Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Chung

30/07/201614:53(Xem: 5505)
Lời Chung

LỜI CHUNG

            Cuộc đời và tấm gương đạo đức của Đại Trưởng lão Bửu Chơn (Nāga Mahā Thera) đã cống hiến cho Phật tử Việt Nam nói chung và Phật giáo Nguyên Thủy nói riêng một kho tàng kinh điển vô cùng quý giá đáng cho thế hệ hậu học học tập và lan tỏa. Không những là vị chân tu đức độ thọ hạnh đầu đà hơn 10 năm, ngài còn là vị cố vấn Phật giáo Tinh thần trên thế giới, lãnh đạo Phật giáo Nguyên Thủy từ lúc sáng lập đến ngày viên tịch.

Các tác phẩm của Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn, những bài viết về giáo pháp với lối văn Nam bộ, dễ đọc, dễ hiểu và gần gũi với độc giả Việt Nam. Qua những tác phẩm đó, chúng ta thấy sức làm việc của ngài rất cao và nghiêm túc trong vấn đề nghiên cứu học thuật. Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn, Tăng thống GHTGNTVN năm 1957 ‒ là một vị lãnh đạo Giáo hội nên có quá nhiều công việc, thế mà ngài vẫn dành nhiều thời gian để phiên dịch, trước tác những tác phẩm trên để đóng góp cho văn hóa Phật giáo Việt Nam và hàng hậu học của chúng ta ngày nay có tư liệu nghiên cứu và học tập. 27 tác phẩm của Đại Trưởng lão Bửu Chơn trong quyển Toàn tập này chúng ta thấy có rất nhiều thể loại khác nhau như từ điển, văn phạm Pāli, kinh nhật tụng, lịch sử, xã hội, giới luật và Phật pháp căn bản, v.v… Ban Biên soạn đã sưu tầm các tác phẩm ấy và chia ra các phần theo từng chủ đề và năm sáng tác cho quý độc giả tiện theo dõi. Toàn bộ tác phẩm được chia làm 3 phần chính:

Phần A: Dẫn nhập, gồm có: Lời tựa, Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn, Những Văn bản Hành chánh, Cảm nghĩ của Chư Tôn đức về Hòa thượng Trưởng lão Bửu Chơn.

Phần B: 27 tác phẩm được chia làm 5 chương:

Chương IĐức Phật- con người của lịch sử có 6 tác phẩm: Lịch sử xá lợi của Đức Phật Gotama (1952), 32 tướng của Đức Phật (1961), Bồ tát khổ hạnh (1961), Ân Đức Phật (1962), Ân đức Pháp và Tăng bảo (1962), Chánh giác tông (1966).

Chương IIHành theo Chánh pháp có 9 tác phẩm: Niệm thân (1954), Nhân quả liên quan (1955), Pháp xa (1956), Quả báo của sa-môn (1958), Tà kiến và chánh kiến (1960), Kho tàng Pháp bảo (1961), Kinh chuyển pháp luân (1961), Chuyện ngạ quỷ (1962), Tội ngũ trần (1964).

Chương IIIPhật giáo và khoa học - xã hội có 5 tác phẩm: Hành trình sang xứ Phật (1955), Hàng rào giai cấp (1961), Hội nghị quốc tế (1964), Định luật thiên nhiên của vũ trụ (1972), Tam pháp yếu (1973).

Chương IVGiới luật cho người tại gia và bậc xuất gia có 5 tác phẩm: Cư sĩ thực hành (1968), Tứ thanh tịnh giới (1960), Pháp đầu đà (1965), Đại lễ dâng y ca-sa (1971), Pháp kết giới Si-ma (1971).

Chương VChuyên đề Pāli có 2 tác phẩm : Văn phạm Pāli, Từ điển Pāli-Việt.

Phần C: Kết luận Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn.

 

Cuộc đời của ngài đáng cho chúng ta học tập và noi theo. Ngài tận tụy gắn bó với Phật giáo Việt Nam, không hề quản ngại khó khăn gian khổ trong những chuyến đi hoằng Pháp hay công tác trong những điều kiện vật chất còn thiếu thốn, thô sơ thời bấy giờ cho đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời. Năm 1979, ngài đã viên tịch do bịnh cũ tái phát nơi đất khách quê người, trong chuyến công tác đặc biệt ở tại đất nước chùa tháp Campuchia, trong vai trò là Trưởng phái đoàn Phật giáo Việt Nam phục hồi truyền giới cho các sư sãi ở Campuchia. Điều cảm động là trước khi tịch, ngài có dặn dò các vị trong phái đoàn đừng quá đau lòng và bận tâm đối với ngài mà phải tiếp tục công việc để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và Giáo hội giao phó.

Ban Biên soạn quyển Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn thực hiện tác phẩm này, nhằm sưu tập các tác phẩm, những bài viết, những công văn hành chánh của Trưởng lão Hòa thượng Tăng thống Bửu Chơn liên quan tới Giáo hội, những hình ảnh của ngài trong những dịp lễ hội Phật giáo, nhằm giới thiệu và phổ biến đến Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam để tôn vinh một vị tôn túc đạo cao đức trọng, đồng thời giúp cho các nhà nghiên cứu, học giả, môn đồ pháp quyến của cố Đại Trưởng lão Bửu Chơn có một bộ sưu tập tương đối đầy đủ về tấm gương, cuộc đời hành trạng và những cống hiến của ngài cho đạo pháp và dân tộc Việt Nam.

Ban Biên soạn đã cố gắng thu thập nhiều nguồn tư liệu về Đại Trưởng lão Bửu Chơn nhưng vì các nguồn tư liệu này được viết cách đây đã hơn 50 năm, có những quyển chữ đã mờ, hình ảnh bị rách và không còn rõ, và đây cũng là lần đầu tiên thực hiện công trình này nên cũng còn nhiều thiếu sót, kính mong Chư tôn đức Tăng, Ni và quý độc giả thông cảm và góp ý cho Quyển Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn được hoàn thiện hơn.

 

 

 

LỜI CẢM NIỆM CÔNG ĐỨC

 

Cuốn sách Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn gồm các tài liệu văn bản, 27 tác phẩm chính được sưu tầm trên các nguồn Internet, sách xuất bản trong những thập niên 1950 ‒ 1970 từ các nguồn thư viện tại các chùa và do các vị Phật tử biếu file hay đánh máy lại từ sách in. Ban Biên soạn xin cảm niệm công đức của Chư tăng, Tu nữ, Phật tử đã giúp đánh máy, hoàn thiện các tác phẩm này: Sư Thiện Hiếu, TN. Phước Thanh, TN. Tâm Nguyện, TN. Quang Tuyết, PT. Tuệ Hỷ, PT. Tâm Bình An, PT. Tuệ Tâm, CS. Nguyễn Văn Bính, CS. Thanh Trúc, CS. Hiếu Ân.

Ban Biên soạn xin chân thành cám ơn sự đóng góp về mặt kinh phí để quyển Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn được xuất bản và ấn tống rộng rãi của các vị thí chủ có phương danh sau: TK. Minh Hạnh, TK. Siêu Đại, TK. Thiện Minh, TK. Định Phúc, TK. Thiện Hạnh, TK. Phước Định, TN. Phước Phượng, TN. Dhammacari, TN. Diệu Thùy, TN. Quang Thiền, TN. Quang Cúc,TN. Phước Ngân, nhóm PT. Tuệ Hỷ, Mi Yoen, Dương Ngọc Đẹp, PT. Tuệ Tâm, Nguyễn Như Đạt, Thiện Tâm, Minh Anh, Nguyễn Thị Đỗ Quyên, Nguyễn Thị Thu Thủy, Đào Duy, Nguyễn Chính, Trịnh Đức Vinh, Lương Thị Tuyền, Nguyễn Thị Kim Anh, PT. Diệu Thanh, PT. Quang Hải, Lâm Thị Hương Lan, Nguyễn Thị Cúc (PD. Giác Bảo Hoa), Tâm Bình An, Nguyễn Hữu Thảo, Khuất Tuệ Minh, Dương Minh Sao, PT. Cúc Huỳnh, Phan Thị Yến Tuyết, Nguyễn Hoàng Văn, Hồ Ngọc Soạn, CS. Thiện Trọng, Phạm Thị Công, GĐ.Thùy Chung - Đà Nẵng, GĐ. Nguyễn Minh Quân, Chu Kim Ngọc, Nguyễn Thị Minh Châu, Võ Thị Đời, Trúc Chỉ, GĐ. Nguyễn Tự Nam, Kim Thái, GĐ. Diệu Hương, Hữu Hiệp, Như An, Hà Quang Duy, Đoàn Ngọc Mỹ Linh, Mỹ Dung, Bùi Cẩm Vân, GĐ. Hoa Nguyệt, GĐ. Cô Sáu Dép (PD. Diệu Bình), Chaly Châu, GĐ.Trần Thị Thanh Thủy, GĐ. Bà Sáu Tịnh Phước, GĐ. Phạm Thị Thi, Châu Thiên Hưng, GĐ. Phạm Xuân Lan, Trần Thành Chơn, GĐ. Phạm Thiện Trí, Yến Nhi, GĐ. Phạm Thu Phước, Nguyễn Hoàng Phương, GĐ. Phạm Thu Mai, Nguyễn Linh, GĐ. Phạm Thu Hương, Tuấn, Khôi, GĐ. Phạm Thiện Bảo, Bảo Lộc, Hân, GĐ. Phạm Thị Diệu Hiền, GĐ.Trương Thanh Huy, GĐ. Châu Yến Vân, Minh Tú, Châu Trúc Anh, Châu Mai Phương, Trần Quốc Bảo, Quốc Vũ, Anh Định Trí, Lê Thị Tất, Phan Thị Ngọc Bích, Công ty giày Thái Bình, Nguyễn Hùng Dũng, Nguyễn Chính, GĐ. Minh, Hạnh, PT. Thiện Nhơn, Tịnh xá Trung Tâm, Nguyễn Kim Ngân, Quỹ Ấn tống Trí Tuệ, Đoàn Dung.

Cuốn Toàn tập Trưởng lão Hòa Thượng Bửu Chơn được khép lại với nhiều phước báu về Pháp thí cao thượng. Đây là cuốn sách đầu tiên trong công trình xuất bản các tác phẩm của các vị Cao tăng thời kỳ đầu của Phật giáo Nguyên Thủy ‒ Theravāda. Một lần nữa, Ban Biên soạn xin cảm niệm công đức cao quý của quý vị và cầu nguyện Hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý vị được 4 pháp chúc mừng: sống lâu, sắc tốt, an vui, sức mạnh và trí tuệ sáng suốt trên con đường hộ Pháp và hành Pháp.

Phước báu này xin chia đều đến tất cả chúng sanh, các vị thầy tổ, cầu mong cho tất cả đều được an vui, tấn hóa trên đường Phật đạo.

Với tất cả lòng biết ơn.

Thư viện Phật giáo Nguyên Thủy

  Ngày 23/01/2016

Ban Biên soạn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2010(Xem: 11596)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
02/12/2010(Xem: 20883)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nở ở Ấn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
09/11/2010(Xem: 8147)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
03/10/2010(Xem: 5882)
Giáo lý đạo Phật được xem là một nền giáo lý thực nghiệm, nhằm giải quyết những vấn đề về con người, đưa con người thoát khỏi những khổ đau trói buộc...
03/10/2010(Xem: 11236)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
02/10/2010(Xem: 6225)
Tam pháp ấn và lý Tứ đế thì tương ứng nhau: chư hành vô thường là Khổ đế; nhân sanh khổ ở nơi không biết chư pháp vô ngã, là Tập đế; Niết bàn tịch tĩnh là Diệt đế...
25/09/2010(Xem: 4283)
... nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có.
17/09/2010(Xem: 5107)
Trung đạo (madhyamŒ-pratipad) là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh, nó là kinh nghiệm rút ra từ bản thân của Ngài, sau khi sống hưởng thụ trong hoàng cung, và trải qua 6 năm tu khổ hạnh, nhờ con đường này mà Ngài thành đạt giác ngộ và giải thoát dưới cội cây Bồ đề.
10/09/2010(Xem: 58523)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 61345)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]