, miễn là mọi người gắn chặt cuộc sống của họ với nhau, không có vấn đề gì nếu họ mất nhà cửa và đất nước, họ vẫn có cuộc sống tốt mà. Đôi với tôi, mọi quốc gia trên thế giới đều là nhà của mình. Buộc phải rời khỏi Tây Tạng không khiến tôi trở nên lo lắng hoặc khốn khổ. Tôi vẫn bình thường. Ở đây, tôi gặp người Anh, ăn thức ăn của Anh, thực sự hạnh phúc lắm. Phải nói đây là một câu hỏi hay. Thực chất, khi một số người bị buộc phải rời khỏi quê hương của mình, tất nhiên họ bị tổn thương về mặt tâm lý và bị bệnh. Nhưng nói chung, người Tây Tạng hiểu rõ luật nhân quả—nghiệp—và nhận thấy  khi sống trên đất nước khác, họ có thể chấp nhận những hành động mình  gây tạo trong quá khứ có đã đặt họ vào tình huống này, vì vậy, họ camt thấy dể dàng chấp nhận hơn. Việc phản đối thực tế có thể khiến bạn tự sát.

Hỏi: Ngài nói rằng chúng ta cần xem xét chính mình để thấy những gì mình đang làm là đứng hay sai theo động lực thúc đẩy. Nhưng không có sự nguy hiểm khi thường xuyên phân tích các pháp và trở nên quá rối ren đến nổi không những không nắm bắt được gì từ đó mà còn tồi tệ hơn lúc khởi đầu của chúng ta? Hoặc ngài cho rằng đó là tình huống tốt?

          Lama: Bạn nói rất đúng. Điều đó có thể trở nên nguy hiểm nếu bạn xem xét quá nhiều trong việc sử dụng sai phương tiện. Nhưng nếu xem xét các hoạt động thân, miệng và ý của bạn với phương tiện tinh xảo và trí tuệ, thì không có nguy hiểm; càng xem xét bạn càng trở nên tỉnh táo và nhận thức rõ ràng hơn. Hầu hết thời gian trong những mối quan hệ với gia đình và bạn bè, chúng ta hành động một cách thiếu ý thức và rốt cuộc gây tổn thương cho những người gần gủi nhất với mình. Tôi đồng ý, nếu quan sát tâm mình theo cách miễn cưỡng, thì bạn không tìm thấy bất cứ điều gì và trên thực tế có thể trở nên nguy hiểm. Do đó, tôi cho rằng nếu quan sát giải thoát nội tại với an vui vĩnh viễn, thì bạn cần có phương tiện hoàn hảo và trí tuệ tuyệt đối. Tuy nhiên, đó không phải là một công việc dể dàng. Dù bạn có được sự tập trung duy nhất vào một đối tượng, điều này cũng chưa đủ.

          Hỏi; Các yếu tố ngoại tại như chế độ ăn kiêng, thói quen ngủ nghỉ và kế sinh nhai có ảnh hưởng gì đến tính chất thiền định của một ai đó không? Đặc biệt, thực phẩm bạn dùng có quan trọng không? Ví dụ, tôi là người ăn chay nhưng nhiều người không ăn chay và thịt khiến được xem như khiến họ trở nên hung hãn và tàn bạo hơn. Đây không phải là điều có thể được chứng minh dể dàng, nhưng nhiều người, bao gồm cả tôi, có khuynh hướng tin tưởng điều đó. Vậy, quan điểm của ngài đặc biệt về điều này là gì?

          Lama: Chúng ta có một vài hạn chế ăn kiêng khi chắc chắn thực tập thiền nơi mà có một số thực phẩm cần dùng và thứ khác thì không nên dùng như thịt, cá, tỏi, hành và củ cải trắng. Nhưng khi chắc chắn thực tập những phương pháp thiền khác, thì có thể dùng các thực phẩm đó. Bây giờ, nói chung, trong khi những người bình thường không nên ăn quá nhiều thịt, trứng hoặc tỏi, nếu bạn đang sử dụng chế độ ăn uống có chứa những thứ này, nhưng bởi vì hoàn cảnh điều kiện nên  đột nhiên ngưng sử dụng chúng, thì có thể gây sốc cho cơ thể của bạn. Cũng thế, dù không ăn những thực phẩm như vậy, nhưng đôi lúc bạn phải cần đến vì những lý do sức khỏe. Do đó, tốt hơn bạn phải quân bình và đừng quá cực đoan. Ở Tây Tạng, thỉnh thoảng chúng tôi ăn thịt nhưng không được phép ăn thịt đông vật do tự tay mình giết hoặc sai bảo người khác giết hoặc đặc biệt bị giết cho chúng tôi dùng. Ba loại thịt này có tác động ác nghiệp khủng khiếp nếu liên quan tới chúng và có thể khiến thiền định của bạn trở nên mờ mịt hơn là trong sáng.

          Hỏi: Tôi đã từng nghe các Lama ở Tây Tạng xua đuổi ma quỷ. Vậy, đó là những loại ma quỷ gì?

          Lama: Đôi lúc có thể do những người nguyên thủy, mê tín tin tưởng rằng họ bị một linh hồn điều khiển và trở nên bệnh, vì thế các Lama có các phương pháp chắc chắn chữa trị cho những người như vậy. Nhưng nói chung, quỷ ma chúng tôi muốn nói ở đây có nghĩa là năng lực của bản ngã. Không có ma quỷ ở bên ngoài, nằm đâu đó chờ đợi bạn. Theo quan điểm Phật giáo, ma quỷ hoặc bất cứ cái gì bạn gọi nó đều nằm ở bên trong chính bạn. Có hằng ngàn loại tâm khác nhau, một số là tích cực (thiện tâm) còn số khác trở nên tiêu cực (ác tâm). Một số tâm tíêu cực là ma quỷ và khi biểu hiện ra, thì chúng hoàn toàn chiếm hữu tâm của bạn. Trong những thời điểm như thế, bạn trở nên một loại ma quỷ. Khi tâm ma chiếm hữu, trí tuệ hay thiện tâm của bạn không có chỗ để thể hiện. Tuy nhiên, bằng cách phát huy sự thực tập thiền định, hoàn thiện động lực thúc đẩy và tịnh hóa tâm mình, bạn có thể tự nhiên điều chỉnh được năng lực bất thiện đó. Vì vậy đây là lý do mà thiền định trở nên vô cùng quan trọng.

          Khi người phương Tây cảm thấy tâm lý không thởi mái, họ có xu hướng tìm đến bác sĩ chuyên khoa giúp đở. Theo quan điểm Phật giáo, tất cả chúng sanh đều có hai loại năng lực thiện và bất thiện đồng thời tồn tại trong tâm họ. Bằng cách thực tập thiền, chúng ta có thể dần dần phát huy năng lực thiện tâm, giảm bớt bất thiện và tiếp tục phát triển cho đến khi năng lực bất thiện hoàn toàn được tịnh trừ. Do đó, Phật giáo Tây Tạng hầu như giáo dục môn đồ từ từ; chúng tôi hướng dẫn các học trò theo con đường dàn dần đến giải thoát.

Ngày nay, thiền rất phổ biến ở phương Tây. Một số người thực tập thiền nói về sự giác ngộ ngay lập tức, giống như mì ăn liền. Chúng tôi nghỉ rằng điều đó không thể xảy ra. Chúng tôi nghỉ tâm phải tiến hóa, hoặc phát triển dần, giống như khoa học hiện đại đề cập đến sự tiến hóa dần dần. Vì vậy, chúng tôi có những cấp độ về thiền từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc con đường. Một số người chỉ bám vào một phương pháp thiền được ưa chuộng mà họ thường xuyên thực tập, từ khi họ bắt đầu thực tập thiền cho đến kết thúc mạng sống của mình. Truyền thống Tây Tạng cho rằng đó là sai lầm: thay vì chỉ thực tập một phương pháp thiền, khi đạt được một cấp độ nhất định, bạn hãy tiếp tục thực tập cấp độ thiền khác, sau đó thực tập cấp độ khác nữa v.v theo trình tự hợp lý. Đây là những gì chúng tôi muốn trình bày từng bước một con đường dẫn tới giải thoát.

          Hỏi: Khi thực tập thiền, chúng ta tập trung vào hơi thở hay chỉ để tâm tự do hoạt động?

          Lama: Nếu bạn là người mới thực tập thiền, hãy tập trung chú ý vào hơi thở tốt hơn là để tâm mình bị các ý tưởng trần tục chiếm hữu, vì đó là điều rất có ích. Thực chất, Phật giáo Tây Tạng không cho rằng việc tập trung tâm ý vào hơi thở là thiền thực sự; chún tôi chỉ xem nó là sự chuẩn bị cho thiền định. Vì sao? Vì nếu tâm bạn bị xúc cảm quấy rầy, hoàn toàn bị cố chấp hoặc tức giận chiếm hữu, thì không thể thực tập thiền. Những gì bạn có thể làm trong các thời điểm như vậy để tạo nên nền móng tốt cho thiền định là phải điều khiển tâm mình bằng cách tập trung chú ý vào hơi thở và nhận biết các cảm xúc. Nếu làm được điều đó, tâm bạn sẽ tự nhiên trở nên tỉnh lặng: đối tượng mà trong đó thù hận và cố chấp bị ám ảnh của bạn biến mất, sau đó, bạn tự do hướng dẫn tâm vào trong bất cứ thiền định nào mà mình chọn lựa.

          Hỏi: Khi đang thực tập thiền quán sát, ngài nghỉ về điều gì?

          Lama: Nhiều điều có thể trở nên trọng tâm chú ý của thiền phân tích, có nhiều đề mục khác nhau để bạn thực tập thiền. Bạn không thể đơn thuần chỉ định rõ điều này hay điều kia. Cũng vậy, thiền Phật giáo phụ thuộc vào thiền sinh riêng biệt, những gì mỗi người cần đến trong bất cứ thời gian nào được xác định.

          Hỏi: Theo y học phương Tây, có một sự phát triển liên quan đến những lợi ích mà thiền định có thể khiến mọi người thoát khỏi khổ đau do bị trầm cảm, cả vật chất lẫn tinh thần. Tôi tự hỏi liệu trong những chuyến du hóa của mình  đến phương Tây, ngài có từng tiếp xúc với các bác sĩ đang bắt đầu quan tâm tới phương pháp thực tập đặc biệt này. Ngài đã nói chuyện với họ và chỉ rõ ý nghĩa sâu sắc hơn về thiền?

          Lama: Cách đây vài tháng, tôi đã gặp một nhóm bác sĩ tâm lý tại Melboume, nước Úc, và chúng tôi có cuộc thảo luận lý thú về các bệnh nhân mắc phải các vấn đề tâm lý. Tôi cũng đã từng nói chuyện với các bác sĩ người Mỹ qua những đề tài tương tự. Tôi nghỉ họ vẫn đang xem xét và phát triển, thí nghiệm theo khoa học, kết quả, các học thuyết của họ cũng luôn luôn thay đổi và phát triển. Tôi nghỉ họ đang thực hiện công việc tốt. Cũng vậy, Phật giáo Tây Tạng có điểm chung với khoa học, lôgic học và triết học hơn với những gì người bình thường nhìn nhận về tôn giáo. Đó là tất cả những gì chúng tôi có thời gian trình bày trong pháp thoại tối nay. Cám ơn rất nhiều về sự có mặt của bạn. Nếu có gì không phải, thành thật cho tôi xin lỗi.

                                                            Chương 2

                              Giới Thiệu Con Đường Dẫn Tới Giác Ngộ.

                                                              Lama Zopa Rinpoche

          Bởi vì tiếng Anh của tôi không giỏi, nên khiến bạn rất khó hiểu những gì tôi đang trình bày, nhưng quan trọng là phải tập trung chú ý,  không phải dựa trên ngôn ngữ mà dựa trên ý nghĩa lời nói của tôi; và nếu có thể, bạn hãy cảm nhận lấy nó.

          Tât cả nhân loại, thậm chí ngay cả những sinh vật nhỏ bé, cũng đều muốn có hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau. Vấn đề lớn nhất của chúng ta là mặc dù muốn có hạnh phúc, nhưng chúng ta lại không biết những gì thực sự tạo nên hạnh phúc; mặc dù không muốn khổ đau, nhưng chúng ta cũng  không biết những gì gây nên khổ đau. Đó là vấn đề lớn nhất của chúng ta.

          Hầu hết chúng sanh, bất kể họ mong muốn có hạnh phúc bao nhiêu, phần lớn tiêu phí thời gian của họ để hủy diệt nguyên nhân của hạnh phúc và bất kể không muồn khổ đau bao nhiêu, họ đổ xô gây tạo nguyên nhân của khổ đau. Tất cả điều này xảy ra bởi vì họ thiếu hẳn phương tiện và trí tuệ.

          Nguyên sơ của nhân loại trên địa cầu này vốn không có tâm ý ác độc và tàn bạo như ngày nay. Kết quả, các hành vi miệng và thân của họ không trở nên bạo động và gây hại như con người ngày nay mà chúng ta đã nhìn thấy xung quanh mình, do vậy, cuộc sống của họ yên bình hơn nhiều. Nhưng dần dần, khi vọng tưởng sân hận, cố chấp, kiêu mạn và đố kỵ của họ càng sanh khởi thường xuyên và mạnh mẽ hơn, thì tâm của họ càng trở nên độc ác, tiêu cực và gây hại, đồng thời các hành vi về miệng và thân thân của họ cũng trở nên tàn bạo và phá hoại hơn. Bất kể chúng ta đã có được sự phát triển ngoại tại bao nhiêu trong những thời điểm đó, cuộc sống đơn thuần chỉ trở nên bận rộn và nguy hiểm hơn; bất kể mọi thứ vật chất phát triển ra sao, như vũ khí hạt nhân, thay vì mang lại hòa bình thực sự, tất cả chúng đều đem đến mối đe dọa nguy hiểm hơn.

          Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi cho hiện tượng ngoại tại về các vấn đề này; nguyên nhân thực sự là yếu tố nội tại—tâm không lành mạnh, bất mãn, cố chấp và sân hận v.v Mặc dù con người đảm bảo sự phát triển ngoại tại với kỳ vọng nó mang lại hạnh phúc, nhưng đó là quan niệm sai lầm. Hạnh phúc thực sự không đến từ hiện tượng ngoại tại mà đến từ yếu tố nội tại, tâm.

          Ví dụ, nhiều người có tất cả mọi thứ vật chất mà họ cần và mong muốn—thức ăn ngon, quần áo đẹp, căn phòng sang trọng v.v—không phải là hạnh phúc tất yếu. Họ trở nên đau khổ và thất vọng bởi vì cảm thấy không hài lòng nhưng không biết tại sao; bởi vì cũng không hiểu ý nghĩa của cuộc sống con người, nên một số trong họ nghỉ rằng không có gì vui cả, hoàn toàn chán nản và tự sát. Tất cả các vấn đề như vậy đều xuất phát từ tâm, yếu tố nội tại, cố chấp. Thay vì mang lại thỏa mãn và hạnh phúc, tất cả những vật chất hào nhoáng ngoại tại chỉ càng mang đến bất mãn hơn.

          Tương tự, đối với khổ đau sanh khởi từ các vấn đề do người khác gây nên—kẻ thù, các thành viên trong gia đình, người đồng hương—dù giết hết tất cả những người khác trên trái đất này, thậm chí tất cả chúng sanh khác, và chỉ mình sót lại, thì chúng ta vẫn không kinh qua hạnh phúc hoặc an vui. Chấm dứt khổ đau và tiếp nhận hạnh phúc hoàn toàn không phụ thuộc vào việc khiến cho tất cả người khác, tất cả chúng sanh khác trên trái đất biến mất. Bởi vì làm như vậy sẽ không mang lại an vui hạnh phúc cho tâm hồn mà chỉ cho thấy rằng đây không phải là phương pháp đúng đắn, không phải cách để có được hạnh phúc. Chỉ sống cô độc một mình mà không có người khác, bạn bè hoặc những chúng sanh khác xung quạnh, chúng ta sẽ cảm thấy hiu quạnh và rất bất hạnh. Các vấn đề đó cũng khởi lên từ bên trong, từ yếu tố nội tại, bám chấp. Ngay cả khi có được các đối tượng vật chất hoặc bạn bè thân thiết mà mình muốn, nhưng sau một thời gian, chúng ta trở nên chán chường và mất hứng thú. Điều này cũng xuất phát từ yếu tố nội tại, tâm bất mãn, cố chấp.

          Cơ thể vật lý của chúng ta chết đi, không tồn tại, không có nghĩa là đau khổ của chúng ta chấm dứt, tâm không ngừng hoạt động khi cơ thể ngưng hoạt động. Mặc dù thân không tồn tại nữa, nhưng tâm của chúng ta vẫn chịu khổ đau—khi tâm nằm dưới sự kiểm soát của vọng tưởng vô minh, cố chấp và sân hận, thì nó không thoát khỏi khổ đau. Chính các vọng tưởng là đau khổ tồi tệ nhất, là nguồn gốc của mọi vấn đề mà con người và động vật phải kinh qua. Các vọng tưởng giống như gốc rễ của cây cối—nếu không có gốc rễ, thì không có nhánh, lá hoặc trái, yếu tố tạo ra nhiều hạt giống hơn. Vì thế, nếu không có gốc rễ của vọng tưởng—vô minh, cố chấp và sân hận—thì sẽ không có bất cứ vấn đề nào mà con người và những chúng sanh khác kinh qua, chẳng hạn như bệnh tật, già yếu, chết chóc v,v

          Thân và tâm là hai lãnh vực hoàn toàn khác biệt.

          Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng các nguyên nhân thuộc  thân và tâm trong sinh mạng hiện tại của mình đều khác biệt. Tâm trong mạng sống hiện tại của chúng ta xuất phát từ nguyên nhân của chính nó, tiếp tục duy trì từ nguyên nhân của chính nó, tâm trong kiếp trước của chúng ta. Thân trong đời sống hiện tại của chúng ta xuất phát từ sự kết hợp giữa tinh trùng và trướng của cha mẹ—tâm chúng ta vốn không xuất phát từ các yếu tố này, các nguyên tố vật chất. Cũng vậy, tâm chúng ta vốn không xuất phát từ tâm của cha mẹ. Nếu nguyên nhân chủ yếu của tâm trong đời sống hiện tại của chúng ta vốn là tinh trùng và trứng của cha mẹ, thì tất cả vấn đề và khổ đau chúng ta kinh qua trong cuộc sống của mình sẽ do cha mẹ tạo ra và chúng sẽ trở nên nguyên nhân căn bản của họ. Theo cách đó, cha mẹ sẽ trở thành kẻ thù của chúng ta—nếu họ không sinh ra mình, thì chúng ta không phải kinh qua khổ đau này.

          Tuy nhiên, điều đó không phải như vậy. Cha mẹ không bao giờ trở nên nguồn gốc các vấn đề của chúng ta. Bất kể vấn đề nào chúng ta kinh qua—thân xấu xí, dị dạng, khuyết tật v.v—đó không phải lỗi của cha mẹ, mà là lỗi của chúng ta. Bởi thế, không nên trách cứ cha mẹ mình. Hơn nữa, thân và tâm là hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau: tâm không có hình tướng, còn thân có hình tướng. Thân được kết hợp bởi các yếu tố, còn tâm không phải như vậy. Bản chất của chúng hoàn toàn khác biệt. Giống như hư không, bản chất của nó là trống rỗng, không trở thành bản chất của trái đất, hình tướng, và bản chất của trái đất, hình tướng không thể trở thành bản chất của hư không, tánh không. Theo cách đó, cơ thể vật lý không thể tạo ra tâm, không bao giờ trở thành tâm thức. Bản chất của tâm là rõ ràng và nó có khả năng nhìn thấy hoặc hiểu biết các đối tượng.

          Hơn nữa, khi mới chào đời, trẻ em và thú vật biết cách uống sữa mà không cần cha mẹ chúng dạy; chúng tự nhiên biết cách để bú. Ngay cả những con chó nhỏ cũng biết cách thể hiện tình cảm giới tính mà không cần được chỉ dạy. Tất cả điều này xuất hiện bởi vì thói quen (nghiệp) đã gây tạo trong những đời trước. Vì các hoạt động quen thuộc trong những đời trước, nên trẻ sơ sinh tự nhiên thể hiện như vậy mà không cần được chỉ dạy.

          Tương tự, một vài đứa trẻ, không được huấn luyện hoặc dạy dỗ, chúng tự nhiên rất thương cảm và không muốn gây tổn hại người khác hoặc côn trùng. Ngay cả khi thấy con người gặp phiền muộn rắc rối hoặc côn trùng đánh nhau, chúng có một ước mơ mãnh liệt mang tính trực giác để giúp xoa dịu vấn đề đó; chúng có tình thương trực giác. Nhưng những đứa trẻ khác tự nhiên rất nóng vội và tàn nhẫn; bất cứ khi nào thấy côn trùng bò xung quanh mình, chúng liền muốn giết các côn trùng ấy. Chúng có một tính cách rất tàn bạo. Tại sao những đứa trẻ này có các tính cách khác nhau? Tại sao chúng được sinh ra với các tính cách ấy? Điều đó xảy ra bởi vì trong những kiếp trước, tâm của đứa trẻ này vốn được huấn luyện trong kiên nhẫn và tình thương trong khi đứa trẻ khác được huấn luyện trong môi trường nóng vội, tức giận và tàn nhẫn, gây nhiều tổn hại cho người khác. Vì thế, khi sinh ra trong đời này, những đặc điểm tính cách đó, tình thương hay tàn bạo, được hình thành.

          Nói cách khác, có nghĩa những đứa trẻ đó sinh ra với các tính cách khác nhau hoặc hình dáng khác nhau là chịu ảnh hưởng kết quả của những hành vi trong các đời trước. Vì thế, bất cứ tính cách nào mà đứa trẻ được sinh ra với—tính cách tốt, nhận thức bản năng, thông minh xuất chúng, giác quan đầy đủ, thân hình đẹp đẻ—thì chúng chính là kết quả của các hành động (nghiệp) được tạo ra trong những kiếp trước với thiện tâm và đức hạnh. Ngược lại, một đứa trẻ sinh ra với—tính cách tàn nhẫn hoặc gây tổn hại và tàn tật là ảnh hưởng kết quả của các hành động được thực hiện trong nhiều kiếp trước với tấm bất thiện, tàn bạo, như vô minh, cố chấp và sân hận.

          Hơn nữa, ngay cả ở phương Tây, trong xã hội hiện đại, nhiều đứa trẻ có thể nhớ rõ kiếp trước của chúng. Tương tự, ở phương Đông, có nhiều người cũng nhớ ra các kiếp trước của họ: nơi họ đã sinh sống, cách sống, gia đình, nơi chốn và những người khác. Cũng vậy, nhiều thiền sinh, khi tâm họ phát triển qua thực tập thiền định và đạt được một cấp độ nhận thức chắc chắn, có thể nhớ lại các kiếp trước và thấy được các đời sau: nơi họ sinh ra, trong đất nước nào và trong gia đình nào. Hơn nữa, theo cấp độ nhận thức của mình, họ chuẩn bị trước khi chết và chọn nơi muốn tái sanh trong một gia đính nào đó.

          Trong trường hợp của chúng ta, chỉ bởi vì không muốn những kiếp trước và tâm mình trở nên bất lực trong việc nhìn thấy các kiếp sau của mìnhkhông có nghĩa những kiếp trước và kiếp sau của chúng ta không tồn tại. Các lý luận như “tôi không nhớ” hoặc “tôi không thấy tương lai” không bác bỏ sự tồn tại của các đời sống quá khứ và tương lai. Nếu lập luận như vậy vốn chính xác, thì chúng ta có thể khẳng định “tôi chưa bao giờ ở trong tử cung của mẹ mình” bởi vì chúng ta không nhớ nó—những kinh nghiệm mình đã có, cách mình đã sống, phương thức thâm nhập vào nó, cách tâm mình được hình thành ở đó. Nếu chúng ta tìm hiểu tâm mình với sự chú ý đến các điểm này, thì nó hoàn toàn mờ mịt, không rõ ràng. Do vậy, không nhớ về những kiếp trước hoặc không thấy rõ những kiếp sau, nên chúng ta thậm chí không nhớ cách mình thoát ra khỏi bào thai của mẹ, những gì đã xảy ra khi mới lọt lòng, cách thức mẹ mình chăm sốc mình. Chúng ta thậm chí lãng quên bất cứ điều gì trong đó, vì thế không có cách nào chúng ta cho rằng mình chưa bao giờ ở trong  bụng mẹ chỉ vì chúng ta không nhớ. Đó không phải là chứng cứ. Nếu lập luận “tôi không biết” là đúng, thì chúng ta phải nói nói rằng mình không tồn tại. Vì sao? Bởi vì chúng ta không mình là gì. Nếu quan sát kỉ “tôi là ai?Tôi là cái gì?” thì chúng ta không thể thấy bất cứ điều gì. Nhưng chỉ bởi vì không thấy chúng ta là ai hoặc các gì thì cũng không chứng minh được chúng ta không tồn tại. “Tôi không biết tôi là cái gì, vì thế tôi không tồn tại” là một lập luận ngớ ngẩn và không thể chứng minh được chúng ta không tồn tại. Hơn nữa, có những người nhớ được các kiếp trước và thấy các kiếp sau của họ, cũng có những người thấy được những kiếp trước và kiếp sau của người khác, thậm chí ở phương Tây.

          Như vậy, tâm không ngừng hoạt động khi cơ thể ngừng hoạt động; tâm hoạt động liên tục. Tâm trong cuộc sống hiện tại của chúng ta tiếp diễn từ tâm trong  kiếp trước của nó; điều đó xuất phát từ đời sống quá khứ của nó; lại xuất phát từ kiếp trước của nó và theo cách này, sự liên tục của tâm không có điểm khởi đầu. Tương tự, sự liên tục của tâm cũng không có điểm kết thúc.

          Do vậy, dù cơ thể vật lý trong đời này biến mất, thì tâm vẫn tiếp tục hoạt động. Khi tâm nằm dưới sự kiểm soát của các vọng tưởng—vô minh, chấp thủ và sân hận—thì nó không giải thoát khỏi khổ đau, bất kể chúng ta mang nhiều thân thể khác nhau ra sao (trong luân hồi), chúng ta luôn luôn gặp phải các vấn đề. Dù mang thân thú vật hoặc thân người, bất kể tái sanh mang thân gì, khi tâm mình không thoát khỏi khổ đau, thì chúng ta không bao giờ kinh qua an vui hoặc hạnh phúc thực sự.

          Tại sao thân hiện tại của chúng ta không thoát khỏi khổ đau? Điều đó xảy ra bởi vì tâm mình không thoát khỏi khổ đau. Cũng vậy, khi tâm mình không thoát khỏi các vọng tưởng, thì bất kể mang thân gì, đầu thai vào cảnh giới nào, chúng ta luôn luôn bị khổ đau, luôn luôn dín líu đến các vấn đề khác nhau. Khi điều này trở nên sự phát triển đích thực của khổ đau, thì không có điều gì ngoại tại, thậm chí hằng ngàn quả bom nguyên tử, có thể ngăn chặn nó, bởi vì không có cái gì ngoại tại tịnh trừ được các vọng tưởng, nguồn gốc của khổ đau.

          Chấm dứt khổ đau.

          Những gì có thể chấm dứt, hoàn toàn tịnh trừ nguồn gốc của khổ đau, các vọng tưởng? Đó là sự thực tập giáo pháp. Vì thế, đây là mục đích của tôn giáo, lý do tôn giáo tồn tại. Tại sao chúng ta đi theo tôn giáo, thực tập thiền định hoặc giáo pháp, bất cứ điều gì chúng ta lựa chọn để thể hiện nó? Lý do đích thực là không có gì hơn giáo pháp hoặc thiền định, sự thực tập có thể tịnh trừ nguồn gốc của khổ đau, các vọng tưởng.

          Tuy nhiên, thiền định mà chúng ta thực tập sẽ phục vụ tịnh trừ các vọng tưởng và tâm phóng túng của mình. Nếu không làm được điều này, thì thiền định đó trở nên sai lầm và vô ích. Tương tự, mục đích của việc đi theo tôn giáo là phải hoàn toàn tịnh trừ nguồn gốc của khổ đau, các vọng tưởng; tâm phóng túng và bệnh hoạn. Nếu con đường hoặc tôn giáo mà chúng ta đang đi theo không thực hiện được điều đó, không phục vụ giảm bớt các vọng tưởng của mình, thì con đường hoặc tôn giáo ấy trở nên không hoàn chỉnh; có điều gì đó sai lầm với nó. Như vậy, những gì chúng ta đang thực tập là sai lầm.

          Mục đích của việc thực tập giáo pháp cũng là tịnh trừ các vọng tưởng này. Tuy nhiên, thực tập giáo pháp không có nghĩa chỉ thực hành những điều theo nghi lễ; thực tập giáo pháp không có nghĩa chỉ trì tụng các thần chú; thực tập giáo pháp cũng không có nghĩa chỉ thờ cúng lễ lạy, cúng dường v.v Nếu chỉ thực hiện những điều này, thì không có nghĩa chúng ta đang thực tập giáo pháp. Tương tự, chỉ mặc áo cà sa  không phải là thực tập giáo giáo pháp;  tụng đọc giáo lý của đức Phật, Phật pháp cũng không có nghĩa là chúng ta đang thực tập giáo pháp.

          Có một câu chuyện về ngài Dromtonpa[3], một hành giả Du-già nổi tiếng của Tây tạng, đã gặp một cụ già đang nổ lực thực tập giáo pháp. Cụ già đi dạo quanh một ngôi chùa và nghĩ rằng mình đang thực tập giáo pháp nhưng ngài Dromtonpa đã nói với cụ: “Ông đi quanh chùa là tốt nhưng không tốt hơn nếu ông thực tập giáo pháp?”. Cụ già nghỉ rằng bằng cách thực tập giáo pháp, hành giả Du-già phải đọc tụng kinh điển, vì thế ông ta ngưng việc đi nhiễu quanh chùa và thay vào đó là đọc tụng kinh điển. Sau đó, Dromtonpa gặp ông ta và nói: “Đọc tụng kinh điển là tốt nhưng không tốt hơn nếu ông thực tập giáo pháp?”. Vì thế. Cụ già nghỉ rằng đi nhiễu quanh chùa và đọc tụng kinh điển cũng không phải thực tập giáo pháp, hành giả Du-già ấy nghĩ rằng mình nên thực tập thiền định và đã bắt đầu thực hiện thiền định. Sau một thời gian, khi Dromtonpa nhìn thấy ông ta ngồi kiết già và nói: “Thiền định là rất tốt nhưng không tốt hơn nếu ông thực tập giáo pháp?”.

          Lúc này, cụ già hơi bối rối, bực bội và thốt lên với Dromtonpa: “Thực tập giáo pháp! Thực tập giáo pháp!Ngài muốn nói gì về thực tập giáo pháp?”.

          “Buông xã cuộc đời này”bậc thầy Du-già trả lời.

          Vậy, Dromtonpa, bậc thầy Du-già,  muốn nói gì qua câu “buông xã cuộc đời này”? Ngài muốn nói chúng ta nên buông xã khổ đau, buông xã những thứ  tồi tệ nhất của tất cả khổ đau, các vọng tưởng—vô minh, chấp thủ, sân hận, đố kỵ, ghanh ghét v.v—tất cả tâm bất thiện là nguồn gốc của khổ đau. Đây là đich xác thực tập giáo pháp, có nghĩa: Đối diện với nguồn gốc của khổ đau, các vọng tưởng.

          Vì thế, bất kể tôn giáo nào mà mọi người đi theo—Cơ Đốc giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phật giáo v.v—nếu sự thực tập của họ giảm bớt và diệt tận nguồn gốc của khổ đau, thì đó là giáo pháp đích thực, là con đường chính xác, con đường thực sự mang đến hạnh phúc đích thực và vĩnh viễn. Do đó, nó trở nên vô cùng quan trọng đối với bất cứ điều gì mình thực hiện, bất cứ thiền định nào mình thực tập, bất cứ hoạt động tôn giáo nào mình tiến hành, chúng ta áp dụng nó để tận trừ nguồn gốc của bất hạnh, khổ đau. Đó là điều quan trọng nhất để tập trung vào nó.

          Tuy nhiên, chỉ giải thoát chính mình ra khỏi khổ đau bằng cách thực tập giáo pháp cũng chưa đủ. Chỉ tìm kiếm sự giải thoát khổ đau và hạnh phúc vĩnh viễn cho riêng mình là ích kỉ bởi vì tất cả hạnh phúc và sự tuyệt mỹ trong những đời sống quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta đã được nhận lãnh đều phụ thuộc vào lòng tốt của những chúng sanh khác. Hơn nữa, dù giải thoát chính mình ra khỏi tất cả các vọng tưởng, chúng ta vẫn không bao giờ nhận được tất cả nhận thức và hiểu biết hoàn hảo của đức Phật; chúng ta vẫn còn có những si mê vi tế của tâm nhị nguyên cần phải tịnh trừ.

          Ví dụ, có một gia đình mà cha mẹ rất túng thiếu không đủ ăn và đứa con trai của họ chỉ có được thực phẩm cho ngày nay còn ngày mai nhịn đói. Do vậy, thức ăn chỉ đủ cho ngày này mà không có cho ngày mai không có nghĩa là anh ta tự cung cấp và không giàn xếp để không đói khát trong tương lai. Cũng vậy, anh ta cũng nên giúp người khác tránh xa các vấn đề tương tự. Cũng thế, khi tất cả hạnh phúc và an vui mà chúng ta nhận được qua lòng tốt của những chúng sanh khác nhưng vẫn chưa đạt đến các nhận thức đích xác và còn có những si mê vi tế để tịnh hóa, chúng ta phải chứng đắc giác ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sanh khác.

          Nếu chứng đạt giác ngộ, quả vị cao nhất, hạnh phúc tối thượng, thì mỗi tia sáng phát ra từ thân thánh thiện của chúng ta có năng lực giải thoát tất cả chúng sanh khác và chỉ dẫn họ con đường đến giác ngộ. Như đức Phật, chúng ta có thể hóa hiện hằng tỷ thân và chỉ dạy nhiều phương pháp khác nhau tùy theo trình độ căn cơ của chúng sanh để giải thoát họ ra khỏi khổ đau và hướng dẫn họ chứng đạt giác ngộ.

          Tương tự, với lời nói thánh thiện, một đức Phật có thể giảng giải giáo pháp trong nhiều ngôn ngữ khác nhau tùy thuận căn cơ của mỗi chúng sanh, do đó, giác ngộ vô số chúng sanh. Với trí tuệ siêu việt, đức Phật có thể thấy được mọi ý tưởng khác biệt, căn cơ khác biệt, khả năng khác biệt, ham muốn khác biệt của vô số chúng sanh; trí tuệ siêu việt thấy rõ mọi thứ riêng biệt tồn tại trong quá khứ, hiện tại, tương lai và theo cách này, có thể giác ngộ cho vô số chúng sanh bằng cách chỉ dẫn những phương pháp khác nhau. Vì vậy, một bậc giác ngộ có nhiều năng lực và hiểu biết—tất cả hiểu biết đều hoàn hảo, không quên lãng bất cứ điều gì—không mê mờ trước bất cứ mọi thứ—không có ý tưởng vị kỉ, không có tâm nhị nguyên[4], không có nhược điểm. Tâm được giác ngộ là hoàn toàn thanh tịnh.

          Bằng cách chứng đắc giác ngộ, chúng ta có thể giải thoát những chúng sanh khác ra khỏi khổ đau và giác ngộ họ một cách rất nhanh chóng. Đây là quả vị cao nhất trong việc thực tập giáo pháp, đặc biệt là trong Phật giáo đại thừa: Chứng đắc giác ngộ vì lợi ích cho những chúng sanh khác. Phương pháp chúng ta chứng đắc giác ngộ là bằng cách đi theo con đường tiệm tu (phương thức tu tập dần dần từng bước một) bao gồm tất cả những pháp thoại của đức Phật.

          Làm thế  nào chúng ta có thể chứng đắc giác ngộ thông qua phương pháp tiệm tu? Đó là bởi vì bản chất của tâm chúng ta không hợp nhất với các vọng tưởng hoặc tâm nhị nguyên, những điều trở nên chướng ngại chính yếu cho sự giác ngộ hoặc Phật tánh bao hàm tất cả hiểu biết và sự thanh tịnh tuyệt đối. Bản chất của tâm chúng ta chỉ tạm thời bị các chướng ngại này làm lu mờ, vì thế, khi chúng ta thực tập theo phương pháp tiệm tu, thì những si mê thô tục—các vọng tưởng và tâm nhị nguyên—dần dần giảm bớt. Sau cùng, khi chúng được tịnh trừ, tâm của chúng ta trở nên hoàn toàn thanh tịnh. Khi trở nên hoàn toàn thanh tịnh, tâm vô cùng sáng suốt.

          Tại sao tâm hiện tại của chúng ta không phải là tâm sáng suốt và hiểu biết hoàn toàn? Đó là bởi vì những chướng ngại, các si mê, tâm nhị nguyên làm lu mờ. Nếu những phiền não này được hoàn toàn tịnh trừ, thì tâm hiện tại của chúng ta trở nên sáng suốt. Khi tâm mình trở nên sáng suốt, chúng ta thành Phật, một bậc giác ngộ.

          Một lý do khác là phương pháp tiệm tu trình bày bản chất tuyệt đối, cách nhìn chính xác về bản chất của tâm, bản chất của tự ngã, bản chất của tất cả hiện hữu, vô minh, mê lầm cơ bản, là mơ hồ về chánh kiến, bản chất tuyệt đối; vô minh nghĩa là không hiểu rõ bản chất tuyệt đối. Đó là sự mê mờ tồi tệ nhất, vọng tưởng lớn nhất—vô minh, không biết rõ bản chất tuyệt đối của tự ngã hay bất cứ hiện hữu nào khác. Do đó, bằng cách đi theo con đường tiệm tu, chúng ta lãnh hội trí tuệ để nhận rõ bản chất tuyệt đối hay tánh không. Khi đạt được trí tuệ về tánh không, thì vô minh, tâm ý sai lầm, không nhận thấy bản chất tuyệt đối biến mất và kết thúc. Đó là lý do cơ bản tại sao con đường tiệm tu giảm bớt hoặc tịnh trừ những si mê và tâm nhị nguyên.

          Con đường dẫn đến giác ngộ.

          Con đường tuần tự dẫn đến giác ngộ (tiệm tu) không phải một điều gì đó mà chưa có ai thể nghiệm và kinh qua. Đó là con đường mà các đức Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai đã từng trãi qua để hoàn thiện tất cả các nhận thức của con đường dẫn đến giác ngộ. Chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thể nghiệm con đường này và dựa vào đó để chỉ dẫn các đệ tử của mình, rồi trao truyền giáo pháp ấy cho Manjushri (Văn Thù Sư Lợi), đức Phật của trí tuệ, và Maitreya (Di Lặc), đức Phật của tương lai. Sau đó, các đức Phật này truyền xuống cho đệ tử của mình, như vị triết gia và  luận sư  lỗi lạc Nagarjuna(Long Thọ), người đã lãnh hội giác ngộ, Asanga (Vô Trước) và nhiềuluận sư nổi tiếng khác. Các ngài đã chứng đạt tất cả những nhận thức về con đường tiệm tu và trở lại truyền trao giáo pháp ấy cho đệ tử của mình. Theo cách này, giáo pháp được truyền xuống các luận sư có nhận thức trọn vẹn khác như Shantideva (Tịch Thiên), Atisha (A Đề Sa) và những vị khác đã có sự kiểm chứng hoàn hảo qua tâm họ; cuối cùng truyền đến các luận sư và hành giả Du-già nổi tiếng ở Tây Tạng như Tsongkhapa (Tông Khách Ba) và nhiều đệ tử khác của Atisha (A Đề Sa). Từ họ, những pháp thoại về con đường tuần tự dẫn đến giác ngộ đã được truyền xuống cho các vị Lama (Lạt ma) danh tiếng hiện nay như Dalai Lama (Đạt Lai Lạt Ma) (đời thứ 14), những giám hộ của ngài (Kyabje Ling Rinpoche và Kyabje Trijang Dorje Chang) và nhiều vị Lama (Lạt Ma) danh tiếng khác, đồng thời chúng ta cũng đã từng tiếp nhận truyền thừa các pháp thoại này từ họ.

          Do đó, chủ đề—thiền định hoặc giáo pháp—của buổi hội thảo này là con đường tuần tự dẫn đến giác ngộ, dòng truyền thừa mà chúng ta đã lĩnh hội từ các Lama (Lạt ma) danh tiếng được đề cập đến hiện nay như trên, chính họ đã tiếp nhận giáo pháp từ các luận sư tiền bối của Ấn Độ và Tây Tạng, mà trước hết là xuất phát từ đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

          Nếu đi theo và thực tập phương pháp này, thì nhất định nó hoàn thiện. Dần dần, tâm bạn trở nên ngày càng thoát khỏi các vọng tưởng. Khi các vọng tưởng suy giảm, bạn đi gần hơn đến sự giác ngộ. Khi đi hết con đường này, bạn trở thành một vị Phật. Nếu gặp phải bất cứ vấn đề hoặc nghi ngờ nào, nếu điều gì không rõ ràng, thì bạn đừng cảm thấy chán nản. Thật tốt khi gặp phải những vấn đề và nghi vấn. Chúng giúp bạn phát triển hiểu biết của mình. Bạn nên nghỉ về chúng, thảo luận chúng với các hành giả lâu năm hoặc hỏi thầy của mình.

          Thiền định dựa trên tính liên tục của tâm.

          Đề tài trong buổi hội thảo kế tiếp là thiền dựa trên tính liên tục của tâm thức. Cách để thực tập phương pháp này là trước hết bạn phải nuôi dưỡng động lực thúc đẩy thanh tịnh cho việc thực hành thiền định. Tâm bắt đầu thực tập thiền càng thanh tịnh càng tốt và hoàn toàn gạn sạch vô minh, chấp thủ, sân hận. Do vậy, nên bắt đầu bằng cách phát khởi tâm Bồ-đề, bằng cách nghỉ rằng: “Tôi thực tập thiền định này để đạt được giác ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sanh”.

          Kế tiếp, thực tập thiền dựa trên hơi thở của bạn trong một vài phút, và sau đó chuyển qua thiền phân tích dựa trên tính liên tục của cuộc sống. Hãy quán chiếu tâm mình, bắt đầu với tâm hiện tại và nghỉ rằng tâm năm này xuất phát từ tâm năm ngoái, tâm năm ngoái xuất phát từ tâm năm kia v.v, tiếp đi ngược lại xa hơn cho đến thời điểm bạn còn là một đứa bé. Từ đó, quán chiếu ngược lại thời điểm khi bạn còn nằm trong bụng mẹ. Kế tiếp, hãy quán chiếu thời điểm được thụ thai và khi tiếp cận điểm đó, đồng thời nổ lực trở lại quán chiếu xa hơn để thấy rõ nơi tâm bạn đã xuất phát từ kiếp trước nào. Sau đó, hãy nghỉ rằng tâm của kiếp trước ấy xuất phát từ kiếp trước nữa của nó, và tâm đó xuất phát từ những kiếp trước  khác nữa v.v, cứ quán chiếu trở về trước như vậy. Đây là thiền phân tích giúp bạn nhận thức rõ sự đầu thai. Tương tự, dần dần nó giúp bạn hiểu rõ bản chất tuyệt đối của tâm mình.

                                                      Chương 3

                                          Đừng Hoang Phí Đời Mình

                                                                   Lama Yeshe

          Tuần này, chúng ta rất may mắn khi có cơ hội để nuôi dưỡng tâm Bồ-đề và đặt các hoạt động thân, miệng, ý của bạn vào trong con đường dẫn đến giải thoát, con đường của chế ngự. Đây là điều hết sức quan trọng.

          Mặc dù đã có nhiều kiếp trước và sống nhiều năm trong đời này, nhưng nếu thực sự quán sát từ thời gian mình được sinh ra cho tới bây giờ, thì chúng ta sẽ nhận thấy mình chưa bao giờ hành động đúng đắn thậm chí trong một ngày bởi vì phần lớn thời gian tâm chúng ta đã hoàn toàn bị những ý nghĩ phóng túng và si mê chiếm hữu. Vì vậy, chúng ta rất may mắn để phát khởi ý tưởng nhiệt huyết với mong muốn giúp người khác và chính mình theo phương thức cao cả nhất có thể.

          Từ khi sinh ra, chúng ta đã thực sự hoang phí mọi giây phút của từng ngày, từng tháng và từng năm. Thay vì khiến quỷ thời gian của đời mình trở nên có giá trị và tận dụng nó để mang lại hạnh phúc, chúng ta chỉ lao vào các hành động vô bổ và sử dụng cuộc sống quý giá này cho những việc không đâu vào đâu. Tại thời điểm đó, chúng ta đã nghỉ rằng những gì mình làm là hữu ích nhưng nếu quan sát kỉ, thì chúng ta sẽ thấy rõ nó thực sự vô nghĩa.

          Có lẽ bạn không đồng ý; bạn nghỉ rằng những gì mình đã từng làm đều có giá trị bởi vì bạn chăm sóc, lo cho cuộc sống chính mình và kiếm được tiền. Tuy nhiên, điều đó phát huy hết tiềm năng con người của bạn? Đó là tất cả những gì bạn có thể thực hiện? Nếu đó là tất cả những gì bạn có thể thực hiện, thì bạn không tốt hơn một con mèo hay con thỏ. Có tiềm năng thâm sâu của con người nhưng việc ứng dụng cuộc sống của bạn như một con thú thì hcawngr khác nào hoang phí đời mình. Bạn phải hiểu rõ đó là bi kịch khó tin nổi.

          Nếu quán chiếu sâu sắc để thấy rõ từ khi sinh ra cho đến bây giờ, thì đích xác bạn chưa làm được bất cứ điều gì có giá trị nhằm mang lại hạnh phúc thực sự cho bản thân và có được một cuộc sống an vui, bạn nghỉ mình sẽ thực hiện bất cứ điều gì? Hãy quán sát chính mình. Đừng nhìn vào người khác. Chẳng có gì phức tạp: Bạn có thân, miệng và ý; chỉ ba lãnh vực này. Vậy, những hoạt động nào của chúng mang lại giá trị?

          Tôi giả thuyết rằng hầu hết thời gian các hoạt động thân, miệng và ý của bạn đã gây nên thất vọng và hổn độn. Hãy quán chiếu: Có bao nhiêu giờ trong một ngày?  Một ngày bạn đã trở nên tỉnh thức được mấy giờ? Bạn đã trở nên lương thiện mấy giờ trong một ngày? Hãy quán chiếu theo cách đó; rất đơn gian. Cách thức quán chiếu của đạo Phật rất có khoa học. Bất cứ ai cũng có thể thực hiện được; chúng ta đừng quá cố gắng đến nổi trở nên bám chấp. Nó rất thực tế.

          Mặc dù bạn cho rằng mình đi theo con đường tâm linh hoặc ảnh hưởng cuộc sống của một thiền sinh, nhưng bạn không nghiêm túc. Chẳng có vấn đề gì nếu bạn ngồi thiền, đi nhà Thờ vào mỗi ngày chủ nhật, thường xuyên viếng thăm chùa hoặc thực hiện bất cứ hoạt động tôn giáo thường lệ nào; điều đó không có nghĩa gì. Những hoạt động bạn cần phải làm là những điều ấy khiến mình đạt được hạnh phúc an vui vĩnh viễn, trạng thái yên bình tuyệt dối, chứ không phải những điều ấy đơn giản chỉ mang lại vui sướng nhất thời. Các hoạt động chỉ mang lại vui sướng nhất thời không phải giáo pháp đích thực, thiền định đích thực, tôn giáo đích thực—ở đây, tôi có thể trình bày một cách chắc chắn. Hãy quán chiếu: Bạn đang làm một điều gì đó thuộc tâm linh, nhưng tâm bị ô nhiễm chỉ đơn thuần là một giấc mơ.

          Tương đối và tuyệt đối.

          Ở đây, tôi đang đề cập đến bản chất tương dối của bạn mà trong đạo Phật thường nhắc tới. Bạn nghỉ rằng : “Bằng cách nào bạn mô tả được bản chất của tôi như vậy? Bản chất của tôi có nhiều khía cạnh khác biệt”. Đó có thể là ý tưởng của phương Tây, còn quan điểm của Phật giáo thì đơn giản hơn nhiều. Theo Phật giáo, bản chất của bạn chỉ có hai khía cạnh là tương đối và tuyệt đối.

          Do đó, khi mô tả bạn ra sao, thì tôi đang đề cập đến bản chất tương đối của bạn. Đôi lúc, chúng ta nói về những ý tưởng cao hơn, một điều gì đó tuyệt đối. Có lẽ bạn đã từng đọc những quyển sách nói về bản chất tuyệt đối. Hãy quên tính tuyệt đối—trước hết, bạn phải biết cách thể hiện chức năng thân, miệng và ý tương đối của mình trong cuộc sống hằng ngày. Điều này rất quan trọng. Bạn không thể bước thẳng vào thế giới tự do nội tại ngay tức khắc. Khi kho học phương Tây nói về sự tiến hóa, nó mô tả một tiến trình phát triển dẫn dần. Thậm chí tôi biết điều đó và tôi hơi ngớ ngẩn, không được giáo dục; tôi chưa từng đến trường học. Tuy vậy, khi nghe các nhà khoa học phương Tây nói về sự điều phục tâm, đối với tôi nghe có vẽ như người nguyên thủy. Tất nhiên, tôi có thể chắc chắn rằng họ bảo tôi là một người nguyên thủy!

          Tuy nhiên, ngay khi bạn bảo mình đã từng nói rằng: “Tâm tôi là thế này; tâm tôi là thế kia”, nhưng thực chất, bạn không có khái niệm tâm mình là gì. Bản chất của tâm không phải là một số tập quán thuộc phương Đông. Bạn đã có tâm ngay từ khi mới chào đời—bạn không thể nói rằng nó là một tập quán thuộc phương Đông. Cũng vậy, đạo Phật không nói về các tập quán; các tập quán không quan trọng. Vì thế, mô tả tâm không phải là một tập quán thuộc phương Đông. Dù sao đi nữa, ở đây, tôi đang đề cập đến bản chất tương đối của bạn. Đó là tâm tương đối thể hiện chức năng trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Ví dụ, bất cứ lúc nào những điều trở nên sai lầm trong tương tác của mình với mọi người—gia đình, bạn bè hoặc xã hội nói chung—bạn luôn trách cứ một ai đó. Hãy quán chiếu tâm mình—bạn thực hiện. Đây là một quan niệm sai lầm. Trên thực tế, tất cả những vấn đề của bạn, cả vật chất lẫn tinh thần, xuất phát từ vô minh—thiếu trí tuệ nhận thức sâu xa—và chấp thủ. Hai yếu tố tâm thức này là nguồn gốc lớn nhất của bất cứ vấn đề nào thuộc về xã hội hoặc cá nhân. Hãy quán sát nhưng thời điểm này phải quán sát dựa trên tâm của chính bạn.

          Hãy nghỉ về khi bạn nói dối người khác, hoặc khi bạn sát sanh, tước đoạt mạng sống của sinh vật  khác. Hãy quán sát: Tại sao bạn làm những điều như vậy? Nguồn gốc của vô minh; động cơ thúc đẩy là cố chấp, bảo thủ vì sự ham thích của chính bạn. Năng lực của vô minh, sự thiếu hụt trí tuệ nhận thức trầm trọng, là giống như vị vua hoặc hoàng hậu và sự chấp thủ là cận thần. Đó là tâm, là tâm của bạn. Tôi không nói về một điều gì đó khác nữa. Tâm của bạn bao gồm sự liên đới của hai điều này: vô minh và chấp thủ.

          Hai yếu tố này là nguyên nhân chủ yếu của các vấn đề thuộc tâm sinh lý. Nếu không nhận thức được điều này, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể giải quyết các vấn đề của mình bởi vì bạn sẽ tiếp tục nghỉ rằng nguyên nhân của chúng nằm ở ngoại tại: “tôi không hạnh phúc, tôi nhất định sẽ thấy anh ta lần nữa; tôi không hạnh phúc, tôi cần một căn nhà lớn hơn; tôi không hạnh phúc, tôi cần một chiếc xe hơi tốt hơn”.  Bạn không bao giờ có thể chấm dứt vấn đề theo cách đó. Đặc biệt ở phương Tây, chúng ta luôn luôn nghĩ rằng tiền bạc là giải pháp đối với tất cả các vấn đề. Đó không phải là sự thật, là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

          Đừng nghỉ rằng : “Lama buông bỏ tôi…đó không phải cách tôi nghỉ”. Tôi không nói về ý tưởng tri thức; tôi đang nói về một điều gì đó sâu sắc hơn bắt nguồn từ tâm của bạn. Các vấn đề của nhân loại không xuất phát từ ý tưởng tri thức. Thực chất, nếu có thể thấy những gì xảy ra trong tâm mình, bạn sẽ không tin tưởng nó. Mặc dù không có nhận thức về phương hướng vật chất của tư duy, nhưng trong sâu thẳm tiềm thức của mình có những tác đọng dẫn bạn vào vòng xoáy từ một cuộc hành trình với chỗ này đến chỗ khác, liên tục thay đổi. Đây là những gì chúng ta nói về luân hồi. Chúng ta đi quanh co và lui tới nhưng chưa bao giờ vượt thoát khỏi vòng xoáy này. Toàn bộ tiến trình cuộc sống của chúng ta như một trò đùa. Chúng ta thường mua đồ chơi cho con nít…chúng ta cũng giống như vậy; đó chỉ là một trò chơi khác nhau mà thôi.

          Chúng ta thường khoe khoang: “thế hệ hiện đại được giáo dục quá tốt, hiểu biết quá nhiều. Chúng ta cũng đã thành thạo trong lý thuyết xã hội, kinh tế, phát triển v.v”. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa thế hệ hiện thời là thông minh hơn và thế hệ trước là ngu đần. Tại sao? Bởi vì thế giới ngoại tại đang tự động thay đổi và tất cả những gì bạn đang thực hiện là quan sát sự biến động tự nhiên.Vì vậy, đừng nghỉ rằng bạn khôn khéo hơn các thế hệ trước.

          Tuy nhiên, một số trong các bạn nhận thấy rằng thật thú vị khi tìm kiếm một điều gì đó vượt thoát khỏi tiện nghi vật chất đơn thuần, nhưng nếu không tìm thấy với thái độ đúng đắn, thì bạn sẽ còn luẩn quẩn trong luân hồi. Thậm chí nổ lực để thực tập thiền, yoga hoặc đi theo một số phương pháp tâm linh khác, thì bạn sẽ vẫn còn luẩn quẩn. Do vậy, hãy  chắc chắn rằng bạn phải có một thái độ tâm thức đúng đắn và quan điểm chính xác và bạn đang đi trên con đường chơn chánh qua nhận thức cách thái độ tâm thức sai lầm dẫn bạn đi trên con đường sai lầm sẽ đưa đến kết quả sai lầm.

          Người phương Tây thường nói “đừng tiêu cực, hãy trở nên tích cực”. Họ muốn nói về cái thiện nhưng không đề cập đến cái ác. Nhưng cái ác vẫn tồn tại; tại sao không đề cập tới nó? Bạn không cần phải tức giận để nói về nó, nhưng quan trọng là phải giải thích và biết rõ cách tâm bất thiện  hoạt động. Theo quan điểm Phật giáo, điều đó rất quan trọng. Đây là lý do tại sao mà tôi luôn luôn cho rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo mang tính chất ngoại giao, mà thường xuyên nói mọi thứ đều tốt đẹp. Chúng ta muốn thấu đạt bản chất của các pháp mà không hề do dự. Bởi thế, đừng ngạc nhiên; bạn nên chờ đợi tôi để nói răng các pháp không đặc biệt thú vị. Đừng lo lắng.

          Tất nhiên, chúng ta có những phẩm chất ưu tú, những phẩm chất cao đẹp. Tương tự, tất cả chúng sanh khác cũng vậy, ngay cả loài cá và gà vịt. Tất cả chúng ta đều sở hữu những phẩm chất ưu việt của tâm. Tuy nhiên, cùng lúc, chúng ta cũng sở hữu những bản chất bất thiện có thể nhận chìm mình xuống vực sâu đau khổ. Vì thế, chúng ta cần chứng tỏ và biết rõ cả điều tốt lẫn điều xấu trong bản thân mình. Sau đó, chúng ta có thể buông bỏ lo sợ. Nếu không, mỗi bước đi của chúng ta có thể khiến bản thân mình trở nên lo sợ.

          Nếu không có trí tuệ nhận thức nội tại hoặc trí tuệ nhận thức về những gì thiết lập nên hạnh phúc thực sự và đời sống an vui chân thật mà chỉ ngồi chờ đợi thé giới có thể trở nên tốt hơn theo cách này cách khác, thì bạn đang nằm mơ. Làm sao thế giới có thể trở nên tốt hơn? Ví dụ, tình trạng lạm phát làm sao để cải thiện? Tình trạng lạm phát hình thành từ chấp thủ. Nó thể hện—nhưng tôi chắc rằng những nhà kinh tế chính trị không biết điều đó! Năm tháng trôi qua, họ cứ tiếp tục “tại cái này vì cái kia” nhưng họ họ không biết lạm phát thực sự là do chấp thủ gây nên. Tại sao vậy? Bạn hãy quan sát. Kinh tế đột nhiên trở nên tồi tệ trầm trọng là có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân chủ yếu là vì ích kỷ và cố chấp. Một số người có quá nhiều thứ nhưng lại lo sợ thiếu hụt. Do vậy, họ luôn tích trử khiến  nền kinh tế sau đó rơi vào tình trạng lạm phát. Không phải có sự thiếu hụt về hàng hóa vật chất; ngược lại, thực phẩm và hàng hóa rất dồi dào. Chính tâm ích kỷ gây nên sự lạm phát.

          Dù sao, chính bạn hãy tự quan sát lấy; đó không phải là sự thực chỉ bởi vì tôi nói như vậy. Hơn nữa, nếu nghiên cứu kỉ, bạn sẽ thấy rõ cách mà tâm ích kỷ và cố chấp (chấp thủ) gây ra các vấn đề đối với cá nhân và xã hội, cũng như phá hoại đời sống an vui và hạnh phúc nội tại của con người. Hãy nhìn vào những cuộc chiến tranh tôn giáo. Có một điều cứ tiếp diễn cho tới bây giờ; không chỉ hiện tại—suốt trong lịch sử. Những cuộc chiến tranh tôn giáo xuất phát từ bảo thủ cố chấp. Tôi đang nói về cách mà sự cố chấp hoạt động. Hai đứa bé đánh nhau để tranh dành một cục kẹo đều xuất phát từ cố chấp; hai quốc gia hùng mạnh đánh nhau cũng xuất phát từ sự cố chấp; tín đồ tôn giáo đánh nhau cũng xuất phát từ cố chấp. Thực chất, các tín đồ tôn giáo đánh nhau đều nghỉ rằng ton giáo đó là tuyệt vời nhưng việc đánh nhau không phải là hành động của tôn giáo, đúng không? Đối với họ, tôn giáo như là một lý tưởng, đó là tất cả. Những người đánh nhau trong các cuộc chiến tranh tôn giáo không phải là những người mộ đạo. Tôn giáo là từ bi và tình thương rộng lớn. Làm sao việc sát sanh có thể trở thành hành động của tôn giáo? Điều đó không thể được. Nó xuất phát từ cố chấp bảo thủ. Vì vậy, bạn có thể hiểu cố chấp là vấn đề lớn nhất trên thế giới này. “Tôn giáo của tôi là tốt, do đó tôi nhất định giết bạn”. Điều ấy thật lố bịch. Những người nghỉ như vậy thường là đang hủy hoại chính mình.

Nếu làm điều đó, tôi sẽ trở thành độc hại cho tôn giáo. Những gì tôi đã làm không liên quan gì đến tôn giáo. Tuy nhiên, mặc dù các hành động của mình trái ngược với tôn giáo, nhưng vốn nghỉ rằng “tôn giáo của tôi là tốt đẹp”. Thay vì trở nên phương dược để giải quyết các vấn đề thuộc tâm lý, nhưng do thái độ tâm thức bị xuyên tạc của mình, nên tôn giáo của tôi trở thành thuốc độc. Mặc dù nghỉ rằng “đây là tôn giáo của tôi”, nhưng không có phút giây nào trong các hành động của tôi sẽ trở thành tôn giáo.

Ví dụ, tôi có ý tưởng rằng tranh Thangka[5] là tôn giáo của tôi. Do vậy, nếu bất cứ ai cố ý đốt cháy tranh Thangka của tôi thì tôi cảm thấy thất vọng bởi vì tôi nghỉ anh ta phá hoại tôn giáo của tôi. Đó là một quan niệm sai lầm. Một bức tranh không phải là tôn giáo. Những người nghỉ các thứ vật chất là tôn giáo tức là hiểu sai ý nghĩa của tôn giáo. Tôn giáo không nằm ở ngoại tại; giáo pháp không nằm ở bên ngoài. Nó chỉ ở trong tâm.

Kinh Thánh cũng nói như vậy. Tân Ước[6] chứa đựng những lời dạy tuyệt vời do Chúa Jesus trình bày, nhưng nhiều người không hiểu trong đó giải thích rõ những gì. Ví dụ, Chúa nói những người tôn sùng thần tượng là không theo ông ta. Điều này rất thực, vì đó là lời dạy lập dị. Chúng ta phải hiểu cách để hợp nhất tôn giáo với cuộc sống hằng ngày của mình, phải đưa tôn giáo vào trong hành động và giải quyết các vấn đề của chúng ta, chứ đừng nghỉ mọi thứ vật chất như nhà thờ và tài sản là tôn giáo. Nếu suy nghỉ vậy thì thật lố bịch.

          Nói cách khác, những người tôn sùng thần tượng nghỉ rằng những nguyên tử vật chất là tôn giáo của mình và không nhận thức được bản chất hoặc tinh thần của chính mình không có ý tưởng về tôn giáo thực sự. Chúa Jesus đã trình bày những lời dạy hoàn hảo để giải thích điều này, nhưng chúng ta không nhận thức rõ.

          Bản ngã và chấp thủ.

          Chấp thủ và vô minh gây ra nhiều quan niệm sai lầm trong cuộc sống của chúng ta. Điều này là thế nào? Ví dụ, chúng ta thường nghỉ “đây là điều tốt; nó khiến tôi trở nên hạnh phúc”, nhưng nếu quan sát xa hơn một tí, chúng ta sẽ nhận thấy những ý tưởng như vậy là quan niệm sai lầm; những điều chúng ta nghỉ khiến mình trở nên hạnh phúc nhưng thực sự gây ra khổ đau. Như Evel Knievel[7] là một ví dụ xác thực về điều này. Anh ta tin vào sự bất chấp cái chét của mình, một người gan dạ lấy việc nhào lộn trên xe máy làm niềm vui. Thậm chí lúc gần chết, sau khi anh ta bình phục, mặc dù đã quyết định bỏ cuộc, nhưng bản ngã và cố chấp của anh ta thôi thúc chính mình rằng “đây là công việc việc và nghề nghiệp của bạn; bạn phải thực hiện trở lại”. Vì vậy, anh ta thực hiện và suýt chết một lần nữa. Tại sao anh ta phải đặt chính mình vào tất cả điều này?

          Vâng, chính chúng ta cũng làm điều tương tự. Tôi muốn nói, trong cách này những gì chúng ta thực hiện là hoàn toàn khác biệt nhưng với quan điểm khác thì nó đích xác giống nhau. Tại sao? Bởi vì quan niệm sai lầm. Chúng ta làm những điều mang đến khổ đau cho mình, nhưng lại bám chấp cho đó là những nguyên nhân tuyệt với của hạnh phúc. Hãy quan sát mọi thứ bạn làm, tâm lý và sinh lý—bạn sẽ thấy những gì tôi đang nói là sự thực. Có lẽ sẽ rõ ràng hơn nếu tôi đưa ra ví dụ từ kinh nghiệm của chúng ta. Chúng ta luôn luôn bám chấp vào thực phẩm, phải vậy không? Như một kết quả, chúng ta luôn tham lam ăn uống và bao tử của chúng ta thường trở nên khó chịu. Điều này xuất phát từ sự cố chấp; nó rất phổ biến.

          Thực chất, mọi người nghỉ rằng sẽ duy trì cơ thể và sự sống, nhưng không biết cách ăn uống điều độ thì nó trở thành thuốc độc và giết chết chúng ta.Mọi người biết điều này; hãy quan sát. Tại sao hầu hết con người phải chết? Bởi vì họ ăn những thứ mà cuối cùng giết chết họ. Nếu thực quan sát kỉ, bạn sẽ luôn luôn nhận thấy rằng con người tạo ra một số lổi lầm này hoặc lổi lầm khác.

          Những gì tôi trình bày rất đơn giản, nhưng bạn phải nhận thức về nó sâu sắc hơn; nó không chỉ là một ý tưởng. Nếu thiền định bạn thực tập chỉ là một ý tưởng, nếu chỉ đơn thuần tham gia vào một số cuộc du ngoạn, thì sau đó thực sự không có giá trị gì. Thiền định thích hợp theo khoa học chứng minh là thực tại bản chất của bạn, là bản chất tương xứng. Đây cũng là sự hiểu biết có giá trị hợp lý. Khi biết rõ bản chất của tâm mình—cách mà tâm gây đau khổ cho bạn, cách mà nó khiến bạn day dứt—thì tâm hợp nhất với cuộc sống của bạn. Phần lớn thời gian tâm của bạn không hợp nhất với cuộc sống của bạn. Như một kết quả, chúng ta không biết những gì đang diễn ra trong cuộc sống của mình.

          Hãy nhìn vào thế giới phương Tây trong tình huống đặc biệt. Chúng ta bị dín mắc vào các đối tượng cảm giác hấp dẫn cố chấp; chúng ta thổi phòng sự quan trọng của thế giới cảm giác như nó liên tục bùng nổ trước mắt của mình. Cách thức chúng ta được mang lại, tự nhiên chúng ta tin rằng thế giới ngoại tại mang hạnh phúc đến cho mình. Đó là sự thực, hãy quán sát. Có lẽ tôi không tán thành điều này về mặt tri thức, nhưng nếu nhìn nhận sâu sắc hơn về tâm mình, thì chúng ta sẽ thấy đó là những gì mình tin tưởng. Quan niệm sai lầm này hoàn toàn bắt nguồn từ ý thức của chúng ta.

          Tôi không nói về một điều gì đó mang tính tri thức. Hãy quên đi trị thức. Chỉ thâm nhập sâu hơn vào tâm mình và nghiên cứu kỉ niềm tin suốt đời, thì những gì bạn nghỉ là là tốt nhất với bản thân và những gì bạn không nghỉ tới là không tốt nhất cho tự thân mình. Mọi người giữ lấy niệm tin như vậy. Đừng nghỉ rằng “tôi không thích điều đó. Tôi chỉ đồng thuận với dòng hiện biến”. Đó không phải là sự thực. Đừng nghỉ “tôi không có ý tưởng nhất định”. Bản chất của cố chấp là giống như giống như các đối tượng bảo thủ đó xuất hiện trong tâm của chúng ta.

          Vì vậy, cố chấp “đây là điều tốt nhất đối với tôi” dựa trên khái niệm hóa của bản ngã như “tôi là Thubten Yeshe, đây là tôi”, khái niệm về cái tôi, ya tướng nhất định của tâm tôi về con người và những gì tôi biết, sự kết hợp của bản ngã và cố chấp này, không có bất cứ điều gì nhất trí với thực tại của tôi, tương đối hoặc tuyệt đối.

          Trong khi tôi đang nói điều này, bạn nên suy ngẫm, quan sát những gì tôi nói là đúng hay sai. Hãy quan sát điều này ngay bây giờ. Những gì tôi đang nói là cách mà bản ngã và cố chấp kết hợp với nhau, cách mà chúng liên hệ lần nhau. Những gì tôi nói là nguyên nhân căn bản của cố chấp, là khái niệm hóa của bản ngã, và trên thực tế, bản ngã này không tồn tại trong bạn, hoặc tương đối hoặc tuyệt đối. Nhưng ngã tâm phô diễn và phác họa “tôi là cái  này”, thì bạn có ý tưởng nhất định về bạn là gì, sau đó bạn bắt đầu lo lắng “tôi là cái này, do vậy tôi nên có cái đó; tôi là cái này, vì thế, tôi cần duy trì thanh danh của tôi; bởi vì tôi là cái này, nên tôi cần cái đó”. Bạn hãy quán sát. Các ý tưởng nhất định về bạn là gì, bạn trở nên thế nào, nhừng điều hoàn toàn là biểu lộ của tâm thức, biểu lộ của vô minh và phiền não, chứ không có bất cứ điều gì nhất trí với thực tại, hoặc tương đối hoặc tuyệt đối.

          Thiền dựa trên cách bạn tồn tại.

          Tại sao bạn không dành một đôi phút để quan sát ngay bây giờ về bạn là gì, cách bạn tồn tại. Kh bạn hỏi “tôi là gì”, thì một ý tưởng quan trọng cụ thể “cái này là tôi” sẽ biểu lộ chính nó. Sắc của bạn không phải là bạn, không phải là cái tôi. Thân của bạn không phải là cái tôi. Mủi của bạn không phải là cái tôi. Chân của bạn không phải là cái tôi. Do vậy, ý tưởng đó, ý tưởng thuộc khái niệm về bản ngã của bạn ở đâu? Nó đang ở đâu? Cái tôi ảo tưởng và bản ngã vô minh của bạn vố không do Thượng Đế, Thần Linh, Phật hoặc bất cứ ai khác tạo ra. Nó chỉ do tâm và các khái niệm sai lầm của bạn tạo ra.

          Khi nhận thức được sự ảo tưởng của bạn, cái tôi bị khái niệm hóa không tồn tại, đột nhiên một điều gì đó quan trọng và cụ thể biến khỏi tâm của bạn. Tâm của bạn trở nên yên tỉnh hơn là hiếu động; năng lực hiếu động trong tâm của bạn bị loại bỏ. Thật khó tin được nó mãnh mẽ như vậy. Như một kết quả, thân của bạn trở nên ít căng thẳng và não nhiệt.

          Không có sự tồn tại của tự ngã, cái tôi bảo thủ hay bản ngã. Tất cả các hiện tượng nhất thời, cơ thể vật lý của bạn và tất cả những gì xuất hiện là hoàn toàn không có sự tồn tại của bản ngã. Tuy nhiên, bạn—tâm thiển cận của bạn—luôn luôn có ý nghỉ rằng trong năm uẩn[8] của tự thân, bạn thực sự tồn tại. Tâm, khái niệm hóa về cái tôi và bản ngã của bạn thường xuyên cảm thấy trong thân và năm uẩn của mình có “cái tôi” thực sự tồn tại. Bạn luôn có ý nghỉ và cảm thấy một cái gì đó hiện hữu trong chính bản thân mình. Nếu quán sát cẩn thận, bạn sẽ thấy điều này đơn thuần chỉ là biểu lộ của tâm vọng tưởng.

          Theo quan điểm Phật giáo đại thừa, tự ngã và toàn bộ thế giới cmar giác của bạn là không có bản ngã tồn tại; chỉ trong thực tế nội tại là có tự ngã hiện hữu. Nhưng theo quan điểm của trường phái Trung Đạo[9], một trường phái của đại thừa, thì ngay cả trong thực tế nội tại cũng không có tự ngã hiện hữu; tất cả đều không có tự ngã tồn tại, cố chấp giống như bản ngã nhận thức. Bất cứ cái gì cũng không có sự tồn tại của bản ngã.

          Nói cách khác, để dơn giản nắm giữ nó, khi bạn cảm thấy đau khổ, đó là bởi vì quan niệm sai lầm. Quan niệm sai lầm tạo ra các tình trạng khổ đau; quan niệm sai lầm báo vào đối tượng bất chính mà không có bất cứ điều gì liên quan đến thực chất về thế giới cảm giác ngoại tại hoặc nội tại của bạn.

          Đó là lý do tại sao mà đức Phật đã nói tất cả sai lầm và thất vọng của bạn đều bắt nguồn từ các hành động của mình chứ không phải do Thượng Đế tạo ra. Thượng Đế không tạo ra các ác nghiệp, phải vậy không? Kinh Thánh không nói Thượng Đế tạo ra tội ác. Tuy nhiên, nhiều người có quan niệm sai lầm cho rằng bởi vì Thượng Đế đã tạo ra mọi thứ, nên Thượng Đế tạo ra tội ác. Theo triets học, đó là một quan điểm mơ hồ, nhưng ở đây triết học không quan trọng. Bạn cần phải hiểu rõ những gì Thượng Đế nói. Nhiều người nghỉ rằng kinh Thánh là sai lầm. Nhưng thực chất kinh Thánh không có sai lầm, mà bạn sai lầm bởi vì bạn thiếu trí tuệ nhận thức khi giải thích kinh Thánh.

          Tiêu cực phát xuất từ tâm.

          Vì vậy, thực sự có giá trị nếu bạn có thể khám phát tất cả khái niệm sai lầm và kinh nghiệm bất chính của bạn đều xuất phát từ cố chấp và cái tôi cấu uế, khái niệm hóa bản ngã; nếu có thể nhận thức điều này, bạn sẽ buông xả động lực lo sợ kinh khủng của trói buộc.

          Hơn nữa, đó không chỉ là vấn đề về niềm tin của bạn vào một điều gì đó, mà phải qua thể nghiệm xuất phát từ kinh nghiệm; qua kinh nghiệm xuất phát từ nhận thức. Chúng ta không đơn thuần gọi đó là nhận thức hiểu biết mang tính trí óc; không có kinh nghiệm, kiến thức sẽ trở nên khô cứng. Từ khi chào đời cho đến nay, tất cả chúng ta đều trở nên khô cứng, và nếu không thực hiện những lời dạy, không có kinh nghiệm, thì chúng ta sẽ duy trì sự khô cứng đó cho đến chết. Sự không cứng giống như khúc gổ khô.

          Tuy nhiên, khi nói về bản chất tương đối của tâm mình, bạn đừng nghỉ “ồ, tâm tôi là rác rưởi, tôi là người tồi tệ nhất trên đời này”. Thay vì suy nghỉ theo cách đó, bạn hãy nhận thức “nó thật phi thường. Tôi không chỉ là người có các vấn đề như vậy, mà tất cả chúng sanh khác trong vũ trụ cũng có”.

          Bây giờ, tôi chắc chắn đã có lần trong cuộc đời của mình, bạn đã từng suy nghỉ và khóc than “tôi muốn cuộc sống của mình có giá trị; tôi muốn giúp đở người khác”. Điều đó thật buồn cười; nghe có vẽ rất cảm động. Tuy nhiên, nếu thực sự muốn giúp đở người khác, bạn hãy suy nghỉ rằng “trước tiên tôi cần nhận thức bản chất của tâm mình và cách chấm dứt các vấn đề của nhân loại. Sau đó, tôi thực sự biết cách để giúp đở người khác”. Nếu không hiểu các vấn đề của chính mình và không biết cách giúp đở chính mình, thì làm sao bạn nghỉ mình có thể giúp đở người khác? Bạn chỉ có xúc cảm: không có trí tuệ, không có phương pháp; bạn chỉ đang nói đùa.

          Trước tiên, bạn hãy nhận thức tình cảnh của chính mình: “đó không chỉ là tình trạng của tôi; vô số chúng sanh trên địa cầu này cũng có tình trạng tương tự, đầy dẩy những khái niệm sai lầm,và, như một kết quả, hoàn toàn bị xung đột cả trên phương diện tâm lý lẫn sinh lý”. Tâm của chứng ta đầy dẩy những xung đột và khi năng lực tâm thức chuyển thành mức độ vật lý, thân chúng ta cũng bị bệnh. Theo cách đó, tất cả những bệnh tật đều xuất phát từ tâm bệnh; tâm bệnh biểu lộ thành thân bệnh.

          Do vậy, cách để ban rãi tình thương và từ bi là trước hết bạn phải hiểu được chính mình; sau đó bạn có thể liên hệ với tất cả chúng sanh khác. Đó là điều tốt. Vấn đề là quá lâu chúng ta thậm chí không có từ bi với chính bản thân mình; chúng ta không nhận thức rõ chính mình, vì vậy, làm sao có tình thương và từ bi đối với người khác? Đó là điều không thể làm được. Thậm chí chúng ta nói mình yêu thương người khác, thì đó chỉ là lời nói và cảm xúc mà thôi. Chúng ta nói “tôi tthuwowng bạn”, nhưng sự yêu thương đích thực là trước hết bạn phải yêu thương chính mình. Bạn phải biết rõ tình trạng của chính mình, bạn là gì. Điều này dẫn đến tình yêu thương đích thực với chính bạn, và từ đó, dẫn tới tình yêu thương đích thực đối với người khác. Nếu không thực hiện nó theo cách đó, thì bạn đang nói đùa.

          Hầu hết thời gian những gì bạn gọi tình yêu thương đều là ích kỉ; đó hoàn toàn là sự cố chấp. Hơn nữa, mặc dù đôi lúc thiền định của bạn không trở nên cố chấp bảo thủ, nhưng phần lớn thời gian nó cũng là ích kỉ và chấp thủ. Hãy quán sát và quán sát thực sự. Tôi không nói đù, tôi không đến đây để bởn cợt. Đó là sự thực. Nếu bạn bảo thủ và bám chấp vào ích lợi cho riêng mình, thì nó vẫn trở thành ích kỉ, ngay cả khi bạn nghỉ rằng mình là thiền sinh đang thực hiện tiến trình tâm linh. Nó vẫn là ích kỉ.

          Tại sao tôi trình bày và nhấn mạnh điều này? Bởi vì là một thiền sinh, nếu bạn tìm kiếm điều gì đó chắc chắn cho riêng mình, thì nó có tác động tâm lý khiến bạn dể dàng thất vọng. Ngay cả khi bạn tham gia vào tiến trình tâm linh, nó vẫn là tình yêu thương ích kỉ. Nói cách khác, bạn vẫn có khái niệm hóa, ý tưởng bám chấp của tự ngã, “tôi là cái này, nhận thức của tôi là cái đó”, điều hoàn toàn không có bất cứ cái gì liên quan đến nhận thức thực sự.

          Vì vậy, điều đó rất quan trọng đối với bạn để nhận thức tình trạng của chính mình và cách mà bạn sống. Đây không phải chi là một số quan điểm triết học. Hãy quan sát cuộc sống của bạn thế nào, cách bạn nghỉ, những lổi lầm gì bạn gây ra và cách những khái niệm sai lầm của bạn liên quan đến những gì bạn kinh qua. Hãy phân tích cách tất cả những điều xảy ra và nó liên quan đến chấp thủ như thế nào. Bằng cách nhận thức như vậy, thay vì lo lắng về các vấn đề của chính mình, bạn có thể thấy tất cả chúng sanh trên toàn cầu đang ở trong tình trạng tương tự. Sau đó, tình thương và từ bi tự nhiên xuất hiện theo trực giác. Với hiểu biết như vậy, ngay cả kẻ thù lớn nhất của bạn cũng có thể trở thành bằng hữu tốt—hôm qua bạn không muốn gặp anh ta nhưng hôm nay anh ta trở nên tuyệt vời trong mắt của bạn. Đó là sự thực, bởi vì nó là tất cả biểu lộ của bạn.

          Thực chất, khi bạn nhìn người khác và nghỉ rằng “cô ấy xấu, cô ấy tốt; anh ấy xấu, anh ấy tốt”, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào biểu lộ tân thức của chính bạn. Ai sống trên trái đất này tuyệt đối tốt? Ai? Làm ơn nói cho tôi biết. Ở London, ai là người tuyệt đối tốt đẹp? Ai là người tuyệt đối xấu xa? Không có ai bạn có thể chắc chắn tìm ra. Bạn hãy quán sát điều đó. Thật thú vị, phải không?

          Tôi đang nói về thực tế có khoa học, chứ không phải một điều gì đó bạn tin tưởng vào. Nếu thực sự bạn tin tưởng ở London có một điều gì đó tuyệt đối tốt đẹp, thì vui lòng chứng minh nó cho tôi một cách khoa học. Bạn không thể thực hiện được. Vấn đề là chúng ta luôn luôn chấp nhận mọi thứ quá dể dàng; chúng ta không bao giờ quán sát. Chúng tôi gọi đó là thái độ mơ hồ; bản chất của nó vắng bóng trí tuệ nhận thức sâu xa.  

                                                    Chương 4

                                         Cách Thực Tập Thiền

                                                             Lama Yeshe

          Mantra[10]

          Mantra có năng lực để chuyển hóa thân, miệng, ý của bạn ra khỏi những ý nghỉ trần tục bình thường. Sự rúng động của một câu chú mantra có thể hợp nhất vọng tâm thành một điểm duy nhất. Việc trì tụng một câu chú mantra có thể tập trung tâm bạn ở đây và bây giờ hơn là để nó chạy rong khắp chốn như nó thường thể hiện. Vì vậy, điều đó rất hữu ích và là một trong những lý do khiến chúng ta trì tụng chú mantra.

          Chú mantra của đức Phật Thích Ca Mâu Ni là TADYA THA OM MUNÉ MUNÉ MAHAMUNA-YE SVAHA. OM có nghĩa là thần lực và trí tuệ nhận thức siêu việt. MUNÉ MUNÉ MAHAMUNA-YE bao gồm ba nghĩa: chế ngự, ché ngự lớn, chế ngự lớn nhất hoặc điều phục, điều phục lớn, điều phục lớn nhất. Tất cả chúng ta cần phải chế ngự hoặc điều phục tâm vọng tưởng của mình, phải không? Chúng ta không cần phải điều phục những chúng sanh khác, mà cần phải điều phục tâm vọng tưởng của chính mình. Nghĩa rộng của mantra là theo những phạm vi đó. Vì vậy, nó rất hữu ích. “Bây giờ, Lama và các học trò trì tụng mantra ấy ba lần[11].

          Nếu tất cả các hành động tiêu cực và các cảm giác bất hạnh xuất phát từ những quan điểm sai lầm, thì phương pháp duy nhất để vượt qua những hành động và cảm giác này là phải tịnh trừ và thoát khỏi các khái niệm sai lầm của chúng ta bằng cách lĩnh hội chánh kiến. Việc nhận thức rõ chánh kiến không phải một điều gì đó có thể được thực hiện theo bản năng. Phải mất thời gian để phát triển các quan điểm đúng đắn và nhận thức chánh kiến.

          Thiền

          Để tỉnh thức hoặc trở nên hiểu biết, chúng ta cần phải thực tập thiền. Chúng ta thường nghỉ rằng mình luôn hiểu biết nhưng thực chất chúng ta không hiểu biết. Hãy quan sát và thực sự quan sát. Tuy nhiên, bằng cách phát triển sự thực tập thiền của mình, chúng ta dần dần hợp nhất tâm với thực tại.

          Hơn nữa, khi thực tập thiền, chúng ta thường gặp phải những chướng ngại trong sự thực tập và kinh nghiệm với nhiều rắc rối và thất vọng. Đặc tính cơ bản hay bản chất tuyệt đối của tâm chúng ta là trong sáng rõ ràng—chúng tôi gọi bản chất này là tuệ giác—nhưng về mặt tương đối nó bị quan niệm sai lầm và trở lực khác làm lu mờ khiến chúng ta không nhận thấy thực tại. Điều này giống như bầu trời bị mây mờ mù che phủ—khi một cơn gió mạnh xuất hiện và xua tan mây mù, thì bầu trời trong xanh hiện ra. Do vậy, khi nổ lực thực tập thiền, chúng ta gặp phải những chướng ngại đồng thời nhận thấy rất khó tập trung vào một đối tượng duy nhất. Khi điều này xảy ra, thay vì thất vọng, chúng ta nên áp dụng các phương pháp trong Phật giáo Đại thừa Tây Tạng để tịnh hóa tâm mình.

          Khi thiền định của mình không trôi chảy êm ái, chúng ta đừng thúc ép nó. Tâm giống như đứa bé; những đứa bé không thích bị ép buộc—chúng ta phải nuông chiều chúng theo nhiều cách khác nhau. Thay vì ép buộc chúng, chúng ta phải vui đừa với chúng theo một cách khéo léo tùy tâm lý. Sau đó, chúng sẽ đồng thuận.

          Tương tự, chúng ta phải vui đùa một tí với tâm của mình. Khi nó không thể thực tập thiền, chúng ta đừng có thúc ép. Thay vào đó, chúng ta nên để tâm mình ở chổ nó hiện hữu và và thực tập một số phương thức khác để tịnh hóa. Điều này sẽ giảm bớt các chướng ngại và  khiến tâm trở nên mạnh mẽ hơn.

          Thật không may, nhiều người cố gắng ép buộc nó. Điều này chỉ khiến họ trở nên bực bội, thất vọng và tức giận với những người bạn của mình: “sáng nay, tôi không thích bạn; tôi vốn không có một sự thực tập thiền định tốt. Thay vì khiến tôi trở nên yên tỉnh và sáng suốt, nó lại làm cho tôi căng thẳng”. Những người như vậy không có trí tuệ khéo léo; họ không biết cách để hợp nhất sự thực tập của mình.

          Ngoài ra, mỗi khi thực tập thiền, bạn hãy nuôi dưỡng tâm Bồ-đề và hoàn toàn hiến dâng sự thực tập của mình cho người khác: “thiền định của tôi tốt hay xấu đều không có vấn đề, tôi không thực tập nó cho tôi, tôi thực hiện nó với muchj đích duy nhất là vì lợi ích của những chúng sanh khác”. Nếu có tâm cống hiến đó, ngay cả khi sự thực tập thiền của mình không tốt, thì bạn cũng không thất vọng; chắc chắn bạn sống trong trí tuệ mà bất cứ điều gì bạn thực hiện đều vì lợi ích của người khác. Sau đó, mặc dù không thành công, bạn vẫn trở nên thảnh thơi. Khi biết rằng mình nổ lực theo cách tốt nhất và thái độ của bạn—quan tâm đến người khác hơn là ích kỉ “tôi đau khổ, tôi muốn có hạnh phúc, do vậy tôi nhất định thực tập thiền”—là điều quan trọng nhất. Nếu thực tập thiền với tình thương ích kỉ và nó không hoạt động, thì bạn thực sự bị thất vọng.

          Do đó, trước khi thực tập thiền hoặc thực hiện bất cứ hành động nào, thực chất, thì điều quan trọng nhất là bạn phải hiến dâng nó cho người khác bằng cách phát tâm Bồ-đề. Hãy nói về công việc làm ví dụ. Hầu hết mọi người trong đất nước này đều làm việc cho một ông chủ, vì thế, trước khi đi làm, bạn hãy khởi tâm: “hôm nay, cuộc sống của tôi là vì lợi ích của người khác”. Đó là cách để tránh xa thất vọng. Nếu động lực thúc đẩy của bạn là ích kỉ, chỉ quan tâm đến hạnh phúc cho riêng mình, thì công việc của bạn luôn luôn gặp phải rắc rối; tâm của bạn trở nên bệnh tật, không có hạnh phúc. Bạn thất vọng với những người quản lý của mình.

          Đây là những điểm quan trọng. Đừng nghỉ rằng chỉ ngồi trong thiền định là quan trọng. Nó cũng quan trọng nhưng không phải là mọi thứ. Bất cứ điều gì bạn thực hiện đều không có vấn đề trong mọi lúc—thực tập thiền, làm việc, dạo phố, nấu cơm, làm canh—luôn luôn cố gắng phải có động lực tốt. Nếu động lực thúc đẩy của mình trở nên thanh tịnh, thì bạn có thể hướng tất cả những hành động đó vào con đường giải thoát. Đây là điều có thể xảy ra.

          Mặt khác, ngay cả khi thực tập thiền, nếu động lực thúc đẩy của bạn sai lầm, thì hành động trở nên sai lầm. Thậm chí bạn đi chùa hoặc nhà thờ, nếu đi với tâm tiêu cực, thì nó hoang phí thời gian, không phải hành động tôn giáo, mà hoàn toàn thuộc về luân hồi.

          Có lẽ bạn không biết từ “luân hồi” (samsara) mang nghĩa gì. Theo ngôn ngữ Sanskrit, luân hồi có nghĩa samsara, nhưng điều đó không quan trọng, không nên lo ngại về ngôn từ. Nó đề cập đến những điều thế gian trần tục. Theo ngôn ngữ Tây Tạng, luân hồi được gọi là khorwa, nghĩa vòng tròn hay tuần hoàn. Tuy nhiên, ở đây tôi không có thời gian để giải thích các thuật ngữ triết học Phật giáo. Nếu muốn tìm học điều đó, bạn nên đến trường đại học. Vì thời gian của chúng ta ở đây cùng nhau quá ngắn ngủi, nên tôi chỉ muốn trình bày phạm vi thực tập.

          Hãy cố gắng với thể nghiệm đơn giản này cho chính bạn. Lần tới, nếu ai đó yêu cầu cho tách trà hoặc càfe, thì bạn hãy quan sát để thấy cách mình cảm nhận. Thông thường, bạn sẽ thấy trong tâm của mình có một tín hiệu bực bội khởi lên, vì vậy, ngay cả khi bạn nói “vâng, được”, thì bạn cũng không muốn nó; động lực ích kỉ khiến bạn trở nên giả dối. Khi không có tâm hy sinh cho người khác, mặc dù bưng trà mời họ uống, thì bạn không vui vẽ gì khi thực hiện điều đó; bạn chỉ miễn cưỡng làm vậy mà thôi.

          Nếu có tâm cống hiến, bạn sẽ hạnh phúc khi phục vụ người khác. Bạn không có tâm lý buồn bực. Bạn nên mang trà hoặc càfe ra với trạng thái hoan hỷ, nên nhận thấy việc làm đơn giản này có giá trị như bước trên con đường dẫn tới giải thoát. Đây không phải vì trà hoặc càfe quá ngon, mà vì động lực chân thành của bạn muốn giúp đở người khác khiến bạn rất thích phục vụ họ và làm cho bạn có hạnh phúc. Điều này là tâm lý đơn giản của con người, chứ không phải một điều gì đó thuộc tôn giáo hoặc bịa đặt. Đó là tác động tâm lý của việc hy sinh cho người khác.

          Thực chất, chúng ta biết tất cả những điều này đều xuất phát từ những kinh nghiệm cuộc sống của chính mình. Rắc rối giữa vợ và chồng, chồng và vợ; bạn gái với bạn trai, bạn trai với bạn gái…tất cả những điều này đều bắt nguồn từ tâm ích kỉ. Bạn biết—nếu ích kỉ, thì bạn gặp phải rắc rối trong các mối quan hệ của mình.

          Và đó không phải là một vấn đề của hiểu biết: “ồ, tôi thông minh, tôi phải bực bội”. Nếu quan sát sâu hơn, bạn sẽ thấy nó hoàn toàn bị tình thương ích kỉ và cố chấp bao phủ.

          Nếu có tâm hy sinh, một người vợ hoàn toàn tận tụy giúp đở chồng mình và người chồng hoàn toàn tận tâm giúp đở vợ mình. Nếu có thái độ “tôi muốn giúp đở bạn” hơn là “tôi muốn bạn giúp đở tôi”, thì bạn không gặp phải rắc rối.

          Hãy nhìn vào  tình thương vô bờ của một người mẹ đối với đứa con duy nhất của mình. Thậm chí đứa bé làm những điều ngớ ngẩn, nhưng người mẹ vẫn nghỉ đó là điều tốt; người mẹ nghỉ “nó quá dể thương—nhnf vào những gì nó làm”. Thực chất, những gì đứa bé làm là ngớ ngẩn, nhưng lý do khiến người mẹ vui vẽ là bởi vì người mẹ thấy con mình giống như một tia sáng hoàn hảo và dành quá nhiều tình thương cho nó đến nổi người mẹ muốn mọi thứ nó làm đều trở nên tốt đẹp đồng thời phản chiếu tiệp mỹ ngay cả khi đứa bé thực hiện những điều ngớ ngẩn. Nếu một ai đó thực hiện những điều tương tự thì người mẹ hoàn toàn không thích. Đó là tất cả liên quan đến động lực thúc đẩy của người mẹ. Bạn hãy quan sát—tôi chắc chắc ví dụ của tôi nêu ra là hợp lý.

          Bạn có thể nhận thấy cách các thái độ tâm thức khác nhau tác động đến hành vi cư xử của con người và cách chúng làm sáng tỏ mọi thứ. Nếu thực tập thiền với tâm Bồ-đề—rèn luyệ tâm mình trong việc hoàn toàn hy sinh cho những chúng sanh khác—thì không có ai dây rắc rối với bạn. Tôi chắc chắc điều đó chứ không hề nói đùa. Không ai sẽ gây rắc rối cho bạn. Và bạn sẽ nhìn người khác tuyệt đẹp, không có gì xấu xa, hoặc không khiến bạn bực bội. Lý do bạn bực bội trong thời điểm đó là vì mắc chứng tâm thần phân liệt và loạn thần kinh khiến bạn biểu lộ tính chất tiêu cực với các đối tượng tiếp xúc.

          Bạn sẽ nhận thấy rằng cả Phật giáo và Cơ đốc giáo đều nói về Cực Lạc (Thiên Đường) và địa ngục, nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn khác biệt. Phật giáo cho rằng không có chốn thiên đường  như vậy tồn tại bên ngoài, nhưng khi tâm thức của một cá nhân đã phát triển và hoàn toàn thoát khỏi những khái niệm hóa về cái tôi, bản ngã, thì bất cứ điều gì người đó nhận thức—toàn thể vũ trụ, tất cả nhân loại—đều trở nên trực giác tuyệt mỹ; đối với người đó, quan điểm ấy là thiên đường.

          Bạn hiểu được điều đó? Tôi đang nói về các phạm vi tâm lý. Bạn không cần phải tin tưởng thiên đường hoặc địa ngục ở bên ngoài đang chờ mình, nhưng bạn có thể dể dàng hiểu cách các biểu lộ của ý nghĩ trần tục bình thường khiến mình khổ đau và nhờ thoát khỏi các khái niệm hóa như vậy để bạn phát triển tâm lành mạnh, đồng thời lãnh hội một quan điểm hoàn hảo. Điều này quá hợp lý. Tôi đang nói về điều đó theo ý nghĩa phù hợp, chứ không phải theo một số cách siêu hình cao hơn.

          Thực sự thật lạ thường: nếu bạn ứng dụng những điều mình học vào trong hành động, nếu áp dụng thiền định của mình vào thực tập, thì mọi thứ bạn lính hội trong toàn bộ cuộc sống của mình sẽ tăng trưởng trí tuệ của bạn; mọi thứ xảy ra với bạn làm tăng thêm hiểu biết của mình. Nếu không áp dụng những gì mình học vào trong hành động, ngay cả chú Ciê-xu hay đức Phật biểu hiện trước khi bạn thể hiện bây giờ và trao cho bạn những lời dày, thì không giúp gì nhiều về điều đó. Chỉ bởi vì Giê-xu và đức Phật là những chúng sanh tối cao, thì không có nghĩa tâm bạn sẽ tự động mở ra trong sự hiện diện của họ. Không—bạn phải phát triển nó với chính mình. Đó là lý do tại sao đức Phật dạy rằng những hành động tích cực đưa bạn đến giác ngộ và những hành động tiêu cực đưa bạn đến khổ đau.

          Bởi vì sự giáo dục có khoa học và hiểu biết phát triển cấp tiến của các Ngài, nên người phương Tây thường nhận thấy rất khó chấp nhận quan điểm con người có thể trở thành con thú. Họ nghỉ sự luân hồi như vậy không thể xảy ra. Thực chất, điều đó có khả năng xảy ra. Như tôi đã trình bày trước đây, tâm bệnh có thể biểu lộ theo mức độ vật lý; đây là điều tương tự. Không có vấn đề bạn trông giống như một con người—tâm của bạn thoái hóa đến nổi bạn cư xử tồi tệ hơn một con thú. Nghị lực tâm thức phát sinh theo cách đó có thể chuyển thành cấp độ vật lý và trở nên chiều hữu thân thú vật. Đó là điều có thể xảy ra.

          Nhưng đừng nghỉ rằng điều này có nghĩa thân người của bạn vì lý do này khác mà thay đổi thành thân động vật. Tôi không nói điều đó. Khi ý thức của bạn tách ra khỏi cơ thể con người hiện tại của mình, vì nó bao hàm sinh ực của tâm thú vật, thì nghị lực tâm thức biến thành cơ thể động vật.

          Tuy nhiên, hành động đúng và hành động sai đều được ý nghĩ đúng và ý nghĩ sai xác định: chánh trí sẽ đưa đến chánh nghiệp; nhận thức sai lầm sẽ đưa đến ác nghiệp.

          Nếu chúng ta ứng dụng năng lực thân, miệng và ý của con người theo chiều hướng đúng đắn, thì nó rất mạnh mẽ. Vấn đề là cuộc sống chúng ta không có định hướng và đó là lý do tại sao năng lực của mình bị phân tán. Hãy quan sát cuộc sống của bạn thế nào ngay bây giờ—nó có định hướng? Nếu không, bạn hoang phí tất cả năng lực về thân, miệng và ý của mình.

          Do vậy, bạn cần có trí tuệ nhận thức rõ ràng để phân biệt giữa đúng và sai. Để phát triển điều đó, bạn phải hiểu tâm mình và biết cách tâm tích cực và tiêu cực sanh khởi. Khi tất cả các hành động sanh khởi từ tâm, nếu không quán sát tâm mình, thì làm sao bạn có thể xác định bản chất của các hành động đó?

          Dù sao, nó rất hữu ích để tìm kiếm chánh kiến, thực tại tối hậu về bản chất của bạn qua thiền định. Bạn cũng cần hiểu bản chất tương đối của mình là thực tế cực kỳ dốt nát và buông lung, đầy dẩy những khái niệm sai lầm, nguồn gốc của tất cả thất vọng và khổ đau. Một khi thực hiện, bạn nên có xu hướng hiểu biết tất cả chúng sanh trên vũ trụ này, ngay cả côn trùng xung quanh bạn bây giờ. Ngay bây giờ, hãy thực tập thiền để hiểu rõ tất cả chúng sanh trong vũ trụ này, không chỉ những chúng sanh có mối quan hệ trực tiếp với bạn, là có cùng tình trạng như bạn—bản chất tương đối của họ bị chấp thủ làm si mê—phát khởi nhiều thương yêu và từ bi đối với tất cả chúng.

          Hướng dẫn thực tập thiền.

          Hãy nhìn nhận bạn và tất cả chúng sanh khác trên thế giới này đang chính xác ở  trong tình huống tương tự, hãy hỏi chính mình “bằng cách nào tốt nhất tôi có thể giúp đở người khác?”. Hãy quan sát: có phải cách tốt nhất để giúp đở họ là đưa cho họ bánh mì, kẹo hoặc sô-cô-la?. Đây là điều thật nực cười, phải vậy không? Đó là một cách thiếu sót trong việc giúp đở, bời vì các vấn đề của chúng sanh với tâm vọng tưởng không xuất phát từ sự thiếu hụt bánh mì; các vấn đề của họ xuất phát từ sự thiếu hụt trí tuệ nhận thức—không hiểu mình là gì hoặc mình tồn tại thế nào, tương đối hay tuyệt đối.

          Hơn nữa, hãy nghỉ: các quan niệm sai lầm này chỉ là những chướng ngại nhất thời—thoáng qua và ngắn ngủi. Có thể đối với những chúng sanh hoàn toàn vượt qua những chướng ngại này và đạt được giải thoát an vui nội tại vĩnh viễn.

          Bây giờ, bạn hãy hình dung về đức Phật. Thực chất, đức Phật là gì? Đức Phật là người có lòng từ bao la và trí tuệ nhận thức hoàn hảo, bản chất của hạnh phúc và an vui tuyệt đối. Vì thế, hãy hình dung tâm trí tuệ biểu lộ trước mắt của bạn là thân sáng chói rực rở của đức Phật. nếu không thể quán tưởng đức Phật, thì bạn chỉ có thể thấy tôi ở đây trước mặt bạn. Từ hào quang trên đầu đức Phật (hoặc Lama Yeshe), một dòng chảy năng lực với ánh sáng chói rực phát ra, đi vòng trên đầu của bạn và ngang xuống trong cơ thể như một thác nước cực mạnh đổ xuống trái tim của bạn.

          Sau đó, từ cổ họng của đức Phật (hoặc Lama Yeshe), một tia sáng sắc đỏ mạnh mẽ rực rở phát ra và thâm nhập vào cổ họng của bạn, tịnh hóa tất cả những cấu uế của miệng như nói dối và tạo ra tình trạng hợp nhất giữa con người.

          Kế tiếp, từ tâm của đức Phật (hoặc Lama Yeshe), một tia sắc sáng màu xanh mạnh mẽ chói lọi phát ra mà nhập vào tâm của bạn, khiến tâm chan đầy năng lực an vui hạnh phúc và tịnh hóa tất cả những khái niệm sai lầm của bạn. Toàn bộ hệ thống thần kinh thuộc thân và tâm của bạn hoàn toàn được ánh sáng hạnh phúc chói lọi lấp đầy. Thiền định dựa trên cảm giác thống nhất của bạn và những ánh sáng này đã thâm nhập vào bạn.

          Sự cống hiến.

          Cám ơn các bạn rất nhiều. Bây giờ, bạn hãy hiến dâng phước đức thu được qua thiền định. Điều đó có nghĩa gì? Bất cứ những gì chúng ta thực hiện, đều có một số năng lực tâm thức phát ra. Mặc dù chúng ta không thấy rõ điều này, nhưng nó tồn tại. Phước đức là một loại năng lực được phát ra từ các hành động tích cực, giống như thiền định mà chúng ta đã thực hiện. Do đó, thay vì nghỉ rằng: “ồ, tôi chỉ thực tập thiền; tôi thật tuyệt vời”, và thiết lập bản ngã của mình, chúng ta nên hướng đến năng lực tích cực để làm lợi ích cho người khác. Đó là điều rất hữu ích.

          Chúng ta không thể chắc chắn cách mà mình sẽ hiện hữu—thỉnh thoảng chúng ta vươn lên, thỉnh thoảng chúng ta tụt xuống. Đôi khi, chúng ta trở nên bực bội và tức giận khiến phá hũy năng lực tích cực của mình, phước đức của chúng ta. Điều đó giống như dành thời gian để lau dọn phòng và khi chấm dứt việc quét đi tất cả bụi bặm. Chúng ta thực tập thiền khiến tâm mình trở nên vô cùng trong sạch, sau đó, chúng ta tức giận và làm tâm giơ bẩn trở lại.

          Vì vậy, việc dâng hiến phước đức có thể bảo vệ nó thoát khỏi sân hận và theo cách đó, chúng ta không hoang phí năng lực của mình. Sự cống hiến cũng rất hữu ích khiến thiền định của chúng ta trở nên không vì ưa thích bản ngã nhưng vì làm lợi ích cho người khác và mang chúng ta đến với giác ngộ, hoặc giải thoát nội tại. Thực chất, điều đó nên là mục đích duy nhất đối với việc thực tập thiền của chúng ta; chúng ta không nên thực hiện nó với sự kiêu hảnh: “tôi là cái này hay cái nọ”. Là ai không quan trọng.

          Thực tế, không cần thiết để trì tụng lời cầu nguyện; lời cầu nguyện không phải là những ngôn từ. Bạn phải biết điều đó. Chúng ta dùng ngôn từ khi cầu nguyện nhưng lời cầu nguyện thực sự không phải là ngôn từ. Trên thực tế, lời cầu nguyện là ở trong tâm.

          Sự cống hiến là một hình thức điều trị tâm lý. Nhiều lúc, sau khi đã thực hiện một điều gì đó thuộc tôn giáo hoặc thiền định—ngay cả sau khi thực hiện một số hành động thế tục—chúng ta cảm thấy hãnh diện: “tôi đã làm điều này, tôi đã làm điều đó”. Chúng ta quá tự hào về những gì mình đã làm.

          Chẳng có lý do gì để tự hào. Kiêu hãnh là một triệu chứng của tâm bệnh. Do đó, thay vì cảm thấy hãnh diện, chúng ta nên dâng hiến mọi thứ mình thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho những chúng sanh khác và đưa họ vào sự giác ngộ an vui vĩnh viễn. Nếu làm như vậy, thì theo chiều hướng tâm lý, chúng ta không cảm thấy kiêu hãnh; không có cảm giác mạnh mẽ “tôi đã làm một điều gì đó”.

          Ví dụ,  người chồng đi làm còn vợ anh ta ở nhà. Khi trở về nhà, anh ta cảm thấy bực bội: “tôi quá mệt mỏi. Tôi đã làm việc tích cực suốt ngày; còn em thì toàn ở nhà và không làm gì hết”. Anh ta tỏ vẽ quan trọng rằng mình đã làm công việc kinh khủng này nhưng thực chất, không có lý do gì để anh ta thể hiện thái độ như vậy. Đi làm và thực hiện công việc của mình là bổn phận của anh ta.

          Tương tự, khi thực tập thiền, chúng ta không có lý do gì để chúng tỏ với người khác: “ồ, tôi đã thực hiện điều cao cả này”. Chỉ hoàn toàn cống hiến những hoạt động của bạn cho người khác nhiều như có thể. Sau đó, không có phản ứng bệnh tật của kiêu mạn. Nếu không, chúng ta thực hiện những điều này và tất cả những gì chúng ta có đều là tâm bệnh. Sự cống hiến là một điều gì đó thực tế mà chúng ta có thể làm cho người khác; nó không trở nên trống rỗng theo phong tục Tây Tạng.

                                                       Chương 5   

                              Tầm Quan Trọng Của Động Lực Thúc Đẩy  

                                                                     Lama Zopa Rinpoche

          Trước khi lắng nghe lời dạy này, bạn cần phải nuôi dưỡng động lực thúc  đẩy thanh tịnh, bởi vì ành động lắng nghe giáo pháp có khác biệt với các hoạt động thông thường trong cuộc sống của bạn. Nếu lắng nghe giáo pháp—một hành động mà bạn cảm thấy là đặc biệt khi so sánh với những gì mình thường làm—là không khác biệt hoặc cao cả hơn với những hoạt động thường ngày của bạn, như ăn, uống ngủ nghỉ v.v, thì hành động đặc biệt này, lắng nghe giáo pháp, thực chất không phải là đặc biệt, cao cả hơn hoặc thánh thiện.

          Thuốc giải trừ khổ đau thực sự.

          Như tôi đã trình bày tóm lược trước đây, sự thực tập của tôn giáo, tinh thần hoặc giáo pháp—bất cứ những gì bạn gọi nó—phải là một phương pháp hoàn toàn diệt tận tất cả khổ đau, một phương pháp có thể mang lại sự chấm dứt hoàn toàn khổ đau, và không chỉ tạm thời. Ví dụ, những đau khổ đơn giản hằng ngày mà con người và ngay cả động vật công nhận là đau khổ—cảm sốt, nhức đầu và các chứng bệnh khác—có thể được chấm dứt ngay lập tức bằng các phương thức ngoại tại như thuốc men, mà không cần đến giáo pháp hoặc tôn giáo. Do vậy, nếu đó là tất cả những gì chúng ta có thể thực hiện, thì không có mục đích cho tôn giáo tồn tại.

          Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo nên đi đến sự chấm dứt hoàn toàn khổ đau triền miên, và điều đó phụ thuộc vào việc tận trừ hoàn toàn nguồn gốc của tất cả hàng tỉ thứ khổ đau đang tồn tại—vô minh và tất cả những vọng tưởng khác nảy sinh từ nguồn gốc của vô minh.

          Vì vậy, sự an vui đích thực—hạnh phúc vĩnh cữu, giải thoát tối hậu—được công nhận bất cứ nơi đâu mà chúng ta hoàn toàn tận trừ nguồn gốc của khổ đau: vô minh và các vọng tưởng khác. Nói cách khác, sự đoạn trừ vô minh, chấp thủ và sân hận là giải thoát tối hậu, an vui thực sự—an vui không bao giờ biến đổi; an vui một khi được nhận lãnh thì có thể không bao giờ biến đổi, là vĩnh viễn.

          Tại sao an vui đích thực không thể thay đổi hoặc biến mất? Tại sao chúng ta chưa bao giờ suy sụp từ điều đó? Tại sao không thể rơi từ an vui đích thực xuống khổ đau? Điều đó bởi vì một khi đã đạt được hạnh phúc vĩnh cữu thì không có bất cứ lý do nào nữa khiến chúng ta bị cuốn hút vào vòng xoáy ngục tù của khổ đau trở lại.

          Tại sao ngày này chúng ta có hạnh phúc nhưng nổi buồn xuất hiện vào ngày kế tiếp? Ví dụ, một ngày, chúng ta nhận được một số tin vui hoặc nhận thấy mình ở trong an vui tuyệt diệu và thảo mãn hoặc nhận được món quà dể thương hoặc gặp một người bạn đặc biệt và là kết quả cảm thấy vô cùng hạnh phúc—quá hạnh phúc đến nổi hầu như chúng ta không biết những gì liên hệ với chính mình, hạnh phúc đến nổi thậm chí chúng ta làm những điều ngớ ngẩn gây nguy hại cho cuộc sống chính mình—nhưng sau một thời gian, một ngày hoặc hai ngày, hạnh phúc chúng ta nhận được từ việc gặp những điều kiện chắc chắn chợt biến mất, không tồn tại. Khi gặp một người bạn như ý, dùng thức ăn ngon hoặc mặc áo quần sang trọng, lúc đầu, chúng ta cảm thấy hạnh phúc, nhưng hạnh phúc đó không tồn tại lâu dài. Tại sao hạnh phúc ban đầu chúng ta kinh qua bằng cách gặp những điều kiện chắc chắn không tồn tại lâu dài? Tại sao khiến nó thay đổi? Tại sao chúng ta mệt mỏi với cảm giác ưu thích thay vì liên tục kinh qua an vui và cảm thấy hạnh phúc?

          Điều đó xảy ra chủ yếu bởi vì tâm chúng ta không giải thoát khỏi nguồn gốc của khổ đau. Tại sao? Khi tâm  bị vô  minh, chấp thủ, sân hận và những vọng tưởng khác kiểm soát, thì sự vui thích mà chúng ta có được qua việc tiếp xúc các điều kiện chắc chắn thay đổi và không tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, theo quan điểm của giáo pháp, những cảm thọ mà chúng ta đồng nhất như vui thích chỉ đơn thuần được xem là khoái lạc luân hồi—như một số khổ đau trần tục nặng nề giảm bớt, chỉ giảm bớt chính nó khi được gắn nhãn hiệu vui thích.

          Ví dụ, đang mang trên lưng một ghánh nặng và sau đó bạn cảm thấy mỏi mệt, thì đó là một hình thức của khổ đau. Nghỉ rằng ghánh nặng khiến bạn cảm thấy mỏi mệt nên phải đặt nó xuống. Ngay lúc đó, bạn cảm thấy nhẹ nhàng và khổ đau giảm đi đôi chút; nó không hoàn toàn biến mất, nhưng nó giảm đi một tí. Vì vậy, chúng ta cho rằng sự giảm bớt phần nhỏ khổ đau ấy là “an vui”; chúng ta gọi cảm giác bới khổ đau mà thân và tâm buông lung kinh qua đó là “an vui”. Hơn nữa, mặc dù sự an vui đó được cảm nhận rất mãnh liệt ngay lúc ban đầu, nhưng nó không tồn tại lâu dài.

          Tương tự, một người ngồi kiết già được một lúc thì cảm thấy đau lưng và chân, sau đó nghỉ rằng đứng dậy có lẽ tốt hơn. Khi đứng dậy, bởi vì các tình huống thay đổi, nên cơn đau anh ta đã cảm nhận trong lúc ngồi kiết già trước đây giảm bớt và anh ta nghỉ “đây là sự an vui”. Tuy nhiên, suy nghỉ rằng việc đứng dậy là an vui, nếu cố gắng duy trì thế đứng suốt ngày đêm, hoặc thậm chí chỉ một hai tiếng đồng hồ, thì anh ta cảm thấy mệt mỏi. Vã lại, niềm an vui anh ta đã cảm nhận lúc ban đầu không tồn tại lâu dài; nó thay đổi. Lúc đầu, việc ngồi trở thành vấn đề; anh ta đứng dậy để xoa dịu nó; nhưng sau đó, việc đứng dậy cũng trở thành vấn đề, vì vậy, anh ta nghỉ rằng nên ngồi xuống để xoa dịu nó.

          Do đó, đây chỉ là một vài ví dụ điển hình, nhưng cuộc sống của chúng ta tràn đầy những điều tương tự. Chúng ta luôn luôn cố gắng thay đổi. “Có lẽ điều này là tốt hơn”, vì thế, chúng ta nổ lực với điều gì đó khác. Tuy nhiên, sau đó, chúng ta cảm thấy buồn chán; vấn đề khác nảy sinh. Hơn nữa, chúng ta thay đổi, “có lẽ điều đó tốt hơn”. Chúng ta thay đổi con người: “có lẽ tôi sẽ thích anh ta, có lẽ tôi sẽ thích cô ấy, có lẽ tôi nên sống với anh ta, có lẽ tôi nên kết hôn với cô ấy..”. Chúng ta luôn luôn thay đổi thức ăn, quần áo và các đối tượng cảm giác khác. Tất cả điều này cho thấy rõ rằng có một số điều sai trái với thân tâm của mình, và thân tâm của chúng ta là nguồn gốc của khổ đau.

          Vì vậy, những gì là sai lầm mà chúng ta gây tạo? Tại sao không có vấn đề có bao nhiêu cảm giác an vui mà chúng ta thừa hưởng, không có kết thúc? Bất kể chúng ta kinh qua cảm giác an vui bao nhiêu, thì không có điều gì hoàn hảo, không có điều gì chấm dứt. Chúng ta kinh qua một điều nào đó, nó kết thúc; chúng ta nổ lực thực hiện một điều khác…nhưng điều đó cũng kết thúc; chúng ta có kinh nghiệm khác và điều đó cũng không tồn tại lâu dài. Chúng ta luôn luôn cố gắng và đó là những gì mình đang thực hiện từ khi mới sinh ra cho tới bây giờ. Không chỉ trong đời này—từ vô thủy, chúng ta đã kinh qua khoái lạc trần tục nà đến khoái lạc khác trong luân hồi, theo đuổi những kinh nghiệm không phải an vui đích thực, đồng thời luôn thay đổi và chấm dứt, và chúng ta vẫn không hài lòng. Hơn nữa, những nổ lực chúng ta đã thực hiện để đạt được các cảm giác an vui, đôi lúc, bằng cách thử nghiệm những phương pháp khác nhau, điều này cũng không chấm dứt từ vô thủy; công việc này cũng chưa hoàn thành.

          Do đó, những gì tạo nên những khoái lạc này mà không tồn tại, và đối với chúng ta phải tìm khoái lạc này đến khoái lạc khác, không ngừng nổ lực và kinh qua khổ đau cũng như sầu não của việc giảm bớt khoái lạc? Tại sao điều này xảy ra? Lý do là vì chúng ta đang rơi vào tình trạng không hài lòng này và khổ đau là vì tâm chúng ta đang nằm trong sự kiểm soát của vọng tưởng và nghiệp.

          Nghiệp là gì? Nghiệp là hành động do vọng tưởng gây nên. Bởi vì tâm chúng ta nằm dưới sự kiểm soát của vọng tưởng và nghiệp, nên thân cũng nằm dưới sự kiểm soát của vọng tưởng và nghiệp; nếu tâm không giải thoát, thì thân cũng không giải thoát. Do vậy, giải thoát đích thực là tâm hoàn toàn thoát khỏi vọng tưởng và nghiệp. Khi tâm thoát khỏi ngục tù của vọng tưởng và nghiệp, thì thân là căn nhà của tâm cũng thoát khỏi ngục tù của vọng tưởng và nghiệp. Khi thân và tâm thoát khỏi khổ đau, ngục tù của vọng tưởng và nghiệp, thì ngay thời điểm đó, bất cứ thân khác biệt nào mà tâm chiếm hữu, những thân đó không kinh qua khổ đau như luân hồi, bệnh tật, đau đớn, già và chết.

          Ví dụ, tại một thời điểm, bất cứ lúc nào  gặp một đối tượng cảm giác khó ưa, chúng ta đau đớn rằng: khi trời đang mưa hoặc tuyết rơi mà mình lại không có đủ áo ấm hoặc lò sưởi, chúng ta cảm thấy lạnh và chịu đựng; khi trời nóng nực và không có máy điều hòa, vì vậy, chúng ta phải chịu đựng trong đau khổ. Điều này giống với các cảm giác khác của chúng ta. Liên hệ đến vị giác, khi gặp thức ăn mà mình không thích, chúng ta không vui và đau khổ. Tương tự, lien quan đến thính giác, khi nghe tin xấu hoặc một số âm thanh khác mà mình không thích, vì vậy, chúng ta không vui và đau khổ. Liện hệ đến thị giác và xúc giác cũng vậy, bất cứ khi nào chúng tiếp xúc với các đối tượng không ưu thích, thì chúng ta đau khổ. Khi chúng ta ngồi kiết già trong vài phút, chúng sẽ gây nên đau đớn. Vì thế, mọi lúc, chúng ta liên rục kinh qua vấn đề này hoặc vấn đề khác. Mọi lúc, khi tiếp xúc những đối tượng cảm giác khác nhau, chúng ta kinh qua tất cả những vấn đề khác nhau.

          Chỉ cần nhìn vào cơ thể của mình: không có một phần nhỏ nào trên cơ thể—ngay cả kích cở của lổ chân lông hoặc nhỏ bằng đầu mũi kim—mà không cảm thấy đau đớn, nhưng điều đó không phải thuộc bản chất của khổ đau. Do đó, khi gai nhọn, kim châm và giống như tiếp xúc vào cơ thể, mặc dù chúng quá nhỏ nhọn, nhưng chúng ta cảm thấy rất đau đớn. Mặc dù các điều kiện ngoại tại là quá nhỏ, thực sự không có gì, nhưng nổi đau chúng ta kinh qua là không thể tưởng tượng được.

          Điều này chứng minh rõ tâm của chúng ta không giải thoát, nghĩa là nó còn sống trong khổ đau, và bởi vì thế, thân chúng ta cũng sống trong khổ đau. Tại sao thân tâm chúng ta sống trong khổ đau? Bởi vì chúng bị vọng tưởng và nghiệp hạn chế, chúng bị vọng tưởng và nghiệp kiểm soát.

          Khi chúng ta chứng đắc Niết-bàn—giải thoát hoàn toàn, tận trừ ngục tù của vọng tưởng và nghiệp—thì không đối tượng cảm giác nào có thể gây vấn đề hoặc bất hạnh cho chúng ta. Thậm chí hàng ngàn quả bom nguyên tử được thả xuống, thì chúng cũng không mang đến bất hạnh hoặc khổ đau cho bất cứ chúng sanh nào mà tâm của họ đã đạt được cấp độ đó, hoàn toàn giải thoát khỏi vọng tưởng và nghiệp.

          Giáo pháp phân chia  khổ đau của chúng sanh đang sống dưới sự kiểm soát của vọng tưởng và nghiệp thành ba phần: hành khổ[12], hoặc chấp khổ; hoại khổ[13], nghĩa là những khoái lạc tạm bợ, không có hạnh phúc đích thực; và khổ khổ[14], nghĩa là những khổ đau thô tục nặng nề mà ngay cả thú vật cũng công nhận là khổ đau.

          Tại sao hành khổ được gọi là hành hoặc chấp khổ? Điều đó bởi vì không chỉ cảm thọ, phân biệt, các uẩn và ý thức của chúng ta nằm dưới sự kiểm soát của vọng tưởng và nghiệp mà còn không có một pần nào nhỏ nhất trong cơ thể thoát khỏi vọng tưởng và nghiệp.Khi toàn bộ thân chúng ta đặt dưới sự kiểm soát của vọng tưởng và nghiệp, thì hình htuwcs khổ đau đó được gọi là hành. Bởi vì toàn thân của mình nằm dưới sự kiểm soát của vọng tưởng và nghiệp, nên chúng ta thấy rõ các vấn đề xuất hiện khắp mọi nơi. Khi thân tâm của chúng ta sống trong hành khổ, bị vọng tưởng và nghiệp kiểm soát, thì tất cả những hình thức khác nhau của khổ đau cũng thường xuyên liên tục sanh khởi từ khía cạnh này đến khía cạnh khác.

          Do vậy, về mặt cơ bản, giống như điều này: tất cả kết quả khổ đau đều xuất phát từ các hành động đen tối hoặc tiêu cực; các hành động tiêu cực và đen tối là do tâm đen tối và tiêu cực, các vọng tưởng,  tạo nên. Tất cả những kết quả hạnh phúc đều xuất phát từ các hành động tích cực hoặc đức hạnh; các hành động tích cực và đức hạnh do tâm tích cực và đức hạnh tạo nên. Do đó, sự tiến triển của hạnh phúc, nơi mà hạnh phúc xuất phát, và sự  tiến triển của khổ đau, nơi mà khổ đau xuất phát, là hoàn toàn khác biệt. Hạnh phúc và khổ đau sanh khởi theo những cách thức hoàn toàn khác nhau.

          Bởi vì muốn có hạnh phúc và không muốn khổ đau nhưng đang sống trong khổ đau, nên thật sự vô cùng quan trọng cho chúng ta hiểu rõ sự tiến triển này. Tuy nhiên, sự hiểu biết đơn thuần thuộc trí óc là chưa đủ. Để thực sự chấm dứt kinh nghiệm đau khổ triền miên—trong hiện tại và tương lai—và để liên tục kinh qua hạnh phúc, thì sự hiểu biết mang tính trí óc vẫn chưa đủ. Chúng ta phải hành động và phải nổ lực.

          Nhìn những người khác, các thiền sinh, với tâm thanh tịnh đang gây tạo nghiệp lành mà kết quả nằng trong hạnh phúc và tin tưởng, mong đợi nổ lực của họ để chúng ta cũng có thể kinh qua hạnh phúc là điều sai lầm. Suy nghỉ “tôi không phải làm bất cứ điều gì; tôi có thể kinh qua hạnh phúc, và kết quả tốt đẹp đó do những hành động tích cực của người khác tạo ra” là sai lầm. Nếu không tự mình nổ lực, nếu không chuyển hóa tâm mình, nếu không khiến tâm mình trở nên đức hạnh, tích cực mà chỉ dựa vào các hành động tạo tác cơ bản đó, thì không có cách gì chúng ta có thể kinh qua bất cứ loại hạnh phúc nào—nhất thời hoặc vĩnh viễn. Nếu tự bản thân không nổ lực, thì không có cách gì để kinh qua bất cứ loại hạnh phúc nào. Quan điểm sai lầm này giống như một người đói bụng đang mong đợi để cảm giác no nê sau khi bạn bè của anh ta đã ăn uống.

          Tuy nhiên, điểm chủ yếu tôi muốn nhấn mạnh ở đây là chúng ta phải hành động ngay bây giờ. Nếu thực hiện, nếu dùng trí tuệ chuyển hóa tâm mình, khiến động lực thúc đẩy của mình trở nên tích cực, đức hạnh, thì mặc dù hành động hiện tại của  chúng ta được gây tạo bởi tâm xấu ác, vọng tưởng, nguyên nhân của khổ đau, nhưng ngay lập tức hành động hiện tại đó trở nên tích cực, đức hạnh. Nói cách khác, theo thuật ngữ Sanskrit, nó trở thành nghiệp lành và chỉ mang đến hạnh phúc.

          Phát khởi động lực thúc đẩy thanh tịnh của tâm Bồ-đề.

          Việc kinh qua hạnh phúc nhất thời vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải đã đến hạnh phúc vĩnh cữu, hoàn toàn diệt tận khổ đau. Tuy nhiên chỉ một người nào đó đạt được hạnh phúc vĩnh cữu thì cũng chưa đủ. Có một mục tiêu cao hơn sự giải thoát cá nhân, chỉ đơn thuần chấm dứt khổ đau. Mục tiêu đó, kết quả cao nhất đó, là sự giác ngộ, hạnh phúc tuyệt đỉnh: một trạng thái nơi mà tất cả các vọng tưởng hoàn toàn đã được tịnh trừ, không có vết tích của tâm nhị nguyên, và một người đã chứng đạt tất cả trí tuệ nhận thức, thì không có điều gì thiếu vắng.

          Cũng thế, tất cả hữu tình chúng sanh đang kinh qua khổ đau triền miên và không có trí tuệ cũng không có phương pháp để biết rõ cách giải thoát khỏi nó. Họ không biết những gì là nguyên nhân của khổ đau, những gì nguyên nhân của hạnh phúc hoặc đâu là hạnh phúc vĩnh cữu thực sự. Họ không có trí tuệ để hiểu những điều này cũng không có phương pháp để thực tập; họ không có con đường để đi theo.

          Mỗi chúng ta cần phải suy nghỉ như sau: “tất cả hữu tình chúng sanh đã vô cùng thân thiện với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại và tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai.Họ là cáh đồng nơi mà tôi nhận tất cả những an vui của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả sự hoàn mỹ của tôi đều xuất phát từ những hữu tình chúng sanh khác. Do đó tôi phải chứng đạt giác ngộ. Việc tìm kiếm hạnh phúc vĩnh cửu cho riêng mình, không mang lại hạnh phúc cho những hữu tình chúng sanh khác, từ bỏ họ, không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là ích kỷ. Vì thế, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao thượng nhất, để giải thoát tất cả chúng sanh ra khỏi khổ đau và hướng dẫn họ đi trên con đường dẫn tới giác ngộ, vì điều này là trách nhiệm của tôi”.

          Do đó, bất kể động lục thúc đẩy hoặc tư tưởng nào mà bạn đã thể hiện trước đây, trong giây phút này, ngay bây giờ, bạn hãy mạnh mẽ cống hiến hoạt động lắng nghe những lời dạy này của mình để làm lợi ích cho các chúng sanh khác, cho hạnh phúc của họ. Hãy cảm nhận sâu sắc trong tâm mình, “tôi đang ắng nghe giáo pháp để đạt được hạnh phúc cao thượng nhất của sự giác ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sanh”. Cảm nhận trong tâm mình rằng bạn là đầy tớ trung thành của tất cả chúng sanh, giải thoát tất cả chúng sanh ra khỏi khổ đau và hướng dẫn họ đi trên con đường dẫn tới giác ngộ là mục đích chủ yếu của bạn, là điều quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện. “Vì lý do này, tôi nhất định lắng nghe giáo pháp”.

          Đề tài hôm nay là giáo pháp Đại thừa giải thích con đường tuần tự dẫn tới giác ngộ, con đường mà tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai đã đi theo cách của các Ngài dẫn đến giác ngộ; con đường mà toàn bộ đệ tử của Thích Ca Mâu Ni , tất cả  các bậc minh triết với nhận thức trọn vẹn trước đây của Ấn Độ và Tây Tạng, tất cả các Lama cao quý, cũng đã từng đi đến giác ngộ. Như tất cả những bậc thầy vĩ đại này đã chứng đạt tất cả nhận thức về con đường giác ngộ hoàn toàn, đây là một lời dạy mà đã được truyền trao với kinh nghiệm hoàn thiện của họ và không chỉ là ngôn từ.

          Để chứng đạt giác ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sanh một cách nhanh chóng, để đạt được hạnh phúc cao thượng nhất này, trạng thái hoàn toàn thanh tịnh, hiểu biết tuyệt đối, thì cần phải nương vào việc tiếp nhận nguyên nhân chủ yếu của giác ngộ, tâm Bồ-đề. Tâm Bồ-đề là sự nhận thức rõ, quyết định mang tính trực giác để đạt được giác ngộ vì lợi ích cho tất cả những chúng sanh khác. Tư tưởng trong sáng của tâm Bồ-đề chưa bao giờ chỉ quan tâm cho riêng mình, thay vào đó, nó luôn luôn quan tâm đến tất cả những chúng sanh khác, cách thức để giải thoát họ ra khỏi khổ đau và hướng dẫn họ đi theo con đường dẫn tới giác ngộ. Tâm Bồ-đề luôn luôn nghỉ đến cách đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh theo phương tiện khéo léo nhất và bao quát nhất. Đó là nhận thức chỉ quan tâm đến những chúng sanh khác, quên cả bản thân mình và đa phần chăm sóc người khác.

          Tư tưởng trong sáng của tâm Bồ-đề là hoàn toàn trái ngược với quan điểm tình thương ích kỷ, chỉ quan tâm đến chính mình, luôn luôn nghỉ cách để chăm sóc chính mình, chứ không chăm sóc những chúng sanh khác khiến họ chịu đựng khổ đau. Tình thương ích kỷ là tư tưởng không chăm sóc những chúng sanh khác mà chỉ lo cho bản thân mình; tình thương ích kỷ thường suy nghỉ rằng: “chỉ có tôi là quan trọng, tôi à quan trong nhất trong tất cả”. Tâm Bồ-đề hoàn toàn trái ngược với điều này.

          Vì vậy, điều gì qua trọng nhất để thực hiện nhằm chứng đạt giác ngộ một cách nhanh chóng? Hãy nổ lực tiếp nhận tư tưởng thanh tịnh của tâm Bồ-đề. Tuy nhiên, việc tiếp nhận tư tưởng thanh tịnh của tâm Bồ-đề phụ thuộc vào việc tiếp nhận các nhận thức sơ khởi như từ bi.

          Chỉ có tình thương thiên vị, tình thương với bạn bè của mình mà không có tình thương đối với những chúng sanh khác, tình thường với các đối tượng mà mình ưa thích, những chúng sanh trong xinh đẹp đối với bạn, nhưng không có tình thương với những chúng sanh xấu tệ hoặc bạo động thì cũng chưa đủ. Dù sao, thông thường, những gì chúng ta tin tưởng để trở nên yêu thương là thường xuyên không phải từ bi mà là chấp thủ; nó căn cứ vào chấp thủ. Từ bi mà chúng ta cần phải tiếp nhận tâm Bồ-đề là tình thương vô hạn, tình thương đối với tất cả chúng sanh chứ không hạn chế ở một cá thể nào; tình thương bình đẳng đối với tất cả chúng sanh, chứ không phải chỉ đối với khổ đau của nhân loại và muông thú mà chúng ta tận mắt chứng kiến. Chúng ta phải có từ bi đối với khổ đau của tất cả chúng sanh.

          Trong cấp độ tâm thức hiện tại của mình có nhiều chúng sinh chúng ta có thể nhìn thấy nhưng cũng có nhiều nhiều chúng sanh khác biệt mà chúng ta không thể thấy. Ví dụ, sở hữu của chúng ta không chỉ là vũ trụ; có một lượng lớn các hành tinh, nhiều thế giới khác nhau, mà chúng ta không thể nhìn thấy, và trong đó có những chúng sanh khác tồn tại. Thậm chí ngày nay, các nhà khoa học đang khám phá và xác định các thiên hà mới mà trước đây chúng ta vốn không tin chúng đã tồn tại. Các thiên hà này là những hành tinh mà trong đó có những chúng sanh tồn tại khác biệt khiến dẫn tới những cách sống khác nhau nhưng chúng ta không nhìn thấy bởi vì sự hiểu biết và năng lực của tâm mình có giới hạn. Ngay cả trên địa cầu này, cũng có những chúng sanh mà chúng ta không nhìn thấy, những chúng sanh mà chúng ta có thể nhìn thấy khi tâm mình sẳn sàng, khi tâm có khả năng nhìn thấy chúng. Theo cách tương tự, chúng ta lập tức nhìn thấy nhân loại và các loài động vật chắc chắn. Vì vậy, có những hình thức chúng sanh khác nhau và chúng sống trong sáu cõi khác nhau. Để phát khởi lòng từ bi đối với tất cả chúng sanh, thì điều cần thiết phải hiểu rõ những khổ đau mà các chúng sanh kinh qua.

 

                                                     Chương 6

                                Sự Sống Của Các Cảnh Giới Khác

                                                            Lama Zopa Rinpoche

          Thật dể dàng để biết về cảnh giới súc sanh bởi vì chúng ta có thể nhìn thấy nhiều hình thái động vật và dể hiểu sự khổ đau của chúng. Tuy nhiên, ngoại trừ con người và động vật, còn có nhiều hình thái khác của chúng sanh chẳng hạn như ngạ quỷ (pretas)[15].

          Ngạ quỷ.

          Preta là thuật ngữ Saskrit và đôi lúc được dịch là quỷ đói. Những khổ đau thông thường nhất của chúng là luôn luôn sống trong tình trạng đói khát, là kết quả của nghiệp, những hành động và chúng đã gây tạo trong nhiều kiếp trước. Chúng vĩnh viễn không thể tìm thấy thậm chí một giọt nước để uống và đời sống của chúng trãi qua khổ đau triền miên vì chết khát. Hơn nữa, bất kể cố gắng tìm kiếm bao nhiêu, chúng cũng không thể kiếm được ngay cả một miếng thức ăn nhỏ nên phải trãi qua sự đói bụng cực độ. Chúng mang nhiều đau khổ khác nhau. Trước hết, mặc dù thấy hồ nước đẹp, nhưng chúng bị chướng ngại trong việc tiếp xúc vì sợ hải, bị những cản trở do nghiệp đã tạo tác—chướng ngại tâm thức, biểu hiện của ngạ quỷ, nghiệp đã gây tạo trong đời trước. Những chướng ngại này có các thân thể kiếp sợ giống như những cảnh tượng chúng ta gặp phải trong cơn ác mộng, cũng đều do nghiệp cảm tạo ra. Vì thế, mặc df ngạ ngủy nghỉ rằng mình chắc chắn đã tìm thấy một ít nước, nhưng chúng không thể tiếp cận được.

          Một số ngạ quỷ không gặp phải những cản trở nhưng khi tiếp cận một nơi mà chúng đã thấy nước từ xa, thì nước cũng hoàn toàn không xuất hiện hoặc biến thành cái ao bẩn thỉu với máu mủ, phân giải mà ngay cả ngạ quỷ cũng không nuốt nổi.

          Thậm chí nếu điều này không xảy ra và một ngạ quỷ nổ lực có được một giọt nước trong miệng của mình, bởi vì nghiệp đời trước của nó, những hành động đã tạo tác qua vọng tưởng, thì miệng của nó vẫn trở thành chất độc và nước không xuất hiện. Hơn nữa, bởi vì nghiệp của chúng miệng của nhiều ngạ quỷ rất nhỏ, giống như lổ kim, vì vậy, dù có nổ lực đến đâu thì nó cũng không thể đưa bất cứ thực phẩm nào vcaof bụng mình. Ngay cả khi thức ăn hoặc nước uống tiếp cận với bao tử của ngạ quỷ, thì nó sẽ biến thành những ngọn lửa phừng phực, giống như dầu đổ vào lửa, và gây cháy bỏng rất tồi tệ. Do đó, ngạ quỷ phải chịu nhiều đau khổ trong việc không tìm thấy thức ăn, nước uống hoặc gặp phải nhiều trở ngại khác này và kết quả là luôn luôn đói khát. Thân của chúng trông rất kinh tởm—rất xấu xí, nhăn nhéo và khô nứt, tay chân yếu ớt, cổ nhỏ và bụng phìn to.

          Nhiều loại ngạ quỷ, như có loài sống bằng khứu giác và có loài tìm kiếm thức ăn ở những nơi khác nhau, sống trong cỏi người. Những người thực tập Du-già—các thiền sinh cấp tiến, người đã đạt được những nhận thức cao hơn và có những năng lực chắc chắn về tâm—và ngay cả những người bình thường có chánh nghiệp cũng đã kẻ nhiều câu chuyện về việc trông thấy ngạ quỷ ở nhiều vị trí khác nhau trên trái đất này.

          Ví dụ, dạo này, chúng ta thấy hình ảnh những đứa bé đói khát ở châu Phi, nơi mà bụng của chúng phìn to, tay chân trơ xương, da của chúng đổi màu và khô nứt. Mặc dù khổ đau của chúng là rất nhỏ so với ngạ quỷ, nhưng chúng ta có thể thấy đó là một sự phản ảnh về những gì mà quỷ đói phải chịu đựng. Tất nhiên, ngạ quỷ cũng trãi qua nhiều đau khổ khác.

          Địa ngục.

          Có những chúng sanh sống trong địa ngục (narak). Như một kết quả được tạo tác bởi vọng tưởng, chúng phải trãi qua hai khía cạnh nóng và lạnh cực độ, giống như sự thiêu đốt liên tục lập đi lập lại trên bãi sắt nóng hừng hực. Chúng sanh trong cảnh giới địa ngục không cần cha mẹ như chúng ta; chúng được sinh ra ở đó một cách tự nhiên. Ví dụ, nếu một người gây taoh nguyên nhân để sinh ra trong địa ngục ở đời sống kế tiếp của mình, ngay sau khi chết, bởi vì khả năng sinh ra ở đó là tất yếu, nên tâm anh ta hướng thẳng vào trạng thái trung gian làm chúng sanh trong địa ngục mà không cần đến cha mẹ, tự nhiên sanh vào cảnh giới ấy, và trong cách tương tự, chúng ta đi vào giấc mơ sau khi ngủ say. Tuy nhiên, không giống như địa ngục mà kinh thánh của Cơ Đốc giáo mô tả, đây không phải là một trạng thái thường hằng; tuy nhiên, người ấy vẫn phải sống trong khổ đau cực độ qua một thời gian dài, cho đến khi kết quả của các hành động kiếp trước chấm dứt. Khi thời hạn xác định theo nghiệp cảm khổ đau trong cảnh giới đó hoàn mãn, thì tâm của người ấy đầu thai vào cảnh giới khác, tùy theo nghiệp đã gây tạo từ kiếp trước của mình. Vì vậy, nó hoàn toàn phụ thuộc vào nghiệp, nhưng không có nghĩa nếu đầu thai vào địa ngục, thì bạn phải sống ở đó mãi mãi.

          Các chúng sanh trong địa ngục nóng bức phải chịu đựng nhiều trạng thái bao quát khác nhau của khổ đau kinh khủng. Họ phải sống trên nền sắt cháy đỏ nóng hừng hực trong khi nhìn rất đáng sợ, những chướng ngại do nghiệp tạo ra băm chúng thành từng mảnh, hoặc tự nhiên chúng nhận thấy mình bị trói buộc trong lò lửa giống như ngôi nhà bốc cháy hừng hực mà không có cửa nẻo và phải trãi qua khổ đau kinh khủng cho đến khi nghiệp do các hành động tạo tác của họ từ kiếp trước được chấm dứt. Hoặc họ có thể nhận thấy mình ở trong một bình nước sôi khổng lồ, bị đun nấu như nấu cơm. Khi những khổ đau này chấm dứt, thì các chúng sanh ấy đột nhiên đầu thai vào nơi chốn bị gươm giáo bao phủ khiến họ không thể đi bất cứ nơi đâu mà chân tay của họ không bị cắt đứt.

          Khi chúng ta mơ ước sống trong một đất nước bình yên hoặc trong một ngôi nhà đẹp hoặc khổ đau, nơi hèn hạ, thì không có nghĩa một ai đó đã kiến tạo những nơi chốn này cho chúng ta; mà đó là quan điểm nghiệp lực của chính bản thân mình. Nó giống như những kinh nghiệm của các chúng sanh trong địa ngục: sống ở nơi nóng bức, trong ngôi nhà bịt bùng không có cửa nẻo, trong các bình nước sôi v.v, tất cả đều do ảo tưởng nghiệp lực tức kết quả của các hành động do vọng tưởng tạo nên trong nhiều kiếp trước.

          Vì vậy, những khổ đau chủ yếu trong địa ngục là nóng bức và lạnh giá; ngoài những đau khổ nóng bức được trình bày tóm lược ở trên, còn có những đau khổ cùng cực trong địa ngục băng giá. Sau khi đời sống của thú vật hoặc con người, một chúng sanh do nghiệp đầu thai và địa ngục băng giá chấm dứt và đột nhiên sinh vào một nơi hoàn toàn tối đen tràn đầy núi băng với thân thể trở nên băng giá, như thịt ở trong tủ lạnh. Có khổ đau kinh khủng: thân không thể cử động bởi vì nó bị dín mắc vào các kẻ hở của tảng băng hoặc kẹt dưới các núi băng tuyết, nó chia chẻ và phát triển hàng ngàn vết nứt, biến thành màu xanh, màu đỏ và bị nhiều côn trùng đục khoét phá hoại, trong khi nhiều chúng sanh khác do nghiệp dẫn dắt, giống như nhũng con chim vững chãi có mõm rất dài đến để mổ và ăn thịt cơ thể ấy. Vì vậy, sự đau khổ đáng kinh sợ.

          Tuy nhiên, bất cứ nơi nào có khổ đau, tất cả những điều kiện này không do người khác tạo ra hoặc sắp đặt; chúng là những tạo tác do chính tâm của chúng sanh đó. Loại tâm nào tạo nên những nơi khổ đâu như vậy mà trong đó những chúng sanh được đầu thai và chịu khổ, rồi chết, vã lại, nơi ấy biến đổi và trở thành nơi khổ đau khác? Loại tâm đó là tiêu cực, không có đức hạnh—tâm vô minh, sân hận, chấp thủ, kiêu mạn, đố kỵ và các vọng tưởng khác; như những nơi khổ đau do tâm tiêu cực tạo ra.

          Súc sanh

          Trong loài súc sanh, có nhiều thứ khổ đau. Động vật được con người nuôi dưỡng có thể có cuộc sống ít tốt hơn vì phụ thuộc vào những người chăm sóc chúng; nói chung, những con thú như vậy có cơ may ít hơn so với những con sống ở môi trường hoang dã. Những súc sanh sống dưới biển và trong rừng trãi qua nhiều khổ đau, mà khổ đau không thường nhất là bị loài khác ăn thịt.

          Thậm chí những côn trùng nhỏ bé mà mắt thường khó thấy rõ cũng bị những côn trùng khác ăn thịt, ngay cả các động vật lớn hơn như voi và cọp hoặc những động vật khác sống dưới nước như cá voi và cá mập cũng bị những loài khác tấn công và ăn thịt. Trong các niên đại trước, thậm chí có những động vật lớn hơn sống trên đất liền và dưới biển cũng bị những sinh vật nhỏ hơn tấn công và đục khoét để ăn thịt.  Vì vậy, ngay cả những động vật to lớn cũng bị những sinh vật nhỏ giết chết; mỗi con thú đều có kẻ thù tự nhiên có thể giết và ăn thịt nó. Hơn nữa, chúng  cũng chịu đựng những đâu khổ chung của nóng lạnh và đói khát. Ngoài ra, mỗi con thú đều có khổ đau riêng biệt của nó tùy theo từng loài.

          Vì thế, tất cả chúng sinh đó—súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục—không có tự do như con người; con người có nhiều tự do hơn các chúng sanh sống trong những cảnh giới thấp hơn. Những thú vật sống tronbg rừng hoặc dưới biển luôn luôn lo sợ—chúng không có niềm vui tự do và cách thức để hưởng lạc cuộc sống như con người. Đó là lý do tại sao mà các cảnh giới thấp hơn—cảnh giới của sác sanh, ngạ quỷ và địa ngục—được gọi ác đạo; đó là những cảnh giới khổ đau.

          Cõi trên

          Đối với các cõi trên, không chỉ cõi người, mà còn có cõi trời và A-tu-la, sự khoái lạc của họ lớn hơn cõi người. Cõi nước, thức ăn, áo quần và mọi thứ khác của họ phong phú và tinh khiết hơn những thứ trong cõi người, trên thực tế, không thể nào so sánh được. Tuy nhiên, tâm của những chúng sanh đó bị chấp thủ chiếm hữu với các đối tượng cảm giác đến nổi họ không có cơ hội nhìn thấy khổ đau theo cách như con người.

          Trong tất cả loài người: chúng ta thấy một số người có nhiều vui sướng, trong khi số khác lại có nhiều đau khổ. Chư thiên không có cơ hội thực hiện để phát triển trí tuệ hiểu biết bản chất của khổ đau bởi vì họ được bao quanh bởi rất nhiều những lạc thú và sở hữu, có hàng trăm bạn bè và kinh qua rất ít các vấn đề trong cuộc sống của họ. Bởi vì chấp thủ và bất lực để thấy rõ khổ đau hoặc nhận thức bản chất của khổ đau, nên họ không có cơ hội để thực tập giáo pháp.  

          Cuộc sống của A-tu-la trong nhiều cách tương tự với cuộc sống của chư thiên trong đó họ thừa hưởng sự giàu có tương đương, nhưng có những tác hại hơn về bản chất và tâm của họ cũng ngu xuẩn hơn chư thiên. Cũng có các hình thái khác của chư thiên, hoặc trời trường thọ, trong cảnh giới không có hình dáng rõ rệt, nơi mà họ không có cơ hội để thực tập giáo pháp bởi vì họ không có ý thức về sự sống chết.

          Vì thế, trong các cảnh giới thấp hơn cũng như trong cõi trời và cõi A-tu-la, chúng sanh không có cơ hội để thực tập giáo pháp. Chỉ có ở cõi người cho chúng ta cơ hội tương đối dẽ dàng để thực tập giáo pháp, lãnh thụ toàn bộ phương thức và nhanh chóng chứng đắc giác ngộ.

          Tái sinh làm người hoàn hảo

          Tuy nhiên, chỉ được sinh ra làm người cũng chưa đủ; một ai đó cần có sự tái sanh làm người hoàn hảo với tám thứ tự do[16] và mười điều tiện ích[17], điều cực kỳ khó để tìm thấy, nhưng một khi được tìm thấy thì nó mang ý nghĩa cao cả. Ví dụ, một người cần tiếp cận giáo pháp, sở hữu đầy đủ các giác quan và đi theo con đường dẫn đến giác ngộ.

          Do đó, sự tái sinh làm người hiện tại của chúng ta mang ý nghĩa cao cả, không phải vô nghĩa, bởi vì chúng ta đã gặp được giáo pháp, qua đó có thể hoàn toàn thoát khỏi ngục tù của khổ đau và tiếp nhận hạnh phúc vĩnh cữu. Với sự tái sanh làm người hoàn hảo này, chúng ta cũng có thể đạt được giác ngộ—trong suốt cuộc đời này hoặc đời sau. Hoặc trong cả đời ngoài những cách đó, giải thoát những chúng sanh khác ra khỏi tất cả các vấn đề và khổ đau của họ, đồng thời hướng dẫn họ đạt được hạnh phúc tối thượng của giác ngộ.

          Kể từ khi được tái sanh làm người ở hiện đời là có ý nghĩa rất cao cả trong những cách khác nhau. Vì thế, nếu không tận dụng nó để thực hiện mục đích của mình và đạt được những mục tiêu cao cả hơn, thì đó là một sự lãng phí rất lớn, sự mất mát lớn nhất. Gặp được giáo pháp và người bạn tâm linh để giải thích rõ nhưng không thực tập thì sẽ khiến nó trở nên vô cùng khó khăn, hầu như không thể gặp lại giáo pháp và người thầy trong những kiếp sau. Do đó, trong khi có cơ hội này, chúng ta nên hết sức cố gắng để tiếp cận gần hơn với giác ngộ, từng ngày, từng tháng, từng năm đều thực tập theo giáo pháp.

          Con đường chính yếu, phương pháp chủ chốt mang chúng ta đến gần hơn với giác ngộ là nuôi dưỡng tâm Bồ-đề, huấn luyện tâm mình trở thành tư tưởng trong sáng của tâm Bồ-đề càng nhiều càng tốt. Để lãnh thụ tư tưởng vô cùng lợi ích của giác ngộ, chúng ta cần phải có nhận thức tiên quyết của lòng từ bi không thiên vị—từ bi bình đẳng đối với tất cả chúng sanh. Điều đó phụ thuộc vào sự nhìn nhận tốt đẹp về tất cả chúng sanh và hiểu rõ cách thức cực kỳ thân thiện mà tất cả chúng sanh đem đến cho chúng ta.

          Do đó, những gì chúng ta cần làm là phải quân bình tư tưởng phân biệt kẻ thù và bạn giữa các chúng sanh. Khi nhận biết chắc chắn các chúng sanh là kẻ thù, thì sân hận nổi lên và chúng ta tạo tác ác nghiệp bằng cách đánh lộn với họ. Khi xác định những kẻ khác là bạn, thì ảo tưởng chấp thủ sanh khởi và bằng cách hành động dưới sự kiểm soát của nó khiến chúng ta lại tạo tác ác nghiệp nhiều hơn.

          Vì vậy, để nhìn chúng sanh một cách bình đẳng theo chiều hướng tốt đẹp, giống như người mẹ trông thấy đứa con duy nhất của mình—quá tuyệt đẹp, đáng yêu nhất, như trái tim mình—thì chúng ta cần phải biết rõ lòng tốt của họ, và trước tiên cần phải quân bình tư tưởng phân biệt những kẻ khác là bạn và thù. Nếu không làm như vậy, chúng ta luôn luôn thấy những kẻ khác theo tư tưởng phân biệt và kết quả tạo ra ác nghiệp vì chấp thủ và sân hận.

          Thiền quân bình

          Hiện tại, duy nhất các chúng sanh mà chúng ta nhận thấy theo chiều hướng tốt đẹp là bạn bè của mình. Khi không nhìn thấy những kẻ đó hại mình theo cách tương tự, chúng ta không có tình thương đối với họ. Miễn là cảm nhận như điều đó, thì không có cách nào chúng ta có thể lãnh thọ tâm Bồ-đề và chứng đạt giác ngộ. Do đó, trước tiên, chúng ta phải quân bình tư tưởng phân biệt thấy những chúng sanh khác là kẻ thù hoặc bạn bè, nhưng đừng thực hiện điều đó bằng cách chạy theo những quảng cáo trên báo chí hoặc truyền hình với yêu cầu “xin mọi người quân bình chính mình là kẻ thù và bạn bè”! Thay vào đó, những gì chúng ta thực hiện là một phương pháp thiền định rất quan trọng được gọi là thiền quân bình[18] .

          Thiền quân bình đặc biệt quan trọng trong những thời điểm như vậy: khi có nhiều bạo động và bất hạnh trong đời, mọi người cực kỳ phân biệt giữa bạn bè và kẻ thù, rồi hành động theo những phân biệt này để thoát khỏi kẻ thù bằng cách lên án, gây tổn hại và hủy hoại chúng. Điều này không có cách nào để chấm dứt kẻ thù. Thực chất, nó chỉ tạo ra nhiều thù địch hơn mà thôi. Càng tiêu diệt kẻ thù, bạn càng tạo ra nhiều thù địch. Các phương thức như vậy chỉ bảo đảm một kho tàng vô tận của thù địch.

          Tuy nhiên, những gì chúng ta tin tưởng trở thành bạn bè và kẻ thù chỉ đơn thuần là những khái niệm. Chúng ta chỉ nghỉ bạn bè là bạn bè thực sự và kẻ thù là kẻ thù thực sự. Chúng chỉ là những phản chiếu của tâm thức. Trên thực tế, không có kẻ thù thực sự hoặc bạn bè thực sự tồn tại ở bên ngoài mà không phụ thuộc vào tâm thức của chúng ta. Có điều, cách thức chúng ta tin tưởng những người khác trở thành bạn bè đích thực và kẻ thù đích thực là hoàn toàn sai lầm; quan điểm của chúng ta hoàn toàn lệch lạc. Sự tiến triển của những phân biệt đối xử giống vậy là như sau.

          Trước hết, tôi bám chấp vào chính mình, cái tôi của tôi, thân thể của tôi, sở hữu của tôi và hạnh phúc của tôi. Do vậy, khi một ai quấy rầy hạnh phúc hoặc sở hữu của tôi, thì tôi tức giận và đối xử phân biệt người ấy là kẻ thù. Mặt khác, khi một ai ủng hộ hạnh phúc của tôi, thì chấp thủ sanh khởi và tôi gọi người ấy là bạn. Hơn nữa, tôi tin tưởng người ấy là một người bạn tuyệt đối thực lòng—những tính chất không tồn tại bất cứ nơi đâu.

          Tuy nhiên, đó là cách mà bạn bè và kẻ thù sinh khởi. Khi một ai cho tôi một cái gì đó, mang đến lợi ích cho tôi dù nhỏ bé hoặc giúp đở hạnh phúc của tôi, thì tôi nhìn nhận người ấy là bạn; nhưng khi một ai gây tác hại đến hạnh phúc của mình, thì sự tức giận của tôi xem người ấy là kẻ thù. Tôi đưa ra nhiều tên gọi khác nhau tùy theo hành động của họ—bạn bè và kẻ thù không xuất phát từ tâm thức của họ; không có điều như vậy. Trước hết, tôi dự toán một người nào đó là bạn hay kẻ thù và tôi tin tưởng nó trở thành hiện thực, xuất phát từ phía người đó.

          Do vậy, thiền quân bình, trong đó chúng ta quân bình những kẻ khác là bạn và kẻ thù, được thực tập dựa trên cơ sở hiểu biết cách thức mình phân biệt kẻ khác theo những hành động giúp đở hoặc gây tác hại của họ. Bắt đầu bằng cách hình dung tất cả chúng sanh vô biên như hư không bao bọc xung quanh bạn. Mẹ của bạn ở trái, cha của bạn ở bên phải; kẻ thù tồi tệ nhất của bạn nằm ngay trước mặt, bạn bè thương mến nhất nằm ở bên cạnh.

          Bây giờ, hãy nhìn thẳng vào kẻ thù trước mắt bạn và tự hỏi tại sao mình không thích người đó. Hãy xem lý do gì xảy đến. Có lẽ anh ta đánh đập, dối gạt, chỉ trích hoặc gây tác hại cho bạn theo một vài trường hợp khác. Sau đó, hãy nhìn vào bạn bè của mình và suy nghỉ cách mà người ấy cũng đã gây tác hại cho mình theo trường hợp tương tự trong quá khứ. Cũng vậy, nếu người ấy đã gây tác hại cho bạn trong quá khứ như kẻ thù của bạn đã làm, thì tại sao bây giờ bạn không xem người ấy là bằng hữu? Hãy nhìn xem lý do gì sanh khởi—điều này xảy ra bởi vì người ấy đã giúp đở bạn trong một vài trường hợp. Cũng thế, hãy suy nghỉ cách mà kẻ thù của bạn đã giúp đở bạn theo trường hợp tương tự trong quá khứ. Như vậy, cả hai người họ đã giúp đở và gây hại cho bạn trong quá khứ, thì tại sao bây giờ bạn xem người này là bằng hữu còn người kia là kẻ thù?

          Nếu nghỉ rằng kẻ thù của bạn đã từng gây tác hại cho mình nhiều hơn là bằng hữu, nếu khái niệm đó sanh khởi, nếu thấy trong đời này kẻ thù của mình gây tác hại cho mình nhiều hơn là bằng hữu, thì bạn hãy nhớ rằng đời này chỉ là một kiếp trong sự liên tục vô tận đối với tất cả chúng sanh,          bao gồm kẻ thù và bằng hữu của mình, do vậy, kẻ thù này đã từng giúp đở bạn vô số lần trong những kiếp trước và bằng hữu này đã từng gây tác hại cho bạn vô số lần trong những kiếp trước—bởi thế, lý do để phân biệt người này là bằng hữu và người kia là kẻ thù đều như nhau. Nói cách khác, kẻ thù trước mặt bạn đã từng gây tác hạn và giúp đở bạn vô số lần trong nhiều kiếp trước, do đó, kẻ thù và bằng hữu của bạn đều ngang nhau. Bằng hữu bên cạnh bạn cũng đã từng gây tác hại và giúp đở bạn vô số lần trong nhiều kiếp trước, do đó, kẻ thù và bằng hữu của bạn đều như nhau.

          Vì vậy, cảm giác bạn sẽ có được từ việc áp dụng tính hợp lý của sự tiến triển này về kẻ thù và bằng hữu của mình trong hiện tại khi bạn nhìn nhận họ là sự bình thản, như thể bạn đang ngắm nhìn những người xa lạ: không cố chấp bám víu bằng hữu của mình và không có ác cảm với kẻ thù của mình. Khi nhìn nhận hai người này như nhau, có một cảm giác an vui sanh khởi trong tâm của bạn. Không có những tư tưởng bạo động, không có bồn chồn căng thẳng, chỉ có cảm giác thảnh thơi.

          Do đó, sau khi đã xem kẻ thù và bằng hữu của mình đều như nhau, bạn thực hiện điều tương tự với cha mẹ của mình—xem kẻ thù và bằng hữu của họ đều như nhau. Sau khi xem bốn hạng người này đều như nhau, bạn hãy xem tất cả chúng sanh đã từng giúp đở và gây hại mình vô số lần trong vô thủy kiếp cho đến bây giờ cũng đều như nhau. Bởi thế, tất cả chúng sanh chính xác là đều như nhau trên gốc độ bạn bè và kẻ thù. Bất cứ lúc nào có cảm giác thanh thản mãnh liệt này với sự tôn trọng tất cả chúng sanh, thì bạn chỉ cần tập trung ý tưởng trên điều đó; khi tâm tiếp xúc với điểm đó, thì bạn hãy giữ nó càng lâu càng tốt miễn sao có thể.

          Có nhiều cách khác nhau để thực tập loại thiền này nhưng những gì tôi vừa diễn tả là phương pháp rất cơ bản và đơn giản nhằm xem tất cả chúng sanh là bạn hay là thù cũng đều như nhau. Nếu luyện tập tâm mình theo loại thiền này—đặc biệt khi lĩnh thụ nhận thức—bất cứ khi nào gây tác hại hoặc khen ngợi bạn hoặc cho bạn một món quà v.v, bởi vì bạn đã quân bình tư tưởng phân biệt của mình, bạn không phân biệt những người như vậy là kẻ thù hoặc bằng hữu, bạn có cảm giác thanh thản đối với tất cả, bất kể những gì họ làm hoặc không làm cho bạn. Như vậy, nếu một người gây rối, quấy rầy hạnh phúc hoặc sở hữu của bạn, thì ảo tưởng tức giận không sanh khởi; nếu một ai khen ngợi bạn, thì ảo tưởng bám víu không sanh khởi. Tâm bạn luôn luôn sống trong an vui.

          Bất kể bạn đi đâu, do lịch ở chổ nào, thậm chí sống chung với nhóm người độc ác, những kẻ bạo động, thì tâm của bạn cũng không thay đổi; tâm bạn thản nhiên theo các điều kiện. Do vậy, bạn không gây tạo bất cứ hành động tiêu cực nào nữa, không khiến những kẻ khác trở nên bất hạnh, không khiến họ rơi vào khổ đau; bạn không tạo ra bất cứ ác nghiệp nào nữa. Do đó, bạn không kinh qua các kết quả của khổ đau do vọng tưởng và ác nghiệp tạo nên; bạn tránh xa tất cả các vấn đề trong kiếp sau xuất phát từ những nguyên nhân như vậy.

          Tuy nhiên, loại thiền này cực kỳ có ích cho việc thực hiện tâm bồ đề và nhanh chóng chứng đạt giác ngộ của bạn, đồng thời vô cùng quan trọng trong việc giúp đở mang lại an vui cho thế giới, cho gia đình và thân thuộc của bạn. Sự bất hòa và tranh đấu đều xuất phát từ ý tưởng phân biệt giữa kẻ thù và bằng hữu: “cô ấy đã giúp tôi, cô ấy là bạn của tôi. Anh ấy gây tổn thương cho tôi, anh ấy là kẻ thù của tôi, tôi nhất định triệt tiêu anh ấy”. Do vậy, sự thực tập loại thiền này vô cùng ích lợi và khi thực tập nó, chính bạn trở nên nhà tâm thần học và nhà trị liệu tâm lý—đó là cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề đang khởi lên trong tâm của chính bạn.

 

                                                        Chương 7

                                                Trả Lời Câu Hỏi

                                                                Lama Zopa Rinpoche

          Nếu bạn có bất kỳ nghi vấn nào, xin vui lòng cứ hỏi.

          Hỏi: Khi tịnh hóa thiền hơi thở, chúng ta bắt đầu bằng cách thở ra những tiêu cực của mình v.v theo hình thức mờ mịt hoặc bằng cách hít vào các đặc tính giác ngộ theo hình thức trong sáng?

          Rinpoche: Tôi nghỉ tiện nghi hơn nếu trước hết bạn hình dung rằng tất cả vọng tưởng và quan điểm sai lầm của mình thoát khỏi hình thức mờ mịt hoặc u tối khi thở ra. Nói cách khác, trước hết, việc tịnh hóa có vẽ tiện nghi hơn đối với tôi. Điều này giống như khi bạn muốn đặt thức ăn ngon vào trong nối. Nếu cái nồi dơ, thì bạn sẽ không cảm thấy thoải mái để đặt thức ăn vào trong đó; rõ ràng tốt hơn nhiều nếu cái nồi ấy sạch sẽ. Vì thế, tương tự như ban đầu  bạn rửa sạch cái nồi trước khi đặt thức ăn vào, hãy tịnh hóa bản thân trước khi hít vào các phẩm chất giác ngộ.

          Đôi lúc, khi thực tập thiền hơi thở, bạn không có đủ thời gian để hình dung bởi vì hơi thở của bạn quá nông cạn. Do đó, nó có thể giúp bạn tập trung nếu hít vào từ từ và thiết lập một số không khí bên trong, đồng thời khi trở ra, bạn có thể thở chầm chậm hơn và có một sự tưởng tượng tốt hơn. Điều này giúp bạn có thời gian để thực hiện sự định tỉnh của mình mạnh mẽ hơn và kéo dài lâu hơn.

          Hỏi: Khi đang thực tập thiền dựa trên một chủ đề, thỉnh thoảng tâm tôi phiêu du vào các chủ đề khác của giáo pháp. Bởi vì các chủ đề ấy vẫn là giáo pháp, vậy chúng bị xem là xao lãng hay không?

          Rinpoche: Thực chất, khi đang thực tập thiền dựa trên một chủ đề nhưng lại nghỉ về các chủ đề khác, thì bạn phải dừng ngay việc làm đó. Ví dụ, nếu đang phân tích bản chất của tâm và đang nổ lực tập trung vào đó nhưng lại nghỉ về một số điều khác nữa, thì điều ấy không phải là đối tượng trong thiền định của bạn, mà đó rõ ràng là một sự xao lãng. Khi đang tập trung vào bản chất của tâm mà có những ý tưởng khác sanh khởi, thì bạn phải dừng ngay.

          Tuy nhiên, có những cấp độ chắc chắn của tâm bạn đạt được sau khi nhận thức rõ tánh không[19] nơi mà trong thiền định bạn không có các tư tưởng phân biệt giữa chủ thể và đối tượng như bạn thực tập bây giờ. Điều đó không có nghĩa bạn không có sự nhận biết; cũng không có nghĩa bạn không có ý tưởng về bất cứ điều gì đang sanh khởi trong tâm mình. Nó không giống như bạn đang ngủ say—có những giai đoạn chắc chắn của thiền mà trong đó chấm dứt tư tưởng phân biệt giữa chủ thể và đối tượng, nhưng nói chung, nó phụ thuộc vào phương pháp thiền nào bạn thực tập. Không phải tất cả phương pháp thiền định đều giống nhau; có những cách khác biệt trong việc thực tập thiền. Về cơ bản, tất cả phương pháp thiền được chia thành hai lãnh vực là thiền quán và định tỉnh. Đối với những phương pháp thực tập chắc chắn mà bạn áp dụng vào bất cứ tư tưởng nào đang sanh khởi như là một chủ đề đích thực của thiền; bất cứ hình ảnh nào xuất hiện trong tâm mình, thay vì trở nên xao lãng, bạn hãy lấy nó làm đối tượng của thiền.

Hỏi: Khi tâm phiêu du từ đời này sang đời khác, những gì thực sự vẫn tiếp tục và những gì sót lại phía sau? Những khuynh hướng nào, chẳng hạn như ký ức hoặc kiến thức và trí tuệ, đi theo đời sống kế tiếp?

          Rinpoche: Những gì thực sự tiếp tục là tâm đang chứa đựng các dấu vết đã sót lại trên nó qua những hành động của thân, miệng và ý. Các dấu hiệu này là khả năng tiềm tàng của các hành động; chúng giống như những hạt giống được gieo trồng trên đất. Vì vậy, các hành động để lại những dấu hiệu trên tâm và chúng được mang theo từ đời này sang đời khác. Đó là ý do tại sao chúng ta nhìn thấy những đứa trẻ khác nhau, ngay cả những đứa cùng cha mẹ, có những mức độ khác biệt về sự thông minh, khả năng và sở thích v.v khác nhau—điều này xảy ra bởi vì chúng đã mang những khuynh hướng khác nhau từ các kiếp trước.

          Ví dụ, khi mọi người nghiên cứu giáo pháp, một số nhận thấy những chủ đề chắc chắn dể hiểu hơn những người khác. Điều này bởi vì họ đã từng nghiên cứu học hỏi và hiểu chủ đề ấy rất tốt trong những kiếp trước. Ví dụ, bởi vì các dấu hiệu sót lại trong tâm anh ấy/cô ấy, một người đã từng thực tập giáo pháp dựa trên thực tại tuyệt đối trong những kiếp trước có thể nhận thấy nó dể dàng hơn nhiều để hiểu tánh không so với một ai đó chưa từng trãi qua sự thực tập như vậy. Các dấu hiệu đó xuất phát từ kinh nghiệm, như các hạt giống được gieo trồng trên đất rồi này mầm khi các điều kiện đầy đủ. Một số người thậm chí có thể hiểu được những giáo pháp thâm diệu chỉ đơn giản bằng cách đọc chúng mà không cần vị thầy giải thích; sự hiểu biết này xuất phát từ tâm thức của họ.

          Ở Tây Tạng, có nhiều vị Lama nổi tiếng được sinh ra với hiểu biết giáo pháp trong tâm mình như là một kết quả về việc tập luyện ở những kiếp trước của họ. Nhay như những đứa trẻ, chúng có thể độc hoặc tụng kinh chú cầu nguyện mà không cần ai chỉ dạy, có thể giải thích các giáo pháp mà không cần nghiên cứu học hành v.v, hiểu biết của chúng không bị mai một giữa sự sống chết.

          Những người như thế có sự chế ngự hơn và tâm họ ít bị vô minh gây ô nhiễm so với người bình thường, và bởi vì được sinh ra với hiểu biết trong kiếp trước, nên họ không có nhiều nhu cầu về một vị thầy chỉ dạy. Bởi vì không bị ảnh hưởng vô minh sâu nặng như người bình thường, nên họ có thể nhớ rõ kiếp trước của mình, mặc dù quảng thời gian trãi qua trong bụng mẹ khiến những người bình thường, mê mờ quên hết kiếp trước của mình, chưa nói đến những gì họ đã học hỏi trong đó. Vã lại, các Lama có hiểu biết bẩm sinh thể hiện qua hành động của họ, những gì đến tự nhiên đối với người bình thường không cần được chỉ dạy là tức giận, kiêu mạn, đố kỵ, cố chấp và các vọng tưởng khác, điều có thể biểu hiện ngay trong thời thơ ấu.

          Hỏi: Tôi nghỉ Phật giáo dạy rằng không có bản ngã thường tại, nhưng từ những gì Ngài đang trình bày thì nghe có vẽ như có một bản ngã hay linh hồn thường tại không chấm dứt sau khi chết và tiếp tục từ đời này sang đời khác?

          Rinpoche: Thực chất bởi vì sự diễn biến liên tục của tâm không có bắt đầu nên sự diễn biến của bản ngã cũng không có bắt đầu. Kiếp trước của chúng ta, sau khi chết, vì tính liên tục của tâm kéo dài trong đời này, nên tính liên tục của bản ngã cũng vậy. Bản ngã, hoặc cái tôi, không chấm dứt khi chết; bởi vì tâm diễn biến liên tục nên bản ngã cũng diễn biến liên tục—trong trạng thái trung gian và kiếp sau. Nếu tâm đã chấm dứt hoạt động, thì không có cách nào cho bản ngã tồn tại. Nhưng tâm chưa hề chấm dứt, nên bản ngã luôn luôn tiếp tục hoạt động.

          Hỏi: Vì vậy, không có nghĩa bản ngã hoặc cái tôi tự tồn tại?

          Rinpoche: Ồ, tôi hiểu những gì bạn hỏi. Bạn đang nghỉ rằng bởi vì, khi trình bày thiền quán để quan sát tâm trở lại trong thai mẹ và sau đó quay về kiếp trước, tôi đã đề cập đến tính liên tục của bản ngã, nó thường hằng và thậm chí tự tồn tại, và đó là điều mâu thuẩn bởi vì kinh điển thường nói về vô ngã hoặc không có bản ngã thường tại. Vâng, điều trước tiên để hiểu là những gì ngôn từ trong kinh điển thực sự muốn nói. Bạn phải vượt thoát khỏi ngôn từ và hiểu những lý do bên cạnh của ngôn từ đó được sử dụng theo cách mà chúng hiện hữu.

          Vì vậy, khi tìm hiểu vô ngã, có vẽ như bản ngã không tồn tại, nhưng đó không phải những gì nó muốn nói; nó không có nghĩa bản ngã không tồn tại. Nếu giáo pháp cho rằng bản ngã vốn không tồn tại, thì không có lý do gì để thực tập giáo pháp hoặc thực tập thiền bởi vì nếu không có bản ngã, thì không có con người; không có người kinh qua khổ đau; không có người sống trong ngục tù khổ đau; không có người đi theo giáo pháp; không có người đạt được giải thoát, hoàn toàn thoát khỏi khổ đau; không có người chứng đắc giác ngộ. Do đó, nếu giáo pháp vốn nói rằng “vô ngã” và bởi thế, không có người thực tập thiền định, vậy, những gì sẽ cần thiết cho thiền định? Giáo pháp sẽ đang dạy không thực tập giáo pháp, không thực tập thiền. Tuy nhiên, điều đó không phải như vậy.

          Có nhiều triết thuyết khác nói rằng không có hình sắc, không có mũi, không có lưỡi, không có năm giác quan v.v Tuy nhiên, mặc dù từ tiêu cực “không” được sử dụng, nhưng những gì nó muốn nói là không có cái tôi tự tồn tại, không có con người tự tồn tại, không có giác quan hoặc đối tượng tự tồn tại. Hơn nữa, khi các giáo lý đề cập đến sự tồn tại vô ngã, thì chúng không nói bạn không tồn tại trong khi trên thực tế bạn tồn tại. Điều này không giống như bất cứ điều gì trong đó.

          Khi các giáo lý nói một điều không tồn tại nghĩa là quy cho điều đó mà chúng ta nghỉ là có tồn tại nhưng thực chất nó không tồn tại; điều chúng ta nhận thấy hoặc biết rõ, tồn tại nhưng không tồn tại như chúng ta nghỉ. Chúng ta thấy các đối tượng thuộc giác quan của mình—những thứ chúng ta thấy, nghe và cảm nhận—là tự tồn tại nhưng chúng ta không thấy bản chất đích thực của chúng.

          Ví dụ, khi đang xem tivi, những người hoạt động theo cách nhất định và chúng ta hưởng ứng với cảm xúc như thể đó là các tình huống đích thực…như thể chúng ta đã tinh tưởng những gì mình đang thấy là sự thực. Hoặc khi đang xem phim, có một cảnh tượng lở đất khiến chúng ta hoảng sợ và dịch chuyển chổ ngồi như thể cố gắng lẫn tránh nó; như thể có mối nguy hiểm thực sự. Trên thực tế, không có lý do gì để phải hoảng sợ—nó chỉ là phim ảnh, nó chỉ là bức tranh trên màn hình—nhưng một điều gì đó khiến chúng ta tin tưởng nó có thực, vì thế, chúng ta nổ lực tránh xa nó. Đây là một ví dụ điển hình về cách chúng ta nhìn thấy các đối tượng của giác quan. Ngọn núi trượt tuyết, làn sóng khổng lồ, hướng đến chúng ta trong một rạp hát là không có thực…không có đá hoặc nước trên màn hình, không có sự nguy hiểm, nhưng chúng ta lại phản ứng như thể có thực. Những gì xảy ra với chúng ta, những gì chúng ta tin tưởng, đều hoàn toàn không tồn tại; những gì chúng ta thấy là tự tồn tại, độc lập, là hoàn toàn trái ngược với thực tại về bản chất của đối tượng ấy.

          Hỏi: Bằng cách nào có thể nghiên cứu thuật chiêm tinh để giúp chúng ta trong việc thực tập giáo pháp?

          Rinpoche: Nó phụ thuộc vào cách bạn nghiên cứu thuật chiêm tinh. Nếu nghiên cứu theo cách của giáo pháp, thì nó trở thành giáo pháp; nếu không nghiên cứu theo cách của giáo pháp, thì nó không trở thành giáo pháp. Nếu nghiên cứu giúp bạn điều phục hoặc chế ngự các vọng tưởng của mình hơn là tạo sức mạnh cho chúng, thì nó trở thành giáo pháp. Vì vậy, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào động lực thúc đẩy của bạn; động lực thúc đẩy của bạn quyết định các hành động của bạn trở nên lợi ích hay không. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào tâm của bạn.

          Hỏi: Những gì khiến tâm Bồ-đề sanh khởi?

          Rinpoche: Uống cà phê càng nhiều càng tốt…tôi đang đùa! Một trong những điều quan trọng nhất bạn cần thực hiện để phát triển tâm Bồ-đề là sự buông xã dựa trên hiểu biết về bản chất của luân hồi và những nhược điểm của nó—vô thường, chết và ba cấp độ khổ đau mà tôi đã đề cập đến trước đây. Nếu hiểu cách luân hồi của chính mình đang ở trong bản chất của khổ đau và có sự buông xã nó, sau đó, bởi vì sự hiểu biết sâu sắc của bạn về tiến trình luân hồi của mình, thì bạn có thể dễ dàng hiểu được khổ đau của các chúng sanh khác; cách mà người khác đang bị chìm đắm trong luân hồi và khổ đau.

          Ví dụ, nếu bạn bị đau răng thực sự rất tồi tệ, khi thấy một ai khác bị đau răng, dựa trên kinh nghiệm khổ đau của chính mình, thì bạn biết cách người khác cảm nhận, cách không thể chịu đựng nổi cơn đau; bạn có thể cảm nhận nó. Tương tự, khi hiểu rõ những nhược điểm về luân hồi của chính mình, thì bạn có thể dễ hiểu khổ đau của các chúng sanh khác. Sau đó, kết hợp với hiểu biết về cách những chúng sanh khác đã từng trở nên vô cùng tử tế trong quá khứ, hiện tại và tương lai, họ quý giá biết nhường nào, như cha mẹ đã chăm sóc chúng ta—đã cho chúng ta hình hài, thức ăn, quần áo, giáo dục, mọi thứ—sanh khởi tình thương cao cả và từ bi, ước muốn giúp họ trở nên hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau. Trên cơ sở đó, tâm Bồ-đề sanh khởi. Vì thế, giống như cây ăn trái phát triển phụ thuộc vào nước và đất, tâm Bồ-đề phát triển bằng cách phụ thuộc vào tình thương và từ bi, những điều phụ thuộc vào hiểu biết về vô thường, chết và những nhược điểm của luân hồi, khổ đau mà những chúng sanh khác đang trãi qua trong luân hồi và lòng tốt cao cả của họ.

          Hỏi: Các bức tượng và nghi lễ là cần thiết cho sự thực tập giáo pháp, và nếu không, vậy tại sao phải có chúng?

          Rinpoche: Chỉ bởi vì một số yếu tố được kết hợp với nhau để tạo thành một hình dạng cụ thể hoặc một ai đó đang thực hiện một câu kinh nhất định không không khiến điều đó trở thành đối tượng hoặc nghi thức giáo pháp. Một điều gì đó hổ trợ thêm là cần phải có. Tương tự như vậy với các hành động nhất định—chính các hành động không phải là giáo pháp; sự thể hiện của một hành động không đủ để khiến nó trở thành giáo pháp. Giống như ví dụ về thuật chiêm tinh ở trên, nó chủ yếu phụ thuộc vào tâm của người ấy, phụ thuộc vào động lực thúc đẩy mà trong đó hành động được thực hiện.

          Nếu tâm của người ấy thực tập thiền, thể hiện nghi thức hoặc cúng dường là giáo pháp, trở nên hợp nhất với giáo pháp, thì hành động cũng trở thành giáo pháp; nó phụ thuộc vào động lực thúc đẩy của người ấy và tâm nảy sinh hành động.

          Cách khác để nói về điều này, khiến nó trở nên rõ ràng, là phải cho rằng nếu một hành động được thực hiện với tâm buông xã ba thứ vọng tưởng độc hại—vô minh, chấp thủ và sân hận—nếu một hành động được thực hiện với tâm đối kháng các vọng tưởng, thì hành động đó trở thành giáo pháp; nó là một hành động trong sáng. Các hành động như vậy không cần phải xem n hư tôn giáo. Việc quyết nhà, nấu ăn, kinh doanh hoặc làm việc trong một bệnh viện—trên thực tế, bất cứ loại hành động nào—cũng có thể trở thành giáo pháp. Ngay cả nói dối hoặc các hành động khác mang tính tiêu cực nhưng trên thực tế cũng có thể trở thành tích cực, hành động của giáo pháp. Miễn là các hành động như vậy được thực hiện với trí tuệ hiểu biết nghiệp và nhận thức rõ chúng nhất định sẽ mang lại lợi ích cho người khác, mang đến những kết quả tốt đẹp cho chính mình và người khác, được thực hiện với tâm hợp nhất với giáo pháp, buông xã mọi bám chấp về khoái lạc trong đời này, buông xã tâm không liên quan đến lợi ích trong các đời sau và hoàn toàn tập trung vào đời này, thì những hành động ấy trở thành giáo pháp. Mặc dù trông có vẽ như trần tục, các hành động thường nhật—dự tiệc, uống nước/rượu, xem phim—hoặc thậm chí mang tính tiêu cực—như nói dối v.v—nếu chúng được thể hiện với trí tuệ thực sự hiểu biết chúng mang lại lợi ích cho chính mình và người khác, với tâm từ bỏ chấp thủ, thì chúng nhất định sẽ trở thành giáo pháp, thanh tịnh và thoát khỏi hiểm nguy.

          Bây giờ, nếu muốn biết các bức tượng rõ ràng được đặt ở đây trên bàn thờ cần thiết cho sự thực tập giáo pháp hay không, thì bạn phải bất cứ ai đã đặt chúng ở đây với động lực thúc đẩy của anh ấy/cô ấy là gì.

          Hỏi: Ví dụ, trong bụng tôi có giun, thì tốt hơn tôi không giết chúng và khiến mình chết dần hay uống thuốc để giết chúng?

          Rinpoche: Nếu những con giun không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, thì tốt hơn gây hại chúng càng ít càng tốt, nhưng điều đó thực sự phụ thuộc vào cá nhân ấy. Nếu chúng đe dọa cuộc sống của bạn và bạn có tâm rất mãnh liệt, lòng từ bi cao thượng đối với những chúng sanh đó, muốn chúng thoát khỏi khổ đau càng nhanh càng tốt, không có tư tưởng thương yêu vị kỉ, và suy nghỉ rằng “hạnh phúc của tôi quan trọng hơn hạnh phúc của chúng” và có lợi ích hơn khi bạn tiếp tục để sống, sau đó có lẽ tốt hơn bạn nên uống thuốc. Tuy nhiên, rất khó để tâm của bạn trở nên thực sự thanh tịnh theo cách này.

          Hỏi: Ngài có thể vui lòng trình bày thêm về trí tuệ và động lực thúc đẩy?

          Rinpoche: Trí tuệ chính là tâm hiểu biết tầm quan trọng của động lực thúc đẩy trong việc định rõ một hành động là tích cực hay tiêu cực và nhận biết các hành động tích cực và tiêu cực; tâm có thể rõ ràng nêu lên tình trạng khác nhau giữa động lực thúc đẩy tiêu cực, nguyên nhân của khổ đau và động lục thúc đẩy tích cực, nguyên nhân của hạnh phúc.

          Có nhiều chướng ngại đối với sự chứng đạt giác ngộ, nhưng có hai điều cơ bản mà chúng ta phải thực hiện: tịnh hóa vô minh và tích tập phước đức. Do vậy, bằng cách tịnh hóa hoàn toàn tất cả những vọng tưởng và những dấu vết của chúng, đồng thời hoàn thiện sự tích tập tất cả phước đức, chúng ta có thể chứng đắc giác ngộ. Nếu không hoàn thành hai nhiệm vụ đó, thì không có cách nào trở nên giác ngộ bởi vì vẫn còn những chướng ngại hoặc cản trở. Do đó, tất cả những phương pháp thực tập khác nhau mà chúng ta thể hiện—cầu nguyện, trì chú, nghe pháp, cúng dường, bố thí, trì giới v.v—đều được bao hàm trong hai hoạt động tịnh hóa và tích tập phước đức này.

          Vì thế, mặc dù bạn có trí tuệ hiểu biết để thấy rõ một hành động nhất định, hoặc nghiệp, sẽ mang lại lợi ích, một kết quả tốt, hạnh phúc và giúp đở một ai đó lính hội các hiểu biết và giác ngộ, nhưng điều đó cũng chưa đủ. Những phương thức này, hoặc các hình thức của giáo pháp, tịnh hóa vọng tưởng và tích tập phước đức phải được thực hiện cho đến khi chứng đạt giác ngộ. Khi chứng đạt giác ngộ, bạn không cần phải thực tập thiền nữa; công việc của bạn đã hoàn tất. Bạn không cần phải thực tập thiền, kiến tạo phước đức và đạt được các nhận thức nữa; công việc đó đã hoàn tất.

          Tuy nhiên, việc thực tập để tịnh hóa vọng tưởng và kiến tạo phước đức phải được tiếp tục cho đến khi nó hoàn thành, tất cả các phương pháp dẫn tới giác ngộ. Cho đến khi chúng ta phải tiếp tục thực hiện lễ bái, cũng dường Mạn-đà-la[20]--nơi có những nghi thức cầu nguyện nhất định mà chúng ta hiến dâng cho toàn thể vũ trụ, tất cả các đối tượng của cảm giác, bao gồm những điều đó gây nên vô minh, chấp thủ và sân hận khởi lên trong chúng ta, theo cách buông xã các vọng tưởng này—và v.v Vì thế, có những phương pháp khác nhau mà chúng ta cần thực tập để chứng đạt giác ngộ.

          Hỏi: Cách đơn giản nhanh nhất để tích tập phước đức và tịnh hóa các tính chất tiêu cực là gì?

          Rinpoche: Tịnh hóa các tính chất tiêu cực? Ví như đang tắm có thể tốt hơn…Tôi đang đùa! Tuy nhiên, để tịnh hóa hàng tỉ nghiệp bất thiện được tích góp qua nhiều kiếp trước trong một thời gian ngắn và để nhanh chóng tích tập phước đức rộng lớn, thì cách tốt nhất, phương pháp chủ yếu là phải thực tập thiền hoặc huấn luyện tâm dựa trên tâm Bồ-đề. Nếu chủ ý của bạn phải chứng đạt giác ngộ càng nhanh càng tốt, thì điều đó phụ thuộc vào cách nhanh chóng tịnh hóa các hành động bất thiện, cách tích tập phước đức rộng lớn, và cách tốt nhất trong việc hoàn thành cả hai mục đích này là thực tập tâm Bồ-đề. Sau đó, bất cứ hành động nào bạn thể hiện, dù nhỏ như cũng dường một nén hương hay một bông hoa, nếu nó được thực hiện với tâm Bồ-đề, sự chân thành muốn chứng đắc giác ngộ với mục đích duy nhất giải thoát những chúng sanh khác ra khỏi khổ đau và hướng dẫn họ chứng đạt giác ngộ, thì bạn tạo ra phước đức vô biên như hư không. Chỉ mất một thời gian ngắn để thực hiện các hành động nhỏ như vậy với tâm Bồ-đề, bạn tịnh hóa được vô số nghiệp bất thiện và tích tập phước đức vô biên như hư không. Đó là những lợi ích thuộc tư tưởng thanh tịnh của tâm Bồ-đề.

          Hỏi: Việc cống hiến giác ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sanh là thiền định tốt nhất chúng ta có thể thực hiện?

          Rinpoche: Tất nhiên, đó là điều rất tốt để thực hiện. Mặc dù không chứng đạt giác ngộ ngay bây giờ, nhưng cố hiến sự giác ngộ trong tương lai của bạn cho những chúng sanh khác là rất có lợi ích. Có nhiều phương pháp thienf giống như điều này, nơi mà chúng ta cống hiến các hiểu biết, hạnh phúc và an vui mình có được trong hiện tại và các hiểu biết, hạnh phúc an vui trong tương lai cho người khác, mà không có sự ích kỉ và cố chấp. Các phương pháp thiền định như vậy vô cũng ích lợi trong việc buông xã chấp thủ và sự cống hiến ấy là một cách thực tập bố thí—càng có nhiều chúng sanh để cống hiến, thì càng có nhiều việc thiện chúng ta thực hiện.

          Bố thí không chỉ đơn thuần chỉ đem vật chất cho người khác. Có nhiều cách bố thí (làm từ thiện) khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu là tâm, một hành động của tâm, tâm cống hiến cho người khác. Nó không phải đơn thuần chỉ chia sẽ các đối tượng vật chất với tất cả những chúng sanh khác—chúng ta có thể bố thí một tách trà hoặc một cái kẹo cho tất cả chúng sanh. Đây là năng lực của tâm Bồ-đề. Nếu bố thí một tách trà nhỏ cho tất cả chúng sanh và khi uống nó, bạn nghỉ rằng tất cả khổ đau và vọng tưởng của họ hoàn toàn đượng tịnh trừ và họ đạt được tất cả nhận thức dẫn tới giác ngộ, thì đó là năng lực đặc biệt của tâm Bồ-đề và bạn có được nhiều phước đức.

 

                                                          Chương 8

                                        Các Nhược Điểm Của Chấp Thủ

                                                                         Lama Yeshe

          Tôi hy vọng bạn hiểu được những gì tôi đã trình bày vào ngày hôm qua: cách quan trọng để hiểu được bản chất của tính vị kỉ và chấp thủ của bạn. Đôi lúc bạn nghỉ “tôi muốn giải thoát nội tại; tôi muốn một vài phương pháp thiền định thần tốc và cao hơn”. Nếu suy nghỉ vậy, thì bạn đang mơ, không đối mặt với thực tại về những gì mình hiện hữu ngay bây giờ. Bởi vì những gì bạn phải luôn luôn đối mặt trong suốt cuộc đời mình, với người khác, với tâm mình, suốt thời gian từ khi chào đời cho đến chết, là chấp thủ. Tất cả các vấn đề của bạn—các vấn đề thuộc tâm, các vấn đề ngoại tại, các vấn đề nội tại, bất cứ điều gì bạn cho là vấn đề, mọi thứ—đều xuất phát từ chấp thủ. Hiểu được điều này thì thực tại của bạn trở nên trí tuệ và là con đường dẫn tới giải thoát, cổ xe mang bạn đến giác ngộ an vui vĩnh viễn. Đó là điều vô cùng quý báu.

          Hơn nữa, nó rất hợp lý—bạn không phải tin tưởng vào một điều gì đó rất khó chịu; bạn không phải tin tưởng vào bất cứ điều gì. Bạn có thể chứng minh hợp lý rằng chấp thủ là vấn đề chủ yếu của mình, nguyên nhân cơ bản thuộc tất cả các vấn đề cá nhân của bạn và các vấn đề xảy ra giữa bạn với những người xung quanh.

          Những điều này không phải chỉ đơn thuần là ngôn từ khô khan; chúng xuất phát từ những kinh nghiệm trong cuộc sống. Thực sự rất quan trọng để biết rõ điều này. Đó là lý do tại sao mà đức Phật luôn nhấn mạnh rằng hiểu biết là con đường dẫn tới giải thoát.

          Hiện nay, ở phương Tây có nhiều tác phẩm nói về ma thuật và huyền bí của Tây Tạng, vì vậy khi thấy một vị Lama Tây Tạng đến để dạy thiền, mọi người nghỉ rằng “ồ, tôi có thể học được mộ số ma thuật” và tham dự với kỳ vọng đó.

          Tuy nhiên, chúng tôi không cần dạy ma thuật cho bạn—tâm của bạn đã có ma thuật rồi; ma thuật của chấp thủ đã có mặt trong bạn từ khi chào đời cho đến nay. Ma thuật không phải là con đường dẫn tới giải thoát; đừng mong đợi tôi làm một điều gì đó khôi hài. Bạn biết đấy, một số người nghỉ vậy. Họ mong chờ các Lama thực hiện ma thuật và khiến họ trở nên ảo tưởng. Đừng mong đợi điều đó. Thay vào đó, chỉ hiểu những gì đơn giản xảy ra trong cuộc sống của bạn, cách mọi rắc rối sanh khởi, nó là gì mà làm cho cuộc sống của mình trở nên phức tạp, những gì khiến mình có hạnh phúc…đó là những điều bạn cần phải hiểu. Điều đó khiến sự xuất hiện của bạn trở nên đáng giá trong hội họp nghiên cứu này. Bạn không phải đang mơ; bạn xuất hiện trên đời và thực tế về cách thức phát triển tâm mình. Với thái độ đó, bạn sẽ không thất vọng; bạn biết những gì mình nhất định phải thực hiện, những gì là hành trình của mình—thiền định, sự thực tập tâm linh hooawcj bất cứ điều gì.

          Ngoài ra, có sự nguy hiểm trong việc thực hiện những điều mà không biết chắc chắn bạn đang làm gì. Nhiều người giống như vậy. Với hiểu biết rộng, họ cho rằng “tôi muốn giải thoát, tự do nội tại, Niết-bàn, giác ngộ”—họ biết khoác loác tất cả những ngôn từ nhưng thực chất họ không biết mình đang làm gì.

          Tuy nhiên, ít nhất bây giờ bạn biết rằng trong thực tế, tất cả các hành động sai lầm, đau khổ, bất hạnh và tiềm năng tiêu cực xuất phát từ tư tưởng ích kỉ của chấp thủ, miễn là bạn biết và chứng minh điều đó qua kinh nghiệm của chính mình, thì sự hiểu biết đơn giản ấy đủ để cho bạn chuyển hóa các hành động của chính mình, để thực sự chấm dứt các tư tưởng ích kỉ, và đó là những gì quý giá nhất.

          Mặt khác, những gì xảy ra là điều bạn học hỏi tất cả về tôn giáo này hoặc triết lý nọ nhưng không chuyển hóa hành vi hoặc thái độ của mình, thì bạn không thể chấm dứt ngay cả việc hút thuốc hoặc uống rượu. Mặc dù nói rằng việc hút thuốc hoặc uống rượu là không tốt, nhưng bởi vì bạn chưa chuyển hóa nội tại nên không có sự thay đổi trong các hành động ngoại tại của mình.

          Theo quan điểm của các Lama ở Tây Tạng, nếu hành động của mình không thay đổi, mặc dù bạn nghỉ hoặc nói “chấp thủ là nguyên nhân của tất cả vấn đề của tôi”, thì điều đó cũng không phải thực tại đích thực với bạn; bạn chưa từng nhận thức rõ nó. Đây chỉ là nhận thức đơn thuần thuộc trí óc chứ không phải hiểu biết đích thực. Rất quan trọng để hiểu rõ những điều này.

          Nếu không xác định nguồn gốc tâm lý của các vấn đề, thì chúng ta không thể tận trừ chúng và giải thoát khỏi chúng. Để chiến thắng kẻ thù, chúng ta phải nhận dạng rõ kẻ thù đó và biết được nơi để tìm kiếm anh ta. Nếu không, chúng ta đang bắn vào đêm tối. Tương tự, để diệt tận khổ nguồn gốc của tiềm năng khổ đau của mình, chúng ta phải biết chính xác nơi nó tồn tại; sau đó giải pháp mà chúng ta áp dụng nhất định sẽ đi trúng đích. Ngay cả một nguyên tử của thuốc giải độc cũng sẽ trở thành một phần của giải pháp.

          Tuy nhiên, đó không phải là những gì chúng ta thường làm. Thông thường, các vấn đề của chúng ta nằm ở chỗ này, nhưng chúng ta ứng dụng giải pháp ở chỗ kia. Như khi gặp điều gì đó sai trái, chúng ta luôn đỗ lỗi cho gia đình, bạn bè hoặc xã hội. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu nghỉ rằng nguyên nhân của các vấn đề nằm ở ngoại tại, thì không có cách nào sẽ có thể trừ diệt chúng. Trên thực tế, đó là lý do tại sao từ khi có mặt trên trái đất này, chúng ta chưa bao giờ chấm dứt các vấn đề. Không thể thực hiện nó theo cách đó.

          Kể từ bây giờ, chúng ta nhận thức rõ chấp thủ là nguyên nhân gây ra các vấn đề của mình và hành động dưới sự ảnh hưởng của nó khiến mình tạo nên các ác nghiệp, chúng ta phải xác định rằng trong phần còn lại của cuộc sống này, mình sẽ không cho phép các hành động của thân, miệng và ý đi theo sau tâm bị vọng tưởng sai khiến.

          Chúng ta phải chuyển hóa thái độ tâm thức của mình, chuyển hóa sự chấp thủ vào bản ngã, cái tôi và trao truyền khả năng ấy cho người khác. Điều đó có nghĩa chúng ta nên quan tâm đến hạnh phúc của người khác hơn là luôn luôn nghỉ về cái tôi. Chúng ta nên đưa ra quyết định “ngay bây giờ, phần còn lại của đời tôi, tôi nhất định sẽ cống hiến năng lực thân, miệng và ý cho người khác, đồng thời chuyển hóa thái độ và suy nghỉ ích kỉ của tôi về chấp thủ—quan tâm quá mức cho hạnh phúc của chính tôi—quan tâm lớn hơn cho hạnh phúc của người khác. Từ khi sinh ra cho đến bây giờ, tất cả hạnh phúc của tôi có được đều nhờ vào lòng tốt của người khác. Ngay cả chính kinh nghiệm của tôi cũng nhờ vào lòng tốt của những chúng sanh khác; nếu không có lòng tốt ấy, tôi sẽ không tồn tại, tôi sẽ không hiện hữu ngay lúc lên năm tuổi”.

          Đó là sự thực. Ví dụ, từ khi chào đời, chúng ta đã từng uống sữa. Tuy nhiên, sữa ấy không phải là của chính mình, mà là của người khác, là sinh lực của người khác. Hãy nghỉ đây là thực tại đích xác. Chúng ta phải mặc quần áo, nếu không, thì đã chết cống. Chúng ta không mặc áo quần của chính mình, phải vậy không?

          Mọi thứ duy trì cuộc sống của chúng ta—thức ăn, quần áo v.v đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do đó, phải suy nghỉ cách người khác bảo tồn đời sống của chúng ta và nếu không có họ, thì chúng ta sẽ đã chết. Hầu hết chúng ta đều ăn thịt, nhưng nếu không phụ thuộc vào động vật, thì thịt đâu cho chúng ta ăn? Động vật rất tử tế, chúng cho ta áo quần, thịt và sữa. Tương tự, tất cả mọi người làm việc cho chúng ta theo cách này hoặc cách khác cũng rất tử tế.

          Một ví dụ điển hình khác, bạn hãy nghỉ cách đức Phật và Chúa đã từ bỏ cuộc sống và hạnh phúc trần tục của họ, hoàn toàn hoạt động vì lợi hạnh phúc cho những chúng sanh khác, giải thoát khỏi chấp thủ của chính họ và chứng đạt quả vị cao nhất của giác ngộ. Ngược lại, chúng ta luôn luôn không quan tâm đến điều gì khác ngoại trừ cái tôi, nên kết cục dẫn tới khổ đau.

          Thực chất, theo tâm lý, chúng ta đang khổ đau bởi vì luôn luôn chấp thủ vào cái tôi. Chính thái độ chấp thủ này khiến tâm trở nên ngột ngạt; nó bóp chết chúng ta và khiến mình trở nên căng thẳng. Chấp thủ kiến chúng ta cảm thấy một sự căng thẳng cực độ hiện hữu trong tâm mình, một sự bế tắc; không giải giải thoát, không thảnh thơi. Tất cả điều đó đều xuất phát từ chấp thủ.

          Đức Phật và Chúa đã cống hiến ngay cả bản thân họ cho người khác; nhiều lần trong các kiếp trước, họ đã bố thí tay, chân và đất nước của họ cho người khác. Với thái độ chấp thủ ích kỉ hiện nay của mình, chúng ta không thể mời ai thậm chí một tách trà bằng ý tưởng chân thành; chúng ta không thể cho ai bất cứ điều gì mà không mong chờ đáp lại. Bạn có thể nghỉ “Lama đang nói đùa, xem thường chúng tôi, khi Ngài cho rằng chúng ta không làm những điều tốt. Chúng ta thực hiện nhiều điều tốt”.

          Vâng, có lẽ bạn cho đi mọi thứ, làm từ thiện, nhưng hãy quan sát loại tâm nào thực hiện như vậy. Tôi chắc chắn rằng khi cho người khác những món quà, bạn có một số kỳ vọng. Nếu đem cho mà không có bất cứ kỳ vọng nào, hoàn toàn vì lợi ích của người khác, không có ý tưởng đề cao thanh danh của chính mình, không có động cơ sâu xa, giống như “tôi phải biếu anh ta một món quà bởi vì anh ấy có mối quan hệ cân xứng với tôi” hoặc “nếu tôi không tặng cô ấy một món quà, thì cô ấy sẽ giận tôi”, đây là điều chính xác. Tuy nhiên, đó không phải là cách chúng luôn luôn thể hiện; hầu hết việc bố thí/biếu tặng của chúng ta đều không thực hiện với tâm từ thiện thực sự mà đơn giản là chỉ vì tính ích kỉ của bản ngã. Miễn là chúng ta cho với sự kỳ vọng, thì đó không phải việc bố thí thực sự; chúng ta không đích thực cống hiến. Chúng ta có kỳ vọng “nếu không tặng một món quà trong ngày sinh nhật của anh ấy, thì anh ấy sẽ không giúp tôi điều gì cả”.

          Việc bố thí/cho/biếu tặng như vậy chỉ là một trò đùa. Ngoài toàn thể vũ trụ, chúng ta chọn một nguyên tử—một người bạn gái hoặc một người bạn trai—một chút năng lực, và nói rằng “tôi yêu thương bạn”. Với phần lớn chấp thủ, chúng ta đặt hết năng lượng vào một đối tượng cụ thể này và do đó tự nhiên đưa chính mình vào cuộc xung đột.

          Bằng cách thiết lập dày đặc chấp thủ với sức mạnh dữ dội, chúng ta hình thành trong chính mình một quả bom nguyên tử tâm lý. Năng lực nội tại của chúng ta quá phụ thuộc vào đối tượng ngoại tại này—cô gái này, cậu bé này, bất cứ điều gì hiện hữu—đến nổi khi nó chuyển động thì chúng ta chao đảo. Tâm và cuộc sống của chúng ta bị lung lay. Tuy nhiên, đối tượng ngoại tại này là vô thường; theo bản chất, nó luôn luôn thay đổi và biến chuyển. Nhưng đặc tính của chấp thủ không muốn mọi thứ thay đổi; nó muốn mọi thứ tồn tại vĩnh hằng như chính nó. Do đó, khi các hiện tượng thay đổi, thì nổi lo to lớn và vọng tưởng khởi lên trong chúng ta.

          Khi đúng thời điểm để tách rời đối tượng chấp thủ ra khỏi chính mình qua cái chết hoặc bất kỳ lý do nào khác, thì chúng ta cảm thấy “cuộc sống của tôi biến mất”. Tất nhiên, đó không phải là sự thực; bạn có thể thấy cách mà chấp thủ cường điệu hóa: “bây giờ tôi không có sự sống”. Trước đây, bạn có sự sống, nhưng đột nhiên bây giờ bạn không có sự sống? Có thể tin tưởng nó? Nhưng điều đó cho bạn thấy những gì tâm hoàn toàn khuếch trương, phóng đại mà khái niệm cơ bản của chấp thủ thực sự hiện hữu.

          Vì vậy, bạn có thể thấy cách những cảm giác khổ đau xuất phát từ việc thiết lập khái niệm triết lý chắc chắn của chúng ta dựa trên quan điểm cơ bản của chấp thủ và đó là cách chúng ta chuốc lấy khổ đau. Không có cách nào để hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào yếu tố khác; điều đó là không thể, là theo tư tưởng thiên về vật chất. Tất cả mọi thứ đều hoàn toàn sai lầm.

          Tất nhiên, bạn có thể đưa ra một nhận định hợp lý: “bạn tôi là nhất thời, là thay đổi; tôi hiểu điều đó. Khi sự thay đổi đến, thì nó đến; khi sự thay đổi đi, thì nó đi. Thậm chí tôi phải chết và bạn tôi cũng phải chết”. Điều đó là chắc chắn và bạn có thể đưa ra một nhận định hợp lý. Tuy nhiên, sự chấp thủ không làm điều đó. Chấp thủ tạo nên sự đánh giá kì lạ này về mọi thứ và đó là cách chúng ta chuốc lấy khổ đâu kinh khủng.

          Trong thế giới ngày nay, bạn chỉ có thể thấy cách mà con người llo lắng về sự mất mát những điều khác. Con người lo lắng “vợ của tôi nhất định sẽ chết…bạn trai của tôi nhất định sẽ bỏ tôi…bạn gái của tôi nhất định sẽ không xuất hiện”. Tất cả những lo lắng này đều xuất phát từ chấp thủ, quan tâm quá mức đến hạnh phúc của chính mình. Trớ trêu thay, mặc dù chúng ta gọi đó là hạnh phúc, nhưng nó không phải là hạnh phúc thực sự.

          Triết lý

          Chấp thủ xem những mối quan hệ là hạnh phúc, nhưng nếu dùng trí tuệ hiểu biết để quán sát, thì bạn sẽ nhận thấy chúng là khổ đau thực sự. Tại sao? Bởi vì chúng dẫn tới kết quả khổ đau. Chúng ta nghỉ rằng những thú vui trần tục là hạnh phúc nên áp dụng thân tâm của mình cho sự hưởng lạc, nhưng trên thực tế, thân tâm chúng ta là bản chất của khổ đau. Tại sao? Bởi vì chúng khiến chúng ta chịu đựng khổ đau. Đó là lý do tại sao văn học Phật giáo, đặc biệt là trường phái Tiểu thừa, nhấn mạnh rằng các pháp thay đổi và tạm thời là bản chất của khổ đau.

          Nếu hiểu được triết lý đó và tự hỏi “tại sao nó nói về điều đó?” khi suy ngẫm cuộc sống hằng ngày của mình và cách mà chủ thể—tâm mình—giải thích đối tượng—thế giới cảm giác—và cách mình hiên hệ với nó, thì bạn sẽ thấy rằng tính quyết đoán đầy triết lý của Phật giáo như vậy là rất đúng đắn.

          Chúng ta nên có một số hiểu biết về triết học. Nhiều người phương Tây tiếp cận với quan điểm Phật giáo và nghỉ rằng “đầy đủ tính triết lý. Tôi không thích lý luận. Tất cả những gì tôi muốn làm là thực tập”. Họ đang mơ. Chính chấp thủ là triết học—bạn vốn sinh ra đồng thời với nó. Bạn đã không học hỏi chấp thủ của mình ở trường hoặc từ người khác; bạn sinh ra đời là một nhà triết học. Đừng nghỉ rằng triết học xuất phát từ những quyển sách, giống như bạn đọc được một số điều và cho rằng “bây giờ, tôi biết một số điều và tôi là triết gia”.

          Con người cần đến triết học. Cơ Đốc giáo[21] cổ đại và thế giới phương Tây đã có triết học không tưởng[22]. Tuy nhiên, sau đó, con người đã gặp phải khó khăn bởi vì tôn giáo và triết học thường mâu thuẫn lẫn nhau—nên một số người đã từ bỏ tôn giáo và số khác lại từ bỏ triết học.

          Do đó, ngày nay, tôn giáo hầu như tách rời khỏi triết học bởi vì nhiều người nghỉ rằng những lời dạy của tôn giáo là sai lầm vì chúng mâu thuẩn với khoa học. Thực chất, Cơ Đố giáo bao hàm tính triết lý vô cùng xác đáng có giá trị đích thực quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhưng chỉ vì con người không hiểu.

          Như tôi đã nói, nhiều người cho rằng họ chỉ muốn thực tập thiền và không muốn thực hiện bất cứ điều gì với triết học nhưng họ sai lầm; tất cả chúng ta cần đến triết học. Triết học cho chúng ta một bức tranh nguyên vẹn và trong phạm vi đó chúng ta có thể phân biệt rõ cách năng lực của mình đang tuôn chảy. Nếu không có một số triết lý tổng quát và có thái độ “cái gì đến, sẽ đến; cái gì đi, sẽ đi”, thì loại tư tưởng lập dị đó là sai lầm. Chúng ta phải có một số hiểu biết, nếu không, chúng ta sẽ bị thất bại.

          Thế giới này là một căn nhà chứa đựng qua nhiều mê tín, quá nhiều triết lý cùn mà nếu không có một triết lý chính xác, sự hiểu biết đúng đắn, thì trước hết bạn sẽ bị cuốn hút theo một chiều hướng, sau đó là chiều hướng khác bởi những gì bạn nghe thấy. Một số người nói “điều này” và bạn bảo “vâng, vâng, vâng” ròi chạy theo điều đó; số khác lại nói “điều kia” và bạn bảo “vâng, vâng, vâng” rồi bạn tức tốc chạy theo điều ấy. Bạn mất phương hướng, không có sự hiểu biết chính xác. Tuy nhiên, bạn cần phải có phương hướng và hiểu biết, nếu không, thì nó rất nguy hiểm. Nếu không có một triết lý có thể giúp bạn nhận định rõ giữa cái đúng và cái sai—đâu là thái độ đúng đắn, đâu là thái độ sai lầm—nếu không có trí tuệ nhận thức sáng suốt để phân định rõ giữa tích cực và tiêu cực, thì bạn sẽ không biết mình kết thúc ở đâu. Đó là lý do tại sao tôi nói nó rất nguy hiểm.

          Gần đây, tôi đã xem một bộ phim bắt nguồn từ Ấn Độ—bạn cũng đã từng xem nó—nơi mà một chàng trai đang mưu cầu những hiểu biết nên đi đến gặp một hành giả Du-già nhờ hướng dẫn và được chấp nhận, thay vào đó, quan niệm sai lầm rằng nếu giết đủ 100 người thì anh ta sẽ đạt được những hiểu biết nội tại và được giải thoát. Tin tưởng vào lời khuyên sai lầm này, anh ta đi ra ngoài và giết rất nhiều người, chặt mỗi người một ngón tay, rồi kết thành vòng hoa đeo vào cổ. Do vậy, anh ta được gọi là Angulimala[23]. Đây không phải là câu chuyện ở Tây Tạng, mà là chuyện kể xuất phát từ Ấn Độ trong thời đại của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

          Bằng trí tuệ của mình, đức Phật đã thấy rõ Angulimala đã giết 999 người và đang tìm kiếm nạn nhân thứ 100, vì thế, Ngài đi đến chỗ của Angulimala và xuất hiện trên con đường trước mặt anh ta. Nhìn thấy nạn nhân cuối cùng của mình, Angulimala liền chạy về hướng đức Phật, nhưng mặc dù đức Phật đi rất chậm, và bất kể chạy nhanh thế nào, anh ta cũng không thể đuổi kịp đức Thế Tôn. Hết cách, điều này đã khiến anh phản tỉnh những gì mình đang làm và dần dần nhận thức cách mình đã thực hiện là sai lầm. Anh ta thệ nguyện không bao giờ thực hiện những hành động như vậy nữa, trở thành một vị Tu sĩ Phật giáo và cuối cùng đã chứng đắc quả vị A-la-hán.

          Do đó, rất nguy hiểm nếu bạn không có một sự hướng dẫn tốt dựa trên triết lý và chấp nhận bất cứ điều gì người ta nói chỉ có gía trị bên ngoài. Bạn phải cẩn thận. Những người theo Phật giáo Đại thừa ở Tây Tạng rất quan tâm đến điều này. Bạn phải quan sát chính mình. Ở phương Tây, có nhiều cuộc hành trình mà bạn có thể bị cuốn hút vào trong đó; có hàng ngàn thứ đang diễn ra. Tất nhiên, có một số điều tốt, những điều thú vị, nhưng cũng có nhiều điều vô bổ, và đó là những gì nguy hiểm. Hãy hết sức cẩn thận.

          Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn luôn nói rằng phải nắm bắt con đường “trung đạo”[24] và tránh xa hai thái cực đánh giá quá cao và đánh giá quá thấp. Chúng ta phải nắm bắt con đường trung đạo. Để thực hiện điều đó, chúng ta phải hiểu rõ những con đường sai lầm—cách mà tâm mình đánh giá quá cao và đánh giá quá thấp về các pháp. Chúng ta phải luôn luôn quán chiếu, và để thực hiện điều đó, chúng ta cần phải phát triển trí tuệ nhận thức phân biệt nhằm biết rõ cách tâm mình đang vận hành.

          Đánh mất tâm trí.

          Ví dụ, những người bị xem là mất trí bởi xã hội thiếu khả năng phân biệt giữa hành vi thông thường và cực đoan. Bất cứ lúc nào gặp phải những vấn đề lớn, tiềm năng đó va mạnh vào con tim, não hoặc tâm của họ—bất cứ điều gì bạn muốn gọi nó—và họ hoàn toàn trở nên vô thức, trong đó họ không biết những gì mình đang làm hoặc nhớ những gì mình đã làm sau đấy. Tôi chắc chắn bạn biết những gì tôi muốn nói; tôi không cần diễn tả các hành động của những người mất trí. Nếu những người như vậy có thể hiểu rõ phương hướng mà trong đó năng lực và các khái niệm tâm thức của họ bị điều khiển và chế ngự bởi các hành động của chính mình, thì họ có thể bị lôi kéo trở lại từ việc đang tiến hành và biểu lộ điên loạn.

          Đó là sự thực. Những gì tôi đang trình bày là rất rõ ràng. Nếu có trí tuệ nhận thức phân biệt, khả năng quan sát chính xác, thì bạn sẽ không bao giờ trở nên điên loạn, bởi vì bạn có thể nói rằng khi tâm mình đang hướng về cực đoan và mang nó trở lại. Bằng cách biết khi tâm mình trở nên cực đoan, bạn có thể ngăn ngừa nó từ việc dong ruổi ở đó. Mặt khác, bạn nghỉ mình rất tốt—“tôi hoàn toàn đúng, cuộc sống của tôi diễn ra rất tốt, tôi hòa hợp với bạn bè, tôi đủ ăn đủ mặc,tôi có thể tự chăm sóc mình”—nhưng xuất hiện một mẫu tin xấu hình thành trong năng lực chấp thủ khủng khiếp của bạn khiến bạn trở nên không biết gì, đánh mất sự kiểm soát, nói cách khác, trở thành điên loạn.

          Điều này xảy ra thế nào? Nó xảy ra bởi vì tiềm năng khiến chúng ta trở nên điên loạn tồn tại trong chính mình ngay bây giờ. Đừng nghỉ rằng “không có cách nào tôi có thể trở thành điên loạn”. Bạn có thể. Miễn là bạn có tâm chấp thủ thăng trầm bất định, thì nó có thể tan vở bất cứ lúc nào. Điều đó có thể xảy ra. Bởi vậy, thật thú vị khi liên tục phát huy trí tuệ nhận thức khiến bạn có thể cắt đứt tình trạng ấy và bảo vệ tâm mình bằng cách giữ nó trong một trạng thái bình yên. Bạn phải phát triển trí tuệ nhận thức, nếu không, nó tồn tại ở đó và bạn có thể trở thành ddien loạn bất cứ lúc nào. Đừng nghỉ rằng tôi đang cường điệu hóa; hãy quán sát kỉ.

          Bây giờ, bạn phải hoàn tất các điều kiện và hiểu biết để phân biệt giữa cái đúng và cái sai; bạn phải có tiềm năng rất hùng mạnh xác thực và sử dụng tốt nó là thục chất rất tuyệt vời. Đó là cách bạn nhận rõ chính mình từ động vật. Nếu không, như tôi đã trình bày trước đây, sự khác biệt giữa con người và con chim là gì? Con chim cũng thực hiện cuộc sống hằng ngày của mình: chúng ăn thực phẩm để no bụng, cũng ngủ và thức dậy vào buổi sáng kế tiếp…vậy, sự khác biệt đó ra sao từ hầu hết nhân loại? Chúng ta có nhiều điều để thực hiện như thế. Chúng ta đo siêu thị, mua các thứ, nói chuyện về điều này và điều kia, đi ngủ Đừng nghỉ rằng những điều này chỉ giới hạn ở khả năng loài người; ngay cả thú vật cũng có thể thực hiện tất cả điều đó.

          Các bạn thân mến, do vậy, thật thú vị để phân biệt nhằm thực hiện một điều gì đó thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống này, và đó là phải cống hiến năng lực đời sống của chính bạn vì lợi ích của người khác. Meeix là thành thật cống hiến chính mình cho người khác bằng cách hiểu rõ chấp thủ là nguyên nhân của tất cả các vấn đề, thì bạn sẽ tự nhiên có hạnh phúc. Nếu thực hiện điều này, thì bạn sẽ tự động thâm nhậm vào đạo lộ dẫn đến hạnh phúc an vui và không có điều gì phải lo lắng.

          Những gì tôi đang trình báy là cần thiết nhằm đạt được kết quả cuối cùng của thiền phân tích. Nếu bạn thực tập thiền phân tích, hiểu rõ một điều gì đó, nhưng rồi buông xã nó—“ồ, được, bây giờ tôi hiểu một điều nào đó”—thì thiền của bạn không có năng lực; không có kết quả. Bạn không có sức mạnh hoặc năng lực để áp dụng những gì mình đã từng hiểu biết vào hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của mình.

          Tuy nhiên, nói chung, kết quả bạn cần đạt đến là quyết định to lớn rằng “đối với phần còn lại cuộc sống của tôi, nhiều như có thể, tôi sẽ tránh xa các thái độ tâm thức chấp thủ và ích kỉ, đồng thời dùng khả năng tốt nhất của tôi cống hiến và liên quan chính mình với hạnh phúc của những chúng sanh khác. Đặc biệt, khi những vấn đề chủ yếu của các chúng sanh khác không phải thuộc về vật chất mà là chấp thủ và vô minh, sự thiếu hụt trí tuệ nhận thức, thì cách tốt nhất tôi có thể giúp họ là phải cho họ ánh sáng của trí tuệ nhận thức, đưa năng lực của thân, miệng và ý của họ vào phương hướng đúng đắn. Để thực hiện điều đó, trước hết tôi phải điều chỉnh các hành động của chính mình, từ từ đạt được trí tuệ nhận thức và những hiểu biết. Bằng cách đó, tôi có thể tự nhiên cho người khác những tính năng tốt và trí tuệ nhận thức”. Việc cống hiến theo cách đó là cực kỳ có giá trị.

          Cho

          Các Lama ở Tây Tạng có một phương pháp huấn luyện tâm đặc biệt trong việc thoát khỏi chấp thủ và ích kỉ ngay nơi mà chúng ta chuyển hóa thân mình thành hằng ngìn, hằng triệu, hằng tỉ thân và đưa chúng cho tất cả chúng sanh. Thực chất, chúng ta nên thực tập loại thiền này ngay bây giờ.

          Khi đã thực tập thiền quân bình trước đây, chúng ta nhận thấy tất cả chúng sanh bao vây xung quanh mình trong toàn thể vũ trụ; đó là điều tương tự như ở đây. Chúng ta chuyển hóa thân mình thành nhiều thân tốt đẹp—không phải những thân vô cùng xấu xí mà mình không muốn—và chúng ta mang chúng cho tất cả chúng sanh. Chúng ta thực hiện điều này bởi vì ngay bây giờ mình bám víu vào thân này với năng lực chấp thủ rất mãnh liệt; giao nó cho những chúng sanh khác để đập tan điều đó.

          Không chỉ hiến thân mình cho người khác—mà còn thực tập thiền định dựa trên việc cho họ tất cả nhưng gì bạn sở hữu ngay bây giờ. Căn nhà của bạn chuyển biến thành hằng nghìn căn nhà, thức ăn trong tủ lạnh của bạn được nhân lên hằng nghìn lần v.v hợp với tất cả những ưa thích khác của bạn. Hãy đem tất cả điều này cho tất cả chúng sanh với lòng thương yêu vô hạn, biết rõ tất cả chúng sanh đều như nhau trong việc muốn có hạnh phúc và không muốn khổ đau, nhưng lại luôn luôn hành động trong vô minh, do đó, thường xuyên kinh qua khổ đau, mê mờ và bất mãn.

          Loại thiền này không phải là trò đùa hay một điều gì đó khôi hài. Nó rất có ích. Trước khi thực tập loại thiền này, sự chấp thủ của bạn khiến bạn cảm thấy bất hạnh trong lúc cho người khác thậm chí một đồng xu hay một tách trà, nhưng trãi qua việc huấn luyện tâm mình, bạn có thể từ từ tiếp cận đỉnh điểm nơi mà mình cho đi mọi thứ với nhiều hạnh phúc an vui. Đây là kinh nghiệm—tôi không nói đó là kinh nghiệm của tôi, nhưng có nhiều người sở hữu nó ở phương Đông lẫn phương Tây. Vì thế, nó trở thành một điều gì đó mà chúng ta cần phải đạt được—khả năng hiến dâng thân mình và tất cả sở hữu vật chất một cách hạnh phúc.

          Có một câu chuyện thực về một vị Lama vô cùng keo kiệt ở Tây Tạng; ông ta thậm chí không bố thí cho người khác dù chỉ một đồng xu chứ đừng nói đến bất kì vật sở hữu nào của mình. Ông ta hỏi thầy mình những gì ông ta làm liệu có quá bủn xỉn hay không. Thầy của ông ta bảo rằng ông nên bắt đầu bằng cách lấy một vật nào đó chuyển từ tay này đến tay khác, và suy nghỉ “bây giờ tôi đang mang cho vật này”, đồng thời hãy hình dung rằng mình đang thực sự đem nó cho những chúng sanh khác. Đó là cách mà vị thầy đã chỉ dạy ông ta bắt đầu học hỏi việc bố thí cho người khác với niềm ưa thích, và đó là hình thức từ thiện mà chúng ta phải phát triển bằng cách huấn luyện tâm mình—cho/bố thí mà không có chấp thủ.

          Khi nghe đến hai chữ “từ thiện”, thì nhiều người hầu như đều nghỉ rằng nó có cái gì đó liên quan tới tôn giáo. Theo quan điểm Phật giáo, từ thiện là thuốc giải của chấp thủ. Cũng vậy, mọi người nghỉ rằng chúng ta chỉ có thể làm từ thiện bằng cách bố thí những thứ thuộc vật chất, nhưng đó không phải là từ thiện thực sự có ý nghĩa. Từ thiện thực sự là đang cho một cách chân thành mà không cần mong đợi báo đáp. Tâm đó là từ thiện. Cho người khác những thứ thuộc vật chất không nhất thiết là từ thiện.

          Ví dụ, nếu, với chấp thủ để có danh tiếng tốt, bạn nghỉ “tôi là một người rất sùng đạo và muốn người khác biết điều đó, vì thế tôi nhất định ủng hộ một triệu đô la để làm từ thiện”, thì đó chỉ là một cuộc hành trình của bản ngã. Thay vì trở thành thuốc giải của chấp thủ và giúp bạn phát triển trí tuệ nhận thức, cách bố thí đó chỉ đơn thuần khiến bản ngã của bạn càng lớn mạnh.

          Thông thường những gì bạn nghỉ để trở thành sự thực tập tâm linh chỉ là một cuộc du ngoạn của bản ngã và chấp thủ. Bạn cần phải quán sát kỉ điều đó. Đây là lý do tại sao bạn vẫn không bao giờ tìm được giải pháp cho các vấn đề của mình, mặc dù bạn thực tập. Bạn trở nên giả nhân giả nghĩa bới vì không hiểu tính chất tâm linh thực sự là gì; các hành động của bạn không phù hợp với các hoạt động thuộc giáo pháp. Nếu nhất định hành động, thì bạn đừng quá chú trọng thực hiện theo một số triết lý trí óc kiêu căng và cao ngạo ngoại trừ hành động một cách đơn giản và chân thật. Bắt đầu với cấp độ nhỏ; thực tập những gì tạo cảm giác cho cấp độ mà bạn đang thể hiện. Nếu bắt đầu sự thực tập giáo pháp của mình theo cách đó, thì bạn sẽ giải quyết các vấn đề của mình một cách thực sự. Nếu đánh mất hiểu biết và hành động phy lý, thì điều gì xảy ra? Bạn vẫn chìm đắm trong sọt rác.

          Mặc dù các hành động rất quan trọng, nhưng đừng vượt quá giới hạn. Đừng nổ lực thực tập các phương pháp cấp tiến trước khi bạn sãn sàng; phải bắt đầu với những phương thức thực tập sơ khởi và chậm rãi. Đừng nhỉ rằng bạn có thể bắt đầu từ kết thúc. Hãy làm những điều rất nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày, thì từ từ bạn sẽ tiến hành và thấy mình phát triển.

          Chính đức Phật cũng dạy “đừng chấp nhận những gì Như Lai nói chỉ bởi vì Như Lai đã nói. Đó là phương hướng sai lầm”. Ngài bảo “hãy quan sát kỉ những gì Như Lai chỉ dạy, và nếu các ông nghỉ rằng nó phù hợp với cấp độ tâm thức của mình, với hiểu biết rõ ràng, thì các ông thực tập theo nó”. Điều này giống như dày dép…bạn nên mang những đôi phù hợp với đôi bàn chân của mình. Nói cách khác, trước khi bắt đầu thực tập thiền hoặc thể hiện bất cứ phương pháp nào thuộc tâm linh, bạn phải bảo đảm chắc 100% về những gì mình đang thực hiện. Theo cách đó, sự thực tập của bạn sẽ rất tiện lợi và xuyên qua các hành động của chính mình, bạn sẽ có thể thấy rõ cách mà mình đang phát huy.

          Thông thường, vấn đề với lối suy nghỉ của người phương Tây là bạn muốn quá nhiều mọi thứ. Bạn có quá nhiều luân hồi, quá nhiều cảm giác hấp dẫn thu hút…mọi thứ được cường điệu hóa vì lợi ích của cảm giác vui thích. Và sau đó, khi đi vào thiền định hoặc một số cuộc du ngoạn tâm linh khác, bạn mang tiềm năng ấy theo mình; bạn mang quan điểm duy vật vào trong sự thực tập giáo pháp của mình. Đó là một quan niệm sai lầm lớn. Hãy buông xả tất cả; đó là cách thực tế hơn để phát triển tâm linh. Nó vô cùng có giá trị.

          Cũng vậy, tiềm năng của nhân loại vô cùng mạnh mẽ. Thông thường, chúng ta nghỉ rằng tên lửa và năng lượng nguyên tử rất mạnh nhưng sức mạnh của tên lửa và năng lượng hạt nhân đều xuất phát từ nhân loại, từ sức mạnh trí tuệ của nhân loại, điều hiểu biết cách vận dụng các thứ vật chất để khiến chúng trở thành sức mạnh. Hãy nhìn tất cả rộng lớn xung quanh ta, những công trình kiến trúc kỳ vĩ trên địa cầu này—bạn nghỉ chúng xuất phát từ đâu? Chúng được nhân loại thiết kế và tạo dựng chứ không phải do Thượng đế sáng lập ra.

          Nhân Quả

          Vì vậy, là con người, bạn nên luôn luôn ghi nhớ sức mạnh của mình ra sao và đừng làm mất giá trị của chính mình, đồng thời đừng nghỉ rằng “tôi không là gì cả; tôi không thể thực hiện bất cứ điều gì”. Điều đó thật lố bịch. Bạn thực sự có giá trị, thông minh tuyệt vời và được thiên phú với năng lực mạnh mẽ. Tất nhiên, bạn có thể sử dụng tiềm năng hùng mạnh của mình theo cách tích cực hoặc tiêu cực. Do vậy, nhân loại cũng có thể trở nên nguy hiểm. Tại sao thế giới ngày nay trở nên nguy hiểm? Điều này xuất hiện bởi vì tâm con người đã tạo ra vũ khí, chiến tranh và các vấn đề môi trường.

          Chúng ta thường nghe nhiều người than vãn “cuộc đời quá khổ đau; có quá nhiều chiến tranh xung đột”. Thay vì lo lắng về chiến tranh, những gì trước hết bạn cần lo lắng là hợp nhất chính mình, khiến mình trở nên thanh tịnh. Sau đó, sự chấn động thanh tịnh của bạn sẽ tự nhiên góp phần cho hòa bình thế giới và mang lại lợi ích cho người khác. Ngoài ra, nếu mơ hồ và thiếu hiểu biết mà bạn chi nói theo cảm tính rằng “thế giới khổ đau này quá nhiều đối với tôi bây giờ”, thì điều đó trở nên vô ích. Nó chỉ là sự xúc động, không phải từ bi, không có trí tuệ và không có phương pháp.

          Các vấn đề chắc chắn có thể được giải quyết, nhưng có những vấn đề khác, ngay bây giờ, vượt ngoài giải pháp. Ví dụ, đạo Phật luôn luôn nói về nghiệp, nhưng nghiệp mà chúng ta đang bàn luận không phải là điều gì đó cố định. Nghiệp có nghĩa là nguyên nhân và kết quả. Khi nguyên nhân đã hình thành trong tâm mình, ở đó, ngay bây giờ—giống như nguyên nhân của điên loạn—nếu áp dụng phương pháp đúng, thì chúng ta có thể thoát khỏi nó trước khi nó chín muồi. Nhưng một khi nguyên nhân ấy đã mang lại kết quả và chúng ta trở thành điên loạn, thì đã quá muộn. Vấn đề đó hầu như đã vượt ra ngoài giải pháp. Vì vậy, thời điểm để thực tập một giải pháp là trước khi kết quả của nghiệp đã chín muồi. Một khi vấn đề đã xuất hiện, thì khó giải quyết hơn.

          Cả triết lý Ấn Độ giáo và Phật giáo đều sử dụng từ “nghiệp” theo tiếng Phạn, nhưng về mặt ý nghĩa thì có khác biệt. Ấn Độ giáo tin tưởng rằng nghiệp không thay đổi, là tiền định…một điều gì đó giống như thế. Đạo Phật khẳng định rằng như một hiện tượng vô thường, nghiệp có thể thay đổi. Nghiệp là quan điểm thuộc tâm thức của bạn đặt tiềm năng của mình vào trong một chiều hướng nào đó, tạo nên một chuổi phản ứng, và bạn có thể phá vở chuổi phản ứng đó trước khi kết quả chín muồi.

          Cũng vậy, nghiệp là tiềm năng thuộc thân, miệng và ý của bạn. Đừng nghỉ rằng nó là một điều gì khác. Tại sao chúng ta gọi nó là nghiệp? Bởi vì tiềm năng của nguyên nhân có mối liên kết với tiềm năng khác và tạo ra một phản ứng trong tiềm năng khác. Đó là tất cả. Nó có hệ thống khoa học; tôi không đang nói về một số điều thuộc tôn giáo. Chính các nhà khoa học đã khám phá ra rằng tiềm năng của bốn yếu tố—đất, nước, gió, lửa—không xuất hiện mà không có nguyên nhân; tiềm năng này liên kết với tiềm năng khác và tạo ra một tiềm năng thứ ba, và vì thế, nó hoạt động liên tục. Nếu không biết điều đó, thì bạn vui lòng ghé thăm phòng thí nghiệm khoa học! Tôi đang nói đùa—tôi đã từng vào phòng thí nghiệm khoa học của đời mình! Dù sao, đó là sự thực—bạn hãy quan sát kỉ. Có lẽ tôi đang nói đùa và tôi không chắc chắn.

          Mọi thứ bạn thấy, nghe, ngưởi, nếm hoặc xúc chạm đều tạo nên một phản ứng tiêu cực hoặc tích cực. Đây là nghiệp. Đó là điều tại sao tôi nói đạo Phật có hệ thống khoa học: bạn có thể kinh qua điều này với chính mình hôm nay, ngay bây giờ. Đó là sự thực; nó quá đơn giản. Đó là tại sao chúng ta nói rằng thiền phát huy nhận thức hiểu biết cao hơn; và khi phát triển nó, bạn có thể thấy cách mà trong mỗi giây phút mình thực hiện đều tạo nên một phản ứng khác nhau.

          Ví dụ tạp chí Time[25]. Những người xuất bản đều là những nhà tâm lý chuyên nghiệp; trong một số cấp độ, họ hiểu được nghiệp. Họ đưa một điều gì đó đặc biệt lên trang bìa mà họ biết sẽ thu hút sự chú ý của đọc giả—thông thường là hình ảnh một người đàn ông hoặc phụ nữ. Những đọc giả thấy trang bìa liền phản ứng và mua tạp chí khiến tờ Time thu được tiền, đó là tất cả! Thực chất, đó là nghiệp.

          Tương tự như những tờ quảng cáo ở phương Tây. Tôi nghỉ chúng rất kỳ quái. Nếu nghiên cứu kỉ tại sao họ thực hiện những gì họ nêu ra, thì bạn có cách nhìn sơ bọ về tâm lý học Phật giáo. Chính tôi cũng học hỏi từ điều đó; nó giúp tôi hiểu được cách mà tâm của người phương Tây hoạt động. Nó thực sự rất lạ thường, cách mà tâm của nhân loại đang suy nghỉ: “nếu chúng ta làm điều này, mọi người sẽ phản ứng lại như vậy…” những người làm quảng cáo biết rõ; đó cũng là nghiệp.

          Khi đi dạo trên đường phố ở London, bạn nghe, thấy và ngưởi các thứ, nhưng hầu như bạn không chú ý đến tất cả; bất cứ điều gì bạn nhận lãnh đều tự nhiên phản ảnh lại trong tâm mình, nhưng bạn hoàn toàn không hay biết về nó. Nếu thực tập thiền, chúng ta dần dần trở nên hiểu biết hơn; nếu không thực tập thiền, thì tâm không hiểu biết của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn và thay vì phát triển, tâm chúng ta suy thoái và chúng ta ngày càng trở thành vô ý thức. Bạn có thể thấy cách điều đó xuất hiện, phải vậy không?

          Nếu hiểu được tâm lý đích thực của nhân loại và bản chất tâm của con người, thì bạn sẽ hợp nhất tâm và cuộc sống của mình; chúng sẽ cùng nhau hoạt động một cách hài hòa. Nếu tâm và cuộc sống của bạn bị tách rời, thì nó không có phương hướng và bạn trở nên bất hạnh và thất bại, ngay cả khi biết chính xác nơi mà mình tồn tại trong thế giới này.

                                                         Chương 9

                                           Cho Và Nhận Qua Hơi Thở

                                                                 Lama Yeshe

          Trước đây, chúng ta đã thực tập thiền để rèn luyện tâm mình trong việc buông thả bằng cách mang tất cả những sở hữu của mình, bao gồm thân thể, cho những chúng sanh khác. Bây giờ, chúng ta nhất định sẽ đem lòng tốt của mình—trí tuệ nhận thức, các phẩm chất tốt và tiềm năng tích cực—cho tất cả chúng sanh.

          Nghiêm túc mà nói, cách chúng ta thực hiện điều này là để tâm thức chuyển hóa tất cả những điều tốt thành ánh sáng thanh khiết và, như chúng ta thở ra bằng lỗ mũi phải của mình, gởi ánh sáng này vào lỗ mũi bên trái của người khác. Khi hít nó vào trong tâm mình, thì họ kinh qua một cảm giác vô cùng hạnh phúc.

          Sau đó, khi bạn thở vào, hít vào tất cả bệnh tật và các vấn đề của người khác dưới hình thức của năng lượng khói đen—nó rời khỏi mũi phải của họ, thâm nhập vào mũi trái của bạn và đi vào tim bạn. Đây là loại năng lượng tiêu cực và khổ đau mà sự kết giao của bản ngã và chấp thủ của bạn hoàn toàn không ưa thích. Đối với vô số kiếp, ngay cà trong đời này từ khi sinh ra cho đến bây giờ, bạn đã từng cố gắng tránh xa các vấn đề như thế càng nhiều càng tốt, luôn luôn bị ám ảnh với sự tốt lành cho chính mình, cái tôi. Vì vậy, bây giờ, bạn mang tất cả những điều tiêu cực đó vào trong tâm mình; nó hoàn toàn làm mê mẫn bản ngã và chấp thủ của bạn. Chúng cảm thấy đê mê—cho phép chúng tham đắm.

          Việc chuyển hóa hoàn toàn thái độ chấp ngã của bạn là điều rất hữu ích, bởi vì tính cách của chấp thủ là sự ham muốn vô hạn: “tôi muốn mọi hạnh phúc trong vũ trụ đều phải thuộc về tôi”. Và trong tất cả các phí tổn, chấp thủ muốn tránh xa bất cứ cảm giác khổ đau nào. Vì vậy, bây giờ, chúng ta hành động theo cách hoàn toàn trái ngược lại. Một cách chân thực, chúng ta đem tất cả điều tốt, trí tuệ và năng lượng cuộc sống an vui của mình—tất cả tiềm năng tích cực của thân, miệng và ý—cho người khác. Chúng ta thở ra qua lỗ mũi phải của mình và mang năng lượng ánh sáng thanh khiết của an vui hạnh phúc đặt vào lỗ mũi trái của những chúng sanh khác mà không hề phân biệt chấp trước—không chỉ cho bạn bè thân thiết mà còn cho tất cả chúng sanh trong vũ trụ này.

          Sau đó, bạn mang các vấn đề lớn nhất của họ, những điều bạn thậm chí không muốn thấy, không bàn đến kinh nghiệm, qua lỗ mũi trái của bạn đi vào trong tim bạn, nơi mà họ đánh mạnh vào bản ngã và chấp thủ của bạn, điều hoàn toàn biến mất như một kết quả; bản ngã của bạn hoàn toàn đê mê.

          Thông thường, thái độ bản ngã của bạn là như vậy nên nếu một ai đó không phải là bạn bè mà đi vào nhà của bạn nhưng không được mời, thì bạn tỏ thái độ bất bình “sao anh dám vào nhà tôi mà không gõ cửa?”. Hãy đối chiếu tim mình, bạn sẽ thấy điều này không có gì cả! Vì vậy, hãy hình dung việc mang các vấn đề và bệnh tật của tất cả chúng sanh vào trong lỗ mũi bên trái của bạn rồi đi vào tim bạn.

          Chúng ta gọi loại thiền này là tong-len[26]. Tong có nghĩa là cho; len có nghĩa là nhận. Chúng ta cũng gọi đó là lung wai gyö par cha. Lung nghĩa là hơi thở: cho và nhận lẫn nhau qua hơi thở.

          Tóm lại, bạn hãy ban tặng tất cả những điều tốt lành, năng lượng tích cực thuộc thân, miệng, ý và sự chế ngự tâm thức của mình, bất cứ điều gì, dựa trên hơi thở của bạn xuyên qua lỗ mũi bên phải. Nó đi vào lỗ mũi bên trái của người khác và đi xuống tim của họ, điều hoàn toàn lấp đầy với năng lượng an vui. Hãy hoan hỷ. Sau đó, mang những bệnh tật tồi tệ nhất và các vấn đề tâm lý của người khác—mọi thứ mà bản ngã của bạn không thích—dưới hình thức khói đen, trong hơi thở của bạn xuyên qua lỗ mũi trái và đi vào tim bạn.

          Có lẽ bạn nhận thấy khó khăn khi mang bệnh tật v.v vào tim mình. Tuy nhiên, hãy tưởng tượng người già ở phương tây, nhiều người trong họ cũng giống như rau cải, cố gắng chịu đựng sống trong các nhà dưỡng lão; họ không biết những gì đang xảy ra. Hayc ban tặng cho họ năng lực tích cực. Hãy nghỉ về tất cả những người chết vì đói khát—những điều như vậy tồn tại ở phương Tây, mặc dù có những siêu thị đầy ắp thực phẩm gần đó, nhưng bởi vì tình cảnh cá nhân của họ, nên nhiều người vẫn chịu đói. Hãy nghỉ về những cuộc chiến tranh: hàng ngàn người giết, hàng ngàn người khác chết. Hãy ban tặng những chấn động tích cực của bạn cho tất cả những người đang chịu đựng khổ đau như vậy. Hãy hình dung rằng năng lực tích cực của bạn thâm nhập vào cơ thể của những người chết và họ sống trở lại; hãy nhận tất cả những nghiệp ác của họ và những kết quả của nó dưới hình thức ánh sáng tối đen xuyen qua lỗ mũi bên trái và đi vào tim bạn.

          Ngay cả với bạn bè thân thiết nhất của mình, tình huống đó có thể xảy ra nơi mà bạn phải có sự chọn lựa, “không có cách nào khác, bạn tôi hoặc tôi phải chịu đựng khổ đau”. Khi nó xuất hiện trong thời điểm đó, mặc dù bạn nói một cách thông minh: “tôi sẽ chấp nhận bất cứ khổ đau nào vì hạnh phúc của mình”, nhưng khi tình huống thực sự ấy xuất hiện, thì tính vị kỉ của bạn nhất định tạo nên quả quyết cho mình. Hãy quan sát kỉ; trở nên trung thực: bạn nhất định chọn lựa hạnh phúc cho riêng mình và để bạn mình chịu đựng đau khổ.

          Chúng ta thường cho mình lanh lợi và thông minh bởi vì chúng ta biết cách tránh xa bệnh tật và những điều như vậy. Chúng ta cảm thấy quá giỏi dang. Thực chất, đó chỉ là chấp thủ—ám ảnh với hạnh phúc và ác cảm với khổ đau. Đây không phải là một thái độ tốt. Tất nhiên, việc tránh xa bệnh tật v.v để duy trì sức khỏe lành mạnh và sử dụng cuộc sống của bạn vì lợi ích cho người khác là điều tốt, nhưng thực hiện với tính vị kỉ là không tốt.

          Vì vậy, bây giờ, bạn hãy mang bệnh tật của người khác vào trong tâm mình. Hãy để chấp thủ và bản ngã của bạn cảm thấy đê mê. Khi thực tập loại thiền này, theo quan điểm tâm lý, nó đặc biệt quan trọng để nhìn thấy cách mà bản ngã của bạn phản ứng lại việc mang bệnh tật của người khác vào trong tâm mình. Hãy chuyển hóa bệnh lao, bệnh ung thư v.v của người khác thành ánh sáng đen ngòm và mang nó thông qua lỗ mũi trái đi vào trong tâm mình, đồng thời quán sát cách mà bản ngã của bạn thích nó. Bạn sẽ nhận thấy có sự phản ứng kỳ lạ của bản ngã khi thực hiện điều này.

          Hơn nữa, bạn hãy quan sát những người già ở phương Tây. Họ vô cùng đau khổ. Họ không có bất cứ sự rèn luyện tâm thức nào để giúp họ hiểu được chính mình; họ không có bất cứ thiền định nào để gìn giữ tâm mình. Tôi đã từng chứng kiến và đây là kinh nghiệm chính xác của tôi. Khi những người sống ở phương Tây trở về già, thì họ vô cùng khổ sở nhiều hơn những người già ở phương Đông. Điều này nhất định sẽ xảy ra với tất cả chúng ta miễn là chúng ta chưa chết. Ngay bây giờ, chúng ta thậm chí không muốn thấy những khuôn mặt của các người già yếu, nhưng mỗi ngày, chúng ta đang đi gần đến hơn với hình dáng khuôn mặt đó.

          Hãy suy nghỉ về nó: nếu đột nhiên khuôn mặt của bạn trở thành người trăm tuổi, bạn nghỉ bản ngã của mình sẽ đam mê? Hãy quán sát ngay bây giờ; đó là hiện thực chứ không phải một giấc mơ. Tiềm năng nằm ở đấy. Mỗi ngày, bạn xích lại gần hơn với khuôn mặt của người già yếu.

          Tuy nhiên, nếu huấn luyện tâm mình thoát khỏi chấp thủ và phát huy vô chấp, thì dù có trở nên già yếu, chúng ta sẽ không có vấn đề gì; chúng ta sẽ giải quyết tình huống ấy và nhận thức rõ tâm của mình. Về mặt sinh lý, mặc dù chúng ta có thể trở nên trăm tuổi, nhưng tâm của mình vẫn sẽ trẻ trung giống như một đứa bé. Điều này có thể xảy ra. Đây là năng lực của tâm thức nhân loại…và chúng ta có thể phát triển tâm thức nhân loại thành hiểu biết an vui vĩnh cữu, bất cứ bạn gọi nó là gì: niết bàn, giác ngộ, sự cứu rỗi—nó không quan trọng; chúng chỉ là ngôn từ mà thôi. Điều quan trọng là bạn có thể chứng đạt tuệ giác trong thực tại tuyệt đối. Điều đó rất có giá trị. Vì vậy, việc huấn luyện tâm là vô cùng quan trọng. Những người đã từng huấn luyện tâm mình có thể giải quyết bất cứ tình huống xấu nào xuất hiện, chuyển hóa nó trở thành năng lượng an vui và theo cách đó, họ luôn uôn có một cuộc sống an vui. Bất kể thế giới này có thăng trầm thế nào, họ thường xuyên cảm thấy an lạc.

          Do đó, hãy thực sự mang những gì thông thường bạn không thích thậm chí nghe ngóng vào trái tim của mình và quan sát cách bản ngã của bạn phản ứng; xem xét cách bạn cảm nhận. Các Lama Tây Tạng thực hiện 21 điều mục tập luyện của loại thiền này, đem những phẩm chất tốt lành của họ cho người khác qua hơi thở ở lỗ mũi phải của mình, đồng thời mang những phẩm tính xấu xa, bệnh tật và bất cứ vấn đề nào của người khác với hình thức ánh sáng đen xuyên qua lỗ mũi trái của họ rồi đi vào tâm họ và quan sát cách bản ngã của họ phản ứng.

          Cùng lúc, họ xác định rõ như sau: “từ vô số kiếp, thậm chí từ khi sinh ra cho tới bây giờ, tôi đã luôn bám chấp vào khoái lạc trần tục. Với thái độ bám chấp và tư tưởng vị kỉ, tôi đã từng muốn có hạnh phúc tốt nhất cho chính mình và cố gắng tránh xa tất cả khổ đau. Bây giờ, tôi nhận ra điều này là vấn đề chủ yếu thuộc tâm lý đằng sau tất cả những hành động sai lầm của tôi. Nếu không chuyển hóa, nếu thực hiện cái gì đó về điều này, thì tôi sẽ liên tục kinh qua bất hạnh và những phản ứng khổ đau. Niềm vui chân thật  vĩnh viễn và hạnh phúc đích thực là vượt ra khỏi sự cố chấp của tư tưởng vị kỉ, vì vậy, thời gian còn lại của đời mình, những gì có thể thực hiện, tôi nhất định đẩy hết tất cả năng lực của tôi vào trong cố chấp vĩnh viễn và tư tưởng ích kỉ. Đây là con đường chủ yếu của toi dẫn đến giải thoát chân thực, tự do nội tại và giác ngộ”.

          Cảm giác quân bình với tất cả chúng sanh trong vũ trụ là năng lực đích thực, như là kinh nghiệm trong việc gởi tất cả lòng tốt của bạn đến với người khác và mang vào mình tất cả bệnh tật và các vấn đề của họ. Kết quả bạn đạt được là niềm an vui vô hạn; tâm của bạn thực sự được quân bình và bạn thâm nhập vào con đường trung đạo. Chấp thủ và hận thù là quá ư cực đoan, vì vậy, nếu bạn có thể sống với trung đạo giữa chúng và đối xử với những người ở đó, thì nó thực sự có giá trị và lợi ích nhất, bởi vì hầu hết các vấn đề của chúng ta đều xuất phát từ việc quan hệ với những chúng sanh khác.

          Nhược điểm hơn nữa của chấp thủ.

          Hãy quán sát kỉ: Đức Phật dạy rằng chúng ta không nên bám chấp thậm chí ngay cả những nhận thức về Niết-bàn hoặc giác ngộ. Ngài cũng dạy rằng đó là điều sai lầm với đệ tử của mình khi bám chấp vào giáo pháp một cách giáo điều, đó là một hình thức khác của căn bệnh tâm lý hay bệnh hoạn.

          Điều đó không thể tin được, phải vậy không? Hầu hết thời gian chúng ta nghỉ “ý tưởng của tôi là tốt đẹp”, nhưng nếu một ai đó nói “ý tưởng của bạn là xấu xa”, thì chúng ta liền bực bội. Đó là sự chấp thủ. Đức Phật dạy: “Như Lai không muốn bất cứ đệ tử nào của mình bám chấp vào những khái niệm, giống như kết quả cao nhất của sự giác ngộ hoặc bất kì triết lý hay học thuyết nào khác của Như Lai”. Hơn nữa, trong thiền quán năng lượng mật tông Tây Tạng có những thệ nguyện ngăn cấm chúng ta chỉ trích học thuyết của bất cứ tôn giáo nào. Bạn có thể hình dung ra được? Đức Phật đã dạy cho chúng ta những lời thệ nguyện để ngăn ngừa điều đó; thật sự rất nhiệm mầu. Đây là một phương pháp khéo léo tuyệt vời và cho thấy cách mà đức Phật đã hiểu rõ tâm lý của nhân loại vô cùng chính xác. Thật là điều khó tin phải không?

          Tôi muốn nói, người đời nhất định sẽ bảo, “ý tưởng của tôi là tốt nhất” và nếu bạn phủ nhận họ, thì họ trở nên bực bội. Điều đó xảy ra bởi vì chấp thủ của họ; họ không thực tế. Đức Phật dạy rằng thay vì bực bội, bạn đừng chấp thủ ngay lúc, bởi vì nếu chấp thủ vào những khái niệm tôn giáo và triết lý của mình, thì bạn sẽ tự đặt mình vào trong mâu thuẩn nội tại, và điều đó sẽ phá hoại an vui nội tại của bạn.

          Do đó, chúng ta nên nắm lấy con đường trung đạo và tránh xa các quan điểm cực đoan nếu có thể. Đó là con đường chân thực, con đường đích xác dẫn tới giải thoát giác ngộ hoặc bất kì cái gì bạn gọi nó; ngôn từ không quan trọng. Nếu bạn vượt thoát khỏi chấp thủ và ích kỉ, tôi bảo đảm rằng bạn sẽ giải thoát khỏi các vấn đề thuộc tâm sinh lý và không có cách nào bạn kết nối với các hành động sai lầm—cánh cửa của khổ đau sẽ vĩnh viễn đóng lại. Tuy nhiên, bất cứ khi nào bạn mở cách cửu của chấp thủ và vị kỉ, thì bạn cũng mở cách cửa đi đến tất cả các vấn đề.

          Vấn đề lớn nhất của nhân loại thực sự là sanh, già và chết, nhưng nếu giải thoát khỏi chấp thủ, thì bạn có thể chết trong ngập tràn hạnh phúc; chết giống như trở về nhà. Nếu chết với chấp thủ tài sản, bạn bè và thanh danh của mình, thì cái chết của bạn sẽ trở nên khổ đau; nếu không có chấp thủ, bạn sẽ có một cái chết mầu nhiệm lạ thường; kinh nghiệm về cái chết của bạn sẽ trở nên an vui hạnh phúc.

          Thực chất, đạo Phật dạy chúng ta cách để chết. Giáo dục Phật giáo xuất phát từ khởi nguyên của sự sống và tiếp tục tất cả con đường dẫn tới kết thúc của nó; đó là một kinh nghiệm hoàn toàn. Thực chất nó không khó mà rất dễ dàng. Nếu có phương pháp khéo léo và trí tuệ để thoát khỏi chấp thủ và vị kỉ, thì cuộc sống của bạn sẽ luôn luôn trở nên hạnh phúc. Bạn không cần phải miễn cưỡng; nó sẽ xuất hiện tự nhiên. Hạnh phúc sẽ đến tự nhiên; sự chế ngự sẽ đến tự nhiên—bạn sẽ không phải miễn cưỡng.

           Nếu gieo một hạt giống đó là tự nhiên, thì nó sẽ tăng trưởng. Tương tự, nếu bạn gieo hạt giống của trí tuệ nhận thức với giải pháp thoát khỏi chấp thủ, thì nó sẽ tự động phát triển. Đó là lý do tại sao tôi luôn luôn nói rằng tâm con người rất mạnh mẽ—sức mạnh tích cực và sức mạnh tiêu cực. Bạn có thể hướng dẫn nó theo mặt tích cực hoặc tiêu cực. Nó rất linh động. Năng lực của tâm thức con người không bao giờ đứng yên.

          Bạn có thể thấy cách mà tiềm năng của chấp thủ và ích kỉ là giống như một cái gai nhọn trong tim mình; khi giải thoát khỏi nó, bạn cảm thấy vô cùng an lạc. Bạn khép lại xu hướng bồn chồn lo lắng trong tâm mình và tự nhiên trở nên thanh thản.

          Lợi ích của thiền định.

          Qua thiền định, chúng ta có thể đạt được một trạng thái an vui vĩnh viễn, vì vậy, nếu không thực hiện một cái gì đó để chứng đạt điều ấy, thì chúng ta thực sự trở nên dại dột, phải vậy không? Chúng ta có thể đạt được trạng thái an vui đó mà không cần tiêu tốn bất cứ đồng xu nào. Tuy nhiên, chúng ta lãng quên điều đó và quá quan tâm đến những thứ vật chất, thổi phòng giá trị của chúng, chạy theo sau các đối tượng cảm giác chấp thủ. Chúng ta hoàn toàn không chân thật.

          Bạn có quan sát so sánh: điều hiến tặng cho mình nhiều hơn là những thứ vật chất hay trí tuệ nhận thức? Tất nhiên, những thứ vật chất cho bạn một số cấp độ tiện nghi, nhưng nếu suốt đời mình làm việc chỉ vì vật chất, thì khi chết bạn không có mục đích gì để hướng tới. Nói cách khác, nếu suốt đời phát triển trí tuệ nhận thức, giải thoát khỏi chấp thủ và vị kỉ, thì nó có sức mạnh phi thường—suốt cuộc đời của bạn trở nên hài lòng. Ngay cả khi trái đất bay lên bầu trời, đồng thời mặt trăng và mặt trời rơi xuống trái đất này, thì cũng chẳng có vấn đề gì khi thế giới ngoại tại thay đổi, đồng thời sự chế ngự và trí tuệ luôn luôn đồng hành với bạn. Những thứ thuộc vật chất thường xuyên lừa dối bạn—đôi lúc chúng xuất hiện nhưng rồi lại biến mất. Nhiều người giàu có vẫn chết trong đói nghèo. Nó không hề chắc chắn; tiền bạc không bảo hiểm hay bảo đảm chóng lại cơn đói khát. Tôi nghỉ bạn biết điều đó, nhưng nó trở nên quan trọng. Bạn hãy quán sát một cách nghiêm túc.

          Vì vậy, ít nhất trong thời gian ngắn mỗi ngày, bạn hãy so sánh những lợi ích của việc theo đuổi vật chất với việc phát huy tâm của mình. Bạn có nhiều thời gian để thực hiện điều đó. Bạn chỉ cần thực tập thiền và huấn luyện tâm mình trong 10 phút, 20 phút hoặc nữa tiếng mỗi ngày theo những phương pháp thiền mà chúng tôi chỉ dạy ở đây. Những phương pháp thực tập này có năng lực phi thường. Chỉ trong một thời gian ngắn, bạn có thể tạo ra tiềm năng an vui như vậy trong tâm mình. Điều đó có giá trị nhiều hơn việc chạy theo những khoái lạc nhất thời trong luân hồi, điều chỉ mang lại khổ đau, sau những kết quả vô ích khác.

          Tiềm năng của an vui hạnh phúc đã có sẳn trong tâm bạn; bạn không cần dùng tiền bạc để mua nó. Dù sao, bạn không thể mua sự an vui đó; nó đã có sẳn trong bạn. Nếu khéo léo áp dụng tiềm năng đó, thì nó sẽ luôn luôn đồng hành với bạn. Dù bạn có lên trời hay xuống đất, thì vẫn thường xuyên đi với bạn. Của cải vật chất là hoàn toàn ngược lại.

          Thực tập thiền còn hơn là đi siêu thị. Hầu như chắc chắn bạn nghỉ rằng tôi đang cường điệu hóa, nhưng hãy nghỉ về điều đó. Việc đi siêu thị không nhất thiết là dể dàng, Trước hết, bạn không thể đi bộ mà phải đi bằng xe cộ. Sau đó, có lẽ xe của bạn bị hư. Dù sao, bạn biết rõ; tôi không cần phải phân tích chi tiết. Có thể có nhiều thứ khó khăc mà bạn gặp phải từ việc đi siêu thị. Hãy quán chếu. Trong tương phản, một thời gian thực tập thiền ngắn ngủi có thể lập tức khiến bạn thư giản và giữ cho mình tỉnh thức suốt ngày. Điều đó thực sự có giá trị. Nó có thể mang bạn đến với an vui vĩnh viễn. Trên phương diện vật lý có thể bạn già đi, nhưng trên phương diện tâm lý thì bạn có khả năng kinh qua một trạng thái tâm tỉnh thức an vui vô bờ. Điều này rất quan trọng. Tất cả chúng ta đều sẽ trở nên già yếu, nhưng có thể chắc chắn rằng, khi thực hiện những phương pháp thiền ấy, cuộc sống của chúng ta sẽ an vui. Nó có thể xảy ra và do vậy, rất quan trọng khi chúng ta buông bỏ việc tích tập rác rưởi phiền muộn với chấp thủ, điều quá ư phi lý.

          Tuy nhiên, tôi mong muốn bạn hãy quán chiếu chính mình; tôi không phải nổ lực để đưa những ý tưởng của mình vào trong bạn. Bạn rất thông minh, vì thế, hãy quán chiếu chính mình. Thực chất, người phương Tây không dể gì thực hiện điều đó. Bạn phải học tập nhiều nhưng cũng cần loại trừ nhiều thứ rác rưởi của phiền muộn. Tuy nhiên, bây giờ bạn có thể quan sát kỉ thứ rác rưởi phiền muộn đó và học hỏi từ nó; bạn có nhiều kinh nghiệm để quán chiếu. Thực sự rất khó khi chỉ dạy những người sơ cơ về những điều mà chúng ta đang trình bày ở đây; họ nhận thấy khó khăn hơn nhiều với những điều mà người phương Tây dể dàng nhận thấy.

 

                                               Chương 10

                     Hãy Làm Cho Cuộc Sống Trở Nên Có Ý nghĩa

                                                               Lama Zopa Rinpoche

         Để khiến hành động lắng nghe những pháp thoại trở nên nguyên nhân của hạnh phúc miên viễn và giải thoát hoàn toàn, rất cần thiết khi thực hiện hành động về giáo pháp đó. Hơn nữa, để khiến hành động lắng nghe giáo pháp trở thành nguyên nhân của giác ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sanh, thì điều cần thiết là phải nuôi dưỡng động lực thúc đẩy thanh tịnh, tư tưởng trong sáng của tâm Bồ-đề. Vì vậy, rất cần thiết để cảm nhận hoặc ít nhất là suy nghỉ như sau: “giải thoát chính tôi ra khỏi tất cả khổ đau trong luân hồi là chưa đủ. Có vô số chúng sanh đã từng rất tử tế với tôi, và những chúng sanh đó đang ở trong đau khổ triền miên, không có trí tuệ hoặc phương pháp để giải thoát khỏi khổ đau và đạt được hạnh phúc vĩnh viễn. Như đó là trách nhiệm của tôi để giải thoát tất cả chúng sanh ra khỏi khổ đau và hướng dẫn họ đến với hạnh phúc cao thượng nhất của giác ngộ, trước hết tôi phải tự mình chứng đắc giác ngộ. Vì lý do đó, tôi nhất định sẽ lắng nghe những giáo pháp tối thượng này”.

         Chủ đề bạn sẽ lắng nghe là một pháp thoại của đại thừa bao gồm con đường tiệm tu dẫn tới giác ngộ mà chư Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai đã từng đi trên con đường của mình để hoàn thiện giác ngộ và là một con đường đã được các thế hệ truyền thừa kế tiếp kinh qua.

         Sự tái sinh hoàn hảo của nhân loại.

         Sự tái sanh làm người hiện tại là vô cùng có ý nghĩa liên quan tới việc đạt được những kết quả cả tương đối lẫn tuyệt đối và có ý nghĩa cao cả trong từng giờ, từng phút, từng giây. Sự tái sanh hoàn hảo của nhân loại này rất quý giá và hữu ích trong việc chứng đạt thậm chí những kết quả tương đối như thế nào? Ví dụ, nếu chúng ta muốn trở lại làm thân người trong tương lai để tiếp tục thực tập giáo pháp và đi theo con đường dần dần đưa tới giác ngộ bằng cách hơn một lần gặp gở người bạn tâm linh, thì chúng ta có thể tạo ra nguyên nhân cho kết quả ấy trong đời sống này bằng cách sống trong hạnh kiểm đạo đức thanh tịnh, làm từ thiện và thực thi những lời cầu nguyện trong sáng. Sự tái sanh làm thân người hoàn hỏa hiện tại này giúp chúng ta có năng lực để thực hiện điều đó.

         Sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này cũng cho chúng ta cơ hội để tạo ra nguyên nhân được tái sanh làm vua của một nước, một tỷ phú, một tiên nhơn trong các cõi trời hoặc thế giới A-tu-la—nơi mà sự sống lâu dài và khoái lạc vượt trội—bằng cách làm từ thiện, sống trong giới luật đạo đức và đọc kinh cầu nguyện để chứng đạt những kết quả tương đối như vậy.

         Sự tái sinh làm thân người hoàn hảo này cũng mang ý nghĩa cao cả mà trong đó cho phép chúng ta đạt được những kết quả tuyệt đối với hạnh phúc miên viễn của hoàn toàn giải thoát khỏi luân hồi hoặc hạnh phúc tối thượng nhất của giác ngộ.

         Sự tái sinh làm thân người hoàn hảo này thậm chí cho chúng ta cơ hội để chứng đắc giác ngộ trong kiếp này hoặc một vài kiếp sau chứ không cần phải mất nhiều kiếp. Điều đó có thể xảy ra như thế nào? Con đường dần dần đến giác ngộ có hai lãnh vực: con đường tuần tự tới giác ngộ dựa trên kinh điển hoặc còn gọi là Ba-la-mật[27] thừa và con đường tuần tự tới giác ngộ dựa trên mật thừa hoặc còn gọi là Kim Cang thừa[28]. Vì tất cả giáo pháp của hai lãnh vực ấy đều tồn tại trong thời điểm này, nên sự tái sinh làm thân người hoàn hảo này cho chúng ta cơ hội để thực tập chúng: bằng cách đi theo con đường Ba-la-mật, chúng ta có thể đạt được giác ngộ sau nhiều kiếp, nhưng nếu đi theo con đường Kim Cang thừa, con đường tắt dẫn tới giác ngộ, thì chúng ta đạt được giác ngộ nhanh hơn chứ không cần phải mất nhiều thời gian.

         Hơn nữa, sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này vô cùng lợi ích trong từng giây, từng phút, từng giờ. Điều này rất đặc biệt, vì thế, bây giờ, khi gái lý Đại thừa vẫn còn tồn tại, không bị thoái hóa, chúng ta đã từng có cơ hội lớn trong việc tiếp xúc với những lý này và có thể thực tập bản chất của chúng, tâm Bồ-đề. Khi phát khởi tư tưởng thanh tịnh của tâm Bồ-đề, dù trong một phút, chúng ta cũng có thể tịnh hóa các phiền não cấu uế và ác nghiệp được tích tập trong nhiều đời, trong vô số kiếp trước của mình ở luân hồi. Với sự tái sinh làm thân người hoàn hảo này, bằng cách phát khởi tư tưởng thanh tịnh của tâm Bồ-đề, chúng ta có thể tịnh hóa ác nghiệp được tích tập trong hàng tỉ kiếp và tạo nên phước đức vô hạn như hư không vô biên trong một thời gian ngắn.

         Do đó, sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này khiến chúng ta đã từng lãnh thọ trong đời này là ích lợi vô cùng. Nó rất quý giá; quý giá hơn là một vũ trụ tràn đầy châu báu. Ngay cả khi chúng ta có một vũ trụ tràn đầy châu báo, thì chúng cũng không thể cho chúng ta những gì như sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này thể hiện. Chúng không thể cho chúng ta một sự tái sanh làm thân người hoàn hảo trong tương lai chứ đừng nói đến sự giác ngộ tối thượng. Giá trị của sự tái sanh làm thân người hoàn hảo mà bây giờ chúng ta hưởng được là vượt trội khi đem đối chiếu với một vũ trụ tràn ngập châu báu.

         Hơn nữa, sự tái sanh làm người hoàn hảo có ý nghĩa và khó hơn những sự đầu thai khác như đầu thai vào cảnh giới súc sanh, ngạ quỷ, cỏi trời và A-tu-la, đồng thời có ý nghĩa hơn trong việc đạt được những kết quả đó. Những kết quả khác đó không có ý nghĩa hoặc quý giá bằng sự tái sanh làm thân người hoàn hảo trong hiện tại này.

         Tuy nhiên, mặc dù nhận được sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này từ khi sinh ra cho tới bây giờ, nhưng chúng ta không biết rõ nó có ý nghĩa và quý giá. Không chỉ không hiểu rõ nó quý giá, mà chúng ta còn nghỉ rằng nó vô nghĩa, tức là việc sinh ra được làm thân người không có ý nghĩa gì cả. Nói cách khác, tất cả những gì chúng ta chũng ta đã làm là khiến mình trở nên dại dột hơn. Thay vì khích lệ chính mình, chúng ta lại tự hạ mình xuống, điều đã từng khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên vô nghĩa.

              Cách mà chúng ta đã áp dụng cho sự tái sanh làm thân người hoàn hảo của mình giống như đưa bé có một viên kim cương rất quý giá nhưng lại không hiểu được giá trị của nó, vì vậy, mới vứt nó vào bồn cầu.  Đúng vậy, chúng ta hoang phí đời mình theo cách tương tự. Chúng ta có một vật vô cùng quý giá trên tay mình, nhưng lại không  hiểu được giá trị của nó và hoàn toàn hoang phí.

          Mặc dù sự tái sanh làm người hoàn hảo này có ý nghĩa cao cả, nhưng nếu chúng ta không sử dụng nó để đạt được những kết quả mà những chúng sanh khác nhận thấy rất khó để đạt được—như quả vị tối thượng của giác ngộ, hạnh phúc vĩnh viễn hoặc mục đích thế tục như tái sanh làm người—và thay vì sử dụng nó để theo đuổi hạnh phúc trong đời này, hạnh phúc hiện tại, những hành động của chúng ta lại không cao cả hơn những con thú, lợi ích duy nhất của chúng là khoái lạc trần tục và mục đích của chúng là luôn luôn hướng đến kết cuộc đó.

          Khi sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này có ý nghĩa, nếu không sử dụng nó phù hợp, nếu sống giống như cacchs mà những con thú đang sống, luôn luôn cố gắng vì khoái lạc trần tục, thì dường như chúng ta không được sinh ra làm người mà chẳng khác nào một trong những chúng sanh ở cảnh giới thấp hèn đó. Tại sao? Bởi vì các hành động của chúng ta không cao cả hơn các hành động của chúng; những gì chúng ta làm không có gì đặc biệt hơn những gì chúng thể hiện. Từ các côn trùng quá nhỏ bé đến nổi mắt thường không nhìn thấy được cho đến các con thú to lớn nhất, tất cả những hoạt động hằng ngày của chúng, tất cả những điều chúng thể hiện với thân, miệng và ý của mình, đều được làm với sự chấp thủ vào niềm vui tạm bợ chỉ trong đời này.

          Vì vậy, bây giờ, bạn hãy quán chiếu chính mình: “từ lúc chào đời, tôi đã tạo ra bất cứ  hành động nào có ý nghĩa cho sự tái sanh làm người hoàn hảo của mình, bất cứ hành động nào thích đáng với sự tái sanh làm người này, bất cứ hành động nào cao cả hơn thú vật, bất cứ hành động nào có ý nghĩa được thực hiện mà không chấp thủ vào khoái lạc trần tục, những hành động dẫn đến những kết quả cao thượng hơn trong các kiếp sống tương lai và những quả vị tối hậu của giác ngộ giải thoát hay chưa?”. Hãy quán chiếu cách nhiều hành động có giá trị và ý nghĩa—nếu nhận thấy bất cứ hành động nào—bạn đã từng thực hiện với sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này từ khi sinh ra cho tới bây giờ; hãy quán chiếu để thấy bất cứ hành động nào bạn chưa bao giờ thực hiện cao cả hơn những con thú đó.

          Cũng vậy, bạn hãy quán sát như sau: “tất cả những hoạt động thường ngày của con chim hót líu lo bay nhảy từ cây này sang cây khác và các côn trùng bò trên mặt đất được thể hiện với chấp thủ vào niềm vui tạm bợ. Bất cứ hoạt động nào thường ngày của tôi—ăn uống, đi bộ, nói chuyện và ngủ nghỉ--có khác biệt? Tôi thực hiện bất cứ điều gì mà không chấp thủ vào niềm vui tạm bợ hoặc tất cả những hành động của tôi tương tự như những con chim và côn trùng đó, chúng thể hiện mọi thứ với chấp thủ vào niềm vui tạm bợ?”.  Hãy quán sát điều này.

          Hãy quán sát mọi thứ bạn thực hiện từ sáng đến tối, những hoạt động thường ngày của bạn. Hãy quá sát các hoạt động trong một ngày để thấy rõ liệu có một hành động nào đó cao cả hơn hành động của thú vật hay không, được thực hiện mà không bám chấp vào khoái lạc trần tục. Khi quán sát như vậy, bạn có thể thấy rõ mình đang sống đời sống của một con người hay sống đời sống của một con thú; hãy quán sát chi tiết về các hoạt động trong đời sống thunwgf ngày của bạn nhằm khiến nó trở nên rõ ràng.

          Tuy nhiên, khi quán sát theo cách này, chúng ta khó nhận thấy một hành động duy nhất trở nên thanh tịnh—cao cả hơn những hành động của thú vật. Cách mà tâm chúng ta suy nghỉ là tương tự; cách chúng ta điều phối cuộc sống của mình là điều tương tự. Chũng ta không thể tìm thấy bất cứ điều gì cao cả hơn. Sự khác biệt duy nhất là cơ thể của chúng ta có một hình thù khác biệt và chúng ta sống trong nhà; khong có sự khác biệt nào trong cách chúng ta suy nghỉ. Về cơ bản, chúng ta không khác với con chó đang sống ở ngoài trời. Nếu không quát sát kỉ lưỡng, thì điều này là những gì chúng ta nhận thấy; nó rất hổn độn.

          Làm được thân người là một điều khó.

          Nếu có thể làm được thân người hoàn hảo này trong nhiều đời, một cách dễ dàng, từ kiếp này đến kiếp khác, thì có lẽ chúng ta sẽ không phải lo lắng. Nếu sự tái sanh làm thân người hoàn hảo dể như việc trồng lúa—bạn gieo hạt giống, chúng sẽ mọc lên, tạo ra nhiều hạt giống hơn, bạn tiếp tục gieo những hạt giống đó và thu hoạch nhiều lúa hơn—nếu khi đã chết tự nhiên tái sinh làm thân người hoàn hảo khác, thì chúng ta sẽ không phải lo lắng nhiều về việc khiến cuộc sống này trở nên có ý nghĩa. Sẽ không quá nguy hiểm khi hoang phí nó. Tuy nhiên, nó hoàn toàn không phải như vậy.

          Thực sự sẽ rất khó để tái sanh làm thân người hoàn hảo trở lại. Tại sao nó quá khó? Tại sao vô cùng khó để tái sinh làm thân người hoàn hảo khác? Điều đó xảy ra bởi vì chúng ta chưa từng nhận được sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này mà không có lý do; sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này không phải không có nguyên nhân. Tại sao trong kiếp này chúng ta nhận được một sự tái sanh làm thân người hoàn hảo, gặp được giáo pháp và có cơ hội để thực tập thiền, chế ngự tâm mình? Đây là bởi vì trong nhiều kiếp trước, chúng ta đã tân thủ luật nhân quả nghiệp báo, sống trong phẩm hạnh giới luật, tạo nhiều việc thiện và thực hiện nhiều thệ nguyện để được tái sanh làm thân người hiện tại này. Trong nhiều kiếp trước, chúng ta đã hoạt động rất tích cực, nổ lực rất nhiều để tạo ra nguyên nhân của tái sanh làm thân người quý báu này.

          Vì vậy, sự tái sanh làm người này không phải một điều gì đó đã từng nhận được mà không có nguyên nhân, một điều độc lập, tự có. Nó không phải như vậy. Do đó, việc được tái sanh làm thân người hoàn hảo trong tương phụ thuộc vào chúng ta có tạo ra nguyên nhân làm thân người hoàn hảo ở tương lai trong đời này hay không; nó nằm trong lòng bàn tay của thân người hiện tại của mình. Nếu đời này không tạo ra nguyên nhân để tái sanh được làm thân người hoàn hảo, thì chúng ta sẽ không sẽ không đầu thai lại làm người ở tương lai. Nếu trong đời này tạo ra nguyên nhân để được tái sanh làm người hoàn hảo, thì chúng ta sẽ nhận sự tái sanh làm người ở kiếp sau. Tất cả đều phụ thuộc vào kiếp sống hiện tại này của chúng ta.

          Như vậy, tại sao tái sanh làm thân người hoàn hảo là điều rất khó? Điều đó xảy ra bởi vì nguyên nhân để được làm thân người là vô cùng khó gây tạo. Ví dụ, hãy quan sát như vậy theo quan điểm của tư cách đạo đức. Nếu quan sát theo cách này, chúng ta có thể hình dung mình sẽ tái sinh làm người hoàn hảo trở lại hay không. Hãy suy nghỉ: “từ khi sinh ra cho tới bây giờ, tôi đã từng tuân giữ phẩm hạnh đạo đức như là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm hay chưa? Trong đời này, tôi đã vâng giữ giới luật đạo đức như vậy hay chưa?”.

          Hơn nữa, hãy quán chiếu: “tôi đã từng không nói dối, không ngồi lê đôi mách, không nói lời thô tục, không vu khống người khác hay chưa? Tôi đã từng vâng giữ những giới luật đạo đức này trong đời mình hay chưa?”. Đồng thời hãy quan sát: “tôi đã từng không sanh khởi ác tâm, tham lam hoặc tin theo tà đạo rằng không có thực tại tuyệt đối, không có Phật, không có pháp, không có Tăng và không có kiếp trước, kiếp sau? Tôi đã từng vâng giữ bất cứ giới luật đạo đức này trong đời mình hay chưa?”. Bây giờ, bạn hãy suy ngẩm: “thậm chí trong một ngày, tôi đã từng tuân thủ các giới luật đạo đức hay chưa?”. Nếu bạn nhận thấy mình đã từng tuân theo những giới luật như vậy, thì đó là điều để cảm nhận an vui hạnh phúc. Vì vậy, ngay bây giờ, sau khi quán chiếu, bạn hãy suy ngẫm: “nếu bây giờ tôi chết, có thể được tái sanh làm thân người hoàn hảo trở lại?”. Hãy tự hỏi chính mình.

          Do vậy, đó là việc quán chiếu để thấy chúng ta đã từng tuân thủ theo bất cứ giới luật đạo đức nào trong đời mình hay chưa. Chúng ta không cần nghiên cứu điều đó một cách cẩn thận nhằm nhận thấy có hay không, mà với tâm tiêu cực, chúng ta đã từng làm những điều ngược lại: ba hành động phi đạo đức của thân(ba nghiệp ác  của thân)—sát sanh, trộm cướp, tà dâm; bốn hành động phi đạo đức của miệng(bốn nghiệp ác của miệng)—nói dối, nói lời hung ác, vu khống và ngồi lê đôi mách; ba hành động phi đạo đức của ý—sanh khởi ác ý, tham lam và theo tà đạo. Nếu quán chiếu cách mà nhiều hành động như vậy được gây tạo từ khi mình sinh ra cho tới bây giờ, thì chúng ta không cần phải lo lắng và không nhận thấy bất cứ điều gì. Thực chất rất dể để thấy rằng chúng ta có nó; chúng ta không phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm.

          Dù sao đi nữa, những gì tôi muốn trình bày chính là điều này: không chắc chắn chúng ta sẽ được tái sinh làm thân người khác chứ chưa nói đến việc tái sanh làm thân người hoàn hảo trong nhiều kiếp sau của mình. Do đó, bây giờ, được làm thân người, chúng ta phải tuyệt đối nhận rõ bản chất của nó. Bản chất của thân người hoàn hảo ấy là gì? Đó là ba kết quả tạm thời cũng như tối hậu mà tôi đã đề cập trên đây, kết quả cao nhất là sự giác ngộ. Vì thế, trong khi nắm bắt hạt châu quý báu của thân người hoàn hảo này trên tay mình, chúng ta phải chắc chắn tạo ra nguyên nhân của giác ngộ, bởi vì hầu như không chắc chắn trong tương lai chúng ta có cơ hội này nữa.

          Chúng ta nhận thấy hầu như không chắc chắn bởi vì quá dể dàng để nhận biết cách mà nhiều hành động tiêu cực (ác nghiệp) được chúng ta thực hiện trong đời sống của mình, các hành động khác nhau của thân, miệng được thực hiện với tâm ý tiêu cực, với vô minh, chấp thủ, sân hận và các phiền não khác. Bởi vì đã từng gây tạo các hành động tiêu cực quá nhiều lần, những hành động phi đạo đức mà tôi đã trình bày, nên không theedr tránh khỏi việc chúng ta sẽ kinh qua hậu quả của chúng.

          Những gì gây ra các hành động như sát sanh, trộm cướp và nói dối là điều mà chúng được thực hiện bởi vô minh phiền não. Nếu thực hiện các hành động tương tự mà không có vô minh, vị kỉ, chỉ với tâm Bồ-đề, thì chúng không trở nên phi đạo đức. Phật giáo giải thích rằng những gì tạo nên một hành động phi đạo đức là không phải chính hành động đó mà do tâm gây tạo nên nó.

          Hậu quả của ác nghiệp

          Có bốn kết quả của những hành động phi đạo đức hay nghiệp ác. Ví dụ, hành động phi đạo đức của việc sát sanh, gây nên sự chết chóc cho những chúng sanh khác. Một trong bốn kết quả được gọi là kết quả chín muồi: đầu thai vào một trong ba cảnh giới thấp hèn địa ngục, ngạ quỷ hoặc súc sanh. Kết quả thứ hai đối với người đã từng giết chúng sanh khác là mặc dù—sau một thời gian dài, như kết quả của một số nghiệp lành được gây tạo trước đây—anh ta được sinh ra trong thế giới loàn người, nhưng mạng sống lại ngắn ngủi; anh ta bị người khác giết hại. Đây được gọi là kết quả tương ứng với nguyên nhân trong thực nghiệm. Những gì bạn làm với người khác thì rốt cuộc nó cũng trở lại với bạn.

          Kết quả thứ ba của hành động phi đạo đức sát sanh, sát sanh với ác tâm, là mặc dù—sau một thời gian, như kết quả của thiện nghiệp—người ấy được sinh ra làm người, nhưng anh ta lại giết những chúng sanh khác. Đây được gọi là kết quả tương ứng với nguyên nhân trong hành động hoặc thói quen. Hành động sát sanh trước đây có xu hướng về việc giết chóc trở lại. Ví dụ, trong đời này, đôi lúc, chúng ta nhận thấy khó khăn để kiểm soát các hành vi bạo động—đọng lực thúc đẩy quen thuộc đó xuất phát từ các hành vi tương tự trước đây.

          Kết quả thứ tư của hành động phi đạo đức sát sanh phải được thực hiện trong vị trí nơi mà một người nhận thấy chính mình; điều này được gọi là kết quả thuộc sở hữu hoặc thuộc về môi trường hoàn cảnh. Sau một vài thời gian, mặc dù người đã từng giết được tái sanh lại làm người, nhưng anh ta bị mất hết tính chất những an vui của mình; những an vui nơi anh ta sống không có thực chất. Cũng vậy, môi trường hoàn cảnh ấy rất nguy hiểm với quá nhiều tranh đấu và cuộc sống trở nên nguy kịch.

          Điều đó cũng giống như các hành động phi đạo đức khác của thân, miệng và ý. Ví dụ, mỗi ngày trên ti vi hoặc trên báo chí, chúng ta nghe thấy tất cả các vấn đề xảy ra trên toàn thế giới. Một số nơi rất ẩm ướt, bùn lầy và ngập lụt; những nơi khác đầy dẫy những đấu tranh đảng phái và bất hòa.

          Ngay cả trên phương diện gia đình, chúng ta vẫn luôn thấy những xung đột giữa cha mẹ hoặc con cái. Một số người chồng có thể chưa bao giờ hòa thuận với vợ của họ, bất kể họ có bao nhiêu người vợ; các mối quan hệ của họ luôn luôn sai lầm, có sự bất hòa cố hữu. Một số người vợ cũng như vậy; bất kể họ có bao nhiêu người chồng, các cuộc hôn nhân của họ chưa bao giờ kết thúc, họ luôn luôn tranh đấu nên họ không hề có hạnh phúc. Một số người luôn luôn bị người khác lạm dụng hoặc chỉ trích; bất kể nơi đâu họ đến, những người khác luôn luôn nói xấu họ, gây ra nhiều khổ đau cho họ. Các tình trạng không đoàn kết hoặc bất hòa này gây nên xung đột trong những mối quan hệ, đặc biệt là kết quả của hành động phi đạo đức trong việc vu không người khác, gây nên bất hòa giữa những người khác.

          Như vậy, có những người khác—bất kể họ cố gắng tích lũy của cải vật chất bao nhiêu, bất kể họ có bao nhiêu tiền bạc qua việc kinh doanh—thì cũng luôn luôn mất hết những gì họ sở hữu, có thể chưa bao giờ họ nắm bắt được. Bất cứ nơi đâu họ đến, những tài sản của họ luôn luôn bị đánh cắp. Ngay cả khi ở một nơi nào đó mà họ nhiều lần bị cướp mất tài sản, hoặc nếu không mất tài sản của mình, thì họ cũng không có đủ thời gian để hưởng thụ chúng. Các vấn đề như những kết quả này đều xuất phát từ hành động phi đạo đức “trộm cướp” trong những kiếp trước.

          Những người khác, mặc dù có nhà đẹp hoặc sở hữu vật chất tối ưu v.v, nhưng tài sản của họ không tồn tại lâu dài; chúng nhanh chóng khánh kiệt và dể dàng bị tan biến. Có những người khác có thể chưa bao giờ có được những an vui tốt đẹp; bất cứ những gì họ có là luôn luôn trở nên phẩm chất nghèo nàn. Bất kể nổ lực tích cực ra sao, họ vẫn không thể có được điều gì tốt đẹp. Những người khác không thể tìm được việc làm hoặc luôn luôn chuốc lấy thất bại trong công việc của mình. Nhiều thứ giống như vậy xảy ra.

          Có những người phải sống trong những khu vực rất khó để tìm thức ăn hoặc nước uống. Trong khi có một số người khác phải sống trong những nơi tói tàn đầy dẫy những gai bụi hoặc ở trên các ngọn núi rất cao với sườn đồi nơi mà rất khó để di chuyển, hoặc sống trong các sa mạc khô hạn cằn cỗi. Mặc dù cuộc sống trong những nơi như vậy là rất khó khăn, nhưng bằng cách nào đó, không có sự lựa chọn, họ phải trãi qua suốt đời mình ở đấy.

          Có nhiều ví dụ khác có thể được nêu ra, tuy nhiên, tất cả những kinh nghiệm như vậy là kết quả của các hành động phi đạo đức mà đẫ được thể nghiệm trong thế giới loài người, chứ chưa nói đến những kết quả khác khổ đau lớn hơn xuất phát từ sự tái sanh trong các cảnh giới thấp hơn (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).

          Trái ngược với mười hành vi phi đạo đức[29] là vâng giữ mười hành vi có đạo đức[30]. Bởi vì trong quá khứ đã thực hiện điều đó, nên hiện tại, chúng ta nhận thấy chính mình ở trong các cảnh giới cao hơn và được nhiều an vui. Bất cứ điều gì nổ lực để đạt đến, chúng ta đều có được. Nếu muốn thức ăn, chúng ta có ngay; nếu muốn áo quần, chúng ta liền có; nếu muốn đến một nơi tuyệt đẹp, chúng ta có thể đi đến đó. Những điều này rất dể dàng đến với chúng ta; cuộc sống của chúng ta trở nên dể dàng. Những điều khác giống như có những cảm giác nguyên vẹn, một cơ thể trông có vẽ đẹp đẽ, một tính cánh tốt, tính kiên nhẫn, sự tôn trọng của người khác và chỉ đạo người khác, nơi mà họ sẳn sàng thực hiện những gì chúng ta khuyên nhũ—tất cả những điều này là các kết quả của nghiệp lành được gây tạo từ trước đây, liên kết với phẩm hạnh đạo đức.

          Nguồn gốc của khổ đau

          Bây giờ, chúng ta hãy thực tập những bài thiền ngắn. Tất cả những khổ đau trong sáu cõi luân hồi—địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la—đều bắt nguồn từ vô minh, tác nhân của luân hồi. Vô minh tạo ra luân hồi, thế giới khổ đau. Vậy, vô minh là gì mà trở nên tác nhân của luân hồi? Vô minh là không nhận thức rõ bản chất đích thực của tự ngã, bản chất tuyệt đối của tự ngã. Do vậy, nếu không muốn kinh qua tất cả những khổ đau trong luân hồi và hoàn toàn giải thoát khỏi nguyên nhân của khổ đau, thì chúng ta phải tuyệt đối tận trừ vô minh, nguyên nhân của tất cả những khổ đau trong luân hồi. Để thực hiện điều đó, chúng ta phải nhận thức rõ bản chất đích thực của tự ngã. Việc nhận thức rõ bản chất đích thực của tự ngã phụ thuộc vào việc nhận thức vô minh, tâm không hiểu rõ bản chất đích thực của tự ngã.

          Điều đó giống như sau: nếu thân mình dơ bẩn và muốn tắm rữa sạch sẽ, thì trước hết bạn phải nhận biết sự dơ bẩn đó. Tương tự, để nhận thức rõ bản chất đích thực của tự ngã xem nó là gì, thì trước hết bạn phải nhận thức rõ vô minh, tâm khiến chúng ta thấy rằng cái tôi hoàn toàn ở trong con đường sai lầm, con đường trái nghịch với thực tại của tự ngã. Con đường chúng ta thấy rõ tự ngã là cách mà vô minh nhận thức về tự ngã.

          Vì vậy, trước hết bạn hãy tập trung tư tưởng, bất cứ điều gì bạn đang suy nghỉ ngay bây giờ. Chỉ cần quán sát tư tưởng đó và khi tâm của mình dần dần trở nên yên tỉnh, thanh bình, thì hãy quán sát cách bạn nhìn thấy tự ngã, cách bạn nhận thức rõ tự ngã, hoặc cách mà cái tôi xuất hiện với bạn. Trước tiên, bạn hãy tập trung tư tưởng; khi tâm mình được yên bình, thanh thản, hãy cẩn thận quan sát cách mà cái tôi hay tự ngã xuất hiện với bạn, hoặc cách bạn nhận thức rõ nó.

          Nếu bạn nhận thấy một điều đó, nếu bạn nhận thấy cái tôi tồn tại thực sự, tự ngã tồn tại thực sự, thì hãy quán chiếu nơi nó hiện hữu. Khi nhận thấy cái tôi tồn tại thực sự, cái tôi đích xác, thì bạn hãy quan sát nó hiện hữu trong thân hoặc tâm, hoặc trong thân-tâm, hoặc bên ngoài thân-tâm. Hãy quan sát theo cách này. Nếu không thể nhận thấy nó, nếu thấy tánh không của tự ngã, thì bạn chỉ cần tập trung vào điều đó.

          Nếu nhận thấy một tự ngã thực sự, thì bạn hãy quan sát xem nó tồn tại trong thân, trong tâm, hay cả trong thân-tâm. Bạn phải quán chiếu tự ngã tồn tại thực sự này từ đầu đến chân, tìm kiếm trong mọi bộ phận của cơ thể mình nhằm nổ lực nhận thấy cính xác xem nó ở nơi đâu. Nếu bạn không nhận thấy nó rồi đi đến kết luận rằng bản ngã không tồn tại trong tất cả, thì đó là quan điểm sai lầm; bạn đã rơi vào trong tư tưởng cực đoan của chủ nghĩa hư vô. Kết luận đó không khiến bạn giải thoát khổ đau.

          Tuy nhiên, nếu cảm giác về tánh không của tự ngã dễ giàng đến với bạn ít hơn hoặc nhiều hơn, thì bạn đừng chạy trốn nó mà nên tập trung ý tưởng vào nó, chỉ cần cho sự thuận lợi của thiền dựa trên tánh không, thấy rõ bản chất đích thực của tự ngã.

          Đó là tất cả những gì tôi phải trình bày trong thời điểm này. Nếu, như kết quả có được đến từ hội thảo này, bây giờ bạn thấy rằng cuộc sống của mình có ý nghĩa to lớn và có nhiều điều tốt mình có thể thực hiện liên quan tới cuộc sống của mình mà trước đây bạn đã không nhận thức rỏ, những điều mang lại lợi ích cho tất cả chúng sanh, thì chúng đem lại ý nghĩa cho bạn ngay đây. Nếu bạn biết mình có thể tái sanh làm người hoàn hảo trở lại, hoàn toàn thoát khỏi các vọng tưởng, chứng đắc giác ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sanh và muốn đạt được những kết quả đó, muốn tiếp tục nghiên cứu và thực tập thiền định để thoát khỏi khổ đau, chứng đắc giác ngộ vì lợi ích cho những chúng sanh khác, thì đó là điều quý giá nhất mà bạn đã chú ý tới. Đó là điều vô cùng quan trọng cho an vui của tâm bạn và người khác.

          Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải nổ lực giữ tâm mình thoát khỏi việc gây hại cho người khác càng nhiều càng tốt; cố gắng chế ngự tâm mình càng nhiều càng tốt nếu có thể. Hãy giữ tâm mình thoát khỏi tâm gây hại—đó là nền tảng của giáo pháp, điều quan trọng nhất. Dù bạn có thực tập thiền hay không, thì bản chất của thiền định vẫn là phải tận diệt ác tâm khiến nó không sanh khởi càng nhiều càng tốt. Đó là điều đưa bạn đến với chân trời an lạc.

          Tôi rất vui khi đã từng trao truyền giáo pháp cho tất cả các bạn và có cơ duyên giúp các bạn một số ít Phật pháp, nhưng quan trọng là bạn phải liên tục duy trì mong muốn thực tập thiền định và nghien cứu Phật pháp sâu sắc hơn. Sau đó, nếu có thời gian, có lẽ bạn có cơ hội để thực tập thiền định một cách sâu sắc hơn.

                                                        

                                                      Chương 11

                                                         Vấn Đáp

                                                              Lama Yeshe

Những câu hỏi hay nhất thông qua thiền định

         Bất cứ khi nào các vấn đề của nhân loại sanh khởi, thay vì bồn chồn và lo lắng, tốt hơn bạn hãy thực tập thiền định và quán chiếu. Thiền định giống như một cái máy vi tính—bất cứ khi nào người bình thường có vấn đề, thì họ tìm lời giải đáp trên máy vi tính của mình; tương tự, bất cứ lúc nào các thiền sinh gặp phải vấn đề, thì họ thực tập thiền. Và thông qua thiền định, họ có được những giải đáp. Lời giải đáp nằm ở đó; tâm yên tỉnh và trong sáng phát sinh ra trí tuệ nhận thức không gian dẫn tới những câu giải đáp. Tâm mê mờ là một trở ngại; nó tạo nên những giải đáp vô hình. Vì vậy, thiền định thực sự là cách tốt nhất để quan sát và tìm ra những giải pháp cho các vấn đề của bạn.

          Chúng ta luôn luôn nghỉ mình có những lời giải đáp bằng cách đặt câu hỏi và đó là sự thực dựa trên một tiêu điểm; những điều chắc chắn có thể được trả lời theo cách đó. Tuy nhiên, nếu bạn không biết, thì ngay cả khi đức Lama cho bạn một câu trả lời chính xác, nó cũng thực sự không trở nên cân xứng; nó vụt qua trong trí óc của bạn. Điều đó xảy ra bởi vì cách bạn hỏi là không nghiêm túc. Nếu bạn muốn đặt câu hỏi về một điều gì đó một cách sâu sắc và đích thực, thì định nghiêm túc dựa trên nó, thì khi câu trả lời xuất hiện, nó có sức mạnh vô cùng. Bạn trở thành câu trả lời và hiểu biết; nó không chỉ còn như một số lập luận thiển cận. Thông thường, khi cật vấn ai đó một câu hỏi và người ấy nói “điều này, điều này, điều này”, thì bạn nhận được một ít trí tuệ, nhưng chúng ta không xem đó là trí tuệ đích thực.

          Vì vậy, thiền định thực sự có giá trị; nó cho bạn câu trả lời mà bạn muốn. Thiền định là chiếc máy tính cá nhân đích thực. Những câu trả lời bạn tự mình khám phá qua thiền định trở nên có ý nghĩa hơn, sâu sắc hơn nhiều so với những câu trả lời mà người khác giải đáp các câu hỏi của bạn. Bạn hỏi: “xin có thể cho tôi biết blah, blah, blah (lời huênh hoang, ba hoa) không?”; người khác trả lời “blah, blah, blah”; bạn nghỉ “vâng, điều đó là thế”. Tuy nhiên, sau đó, vấn đề khác xuất hiện chiếm hữu tâm mình bởi vì bạn không có sự tập trung sâu sắc để tận diệt mê lầm của vọng tưởng. Đó là lý do tại sao mà tôi luôn luôn nói rằng nhân loại có sức mạnh vô cùng. Thật tiềm năng, chứng ta có sinh lực tuyệt vời; chúng ta phải sử dụng nó theo cách chuyên nghiệp nhất.

          Mỗi con người đều có phẩm chất tuyệt vời. Nếu chỏ nhìn vẽ hời hợt bên ngoài của con người, chúng ta sẽ không bao giờ nhận thấy nét đẹp đích thực, nhưng nếu nhìn sâu hơn vào các phẩm chất con người của họ—những gì con người có thể thực hiện, các hoạt động tích cực mà họ tạo ra và năng lực của tâm thức con người—chúng ta sẽ thấy mọi người rất tuyệt vời. Trên thực tế, tất cả chúng sanh trong vũ trụ đều có một số phẩm chất tuyệt vời.

          Nếu mọi thứ hiện hữu trên đời này vốn trở nên tốt đẹp, thì không có cách nào để tâm khổ đau sanh khởi. Quan điểm về tâm khổ đau là mê mờ—chủ thể và tâm dựa vào hoặc phụ thuộc vào đối tượng nhận thức của nó. Việc chuyển hóa thế giới ngoại tại trở thành tuyệt đẹp tức là nhằm ngăn ngừa tâm xấu ác sanh khởi bằng cách không tạo khoảng trống cho nó.

          Vì thế, thực sự rất có giá trị mà bạn, những người đã từng nhận thức rõ hạnh phúc không thể được tìm thấy chỉ trong thế giới cảm giác đơn thuần, đang tìm kiếm một cuộc sống an vui qua hạnh phúc nội tại, chan đầy niềm tin—chứ không phải “có lẽ, có lẽ”—đây là cách thức. Bạn phải đưa ra quyết định dứt khoát. Nếu tâm của bạn vẫn còn nghỉ ngờ “có lẽ siêu thị có đủ mọi thứ mà tôi cần”, thì sự thiền định của bạn sẽ không tốt và bạn sẽ không đạt được bất cứ hiểu biết nào.

          Ngoài ra, bạn không nên hoang phí đời mình vào những theo đuổi vô ích. Ví dụ, có quá nhiều rác ở trên ti vi; khi nhìn thấy nó, trong vô thức sâu thẳm của bạn tự động hấp thu sự phản ảnh rác bẩn đó. Vì vậy, bạn phải sử dụng trí tuệ phân biệt nhằm ước định những gì mình đang thể hiện là có giá trị hay không.

          Tôi không cho rằng chính ti vi là xấu. Tôi cho rằng tùy thuộc vào tâm của mình mà bạn phải kiểm tra những gì mình đang xem là có ích hay không. Nó có dẫn đến trí tuệ hoặc hoàn toàn là sự chấp thủ cố hữu khiến xung đột xảy ra trong tâm bạn? Hãy quán sát. Điều này thực sự có giá trị.

          Thực chất, tốt hơn nhiều bạn nên xem ti vi nội tại của tâm mình. Thông thường, xem ti vi rât buồn chán; các chương trình củ kỉ tương tự cứ lập đi lập lại các chủ đề củ kỉ tương tự. Bạn thực sự không muốn xem. Tuy nhiên, khi bạn quán chiếu tâm mình, nó rất lạ thường; nó thú vị hơn nhiều. Luôn luôn có một điều gì đó mới mẽ; nếu bạn nghỉ về nó, thì mọi kinh nghiệm đều trở nên mới mẽ. Đây mới là sự thật đích xác. Tôi không hề cường điệu hóa sự việc. Mỗi giây phát của tâm trở nên rất thú vị. Nếu bạn quán chiếu tâm mình tròng 10 hoặc 20 phút một ngày, thì nó rất có giá trị.

          Ở Tây Tạng, sau khi lắng nghe những pháp thoại lam-rim (con đường tuần tự dẫn tới giác ngộ) và nhận được trí hiểu biết trong sáng rõ ràng, nhiều người ẩn tu để áp dụng những pháp thoại ấy vào trong hành động; họ thử nghiệm để thấy rõ liệu những gì đức Lama đã trình bày thực sự có tác dụng hay không. Họ đã nghiêm túc quán chiếu. Tất nhiên, đời sống người phương Tây quá bận rộn đến nổi bạn không có thời gian để thực hiện những khóa ẩn tu dài hạn, nhưng nếu thỉnh thoảng bạn có thể bỏ ra hai hoặc ba ngày trong một tuần để nghiêm túc thực tập thiền, thì nó sẽ rất có năng lực và giá trị nhất.

          Đối với hội thảo này, chúng tôi đã trình bày quá nhiều khiến bạn không có thời gian để thực tập thiền; nhưng nếu chúng tôi để thời gian thực tập thiền nhiều hơn, thì bạn sẽ không tiếp thu được những pháp thoại cần thiết, vì vậy, chúng tôi chỉ cố gắng với cách tốt nhất có thể.

          Bây giờ, tôi cố gắng trả lời bất cứ câu hỏi nào các bạn nêu ra, nảy sinh trong tâm mà những câu trả lời đích thực là những gì bạn có được qua thiền định. Như tôi đã đề cập trước đây, những câu trả lời đó có ý nghĩa và sức mạnh phi thường. Thông thường, những câu trả lời bằng miệng không chứa đầy đủ ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu có những nghi vấn quan trọng, thì bạn cứ hỏi.

          Hỏi: Lama, năm ngoái ở Nepal, Ngài đã nói Tỳ-kheo-ni thực hành nhiều hơn Tỳ-kheo 100 giới. Cũng vậy, chúng con  thấy các bức ảnh Tara nhiều hơn chúng con thực tập theo những biểu hiện nam tính của đức Phật. Vì vậy, con tự hỏi liệu Ngài có thể nói một số điều về phụ nữ. Xin lỗi Ngài!

          Lama: Đức Phật đã trao truyền cho Tỳ-kheo tổng cộng là 253 giới và Tỳ-kheo ni 364 giới. Lý do khác biệt này là vì phụ nữ có trí tuệ phi thường và tâm trí rất nhạy bén. Thông thường, đàn ông khá chậm chạp nhưng phụ nữ có thể ghánh vác nhiều việc cùng lúc và lập tức có những quyết định mau lẹ hơn nhiều. Hơn nữa, cách mà cơ thể phụ nữ được cấu tạo khiến họ trở nên nhạy cảm hơn trước những biến động của mặt trời, mặt trăng và trái đất, đồng thời họ kinh qua những thay đổi nội tại hàng tháng. Tất cả điều này có ảnh hưởng về mặt tâm lý. Vì vậy, tâm thức của người phụ nữ thay đổi nhanh hơn nhiều so với tâm thức của đàn ông. Phụ nữ rất thông minh. Họ có trí tuệ để nhanh chóng sắp đặt nhiều thứ lại với nhau.

          Ngoài ra, ham muốn  của phụ nữ không xuất hiện thường xuyên, nhưng khi bộc phát thì nó rất mạnh mẽ và tồn tại trong một thời gian dài; nó có thể cảm thấy rất khó chịu, giống như bị kim đâm. Đàn ông cũng có ham muốn, nhưng trong khi nó thường xuyên tồn tại, nó không mạnh mẽ như phụ nữ.

          Hỏi: Như vậy, số lượng giới luật lớn hơn là bởi vì phụ nữ ít có khả năng kiềm chế ham muốn?

          Lama: Vâng, đúng như vậy. Đó là lý do tại sao mà tôi nói về điều này.

          Hỏi: Vậy, được sinh ra làm nữ giới là một ác nghiệp?

          Lama: Không, không nhất thiết là thế. Bạn đã hỏi một câu hỏi chung chung, vì vậy, tôi trả lời tổng quát. Cá tính đích thực của phụ nữ có sự chế ngự lớn lao. Có những vị Phật bà. Do đó, thực chất, bạn không thể khái quát hóa. Tuy nhiên, đức Phật cho rằng đàn ông và phụ nữ đều có tiềm năng như nhau để chứng đắc giải thoát trong đời này. Hơn nữa, đức Phật vốn không chỉ dùng ngôn từ—Ngài đã cho thấy phương phps, con đường dẫn tới giải thoát. Bởi vậy, sự giải thoát của phụ nữ—giải thoát nội tại—rất tốt. Dù sao, phụ nữ vẫn có những phẩm chất và khả năng mà đàn ông không có và ngược lại. Cả hai đều có những đặc điểm cá nhân của chính họ.

          Hơn nữa, khi nêu  ra quy định cho phụ nữa, đức Phật đã dạy rằng trước tiên chúng ta nên trao cho họ năm giới[31]—giới luật là cách chúng ta bắt đầu huấn luyện tâm—quan sát trong vòng một tháng, sau đó có lẽ tám tháng hoặc nhiều hơn nữa. Hãy tiến hành từ từ và chờ đợi, đôi lúc mất thời gian một năm, sau đó, quan sát kỉ xem cô ấy có thể chế ngự được tham muốn của mình hay không. Theo truyền thống, điều đó rất nghiêm ngặt; mục đích là phải chắc chắn. Tất nhiên, thông thường, phụ nữ cũng có điều tương tự với đàn ông. Họ có những ham muốn khó kiềm chế. Nhưng đàn ong cũng có những đặc tính riêng biệt của mình cả trên mặt lý lẫn sinh lý. Tuy nhiên, bạn không thể cho rằng đàn ông có thể đạt được giải thoát hoặc giác ngộ còn phụ nữ thì không thể. Đó là điều không thể xảy ra. Ở Tây Tạng, đôi lúc các vị Thượng Tọa cũng tham vấn giáo nghĩa từ các Ni sư đạo cao đức trọng.

          Hỏi: Nếu một người thoát khỏi chấp thủ hoặc ghanh ghét trong đời này, thì người ấy sẽ được tiếp xúc gặp gở những người hoặc những nơi tương tự trong kiếp sau?

          Lama: Vâng, điều đó có thể. Nó cũng trở nên hợp lý. Trong đời này, nếu tập luyện tâm mình như vậy, thì bạn càng ít chấp thủ, nên tại thời điểm chết , quyết định mạnh mẽ và sức mạnh của nghị lực tâm thức về nghiệp của bạn có thể đưa bạn vào mối tiếp cận hoàn hảo với những người hoặc nhưng nơi chốn quen thuộc để có cơ hội tiếp tục giúp đở họ.

          Hỏi: Hôm qua, Ngài nói rằng một người không thể trở thành kẻ mộ đạo nếu anh ta dí súng và bắn vào người khác mộ đạo. Tuy nhiên, những gì gây phiền muộn cho tôi là điều Ngài nghe các Tăng sĩ Thái Lan đã chúc phúc cho những khẩu súng được sử dụng ở Việt Nam sau đó, các Tăng sĩ Việt Nam tự thiêu ở Sài Gòn, Tăng sĩ Tây Tạng cởi bỏ áo cà sa và chiến đấu với người Trung Quốc. Xin Ngài có thể giải thích tất cả điều này?

          Lama: Cám ơn bạn, đó là câu hỏi rất hay. Tôi nghỉ các Tăng sĩ chúc phúc cho những khẩu súng để thực hiện như vậy là mắc phải khái niệm sai lầm, bất kể họ là ai. Trên phương diện tâm lý, điều đó sẽ quay lại phiền họ. Đối với Tăng sĩ tự thiêu ở Sài Gòn, có thể có hai lý do. Nếu anh ta có lóng từ bi vô hạn vì dân tộc Việt Nam đang chịu đựng khổ đau trong chiến tranh mà tự thiêu để bày tỏ khổ đau của họ, thì tôi không nghỉ đó là ngu xuẩn; nhưng nếu anh ta khong có lòng từ bi mà chỉ tự thiêu vì tức giận, thì đó là điều ngủ xuẩn.

          Hỏi: Thực sự có chuyện các Tăng sĩ Tây Tạng đã từng cởi bỏ áo cà sa, chiến đấu với người Trung Quốc và đã giết một số người?

          Lama: Vâng, một số tăng sĩ Tây Tạng đã từng làm việc đó. Có những hình thức khác biệt của Tăng sĩ Tây Tạng. Khi người Trung Quốc đến xâm chiếm, một số Tăng sĩ đã trả lại ya áo cho các bậc trưởng lão, những vị vốn không muốn chiến tranh xảy ra. Bạn không thể chấm dứt sự thù hận cá nhân đó. Thực chất, họ đã sai lầm khi thực hiện điều ấy. Nếu họ hỏi một vị trưởng lão liệu họ có nên thực hiện việc đó hay không, thì vị trưởng lão ấy đã nói “đó là ngu xuẩn; một khái niệm sai lầm. Bạn muốn chiến đấu thì cách tốt nhất là phải trở thành một người lính. Bạn muốn từ bỏ việc trở nên một thành viên của đoàn thể, Tăng già tốt nhất để tham gia vào quân đội?”. Vị tu sĩ đó sẳn sàng trở thành một người lính; anh ta đang chiến đấu với kẻ thù nội tại của các vọng tưởng, đó là những gì thực sự lôi cuốn anh ta. Đó là một vấn đề lớn; bạn có quyền để yêu cầu.

          Có nhiều tôn giáo trên thế giới, nhưng Phật giáo nằm ở trung gian của các tôn giáo ấy. Khi tín đồ của họ hành động trong những cách thức sai lầm, thì đó không phải là tôn giáo sai lầm; đó là những người có khái niệm sai lầm. Đó không chỉ là khái niệm sai lầm, mà còn buông lung chấp thủ quá mạnh mẽ: “ồ, dân tộc của tôi, đất nước của tôi…tôi chắc chắn bị mất nơi mà mình ăn uống và ngủ nghỉ”. Vì thế, do không kiềm chế được chấp thủ, nên các Tăng sĩ Tây Tạng này từ bỏ giới uật trong Tăng đoàn của họ và lao vào chiến đấu. ôi cho rằng họ thật ngu xuẩn. Đó thực chất là những gì tôi đã trình bày trước đây. Tôi thậm chí không xem những người ấy là Phật tử. Họ quá dễ xúc cảm; trí tuệ của họ quá hạn hẹp.

          Hỏi: Chúng ta sẽ làm gì nếu nhận biết tâm tiêu cực của mình? Chúng ta chỉ đối mặt với nó hoặc phản ứng lại nó? Đôi lúc sự phản ứng dường như có tác dụng hơn nếu không muốn đối mặt với nó.

          Lama: Tình huống nào bạn muốn nói? Hãy dứt khoát.

          Hỏi: Ví dụ, khi chúng ta đang thực tập thiền và nhận thấy “ồ, bây giờ tôi rất kiêu hảnh, hoặc “bây giờ tôi tức giận”, vậy, chúng ta chỉ nhận biết điều này và tự nhủ “vâng, tôi tức giận” hoặc chúng ta nói “tôi tức giận và điều này không tốt”? Chúng ta làm gì với tâm tiêu cực? Khi nhận thấy tâm tiêu cực, chúng ta phải làm gì?

          Lama: Khi nhận thấy tâm tiêu cực (ác tâm) của mình đã sanh khởi, thay vì chỉ để nó trôi qua, bạn phải áp dụng giải pháp thích hợp. hậm chí tốt hơn, ngay khi nhận thấy tâm tiêu cực bắt đầu sanh khởi, bạn hãy khiến nó dừng lại ở đó; đừng để nó đi xa hơn nữa. Nhiều nhà tâm lý học phương Tây cho rằng khi bạn trở nên tức giận, hãy để nó biểu hiện , chứ đừng tận trừ nó; họ bảo bạn trở nên tức giận hơn. Họ có ý tốt, nhưng theo tâm lý học của Phật giáo thì họ đã sai lầm. Mỗi giây phút tức giận gây ra dấu tích của nghiệp; mối giây phút không kiềm chế tức giận đều tạo nên năng lực của hận thù trong bạn.

          Điều tốt hơn là phải nhận biết sự tức giận trong bạn và ngay khi cảm thấy nó bắt đầu sanh khởi, thay vì để nó xuất hiện nhằm quan sát và biểu lộ nó, bạn hãy nổ lực chuyển hóa nó. Đó là cách tốt nhất. Tâm lý học phương Tây nói “không, không, không…đừng giữ năng lực tức giận kinh khủng trong người bạn, hãy để chúng xuất hiện; hãy biểu lộ sự tức giận của bạn”. Do vậy, điều đó cho phép con người cứ không khai tức giận. Đó là điều ngu xuẩn. Nó không tốt bởi vì tiềm năng tức giận của bạn xuất hiện. Thực chất, bất cứ hành động nào bạn thực hiện thực hiện lại—tích cực hoặc tiêu cực—đều thiết lập nên tiềm năng tương ứng.

          Ở đây, tôi sẽ nêu ra một ví dụ cho dể hiểu. Làm thế nào để kiềm chế tức giận nếu bạn gặp phải khó khăn lớn trong việc thực hiện như vậy? Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn mang đến cho tâm bản chất riêng biệc của tức giận. Trên tất cả, sự tức giận xuất phát từ nguồn gốc của vô minh, và nguyên nhân tương tác cho sự sanh khởi của nó là sự thiết lập nên mê tín sâu đậm. Chức năng của nó là hũy diệt tất cả an vui của bạn. Ngay cả khuôn mặt của bạn cũng trở nên bức tranh đau khổ. Hãy quan sát khuôn mặt của những người luôn luôn tức giận: họ thường xuyên trở nên căng thẳng và khó chịu. Hãy quan sát; họ có sự khác biệt.

          Dù sao, điều trước tiên vào buổi sáng, bởi vì bạn không tức giận trong thời điểm đó, nên hãy quan sát các nhược điểm của tức giận và thấy rõ bản chất của tức giận là gì. Sau đó, bạn hãy phát khởi nhiều từ bi cho chính mình: “nếu cư xử theo kiểu này, tôi sẽ phá hoại đời mình.Tuy nhiên, điều đó không chỉ riêng tôi. Tất cả những sinh vật trong vũ trụ này cũng hủy hoại cuộc sống tốt đẹp, an vui của họ bằng sự tức giận. Tức giận trong một giây lát có thể hủy hoại cuộc sống của một cặp vợ chống đã gắn bó với nhau nhiều năm. Họ thực hiện điều này cho chính họ. Đó là điều hết sức dại dột. Bản chất của tức giận là sự ngu xuẩn thuần túy; hôm nay, tôi sẽ hoàn toàn không tức giận. Hôm nay, tôi hiến dâng đời mình cho sự đối nghịch với tức giận: kiên nhẫn. Từ nay trở đi, vào mỗi buổi tối đi ngủ, tôi sẽ kiểm soát sự tức giận của mình, với nhiều từ bi cho tất cả chúng sanh trong vũ trụ”.

          Khi thực hiện quyết định đó vào buổi sáng, thì suốt ngày bạn cũng thể hiện giống như vậy. Vào chiều tối, bạn hãy quán sát: “thật ngạc nhiên! Hông thường, tôi luôn luôn tức giận, nhưng hôm nay tôi hoàn toàn không tức giận. ôi quá vui mừng, quá sung sướng và quá hạnh phúc”. Sau đó, hãy dâng sinh lực tích cực của bạn cho những người khác và vui vẽ đi ngủ.

          Ngày kế tiếp, hầu như bạn không cần phát khởi năng lực mãnh liệt để duy trì sự kiếm soát của mình nữa, mà nó sẽ tự nhiên dể dàng xuất hiện. Ngày kế tiếp đó, nó trở nên dễ dàng hơn…và ngày kế tiếp nữa cho đến khi bạn đã kiểm soát sự tức giận của mình trong một tuần. Nếu bạn có thể kiểm soát sự tức giận của mình trong tuần này, thì tuần sau chắc chắn nó sẽ dễ dàng kiểm soát hơn. Sau đó, bạn có thể kiểm soát nó trong một tháng. Vì vậy, tháng sau dó sẽ trở nên dễ dàng kiếm soát sự tức giận. Sau đó, bạn có thể kiểm soát nó trong một năm. Khi đã thực hiện điều đó thuần thục, thì hầu như bạn sẽ không bao giờ trở nên tức giận nữa. Cuối cùng, bạn kết thúc bằng cách nói với mọi người rằng “tôi nhận thấy không thể tức giận. Xin bạn chỉ dạy cho tôi cách thức kiểm soát?”. Bạn phai đến trường học tức giận để học cách thực hiện điều đó! Nó có thể. Đó là sự thật. Bạn có thể đạt được đỉnh điểm nơi không có cách nào mà bất cứ ai có thể khiến bạn tức giận.

          Vì vậy, đó là một câu hỏi hay và thực tiển. Chỉ cần chấm dứt vấn đề của tức giận là có giá trị nhất; đó là điều phi thường. Bản chất của tức giận là khổ đau và tâm tức giận là buồn bực lo lắng. Những người tức giận phải chịu nhiều đau khổ; khuông mặt của họ đổi khác và họ hoàn toàn đánh mất an vui trong cuộc sống của mình. Do đó, ít nhất, chế ngự tức giận của bạn là điều có giá trị nhất. Nếu vợ chồng không có tức giận lẫn nhau, thì không có cách nào cuộc sống của họ sẽ trở nên khổ đau; khổ đau không thể xảy ra. Họ sẽ luôn luôn có mối quan hệ tốt, một gia đình tốt và chuyển biến tốt.

          Nhiều lúc, người phương Tây quá thông minh, họ luôn luôn tìm kiếm một số phương thức thiền định cao hơn. Tuy nhiên, họ không thực tiễn. Nếu bạn chỉ thực tập bằng cách không bao giờ trở nên tức giận, thì đó là điều rất có giá trị. Chính nó là tự do, là giải thoát nội tại; đó là điều thực tiễn hơn và rất có giá trị—trong cuộc sống hằng ngày gian thiệp với mọi người, vì vậy, bạn không tức giận với vợ, chồng, bạn bè của mình hay bất cứ ai. Bạn luôn luôn có một thời gian tốt đẹp.

          Hỏi: Xin Ngài có thể nói thêm về sự dân hiến phước đức?

          Lama: Chúng ta có sự việc tương cho lý do tại sao mình dân hiến tiềm năng của phước đức. Giả sử bạn đang cưỡi một con ngựa to lớn và hùng mạnh. Nếu không có dây cương, thì con ngựa ấy sẽ chạy loạn xạ và bạn sẽ không đến được nơi mà mình muốn đi. Mặc dù sinh lực của con ngựa hoàn toàn khỏe mạnh và nó có thể thực sự chạy rất tốt, nhưng không chế ngự nó, bạn sẽ bị té và gây tổn thương trầm trọng cho bản thân bạn. ương tự, nếu có tiềm năng phước đức mạnh mẽ và không dâng hiến, nếu một ai nói điều gì đó khiến bạn trở nên tức giận, thì phước đức của bạn lập tức biến mất.

          Việc tạo ra phước đức và hủy hoại nó cũng giống như việc trước hết bạn lau chùi sàn nhà , rồi khi đã hoàn tất, bạn đưa tất cả những vật dơ bản vào khiến sàn nhà trở nên dơ bẩn lại. Đây là một ví dụ hay về những gì thông thường chúng ta làm. Do vậy, bạn nên cống hiến bất cứ tiềm năng phước đức mãnh liệt nào, thay vì để nó biểu lộ mà không có sự chế ngự, giống như con chiến mã không có dây cương.

          Cũng vậy, bất cứ khi nào dâng hiến năng lực tích cực của mình cho người khác, thì năng lực mà bạn dâng hiến đều giống như một giọt nước chảy vào đại dương—khi đại dương vẫn còn, thì giọt nước ấy không hề tan biến. Tương tự, khi bạn gởi năng lực tích cực của mình vào ngân hàng giác ngộ vì lợi ích cho người khác, thì nó trở nên vô tận.

          Không chỉ có vậy. Khi làm điều gì đó tích cực, thì bạn có thể tự nhiên cảm thấy hãnh diện: “ồ, tôi đã thực tập thiền định ttoots như vậy”. Sự hãnh diện là một vấn đề thuộc về tâm lý; sự dâng hiến là giải pháp. Do vậy, rất quan trọng để dâng hiến phước đức của bạn. Nếu không, chúng ta thường sanh khởi kiêu ngạo, khoe khoang rằng “tôi đã làm điều này, tôi đã làm điều kia”. Bạn tạo nên một sự phô trương to lớn về phước đức của mình. Việc cống hiến phước đức giống như gởi tiền vào ngân hàng. Bạn gởi tiền của mình vào nhà băng để bảo vệ nó; việc dâng hiến phước đức nhằm bảo vệ nó trong ngân hàng nội tại của bạn.

          Hỏi: Khi làm một điều gì tốt đẹp, thì Ngài biết nó cho mục đích gì, đó là sự cống hiến?

          Lama: Không, đó không phải là sự cống hiến. Sự cống hiến là tâm phải nhỉ rằng “tôi vốn không thực hiện hành động tích cực (thiện nghiệp) này vì giúp dở hoặc hạnh phúc cho riêng mình mà hoàn toàn vì lợi ích của người khác”.

          Hỏi: Vì vậy, Ngài để nó tự đi qua?

          Lama: Vâng, bạn hãy để nó đi qua; hãy đặt năng lực của bạn theo một phương hướng. Tuy nhiên, đừng để nó đi qua giống như con ngựa chiến không được thuần phục. Nếu tôi trình bày chi tiết về phước đức, thì sẽ mất nhiều thời gian, nhưng nói ngắn gọn, thì nó dể dàng cống hiến phước đức một cách chính xác; bạn phải mang đến cho tâm tánh không của ba lãnh vực: chính bạn, người cống hiến phước đức; bản thân phước đức; và cách mà bạn cống hiến. Cống hiến với hiểu biết về bản chất trống không của ban lãnh vực ấy là cách tốt nhất để cống hiến, hoàn toàn có giá trị. Cống hiến với trí tuệ nhận thức trong sáng là giải thoát khỏi tất cả những khái niệm sai lầm của  cố chấp tự ngã về ba lãnh vực ấy. Đây là Bát-nhã-ba-la-mật-đa[32]—trí tuệ hoàn hảo—cách thức cống hiến. Nó rất khó, nhưng nếu có thể chế ngự, thì bạn sẽ thực hiện nó theo cách đó. Nếu không, sự cống hiến của bạn sẽ lẫn lộn với chấp thủ. Ở Tây Tạng, chúng ta gọi điều này là ngo-wai kor-sum—cống hiến xoay quanh ba lãnh vực.

          Hỏi: Nên sử dụng tràng hạt như thế nào?

          Lama: Tràng hạt được sử dụng để những câu thần chú (hoặc câu niệm Phật). Đôi lúc, chúng ta có một số lượng chắc chắn về những câu thần chú mà mình đếm dựa trên cơ bản hằng ngày hoặc trong khóa tu và chúng ta sử dụng nó cho việc đó. Rong một số khóa tu, bạn phải trì tụng 1, 2, 5 hoặc thậm chí mười triệu câu thần chú; mỗi ngày chúng ta chú nguyện cho tràng hạt của mình và dùng nó để đếm số lượng các câu thần chú mà mình trì tụng. Chúng ta cũng sử dụng nó để điều trị những bệnh tật nào đó. Ví dụ, một số người mắc bệnh thuộc về tinh thần và có thể chữa khỏi bằng cách đặt tràng hạt lên trên đầu của họ, nhưng người thực hiện điều này cần phải có kinh nghiệm lâu dài và phải tiếp nhận được năng lực của tràng hạt.

          Hỏi: Chúng ta có thể bỏ qua thời gian, như sự tái sanh trong quá khứ?

          Lama: Không, điều đó không thể xảy ra. Mỗi sự tái sanh à kết quả của nghiệp ở kiếp trước và xảy ra trong một môi trường khác biệt, vì vậy chúng không bao giờ giống nhau. Ví dụ, từ khi chào đời cho đến bây giờ, bạn đã sống với cùng một gia đình trong cùng một căn nhà ở Lodon—bạn cảm thấy dường như mình và mọi thứ xung quanh đều giống nhau. Nhưng nếu quan sát cẩn thận, từ khi mình mới chào đời, thì mỗi giây phút, môi trường hoàn cảnh và kinh nghiệm của bạn đều đã thay đổi; mọi thứ hoàn toàn khác biệt. Nếu  chỉ nhìn vào mọi thứ bên ngoài , thì  chúng ta có thái độ “ồ, mỗi buổi sáng, tôi uống cà phê, tôi cùng ăn sáng, tôi có gia đình này, căn nhà này…tất cả đều giống nhau”. Tuy nhiên, chúng không giống nhau; nếu suy nghỉ chúng giống nhau, thì đó là một sự nảy sinh khái niệm sai lầm về ngoại tại.

          Nếu quan sát kinh nghiệm cuộc sống của mình một cách có khoa học, thì bạn sẽ thấy rằng mỗi kinh nghiệm đều khác nhau. Ngay cả từ khi bắt đầu buổi hội thảo này cho tới bây giờ, mọi thứ đều khác biệt: các kinh nghiệm, nhận thức, quan điểm và hiểu biết của bạn.Tất nhiên, bạn có thể nói một điều gì đó giống như “nắm ngoái, tôi vốn là một người phụ nữ da đen; có lẽ trong đời sau, tôi vẫn là một người phụ nữ da đen”. Những gì bạn đang hỏi là hình dáng bên ngoài của một vật phải không? Điều đó có thể xảy ra, nhưng không có cách nào bạn khẳng định chính xác giống đúc như bạn trong kiếp trước. Nó có rõ ràng không? Có lẽ tốt hơn bạn nên hỏi tôi câu hỏi của bạn một lần nữa.

          Hỏi: Ngài cho rằng nghiệp luôn luôn hướng về phía trước?

          Lama: Vâng, diều đó là chính xác. Nghiệp không thể đi thụt lùi. Nếu đi thụt lùi, thì nó sẽ có thể khiến tôi trở thành một đứa bé năm tuổi trong đời này.

          Hỏi: Có nhiều người trở thành trẻ con khi họ về già?

          Lama: Thôi nào, người anh em! Đó chỉ là ngôn ngữ phố chợ. Chúng cần bàn thảo điều này theo khoa học. Khi bàn uận một cách chung chung, chúng ta thường nói “tâm của bạn như tâm của một đứa bé”. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa người ấy trở thành một đứa bé. Chúng ta đang nói về một người trăm tuổi trở thành một đứa bé năm tuổi. Điều đó không thể xảy ra. Theo khoa học, bạn có thể chứng minh được điều đó xảy ra? Bạn có thể nói một ai đó giống như một đứa bé; điều đó không có nghĩa người ấy là một đứa bé.

          Hỏi: Nhưng dường như mọi thứ chạy quanh một vòng tròn?

          Lama: Vâng, mọi thứ đều tuần hoàn, nhưng chính những kinh nghiệm đều khác nhau. Bạn không thể nói chúng luôn luôn giống nhau. Neus quan sát một cách có khoa học, bạn sẽ thấy rằng chúng có sự khác biệt.

          Hỏi: Ngài có thể nói chính xác những loại thiền nào chúng ta nên thực tập khi mới thức dậy vào buổi sáng và ngay trước khi đi ngủ vào buổi tối?

          Lama: Hình thức thiền định tốt nhất để thực tập vào buổi sáng là phát triển sự tập trung vào một điểm duy nhất; buổi tối, bạn nên thực tập thiền thanh lộc chính mình. Trước khi đi ngue, bạn hãy quan sát các hoạt động trong ngày của mình: “sáng nay, từ khi thức dậy, tôi đã làm nhiều điều và đã đi nhiều nơi”. Vì vậy, bạn hãy quán chiếu: “tâm nào mà tôi đã sanh khởi ở đây? Tâm nào mà tôi đã sanh khởi ở đó?”. Hãy quán sát cách mà nhiều tâm tiêu cực và nhiều tâm tích cực bạn đã sanh khởi. Kết quả chắc chắn bạn sẽ đạt được là “hấu hết các hành động của tôi là tiêu cực; không có quá nhiều hành động tích cực”. Vì vậy, trước khi đi ngủ, bạn hãy thực tập thiền thanh lộc chính mình và rồi đi ngủ với một tâm trong sáng, an vui và hạnh phúc. Loại thiền đó rất hữu ích.

          Thực chất, tốt nhất là không nên đi ngủ với tâm mơ hồ, bực bội. Nếu đi ngủ trong một tình trạng bối rối, thì bạn sẽ không phát huy được năng lực định tỉnh suốt đêm. Ví dụ, nếu đi ngủ với tâm tức giận, thì năng lực tức giận sẽ thiết lập trong tâm bạn suốt đêm. Do vậy, tốt hơn hết là khiến tâm mình trở nên yên tỉnh và trong sáng trước khi bạn đi ngủ. Nếu thực sự có thể đi ngủ trong thiền định, thì toàn bộ năng lực giấc ngủ của bạn trở thành con đường an vui vô tận dẫn tới giải thoát. Vì vậy, việc thực tập thiền trước khi đi ngủ là vô cùng hữu ích. Và chúng tôi cũng có những phương pháp đặc biệt để thực tập thiền trong khi bạn đang ngủ được gọi là du-già giấc mộng, tức những kết quả cao hơn của con đường tuần tự dẫn tới giải thoát, vì vậy, bạn có thể nghiên cứu những phương pháp đó về sau.

          Đó là một đề tài vô cùng thực tiễn. Khi thức dậy vào buổi sáng, thay vì nghỉ đến cuộc sống thế tục với đầy dẫy xung đột, “tôi sẽ làm gì hôm nay?” và lao vào nhà bếp vì tâm của bạn ngay lập tức nghỉ đến tủ lạnh, bạn hãy từ từ thức dậy và thực tập thiền. Việc thư giãn làm cho tâm bạn trở nên yên tỉnh, trong sáng và cống hiến tự thân khiến cuộc sống ngày này có ý nghĩa theo phương thức cao cả nhất thay vì sống như một con thú. Cách đó khiến bạn không lăng xăng suốt ngày bởi vì quyết tâm mãnh liệt sanh khởi vào buổi sáng bảo vệ bạn trên con đường đúng đắn. Dù ai đó đột nhiên đánh mình, nhưng bạn vẫn chế ngự được. Điều đó có thể xảy ra nhờ vào năng lực ý chí của tâm.

          Tôi nói cho bạn biết rằng tâm của bạn có năng lực phi thường. Bạn phải biết cách khám phá. Chúng ta nghỉ rằng các hiện tượng bên ngoài rất mạnh mẽ nhưng chúng hoàn toàn giả tạo. Năng lực đích thực đang ở trong chúng ta. Chúng ta đã tạo ra tất cả những điều này; năng lực nội tại của chúng ta biểu hiện thế giới ngoại tại. Nếu điều chỉnh năng lực này hướng vào trong tâm, thì chúng ta có thể tạo ra nhận thức nội tại của giác ngộ. Đó là lý do tại sao việc phát khởi động lực thúc đẩy thích đáng vào buổi sáng là rất quan trọng.

          Cám ơn những câu hỏi của bạn. Bây giờ, một trong những thiền sinh đã may các nút áo cho ngài Văn Thù Sư Lợi là một điềm rất tốt đẹp. Ngài Văn Thù Sư Lợi là biểu hiện cho trí tuệ nhận thức, vì vậy, bây giờ tôi sẽ chú nguyện vào những nút áo này và hiến tạng cho bạn. Tôi cũng sẽ trao truyền cho bạn thần chú của ngài Văn Thù Sư Lợi để dể dàng phát huy trí tuệ nhận thức trong bạn.

          Sự trao truyền thần chú

          Bây giờ, bạn có thể thực hiện, thay vì mường tượng tôi, Thubten Yeshe, đang ngồi ở đây với tâm thân bằng bằng thịt này, ngay lập tức hãy chuyển hóa nó trtowr thành màu đỏ rực rở—thân ánh sáng sắc vàng của ngài Văn Thu Sư Lợi. Trong tâm tôi là trí tuệ vi diệu thuộc thần chú của ngài Văn Thù Sư Lợi. Từ thần chú này, một thần chú siêu việt tương tự biểu hiện và xuất phát từ trong tâm xuyên qua miệng của tôi như một tràng hạt. Năng lực ánh sáng tràng hạt này đi vào miệng bạn và đi xuống tim bạn ba lần: lần thứ nhất, nó đi vào tim tôi; lần thứ hai, nó đi xuyên vào câu thần chú đầu tiên; lần thứ ba, nó lại đi xuyên vào câu thần chú của tim bạn, khiến nó có năng lực  vững chắc, sức mạnh bền lâu thu hút những hiểu biết giác ngộ qua sự phát triển trí tuệ nhận thức của bạn.

          Trong khi tưởng tượng tất cả điều này, bạn hãy trì tụng câu thần chú:

          OM AH RA PA TSA NA DHIH; OM AH RA PA TSA NA DHIH; OM AH RA PA TSA NA DHIH.

          Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau trì tụng nó:

          OM AH RA PA TSA NA DHIH DHIH DHIH DHIH DHIH....(3 lần)

          Từ tim mình, màu vàng, đỏ hạnh phúc phát sáng lên khắp toàn cơ thể của bạn, cung cấp năng lượng an vui bất tận.

          Bằng cách tiếp nhận sự truyền trao thần chú này, bạn không cần bắt buộc phải trì tụng nó hằng ngày, nhưng cũng có thể nếu bạn thích; thực hiện như vậy sẽ trở nên có giá trị nhất. Đó là phương pháp đặc biệt trong việc chứng đạt trí tuệ nhận thức.

          Ví dụ, ở Tây Tạng, nếu một tu sĩ hiểu biết chậm chạp về các pháp, thì vị ấy sẽ thực tập thần chú của ngài Văn Thù Sư Lợi để nhanh chóng đạt được trí tuệ nhận thức. Cũng vậy, thần chú rất phi thường cho những người không thể nói chuyện lưu loát vì lưỡi của họ có vấn đề. Chỉ cần trì tụng sau một tháng, họ có thể nói chuyện lưu loát. Tôi không nói đùa đâu; đây là kinh nghiệm của nhiều người. Neus trì tụng chú này trước khi thuyết giảng hoặc đọc diễn văn, thì năng lực ngôn ngữ của bạn có thể tăng trưởng rất mạnh mẽ. Vì vậy, thực sự rất tốt để trì tụng thần chú siêu việt này. Ngài văn Thù Sư Lợi không phải ở ngoại tại; Văn Thù Sư Lợi là trí tuệ nhận thức siêu việt tối cao của tất cả chúng sanh đã giác ngộ chuyển hóa thành thân với ánh sáng sắc vàng đỏ như thế. Đó là những gì chúng ta gọi Văn Thù Sư Lợi—hiện thân của trí tuệ nhận thức.

          Kết luận

          Bây giờ, chúng ta đi đến kết thúc buổi hội thảo ngắn ngủi này. Tôi đã từng rất thích nó và rất vui khi gặp gở các bạn, những người thật tuyệt vời. Tôi mong thời gian tới chúng ta gặp lại để cũng nhau bàn thảo nhiều hơn; điều đó sẽ tốt hơn. Thời gian này, hơi vội vàng một tí, vì vậy, xin thứ lỗi cho chúng tôi. Tuy nhiên, nếu có bất cứ thắc nào phát sinh, thì bạn có thể viết ra cho chúng tôi. Dạo này, thế giới rất nhỏ. Hơn nữa, nếu có nghi vấn, bạn có thể hỏi ngài Chime Rinpoche hoặc Akong Rinpoche, cả hai vị đều sóng ở Châu Âu.

          Chúng tôi cũng sẽ tặng một sợi dây bảo hộ được ngài Lama Zopa Rinpoche chú nguyện cho bất cứ nếu người ấy muốn; bạn có thể đeo nó vào cổ nếu thích. Nó có thể bảo hộ bạn trên phương diện tâm lý. Nó không phải điều mà chúng ta nghỉ có những ma thuật bạn cần được bảo vệ.

          Ngoài ra, những nút áo của ngài Văn Thù Sư Lợi rất có giá trị trong việc bảo hộ. Chúng rất hữu ích trong việc nhắc nhở trí tuệ nhận thức mà bạn đã chứng đạt thay vì để tâm mình luôn luôn bị các tư tưởng trần tục chiếm hữu. Lợi hình tượng này không chỉ đơn thuần là đối tượng vật chất mà còn là một lời nhắc nhở khiến bạn nhớ ại trí tuệ nhận thức. Nó cho bạn những pháp thoại mà không cần đến ngôn từ. Khi nhìn thấy hình tượng đức Phật đang ngồi thiền, bạn cảm nhận được một điều gì đó, phải vậy không? Nó tự động cho bạn một số chế ngự. Đó là lý do tại sao chúng ta có loại hình nghệ thuật này, không phải bởi vì chúng ta bằng cách này hoặc cách khác tin tưởng rằng đây thực sự là Thượng Đế hay đức Phật. Nó toát ra một sự rung động tích cực.

          Hơn nữa, khi trở về nhà, bạn hãy quan sát cách trang trí nơi mình sinh sống. Điều này có thể cung cấp một manh mối như tâm lý của bạn, tâm nào bạn chú ý đến, loại tâm nào bạn có. Dù sao, điều tốt nhất là phải giữ gìn căn nhà của bạn trở nên sạch sẻ, sáng sủa và bình dị, thay vì bề bộn với tất cả rác rưởi. Khi mọi thứ trong nhà mình trở nên sạch sẽ, sáng sủa và ngăn nắp, thì tâm của bạn sẽ trở nên bình yên, trong sáng và minh bạch. Đừng giữ tgaats cả những thứ lộn xộn, nhiều bức tranh, các tấm rèm lòe loẹt xung quanh mình. Hãy nhìn vào nghệ thuật của những người bị nhiễu loạn tâm lý. Mọi thứ họ vẽ quá ư phức tạp và lộn xộn. Do đó, đừng khiến môi trường sống của bạn trở nên như vậy; tâm bạn bị quy ước—bạn chưa từng thoát khỏi điều kiện.

          Đôi lúc, nghệ thuật trở nên hữu ích. Nghệ thuật tôn giáo giải thích mọi thứ vượt ra ngoài ngôn ngữ. Ngay cả các chủ tiệm hiểu rõ loại tâm lý này, như bạn có thể thấy cách trang trí cửa sổ của họ.

          Tôi nghỉ đó là tất cả những gì tôi có thể nói. Cám ơn bạn rất nhiều về mọi thứ. Bây giờ, chúng ta hiến dâng phước đức mà mình đã tạo ra trong suốt buổi hội thảo này nhằm đem lại lợi ích cho tất cả chúng hữu tình, hướng dẫn họ đi vào giác ngộ, một trạng thái an vui miên viễn của ý thức.

          Ge wa di yi nyur du dag

          Lama sang gya drub gyur na

          Dro wa chig kyang ma lu pa

          De yi sa la go par shog

          Nhờ vào đức hạnh khiến con nhanh chóng,

          Đạt được Phật tánh

          Và chuyển hóa mỗi chúng sanh

          Vào trong trạng thái giác ngộ.

          Lại cám ơn tất cả các bạn. Có lẽ tôi sẽ trình bày một điều gì đó nữa. Đôi lúc, các bạn trẻ khi nắm bắt được những pháp thoại từ một vị Lama, rồi trở về nhà và áp đặt những ý tưởng của mình vào cha mẹ, bạn bè của họ, lay động họ. Bạn không nên làm điều đó.

          Những điều bạn học hỏi ở đây là cho sự giải thoát của chính bạn, chứ không phải áp đặt người khác. Chúng ta đừng tin vào việc áp đặt ý tưởng của mình vào mọi người, cố gắng thuyết phục họ đi theo đạo Phật. Điều đó hoàn toàn không đúng. Đừng áp đặt cha mẹ hoặc bạn bè của bạn; chỉ cần sống tự nhiên. Chỉ cần thể hiện những gì bạn đã học hỏi bằng hành động nếu có thể. Đừng áp đặt những ý tưởng của mình vào người khác.

          Nếu bạn sống theo giáo lý, thì những người thân của bạn sẽ có cảm nhận tốt từ bạn thông qua những cử chỉ hành động. Một số bạn trẻ thường phấn khích “ồ, bây giờ, tôi đã nhận thấy điều gì đó thực sự đặc biệt” và đem nó khoe khoang với người khác. Đừng áp đặt theo cách đó. Cũng vậy, đừng gạ gẫm người lạ trên đường phố và nói “hãy đến với tôi, tôi sẽ chỉ cho bạn con đường dẫn tới giải thoát”. Điều đó cũng không nên làm. Bạn hãy thực tế và đừng có giả tạo. Tất nhiên, nếu một ai đó tiếp cận để hỏi mình, thì tại thời điểm đó, bạn có thể trả lời cách tốt nhất theo khả năng của bạn. Nhưng đối với những người không hỏi, thì đừng áp đặt họ—vì đó không phải là bản chất đặc thù của đạo Phật. Hãy hành động nhiều như có thể; đó là cách đạt được các nhận thức hiểu biết. Vì vậy, thực sự rất cám ơn các bạn về mọi thứ và chúng ta sẽ gặp nhau sớm dưới vòm trời này.

 

                                                        MỤC LỤC

          1.Lời nói đầu………………………………………………………….1

          2.Chương 1:     Thiền Là Gì?.............................................................3

          3. Chương 2:    Giới Thiệu Con Đường Dẫn Tới Giải Thoát………14

          4. Chương 3:     Đừng Hoang Phí Đời Mình………………………..27

          5. Chương 4:     Cách Thực Tập Thiền……………………………...41

          6. Chương 5:     Tầm Quan Trọng Của Động Lực Thúc Đẩy………51

          7. Chương 6:     Sự Sống Của Các Cảnh Giới……………………….59

          8. Chương 7:     Trả Lời Câu Hỏi…………………………………….69

          9. Chương 8:     Các Nhược Điểm Của Chấp Thủ…………………...79

          10. Chương 9:   Cho Và Nhận Qua Hơi Thở…………………………96

          11. Chương 10: Hãy Làm Cho Cuộc Sống Trở Nên Có Ý Nghĩa……103

          12. Chương 11: Vấn Đáp………………………………………………117

                                            

 



[1] Lama: Còn được gọi Lạt-ma(zh. 喇嘛, guru) theo phiên âm Hán Việt, là hiện thân của giáo pháp, theo Phật giáo Tây Tạng. Danh từ Lạt-ma được dùng gần giống như guru, Đạo sư của Ấn Độ, nhưng tại đây, Lạt-ma mang thêm nhiều ý nghĩa khác. Trong Kim cương thừa, Lạt-ma không phải chỉ là người giảng dạy giáo pháp mà còn là người thực hành các nghi lễ. Vị này thường là người lĩnh đạo các đạo tràng và được xem thuộc về các dòng tái sinh Châu-cô (bo. tulku). Những vị Lạt-ma uyên thâm, danh tiếng thường được mang danh hiệu "Rinpoche" (quý báu phi thường). Ngày nay, danh từ Lạt-ma hay được dùng để gọi các vị Cao tăng Tây Tạng, không kể trình độ chứng đạo của các vị đó.

Vì Lạt-ma đóng một vai trò quan trọng như thế nên có khi nền Phật giáo này cũng được gọi là Lạt-ma giáo. Người ta cũng không nên xem Lạt-ma như tăng sĩ bình thường, vì Lạt-ma được xem là hiện thân của Phật trong lúc tăng sĩ chỉ là người tu học trong chùa chiền hay tu viện. Trong Kim cương thừa, muốn theo học, hành giả phải được Quán đỉnh qua một hay nhiều vị Lạt-ma. Trong các giáo pháp cao tột như Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā) hay Đại cứu cánh (bo. dzogchen) thì ngay từ đầu, mọi phép thiền quán đã phải tập trung lên một vị Lạt-ma dù cho vị đó không hiện diện. Một khi vị đó có mặt, thì thái độ của học trò lại càng tuân thủ theo nguyên tắc, nhất là sự vâng lời tuyệt đối. Vai trò gạch nối giữa Phật và tín đồ của Lạt-ma cho phép các vị này không những hướng dẫn học trò mà còn giáo hoá Phật pháp cho quần chúng, cũng như giúp Phật tử trừ tà hay cầu an cầu siêu. Các Lạt-ma có những thuật riêng để thực hiện nhiệm vụ đó, mà người ta hay nhắc đến nhất là những điệu múa đặc biệt và tụng niệm Tử thư.

Thời gian tu học của các vị Lạt-ma rất gian nan. Trước hết các vị học tập kinh điển giáo pháp và thực hành thiền định. Sau khi sống viễn li (nhập thất) ít nhất ba năm mới được mang danh Lạt-ma và giảng dạy giáo pháp.

 

[2] Bệnh tâm thần phân liệt: Là căn bệnh không phải do ma quỉ gây ra, cũng không phải do "đời cha ăn mặn, đời con khát nước", mà là một bệnh lý của não, có những biến đổi sinh học phức tạp, chịu tác động mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi.Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh phổ biến trên thế giới và ở nước ta tỷ lệ từ 0,3 - 1% dân số. Bệnh có thể chứa được hoặc thuyên giảm tốt nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hợp lí. Người mắc bệnh tâm thần phân liệt thường có những biểu hiện sau:

-Bệnh nhân cho rằng ý nghĩ của mình bị phát thanh, ý nghĩ của mình bị người khác biết, hoặc họ đọc được ý nghĩ của mình.

- Nghi ngờ có người điều khiển chi phối, kiểm tra; bị theo dõi, ám hại hay đầu độc mình, ghen tuông vô lý.

-Cho mình có khả nǎng đặc biệt, có quyền lực như siêu nhân có khả nǎng làm được những việc kỳ lạ, là người nhà trời, điều khiển được mưa gió.

- Nghi ngờ mình mắc bệnh nặng như ung thư, lao, HIV, giang mai, tim mạch, mà thực tế không bị bệnh gì.

-Nghĩ rằng mình có những khuyết điểm lớn, có tội phải bị trừng phạt nặng nề.

-Bệnh nhân nghe, nhìn, ngửi hoặc cảm thấy những gì mà người khác không thấy (không có trong thực tế).

Thí dụ. Nghe thấy tiếng nói trong đầu hoặc tiếng nói phát ra từ một bộ phận nào đó của cơ thể. Tiếng nói bình luận hành vi của bệnh nhân hoặc thảo luận với nhau về bệnh nhân.

Hơn nữa, người mắc chứng bệnh này có những bất thường về hành vi cảm xúc:

- Kích động, đập phá, hò hét vô cớ, hành hung với người thân hoặc hàng xóm.

- ít nói, hỏi gặng cũng không nói, không ăn, thu mình lại, tính tình khô lạnh không muốn tiếp xúc với người thân.

-Tính khí vui buồn, giận dữ thất thường.

 

[3]Dromtonpa(1004-1064):Là người phiên dịch của Lama Atisha; Ngài sinh ra ở phía Bắc Lhasa, rất gần với Tolung, nơi sinh của Lama Yeshe. Đây là một nơi thiêng liêng ở đó Lama Tsong Khapa đã thấy được Guhyasamaja và Mahakala. Và trong thời gian hành hương đến Tây tạng năm 1987 tôi (Lama Zopa Rinpoche) đã ban lễ quán đảnh Quán Thế Âm Bồ Tát ở đó. Đây cũng là nơi các tu sĩ của Trường Cao đẳng Tantra sơ cấp học giáo lý gốc tantra do tu viện trưởng dạy, học hát tụng lời cầu nguyện, và dự các kỳ thi. Dường như Dromtonpa đã sinh ra rất gần nơi đó.

Đức Tara đã tiên đoán việc ra đời của Dromtonpa, Ngài là hiện thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. Đức Tara tiên đoán Dromtonpa sẽ là người nắm giữ Phật Pháp, tâm thiêng liêng của ngài sở hữu vô hạn năng lực hiểu biết Kinh điển cùng những thực chứng và Ngài linh kiến (thấy) được các hộ pháp bổn tôn với số lượng không thể nghĩ bàn.

Trước khi đến vùng Trung Tây tạng và trở thành người phiên dịch cho Lama Atisha, Dromtonpa đã sống ở vùng Kham, làm thị giả cho Lama Setsuen. Sau khi gặp Lama Atisha, Dromtonpa đã hỏi Ngài điều gì là phép tu tốt nhất trong số những thực hành mà bản thân (Dromtonpa) đã làm. Dromtonpa đã kể cho Lama Atisha nghe về những phép thực hành của mình. Ngài cũng nói ra những nỗi cực nhọc khi phục dịch cho Lama Setsuen. Ban đêm Ngài phải mang vũ khí canh chừng đàn gia súc. Ban ngày Ngài phải làm việc quần quật suốt ngày. Ngài đốt các đống lửa. Ngài đưa lưng để cho bà vợ của Lama Setsuen ngồi lên vắt sữa. Có những lúc vừa mang vật nặng trên lưng, tay vừa xe dây thừng bằng lông gia súc, chân vừa đạp vừa phết bơ lên tấm da súc khô để làm cho nó mềm đi. Trong nhiều năm Ngài đã làm việc như thế - nhiều việc cùng một lúc. Dromtonpa kể cho Lama Atisha biết mọi sự. Lama Atisha nói: "Trong số những điều ông đã làm thì những việc cực nhọc mà ông phục dịch cho Lama Setsuen mới là Pháp thực sự".

Dromtonpa chân thành dâng hiến cuộc đời cho Lama Atisha trong suốt mười bảy năm ròng. Từ lúc gặp Lama Atisha, Dromtonpa luôn luôn ở bên cạnh thầy. Hằng đêm ngài thắp đèn bơ dâng cho thầy, để thầy khỏi bị tối.

Dòng truyền thừa của các Geshe Kadampa bắt đầu từ Dromtonpa. Ngài có nhiều đệ tử, trong đó có ba vị xuất sắc nhất, thường được biết là ba đệ tử chính; đó là Geshe Potowa, Geshe Chen-ngawa và Geshe Puchungwa; họ là những người nắm giữ Phật Pháp với vô lượng thực chứng .Sau khi thành lập Tu viện Reting vào năm 1057, Dromtonpa sống thêm bảy năm nữa, tổng cộng ngài sống được năm mươi mốt tuổi.

Dromtonpa không phải là một tu sĩ mà là cư sĩ giữ năm giới nguyện. Khi quán tưởng các vị Lama truyền thừa của Lamrim, bạn hãy quán Dromtonpa là một người dân du mục Tây tạng, mặc áo chupa dày màu xanh làm bằng tấm da súc.

Dromtonpa luôn luôn mặc quần áo cũ rách. Đôi khi ngài khoát vội lên người chiếc áo chuba không có tay áo, rồi đi vào rừng bách xù. Cắm hai hay ba cái cọc vào nhau rồi choàng một tấm đan bằng lông thú lên, như các dân du mục Tây tạng thường làm, Dromtonpa ngồi thiền định trong một chỗ nhỏ như vậy. Khi đi xuyên qua rừng, Dromtonpa thỉnh thoảng trì tụng đoạn văn ngắn trích từ Bức thư gửi Bạn của Ngài Long Thọ:

“Được, mất, sướng, khổ, khen, chê, vinh, nhục những bát phong này không phải là chuyện của tâm tôi. Tất cả bát phong đó đối với tôi là giống nhau”.

Ngài cũng trì tụng một đoạn trong quyển Bồ Tát Hạnh như sau: "Tôi là người đi tìm giải thoát. Tôi không muốn bị ràng buộc với việc thọ nhận sự cúng dường hay sự tôn kính". Đôi khi ngài trì tụng cả đoạn, đôi khi ngài chỉ đọc câu đầu của đoạn văn. Trong khi đọc, ngài thường lắc đầu; ý muốn diễn tả rằng ngài chẳng cần nhận vật dụng hay nhận sự tôn kính nào cả.

Các Geshe Kadampa thường nói: "Đối với bản thân, Dromtonpa không cần sống một cuộc sống khổ hạnh, nhưng sở dĩ ngài làm vậy là để các đệ tử noi theo".

Dromtonpa, người đã buông bỏ mọi hoạt động đời thường của thế gian, có lần được mời đến một nơi có tên là Rong để cử hành lễ cúng dường Puja cho các tu sĩ. Ngài gọi Pelgye Wangchuk là đệ tử của ngài đến và nói: "Lần này con đi. Ta không thể đi được. Ta ngồi ở đây, cố gắng buông bỏ cuộc đời này."

Vào một ngày nọ có tu sĩ đi nhiễu vòng quanh tu viện, Dromtonpa gọi ông ta đến và nói: "Đi nhiễu là tốt, nhưng thực hành Pháp thì tốt hơn". Vị tu sĩ khi nghe vậy nghĩ rằng: "Có thể lễ lạy tốt hơn".

Khi thấy vị tu sĩ lễ lạy, Dromtonpa lại nói: "Lễ lạy thì tốt nhưng thực hành Pháp thì tốt hơn". Sau đó, khi vị tu sĩ trì tụng lời cầu nguyện và thiền định, Dromtonpa lại nói câu đó lần nữa. Cuối cùng tu sĩ hỏi: "Vậy con nên làm gì?" Dromtonpa lập lại ba lần: "Hãy buông bỏ cuộc đời này trong tâm ông. Hãy buông bỏ cuộc đời này trong tâm ông. Hãy buông bỏ cuộc đời này trong tâm ông."

 

[4] Tâm nhị nguyên: Là tâm phân biệt đối đãi giữa ta và người, giữa cái này và cái kia.Khi đã mang cái tâm “duy ngã độc tôn”, vì có Ta nên có Người, nên cũng là “phân biệt nhân-ngã” hay “chấp ngã”. Đó là cái nhìn (bằng tình cảm) phân hai hay là nhị nguyên: một bên là TA và bên kia là NGƯỜI. Ở đây ta chỉ nói tới cái TÂM phân biệt mà thôi, tức là cái tình cảm yêu cái TA hơn yêu NGƯỜI. Đó là cái tình cảm phân hai hay "nhị nguyên" đầu tiên: tâm phân biệt Ta/Người.

Từ tâm phân biệt nhị nguyên Ta/Người, tự cho Ta là quan trọng nhất, Ta là đúng, Ta là không sai, Ta được quyền hưởng những gì tốt đẹp hơn Người…, sinh ra Tham (muốn thâu tóm những cái hơn về Ta), Sân (khi nguời khác đụng chạm tới quyền lợi Ta, hay là phỉ báng Ta), Kiêu mạn(khi hơn, hay tự cho Ta là hơn người, nên có ý khinh người), ganh tị (thấy người khác hơn thì tức tối, ghen ghét). . .

Từ tham lam, sân hận, kiêu mạn, ganh tị, sinh ra những tranh giành, xung đột, thủ đoạn, lừa đảo… để dành phần hơn về mình, do đó mà có được/mất, hơn/thua, thắng/bại, khen/chê, thiện/ác…, rồi tiếp tục sinh ra vui/buồn, yêu/ghét, giàu/nghèo, ân/oán, sướng/khổ, nuối tiếc / hy vọng, bạn/thù, thân/sơ, khinh/trọng, … Đó là những cặp nhị nguyên thứ cấp. Sự sinh sôi nẩy nở này giống như một cái cây đâm rễ nhánh, hoặc là bướu ung thư cùng những di căn lan rộng khiến cho chúng sanh trầm luân trong khổ ải.

 

 

[5]Thangka (còn được viết là Tangka hay Thanka) là loại tranh vẽ (hay thêu) treo ở các tự viện hay nơi thờ Phật tại gia đình. Thangka chỉ những họa phẩm cuốn lại được. Điều này chỉ ra rằng Thangka rất tiện lợi cho các nhà sư mang đi đến những nơi hành lễ, mang từ tự viện này đến tự viện khác. Tiếng Tây Tạng từ “thang”  có nghĩa là phẳng, do đó tranh Thangka là họa phẩm thực hiện trên mặt phẳng, có thể cuộn lại khi không cần trưng bày, nó được gọi là “tranh cuộn” là vì vậy.

Cũng có hướng truy nguyên khác: Thangka bắt nguồn từ từ “Thang yig”, tiếng Tây Tạng có nghĩa lả “ghi lại”. Hầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng cùng chư Bồ tát, thánh thần. Một đề tài đặc biệt phổ biến là Pháp luân. Loại Thangka màu thể hiện cả thần và nữ thần Hindu cùng các đề tài Phật giáo: Đức Phật tọa thiền, cuộc đời Đức Phật, Pháp luân, Mạn đà la, Dược Sư Phật...

 

[6] Tân Ước: Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh Thánh Hi văn, là phần cuối của Kinh Thánh Kitô giáo, được viết bằng tiếng Hi Lạp bởi nhiều tác giả vô danh trong khoảng từ sau năm 45 sau công nguyên tới trước năm 140 sau công nguyên (sau Cựu Ước). Từ này được dịch từ tiếng Latinh Novum Testamentum, nguyên ngữ Hi văn Kainē Diathēkē (Καινή Διαθήκη), nghĩa là "Giao ước mới". Thuật ngữ "Tân Ước" lúc đầu được Kitô hữu dùng để miêu tả mối tương giao giữa họ và Thiên Chúa, về sau được dùng để chỉ một tuyển tập gồm 27 sách.

[7] Evel Knievel (phát âm như "I-vô Cơ-ni-vô"; sinh ngày 17 tháng 10, 1938 và mất ngày 30 tháng 11, 2007): Là tay đua xe máy mạo hiểm được trở thành một tên quen thuộc từ cuối thập niên 1960. Những pha bay trên xe máy, bao gồm lần thử bay qua Hẻm núi Sông Rắn (Snake River Canyon), là bốn trong danh sách top 20 sự kiện được coi nhiều nhất của chương trình TV Wide World of Sports.

 

 

[8] Năm uẩn (skandhas): Là năm yếu tố tâm sinh lý tạo nên một hữu tình chúng sanh: sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

 

[9] Trung Đạo (zh. zhōngdào 中道, ja. chūdō, sa. madhyamāpratipad, pi. majjhimāpaipadā) là từ được dùng chỉ chung các phương pháp giảng dạy của Phật Thích-ca Mâu-ni, là người tránh những cực đoan trong cách tu học—như buông thả theo dục lạc và sống khổ hạnh tuyệt đối.

Trong Tiểu thừa, Bát chính đạo được xem là Trung đạo vì thực hành Bát chính đạo, hành giả vừa xa lánh đời sống dục lạc và đời sống khổ hạnh, thoát khỏi Khổ. Thái độ này được Phật miêu tả như sau trong kinh Chuyển pháp luân (Thích Minh Châu dịch):

“Này các Tỳ kheo, có hai điều thái quá, người xuất gia không nên theo. Thế nào là hai? một là mê đắm dục lạc, hạ liệt, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. Này các Tỳ kheo, chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá này, Như Lai giác ngộ trung đạo, con đường đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, chứng Niết-bàn.

Này các Tỳ kheo, Trung đạo do Như Lai giác ngộ, đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn là gì? Chính là Bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định”.

Trung đạo cũng được dùng để chỉ giáo pháp Trung quán của Long Thụ, là môn phái không chấp nhận một đối cực nào của mọi phân cực. Trung đạo ở đây là thái độ từ bỏ hai quan điểm cực đoan thế giới là trường tồn hay hoại diệt, thế giới là có (hữu) hay không có (vô). Trong Trung quán tông, Trung đạo được trình bày rõ nhất với quan điểm tám phủ nhận (bát bất) của Long Thụ:

Không diệt, không sinh, không đứt đoạn, không thường còn, không là một, không đa dạng, không đến, không đi.

Trong Duy thức tông, Trung đạo được hiểu là vừa không xem sự vật tồn tại thật sự (vì sự vật thật tế không hề tồn tại), vừa cũng không cho rằng sự vật không hề có (vì sự vật tồn tại đối với ảo giác tâm lí). Theo Thiên Thai tông, Trung đạo là sự nhận thức rằng, mọi sự vật trống rỗng, chúng không có một thật thể độc lập, nhưng đồng thời chúng có giá trị nhất định, tạm thời—vì chúng là những trình hiện nên có một thọ mệnh nhất định. Sự tổng hợp giữa tính Không (sa. śūnyatā) và thế giới hiện tượng chính là Trung đạo đích thật—theo tông này.

 

[10] Mantra: Chữ mantra có nguồn gốc từ ngữ căn tiếng Phạn: manas, nghĩa là tâm; và, tra, nghĩa là công cụ. Tiếng Latin cũng có ngữ căn tương tự là mens, nghĩa là tâm thức. Như vậy, Mantra có nghĩa là công cụ của tâm thức, là âm thanh cốt lõi, âm thanh của Chánh giác làm cho luân hồi và Niết bàn hợp nhất. OM là đầu nguồn của Mantra, có nguồn gốc từ đạo Bà la môn. OM được Phật giáo tiếp nhận và mở rộng phạm vi để làm điểm tiên khởi cho tất cả những Mantra khác. OM biểu trưng cho tính tổng nhiếp của các pháp, cái vô cùng, cái viên mãn. Tụng niệm Mantra là cách làm cho tâm được tập trung, hướng về hòa nhập với tánh giác.

Khi nghe âm thanh tụng niệm mật chú, những người chưa quen với Phật giáo Tây Tạng cảm thấy đó là những âm thanh kỳ lạ. Giả sử, một nhà sư Tây Tạng nghe những âm thanh thường có ở Hoa Kỳ, cụ thể như những âm thanh của một đội bóng đá trong giờ thao luyện, tiếng của những cầu thủ lầm bầm và cáu gắt thì cảm thấy đó là những âm thanh lạ lẫm! Tuy nhà sư cảm thấy lạ lẫm nhưng những tuyển thủ và huấn luyện viên lại cảm thấy quen thuộc và vận dụng những âm thanh như vậy để kích khởi sức mạnh và tập trung tinh thần khi đá bóng. Những âm thanh này không có gì lạ đối với họ. Tất cả chúng ta đều đã quen thuộc với những âm thanh của chính mình và sử dụng chúng để kích khởi những thể nghiệm và tạo nên những dạng ý nghĩa khác nhau. Một trận đấu khúc côn cầu của nữ sinh có nhiều âm thanh đặc trưng mà những nữ vận động viên này hay dùng để tập trung tinh thần phấn đấu. Một buổi khiêu vũ ở trường trung học có những động tác và âm thanh đã trở thành nghi thức và rất có ý nghĩa đối với những người tham dự, làm hưng phấn và dẫn dắt các cảm xúc và hành động của họ. Những câu “mật chú văn hóa” này nối kết họ lại với nhau bằng một tâm thái chung nhất, giao hòa với những biểu cảm văn hóa chủ đạo của cộng đồng. Tương tự như vậy, những mật chú của Phật giáo Tây Tạng kích khởi những thể nghiệm tâm linh, hướng đến sự chuyển hóa nội tâm.

        Vận dụng những mật chú tức là vận dụng những xung lực tự nhiên. Một cách tự động, chúng ta hét lên khi sung sướng hay giận dữ, gào lên để giải tỏa xúc cảm hay áp lực, và hát lên khi hạnh phúc thảnh thơi. Chúng ta nghe ai đó gọi tên mình và trả lời. Một vài người ậm ừ trong miệng một cách vô thức khi vừa đi vừa làm việc. Nhưng những mật chú vận dụng những công năng tự nhiên đó một cách có ý thức để tập trung tâm ý và sức tỉnh giác như mong muốn.
Có một số âm thanh căn bản trong cảnh giới con người. Những âm thanh cho chúng ta biết sự việc gì đang xảy ra. Theo những nhà ngôn ngữ học, có một số âm thanh mang tính phổ quát đại đồng đối với trẻ con khắp thế giới. Những âm thanh thốt lên khi mới lọt lòng là ngôn ngữ và phương thức thông tin căn bản. Mantra là những âm thanh hướng chúng ta đến thực tại; lôi kéo sự chú ý của chúng ta và đưa chúng ta hòa nhập với nhịp điệu vận hành của vũ trụ.
Đạo lý của Mantra dạy rằng vũ trụ là một công năng của Phật, hoạt dụng theo những lời mà Ngài dạy về yếu tính bản nhiên. Chữ nghĩa và âm thanh không cách biệt với yếu tính bản nguyên của thực tại; đồng nhất với thực tại. Tụng niệm những âm thanh và những chuỗi âm thanh phù hợp của Mantra có nghĩa là chúng ta kích khởi những nghĩa lý và những thể nghiệm cần được kích khởi.
              Mỗi một phân tử, mỗi một vi hạt, và mỗi một sự vật là một đơn vị có dao động riêng, tần số riêng. Một ca sĩ vĩ đại có thể làm vỡ một tấm kính bằng một nhạc tiết cộng hưởng với tần số dao động của nó. Một đội lính trước khi nhịp bước diễn hành qua một cây cầu luôn luôn phải chỉ định một binh sĩ giẫm chân lạc nhịp để những dao động phát sinh không làm gãy cầu. Chỉ bằng một tiếng hét, vị đại võ sư có thể chận đứng địch thủ. Sử dụng đúng pháp, những câu Mantra có sức mạnh tiềm tàng vô cùng to lớn.
Những câu mật chú có tác dụng kỳ diệu không phải vì tính chất thần bí của tự thân, mà vì sức cảm nghiệm của tâm thức. Mật chú tự thân không có thần lực; mà chỉ là công cụ để gom kết những nguồn thần lực sẵn có. Giống như một thấu kính hội tụ, mặc dù bản thân thấu kính không chứa đựng một chút sức nóng nào cả, thế mà nó có thể gom kết những tia nắng mặt trời và chuyển hóa những tia nắng dàn trải lan man đó trở thành một điểm nóng cháy bỏng (Govinda 1970, 28).

Mantra đã được dùng từ thời khởi thủy của tôn giáo trong hình thức này hay hình thức khác. Mantra trong Phật giáo Trung Quốc có tên là Chân ngôn, thuộc Chân Ngôn Tông. Thậm chí dòng đầu tiên của Sáng thế ký cũng là một câu Mantra: “Thoạt kỳ thủy là ngôi lời và ngôi lời là Thượng đế”. Cuộc sống của chúng ta đã gắn liền với mật chú tự bao giờ trong dạng này hay dạng khác. Chúng ta có thể khéo léo vận dụng.

 

 

[11] Nhờ những phước đức của các hành động đức hạnh này

    Nguyện con nhanh chóng đạt được trạng thái của đức Thích Ca Mâu Ni

    Và nhất định hướng dẫn tất cả chúng sanh

    Chứng đạt trạng thái giác ngộ đó

[12] Hành khổ:  Là những ý định, những chủ tâm dẫn đến phát khởi những hành động của thân, khẩu, ý. Hay nói cách khác, Hành uẩn là sự tạo tác của mọi hoạt động trong tâm thức trước khi bộc phát thành hành động. Sự hoạt động này rất chủ động như tôi dự định làm như thế này, tôi cho rằng như thế là không được… Do Hành sanh ra Thức, thúc đẩy Thức tạo nghiệp. Hoạt động của Hành rất vi tế, ẩn tàng trong tâm khó có thể nhìn thấy, thế nhưng nó điều khiển tất cả mọi hành động của thân, khẩu, ý làm cho tâm trí chúng sanh luôn dao động, lo toan, ưu phiền. Công năng của hành uẩn thật đáng sợ, luôn hoạt động thường trực, nhưng vi tế khó nhận biết, nó dẫn dắt tâm ý hoạt động xấu, tốt hoặc không xấu, không tốt. Như vậy, hành uẩn có khả năng chủ đạo tạo nghiệp, dẫn dắt chúng sanh trôi lăn trong bể khổ luân hồi, chịu nhiều khổ đau. 

 

[13] Hoại khổ: Là sự hủy hoại đưa đến sầu khổ. Nghĩa là tất cả vạn vật trong vũ trụ thường biến đổi và đưa đến hư hoại, tiêu tán. Quả đúng như vậy, dù to lớn như những dãy núi hùng vĩ, hay nhỏ bé như hạt cải cũng bị biến đổi, hư hoại, hủy diệt theo thời gian… không có một cái gì tồn tại mãi mãi được. Hiện tượng vô thường này khiến cho chung sanh luôn bị áp lực bởi tâm lý thương tiếc, sầu khổ… mãi diễn ra trong tâm thức. 

[14] Khổ khổ: Là sự đau khổ chồng chất, liên tiếp xảy ra. Chúng sanh luôn khổ não bởi những sự việc trái ý, nghịch lòng; những sự đớn đau, sầu muộn, bất an diễn ra mãi. Nỗi sầu này chưa vơi, thì niềm đau kia lại đến, nó luôn đoanh vây, quấy nhiễu suốt cuộc đời của chúng sanh. Chẳng hạn, Cô A bị tai nạn gãy chân. Nỗi đau này chưa vời thì cô A gánh chịu tiếp nỗi khổ chồng có bồ nhí, con thi rớt Đại học… 

[15]Ngạ quỷ (pretas): Xem phần chi tiết về các loài chúng sanh khác nhat trong luân hồ của Đại Luận hoặc tác phẩm Giải Thoát Trong Lòng Bàn Tay.

[16] Tám thứ tự do: 1. Không sinh vào địa ngục. 2. Không sinh vào cõi ngạ quỷ. 3. Không sinh vào cảnh giới súc sanh. 4. Không sinh vào nơi không có giáo pháp. 5. Không sinh vào cõi trời trường thọ. 6. Không sinh vào chỗ tà kiến. 7. Không sinh vào nơi không có Phật. 8. Không sinh vào chốn thiếu hụt các căn.

 

[17] Mười điều tiện ích: 1. Sinh ra được làm người. 2. Sinh vào nơi có giáo pháp. 3. Sinh ra có đủ năm căn. 4. Không bị ác nghiệp điều khiển. 5. Kính tín Tam Bảo. 6. Sinh ra gặp Phật. 7. Được nghe đức Phật giảng pháp. 8. Sinh ra nơi có giáo pháp hưng thịnh. 9. Sinh ra nơi có đạo hữu tốt để cùng nhau thực tập giáo pháp. 10. Sinh ra gặp bậc minh sư dẫn đường chỉ lối.

[18]Thiền quân bình: Xem tác phẩm Bản Ngã, Ràng Buộc Và Giải Thoát  của Lama Yeshe. Hoặc trang web www. Lama Yeshe.com

[19] Tánh không (sanskrit: úûnya, tính từ, sanskrit: úûnyatâ, danh từ), nghĩa là “trống rỗng”, “trống không”, là một khái niệm trung tâm của đạo Phật, quan trọng nhất và cũng trừu tượng nhất. Trong thời đạo Phật nguyên thủy, kinh điển đã nhắc rằng, mọi sự vật là giả hợp, hữu vi (sa. saskta), trống rỗng (sa. úûnya), Vô thường (sa. anitya), Vô ngã (sa. anâtman) và Khổ (sa. dukha).

Trong Tiểu thừa, tính Không nhằm nói về thể tính của con người và được sử dụng như một tính từ (sa. úûnya). Đại thừa đi thêm một bước nữa, sử dụng tính Không như một danh từ (sa. úûnyatâ), xem Không là vạn sự, vạn sự là Không, tức mọi hiện tượng thân tâm đều không hề có tự tính (sanskrit: svabhâva). Mọi pháp đều chỉ là những dạng trình hiện (tiếng Anh: appearance, de: Erscheinung), chúng xuất phát từ tính Không, là không. Tính Không vừa chứa tất cả mọi hiện tượng, vừa xuyên suốt các trình tự phát triển sự vật.

Tuy thế, người ta cần phải tránh quan điểm hư vô (en. nihilism) dễ có khi luận về tính Không như vừa kể trên. Phải hiểu là sự vật không phải là không có, chúng có, nhưng chỉ là những dạng xuất hiện, là những trình hiện của một thể tính. Kể cả tư tưởng cũng là trình hiện của thể tính đó nên không thể dùng tư tưởng để tiếp cận ngược lại nó. Vì vậy tiếp cận tính Không là nội dung của các phép tu học, nhất là Thiền tông. Tính Không được Đại thừa cho là thể tính tuyệt đối, tối thượng, không bị hạn lượng của nhị nguyên. Vì tính chất trừu tượng và chỉ nhờ trực ngộ mà thấy nên tính Không luôn luôn là đối tượng tranh luận trong các tông phái Phật giáo xưa nay.

Đại thừa dùng ẩn dụ sau đây để minh hoạ sự khác biệt trong quan điểm của Tiểu thừa và Đại thừa về tính Không: Tiểu thừa xem sự vật như một cái thùng trống rỗng, Đại thừa phủ nhận luôn sự hiện hữu của cái thùng đó, chủ trương một quan điểm vô ngã tuyệt đối.

Trong bộ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tính Không được xem là cái chung nhất của tất cả mọi hiện tượng mâu thuẫn lẫn nhau; kinh này cho rằng Sắc và Không không hề khác nhau. 

 

[20] Mạn-đà-la (dịch âm theo tiếng Trung: 曼陀羅; gốc tiếng Phạn: 梵語:maṇḍala,"tinh túy" + "chứa đựng") là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ. Trong tiếng Phạn, mandala có nghĩa là một trung tâm (la) đã được tách riêng ra hay được trang điểm (mand). Có thể coi Mạn-đà-la là một đồ hình vũ trụ thu nhỏ. "Mandala" dịch nghĩa theo chữ Hán là "luân viên cụ túc" (輪圓具足), nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Theo ý nghĩa thực tiễn thì Mạn đà la là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện...

 

[21] Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Abraham là tổ phụ của dân Do Thái và dân Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáoHồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giásự sống lại của Chúa Giêsu như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Kitô hữu tin rằng Giêsu là con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Là độc thần giáo (monotheistic), hầu hết Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong 3 thân vị (tiếng Hi Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi. Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hóa cũng như hàng ngàn xác tíngiáo phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính: Công giáo Roma, Chính Thống giáo Đông phươngKháng Cách (Protestantism). Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 2,1 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 34% dân số thế giới).

 

22.Triết học không tưởng còn được gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng, là một từ dùng để chỉ những làn tư tưởng xã hội hiện đại đầu tiên. Mặc dù, theo đúng nghĩa mà nói, mọi người sống tại bất kỳ một thời điểm lịch sử nào đều có thể là người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng, từ này thường được dùng nhất để chỉ những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng trong hai mươi lăm năm đầu tiên của thế kỷ 19. Từ giữa thế kỷ 19 trở đi, những nhánh khác của chủ nghĩa xã hội đã vượt trội hơn so với phiên bản không tưởng về mặt phát triển trí tuệ và số người ủng hộ. Những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những phong trào hiện đại cho cộng đồng định trước và các tổ chức hợp tác.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời từ khi con người có ý thức. Nó thể hiện qua câu truyện cổ tích, sử thi. Nó thể hiện khát vọng công bằng, tự do, khát vọng chinh phục tự nhiên. Nó còn đóng góp việc hình thành tôn giáo. Tuy vậy theo Engels thì chủ nghĩa này vẫn chưa chín muồi vì những lý luận chưa chín muồi đó chính là phù hợp với tình trạng chưa chín muồi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, với những quan hệ giai cấp chưa chín muồi.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán sâu sắc chủ nghĩa tư bản và lên tiếng bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, nó không thấy được bản chất của chủ nghĩa tư bản, không vạch ra được con đường giải phóng nhân dân lao động và phủ nhận đấu tranh giai cấp. 

 

[23] Angulimala: Là một tên cướp khét tiếng trong thời đại của đức Phật. Anh ta là người theo học với một vị thầy Bà-la-môn, nhưng sau này được đức Phật hóa độ và trở thành đệ tử đắc lực của Phật và chứng đắc quả vị A-la-hán.

[24]Trung đạo(zh. zhōngdào 中道, ja. chūdō, sa. madhyamāpratipad, pi. majjhimāpaipadā) là từ được dùng chỉ chung các phương pháp giảng dạy của Phật Thích-ca Mâu-ni, là người tránh những cực đoan trong cách tu học—như buông thả theo dục lạc và sống khổ hạnh tuyệt đối.

Trong Tiểu thừa, Bát chính đạo được xem là Trung đạo vì thực hành Bát chính đạo, hành giả vừa xa lánh đời sống dục lạc và đời sống khổ hạnh, thoát khỏi Khổ. Thái độ này được Phật miêu tả như sau trong kinh Chuyển pháp luân (Thích Minh Châu dịch):

"Này các Tỳ-kheo, có hai điều thái quá, người xuất gia không nên theo. Thế nào là hai? Một là mê đắm dục lạc, hạ liệt, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. Này các Tỳ-kheo, chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá này, Như Lai giác ngộ trung đạo, con đường đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, chứng Niết-bàn.

 

Này các Tỳ-kheo, Trung đạo do Như Lai giác ngộ, đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn là gì? Chính là Bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định".

Trung đạo cũng được dùng để chỉ giáo pháp Trung quán của Long Thọ, là môn phái không chấp nhận một đối cực nào của mọi phân cực. Trung đạo ở đây là thái độ từ bỏ hai quan điểm cực đoan thế giới là trường tồn hay hoại diệt, thế giới là có (hữu) hay không có (vô). Trong Trung quán tông, Trung đạo được trình bày rõ nhất với quan điểm tám phủ nhận (bát bất) của Long Thọ:

Không diệt, không sinh, không đứt đoạn, không thường còn, không là một, không đa dạng, không đến, không đi.

Trong Duy thức tông, Trung đạo được hiểu là vừa không xem sự vật tồn tại thật sự (vì sự vật thật tế không hề tồn tại), vừa cũng không cho rằng sự vật không hề có (vì sự vật tồn tại đối với ảo giác tâm lí). Theo Thiên Thai tông, Trung đạo là sự nhận thức rằng, mọi sự vật trống rỗng, chúng không có một thật thể độc lập, nhưng đồng thời chúng có giá trị nhất định, tạm thời—vì chúng là những trình hiện nên có một thọ mệnh nhất định. Sự tổng hợp giữa tính Không (sa. śūnyatā) và thế giới hiện tượng chính là Trung đạo đích thật—theo tông này.

 

[25] Time (đặc điểm phân biệt được viết hoa là TIME) là một tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ, tương tự như tờ Newsweek và U.S. News & World Report. Ấn bản tại châu Âu (Time Europe, thường được biết đến là Time Atlantic) được xuất bản ở LondonTime Europe phát hành tới cả Trung Đôngchâu Phi và từ 2003 thêm châu Mỹ Latinh. Một phiên bản ấn bản tại Châu Á (Time Asia) được đặt ở Hồng Kông. Tạp chí Time xuất bản ở cùng thời điểm tại Canada, với phương thức quảng cáo khác nhau. Phiên bản ấn bản tại châu Đại Dương, phát hành tới các nước ÚcNew Zealand và những hòn đảo ở châu Đại Dương, được đặt ở Sydney. Trong một vài chiến dịch quảng cáo, tạp chí đã gợi ý rằng, qua cách viết tắt, những chữ cái trong từ "TIME" biểu tượng cho dòng chữ "The International Magazine of Events" (tạm dịch: một tạp chí quốc tế cho những sự kiện).

 

[26] Tong-len là tiếng Tây Tạng, là một phương pháp thực tập thiền cho và nhận qua hơi thở.

[27] Ba-la-mật hay còn gọi là Ba-la-mật-đa (sa. pāramitā, pi. pāramī, zh. 波羅蜜多) là cách phiên âm thuật ngữ tiếng Phạn pāramitā, cũng được viết tắt là Ba-la-mật. Ba-la-mật-đa được dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn (zh. 到彼岸), Độ vô cực (度無極), Độ (度), Sự cứu cánh (zh. 事究竟). Mặc dù nghĩa "đáo bỉ ngạn" (đạt đến bờ bên kia) rất được thông dụng tại Đông Nam Ánhưng cách dịch nghĩa này có lẽ không chính xác theo từ nguyên trong tiếng Phạn. Cách dịch "sự cứu cánh" (chỗ tối hậu của sự việc) có vẻ đúng hơn và cũng được nhiều nhà Phật học hiện nay áp dụng. Nó tương đương từ perfection trong tiếng Anh và Vollkommenheit trong tiếng Đức.

Từ này chỉ đến các công hạnh của của một vị Bồ Tát trong quá trình tu tập theo Đại thừa. Theo truyền thống thì có tất cả 4 nhóm Ba-la-mật-đa:

  1. Lục Ba-la-mật-đa
  2. Thập Ba-la-mật-đa
  3. Tứ Ba-la-mật-đa
  4. Mật giáo Ba-la-mật-đa

Tuy nhiên, các thành phần Ba-la-mật-đa của mỗi nhóm thay đổi tuỳ theo kinh văn.

Các nhóm Ba-la-mật-đa

Sáu Ba-la-mật-đa (Lục Ba-la-mật-đa)

Theo Phật giáo Đại thừa, kinh Diệu pháp liên hoa thì sáu điều toàn hảo là (từ gốc trong tiếng Phạn):

  1. Bố thí ba-la-mật-đa (zh. 布施波羅蜜多, sa. dāna-pāramitā): Sự toàn hảo trong việc hiến tặng, cung ứng vật cho người khác.
  2. Giới ba-la-mật-đa (zh. 戒波羅蜜多, sa. śīla-pāramitā): sự toàn hảo trong việc nghiêm túc chấp trì giới, giới luật, sát nghĩa trong Phật giáo là 5 giới cho cư sĩ và các cấm giới cho tăng và ni, người xuất gia
  3. Nhẫn ba-la-mật-đa (zh. 忍波羅蜜多, sa. kānti-pāramitā): sự kiên nhẫn/chịu đựng/chấp nhận toàn hảo
  4. Tinh tiến ba-la-mật-đa (zh. 精進波羅蜜多, sa. vīrya-pāramitā): tinh tiến, cố gắng, kiên trì
  5. Thiền ba-la-mật-đa (zh. 禪波羅蜜多, sa. dhyāna-pāramitā): Toàn hảo trong lĩnh vực thiền/thiền định
  6. Huệ ba-la-mật-đa (zh. 慧波羅蜜多, sa. prajñā-pāramitā): trí huệ toàn hảo

Sau này Thập địa kinh (zh. 十地經, sa. daśabhūmikasūtra) liệt kê thêm bốn:

7. Phương tiện ba-la-mật-đa (zh. 方便波羅蜜多, sa. upāya-pāramitā): Sự toàn hảo trong lúc dùng các phương tiện (giáo hoá)

8. Nguyện ba-la-mật-đa (zh. 願波羅蜜多, sa. praidhāna-pāramitā): lòng quyết tâm, ý nguyện thực hiện toàn hảo

9. Lực ba-la-mật-đa (zh. 力波羅蜜多, sa. bala-pāramitā): sự toàn hảo của năng lực.

10. Trí ba-la-mật-đa (zh. 智波羅蜜多, sa. jñāna-pāramitā): sự toàn hảo của trí lực.

Mười Ba-la-mật-đa

Theo Thượng tọa bộ (hay Phật giáo Nguyên Thủy), mười điều hoàn thiện (pa. pāramī) là (từ gốc trong tiếng Pali):

  1. Dāna (sa. dāna): bố thí
  2. Sīla (sa. śīla): trì giới
  3. Nekkhamma (sa. nikramaa): xuất gia (từ bỏ cuộc sống tại gia cư sĩ)
  4. Paññā (sa.prajñā): trí tuệ
  5. Viriya (sa. vīrya): tinh tấn
  6. Khanti (sa. kānti): nhẫn nại
  7. Sacca (sa. satya): chân thật
  8. Adhiṭṭhāna (sa. adhiṣṭhāna): quyết định
  9. Mettā (sa. maitrī): tâm từ
  10. Upekkhā (sa. upekā): tâm xả (xem Tứ Phạm trú)

 

[28]Kim cang thừa (kim cương thừa) (zh. 金剛乘, sa. vajrayāna) là tên gọi một trường phái Phật giáo xuất hiện trong khoảng thế kỉ thứ 56 tại Bắc Ấn Độ. Kim cương thừa bắt nguồn từ Đại thừa (sa. mahāyāna) và được truyền qua Tây TạngTrung QuốcNhật Bản (riêng bộ Vô thượng du-già không được truyền sang Trung Quốc và Nhật), Mông Cổ và Nga.

Xuất phát từ Phật giáo Đại thừa, nhưng trường phái này lấy thêm những phương pháp tu học huyền bí, có tính chất mật truyền. Thường thường các phái này được hướng dẫn bằng một vị Đạo sư, kinh sách của họ trình bày nhiều phép tu luyện được gọi là Đát-đặc-la (sa. tantra). Kim cương thừa hay sử dụng Chân ngôn (sa. mantra) và có ảnh hưởng mạnh nhất tại Tây Tạng. Vì hay sử dụng Chân ngôn, Phật giáo Tây Tạng cũng gọi Kim cương thừa là Chân ngôn thừa (sa.mantrayāna).

Giáo pháp của Kim cương thừa mang tính chất Mật giáo, bao gồm các yếu tố của phép Du-già (sa.yoga) và các tôn giáo thiên nhiên của Ấn Độ trộn lẫn với tư tưởng Phật giáo. Quan trọng nhất là ảnh hưởng từ Tây Bắc Ấn Độ với nhiều biểu tượng về Tịnh quang (sa. ābhāsvara, cũng được dịch là Cực quang, ánh sáng rực rỡ) cũng như ảnh hưởng của Bắc Ấn về việc tôn thờ tính dục.

Trong thời gian đầu, giáo pháp này chỉ được khẩu truyền, và đến giữa thế kỉ thứ 6 và thế kỉ thứ 10mới được hệ thống hóa và kết tập hoàn chỉnh. Các tác phẩm quan trọng nhất của Kim cương thừa là Bí mật tập hội (sa. guhyasamājatantra) và Thời luân đát-đặc-la (sa. kālacakratantra) cũng sinh ra trong thời gian này. Các kinh sách quan trọng nhất của Kim cương thừa được gồm trong các Đát-đặc-la cũng như các bài Chứng đạo ca của các Thành tựu giả (sa. siddha, cũng gọi là Tất-đạt), là các bài diễn tả kinh nghiệm của phép tu Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā).

Lúc Kim cương thừa truyền qua Tây Tạng thì cũng là lúc giáo pháp này đã có một chỗ đứng vững chắc trong Phật giáo nói chung. Muốn lĩnh hội Kim cương thừa, hành giả phải có một kiến giải sâu xa về giáo pháp của các bộ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giáo pháp theo cách luận giải của Long Thụ(sa. nāgārjuna) và Vô Trước (sa. asaṅga). Vì vậy Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng được gọi là "Nhân thừa" (zh. 因乘, sa. hetuyāna) và Kim cương thừa được gọi là "Quả thừa" (zh. 果乘, sa. phalayāna). Trong Kim cương thừa, có một yếu tố quan trọng khác là vai trò của một vị Đạo sư, vị này Quán đỉnh và truyền lực, hướng dẫn đệ tử thiền quán, chú tâm vào một Thành tựu pháp (sa. sādhana) nhất định. Trong các phép này, sử dụng Chân ngôn, quán Mạn-đồ-la và và bắt Ấn (Phật giáo) là những phương tiện quan trọng. Trong Kim cương thừa, Kim cương chử (sa. vajra), tức là chùy kim cương, biểu hiện sự Giác ngộ, ngộ được sự nhất thể của vũ trụ, vượt trên mọi nhị nguyên thông thường. 

 

[29] Mười hành vi phi đạo đức hay còn gọi là 10 ác nghiệp:

THÂN CÓ 3 NGHIỆP: 1- Sát sanh. 2- Trộm cắp. 3- Tà dâm.

KHẨU CÓ 4 NGHIỆP: 1- Nói dối .2- Nói hai lưỡi. 3- Nói độc ác. 4- Nói vô ích.

Ý CÓ 3 NGHIỆP: 1- Tham muốn. 2- Thù oán. 3- Thấy lầm. 

 

[30] Mười hành vi có đạo đức hay còn gọi là 10 thiện nghiệp:

THÂN CÓ 3 NGHIỆP: 1.Không sát sanh.2- Không trộm cắp3- Không tà dâm.

KHẨU CÓ 4 NGHIỆP: 1. hông nói dối 2.Không nói hai lưỡi. 3. Không nói độc ác. 4. Không nói vô ích.

 Ý CÓ 3 NGHIỆP: 1. Không có ý muốn được tài vật của người về làm của mình. 2. Không có thù oán mong làm hại người. 3. Thấy chánh rồi càng thêm tin lẽ chánh ấy.

 

[31] Năm giới: là năm điều khuyến khích, phải giữ của người Phật tử tại gia. Sở dĩ đức Phật đặt ra năm giới, vì Ngài mong muốn cho người Phật tử tại gia hưởng được quả báo tốt đẹp. Người Phật tử không thể chỉ thọ Tam Quy mà không trì Ngũ Giới. Người đã quy y là đã bước một nấc thang đầu tiên, nếu không giữ giới có nghĩa là dừng lại tại đó, không tiến bước tới nữa. Năm giới này không những để tiến bước trên đường giải thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, xã hội.Người Phật tử tại gia đã quy y giữ từ một tới năm giới sau đây:

 

1. Pànàtipàtà veramanì: Tránh xa sát sanh

Không sát sinh bao gồm không giết hại từ con người đến súc vật lớn như voi, ngựa, trâu, bò v.v…, cho đến các loài nhỏ bé như côn trùng, sâu bọ, kiến v.v… Không những không giết hại mà còn không làm tổn thương đau đớn con người và các loài. Người Phật tử cũng không bảo người khác, bày mưu kế cho người khác làm các việc hành hạ, giết hại chúng sanh các loài. Khi thấy người khác đánh đập, sát hại con người và súc vật thì sinh lòng thương xót và khuyên can ngăn cản.

Sự giữ giới không sát sinh nhằm mục đích bảo vệ công bằng, mọi chúng sanh đều muốn sống sợ chết, mọi chúng sanh đều có Phật tánh như nhau. Giữ giới sát sinh là nuôi dưỡng lòng từ bi, người có lòng nhân không nỡ sát hại người hay vật. Giữ giới sát sinh tránh được nhân quả báo ứng, vì nợ máu sẽ phải trả bằng máu không ở kiếp này thì ở kiếp sau, như vậy nghiệp oán xoay vần không có ngày chấm dứt.

Từ trước đến nay, loài người đã giết hại rất nhiều bằng đủ thứ phương tiện như làm lưới, câu v.v… bắt cá dưới nước; làm bẫy, cung tên, súng đạn giết loài cầm thú trên không, dưới đất; và nhất là dùng đủ thứ mưu mẹo để giết hại con người lẫn nhau.

Người giữ giới không sát sinh luôn luôn có tâm an ổn, nét mặt hiền hòa. Nếu mọi người trên thế giới đều giữ giới không sát sinh thì thế giới không còn chiến tranh giết hại nữa.

2.Adinnàdàna veramanì: Tránh xa sự trộm cắp

Không trộm cướp có nghĩa là không cho thì không lấy, từ nhà cửa, ruộng vườn, của cải, tiền bạc cho đến các vật tư hữu nhỏ bé. Cũng gọi là trộm cướp, khi lấy của tư hay của công, của công ty hay của nhà nước, khi cưỡng ép người ta bằng vũ lực hay quyền hành, khi dùng những thủ đoạn lừa gạt, mưu mẹo v.v… để đoạt chiếm sở hữu, tiền bạc như quịt nợ, giật hụi, đầu cơ tích trữ, cân non đong thiếu, trốn sâu lậu thuế, v.v… cũng như trộm cướp không khác. Tóm lại tất cả các việc gian tham, lấy của bất chính đều là trộm cướp. Người Phật tử không được bày mưu kế cho người khác trộm cướp. Khi thấy người khác làm các việc trộm cướp thì phải khuyên bảo can gián.

Sự lợi ích của giới không trộm cướp là giữ được sự công bằng bình đẳng giữa con người với con người, mỗi người đều có quyền sở hữu riêng tư, xã hội không công bằng thì khó tồn tại lâu dài được. Không trộm cướp còn thể hiện lòng từ bi, vì một người phải cực khổ để làm ra tiền nuôi thân và gia đình và dành dụm phòng khi đau yếu hoặc tuổi già. Nếu bị mất sẽ đau khổ vô cùng, tuyệt vọng có khi đi đến tự tử.

Chúng ta nhiều khi cũng buồn khổ vì mất của, xét người khác cũng vậỵ Chúng ta không muốn ai trộm cướp của mình, thì cũng không nên trộm cướp của người, đó là lẽ công bằng.

Người trộm cướp, cho dù có thoát khỏi lưới pháp luật, nhưng lương tâm lúc nào cũng lo sợ, và nhân quả nghiệp báo ở kiếp sau không thể tránh khỏi. Người không gian tham, đời này sống yên ổn, đi đâu cũng có người tin cậy, đời sau được phúc báo giàu sang. Về xã hội, nếu mọi người đều không gian tham trộm cướp, thì nhà không cần đóng cửa then cài nữa.

Nói tóm lại: Giới này liên quan đến yếu tố tài chính vật chất. Việc duy trì sự công bằng (không phải cào bằng) là tư tưởng cốt lõi. Sự gian lận bất công phải được loại trừ.

3. Kàmesu micchàcàrà veramanì: Tránh xa sự tà dâm

Không tà dâm là không dụ dỗ hay dùng thủ đoạn để cướp vợ người khác, không ép buộc người khác phải thỏa mãn tình dục với mình, không hãm hiếp đàn bà, con gái. Người Phật tử không được xui bảo, bày mưu cho người khác làm việc tà dâm. Cũng không vui, mà còn phải khuyên can, lên án khi thấy người làm điều tà dâm.

Không tà dâm để bảo vệ sự công bình, bảo vệ hạnh phúc cho gia đình mình và gia đình người, không tà dâm còn tránh được oán thù và quả báo xấu, vì không có sự oán thù nào mãnh liệt cho bằng sự oán thù do lừa dối tình hay phụ tình gây ra. Nếu mọi người đều giữ giới không tà dâm thì gia đình được đầm ấm, xã hội có luân thường đạo lý, không có những sự thù hằn chết chóc vì tà dâm nữa.

Mặc dù Phật chỉ cấm tà dâm, nhưng giữa vợ chồng cũng phải giữ lẽ, điều độ, biết tiết dục, để cho thân được khỏe, tâm được trong sạch nhẹ nhàng. Còn với người xuất gia thì tránh hẳn dâm.

4.Musà vàdà veramanì: tránh xa sự nói dối

Nói dối là nói láo, nói không đúng sự thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có làm cho người nghe hành động sai vô cùng tai hại. Không nói dối còn bao gồm cả ba điều khác của miệng là không nói lời hai lưỡi, đòn càn (xóc) hai đầu, làm cho hai người khác ghét nhau, thù nhau. Kế tiếp là không được nói lời thêu dệt, thêm bớt, có ít xít ra nhiều, nói châm chọc, bóng bẩy làm cho người nghe buồn phiền và khởi tà niệm. Còn không được nói lời độc ác, thô tục, cộc cằn như nguyền rủạ chửi mắng thậm tệ làm cho người nghe sợ hãi đau khổ. Người Phật tử không được xui bảo người khác nói các điều như trên, và khi thấy người khác nói những lời không đẹp ấy thì phải không vui, và khuyên can chê bai người ấy.

Trong Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân, Phật bảo Tôn Giả A Nan, Thị giả của Phật: "Người ta sinh ra ở đời, họa từ trong miệng mà sinh ra, nên phải giữ gìn cửa miệng hơn cả lửa mạnh, vì lửa mạnh có đốt cháy cũng chỉ đốt cháy một đời này mà thôi, còn như nói ác sẽ đốt cháy trong vô số kiếp. Lửa chỉ đốt cháy nhà cửa, của cải của thế gian, còn lời nói ác đốt cháy bảy thứ của cải của Thánh nhân. Vì thế, này A Nan, chúng sanh họa từ trong miệng mà sinh ra, miệng lưỡi thực là búa sắc tự bổ vào mình, là cái họa để tự diệt mình".

Phật tử cần giữ giới này vì đạo Phật là đạo của sự thật nên phải tôn trọng sự thật, vì nuôi dưỡng lòng từ bi, người Phật tử phải tránh sự dối trá lừa gạt để không gây cho người khác sợ hãi, buồn phiền, đau khổ. Đây cũng là để bảo tồn sự trung tín trong xã hội, mọi người tin cậy, đoàn kết giữ cho xã hội được ổn cố, vì nếu một xã hội không ai tin ai thì mọi công việc từ nhỏ đến lớn đều thất bại.

Không nói dối ở đây hàm ý không nên nói dối gây hại cho người khác, nói dối để tư lợi cá nhân. Còn nói dối để tốt cho người khác vẫn chấp nhận được. Ví dụ biết người bệnh sắp chết nhưng không được nói thật là Anh (chị) sắp chết rồi.

5. Suràmeraya majjappamàdatthàna veramanì Tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say

Giới này mới nghe thấy có vẻ không quan trọng, nhưng xét kỹ thấy thật quan trọng, chính vì uống rượu say mà có thể gây phạm bốn giới cấm nêu trên là sát sinh, cướp của, nói dối, hiếp dâm. Như thời đức Phật Ca Diếp có người uống rượu say mà phạm gian với vợ người khác, rồi bắt gà của người ta giết làm thịt ăn, đến khi người ta hỏi thì chối là không làm gì cả.. Cũng không được ép người khác uống rượu đến say mê mẩn, mửa tháo, và khi thấy người khác nghiện rượu, nên tùy lúc mà khuyên can. Giới cấm uống rượu còn bao gồm cả việc dùng các thứ ma túy, vì nó cũng làm cho tinh thần người sử dụng mất sáng suốt minh mẫn, mê dại, tâm bình tiêu mất.

Mặc dù tội say rượu chưa phải là túc nghiệp, nhưng vẫn phải chịu quả báo cuồng loạn, mất trí, điên dại ở kiếp sau.

Người không uống rượu còn tránh được sự hao tốn tiền bạc, thân ít bệnh tật, trí tuệ tăng trưởng, tuổi thọ cao, con cái đề huề, và gia đình yên vui.

 

[32] Bát-nhã-ba-la-mật-đa (zh. 般若波羅蜜多, sa. prajñāpāramitā, en. perfection of wisdom/insight, de. Vollkommenheit der Weisheit/Einsicht/Erkenntnis) có nghĩa là sự toàn hảo (sa. pāramitā, en. perfection) của Bát-nhã (sa. prajñā). Cũng được gọi ngắn là Bát-nhã-ba-la-mật.

Truyền thống Đại thừa Đông á thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (zh. 慧到彼岸), Trí độ (zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia. Tuy có vấn đề về mặt ngữ nguyên - ví như chiết tự pāram-itā và cho pāram làbỉ ngạn, là bờ bên kia và itā là đến, bước sang (gốc động từ √ieti) - nhưng cách dịch Huệ đáo bỉ ngạn hoặc Trí độ vẫn có nghĩa vì chúng chỉ đến một loại trí huệ độ người sang bờ bên kia, từ bể luân hồi đến bờ niết-bàn. Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng là tên của một số bộ kinh quan trọng, xuất hiện khoảng thế kỉ thứ nhất trước CN, với nội dung xoay quanh chính Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, và cũng là tên của một vị Bồ Tát.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2023(Xem: 16762)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
12/12/2023(Xem: 9143)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
23/10/2023(Xem: 3365)
Lần đầu tiên, mạt nhân được biết tên tuổi của Ngài là vào năm 1986. Trong một lần đến chùa Dược Sư (quận Bình Thạnh) thỉnh kinh, lục lạo trong đống kinh sách cũ, vô tình mạt nhân tìm được cuốn A Di Đà Kinh Giảng Ký của pháp sư Thích Diễn Bồi. Giở xem thấy văn phong khá giản dị, đủ để một người vốn liếng chữ Hán nhấp nhem như mạt nhân khi đó hiểu được dễ dàng ý tác giả qua vài trang sách đầu tiên. Thế là với bản giảng kinh ấy, mạt nhân có dịp tập tành luyện đọc văn Bạch Thoại. Càng đọc càng thấy những lời giải thích của Ngài tuy giản dị, dễ hiểu, nhưng vẫn thâm trầm, hàm súc, có thể nói không quá đáng là lời giảng của Ngài rất lợi lạc cho mọi tầng lớp người đọc, nhất là hạng hành nhân sơ cơ. Từ nhân duyên đặc biệt ấy, mạt nhân tâm nguyện bất cứ khi nào mình có được một bản giảng kinh nào của Ngài, sẽ cố gắng dịch sang tiếng Việt.
08/06/2023(Xem: 3922)
Trong môi trường văn hóa xã hội của chính chúng ta, thay vì chỉ đổ lỗi cho người khác - đi đến một kết luận chung, có lẽ rất đáng bị đổ lỗi, chúng ta nên cùng nhau, với tư cách là đa số im lặng, đó là nếu mỗi người chúng ta làm việc một cách độc lập và riêng lẻ để phát triển những điều lành mạnh, nội tại, văn hóa tinh thần (Pali: citta-bhavana) của chính chúng ta và của toàn xã hội, và cuối cùng tập thể có thể trở nên được cải thiện đáng kể, đồng thời dựa trên cơ sở củng cố đạo đức và thực thi pháp luật và trật tự.
08/06/2023(Xem: 4120)
Đọc một quảng cáo trên mục rao vặt “vị trí tuyển dụng” của tờ báo The Star. Danh sách này là từ Cư sĩ lâm Thiên bách Phật giáo (Chempaka BudChempaka Buddhist Lodge, 千百家佛教居士林) ở Petaling Jaya, thành phố ở bang Selangor, Malaysia. Các cơ hội việc làm cho các tu sĩ Phật giáo ở Đông Nam Á là phổ biến và xuất hiện cùng với các cơ hội việc làm thế tục như nhân viên bán hàng
19/05/2023(Xem: 4920)
Tôi đã rất ấn tượng bởi một số chủ đề trùng lặp mà tôi gặp phải từ một số tác giả rất khác nhau. Cụ thể tôi đã thưởng ngoạn tác phẩm “Sapiens: Lược Sử Loài Người” (קיצור תולדות האנושות‎, Ḳitsur toldot ha-enoshut) của Tác giả, Thiền giả, Giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem, Cư sĩ Yuval Noah Harari, một tác phẩm nói bao quát về lịch sử tiến hóa của loài người từ thời cổ xưa trong thời kỳ đồ đá cho đến thế kỷ XXI, tập trung vào loài "Người tinh khôn" (Homo sapiens). Được ghi chép lại với khuôn khổ được cung cấp bởi các ngành khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học tiến hóa.
19/05/2023(Xem: 6640)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật.
17/05/2023(Xem: 6527)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
16/05/2023(Xem: 4874)
Được sự tài trợ bởi Quỹ Từ thiện Glorisun, Hội thảo này được điều hành bởi Mạng lưới Nghiên cứu Toàn cầu Glorisun (https://glorisunglobalnetwork.org) và FROGBEAR (www.frogbear.org) tại Đại học British Columbia, và được tổ chức bởi Đại học British Columbia. Hồng Kông. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 09-12 tháng 08 năm 2023 tại Hồng Kông.
03/05/2023(Xem: 11313)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]