Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Đạo Pháp Của Tu Tập Mật Thừa – Mật thừa Hành Động

28/02/201621:06(Xem: 3364)
Những Đạo Pháp Của Tu Tập Mật Thừa – Mật thừa Hành Động
TỔNG QUAN 
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

Những Đạo Pháp Của Tu Tập Mật Thừa – Mật thừa Hành Động

 

Trong những lớp thấp của Mật thừa, hai cấp độ của con đường được liên hệ đến, một cách kỹ thuật gọi là Du-già với các biểu tượng và Du-già không có biểu tượng.[1]

Theo một quan điểm khác, Mật thừa Hành Động trình bày những con đường của nó trong dạng thức của những phương pháp để hiện thực hóa thân Phật, khẩu Phật và tâm thức của Phật quả. Con đường để hiện thực hóa thân Phật được giải thích trong nội dung của việc quán tưởng bổn tôn. Con đường để hiện thực hóa lời nói được diễn giải trong dạng thức của hai loại trì tụng mật chú mantra – một thì thầm một cách thật sự và loại kia là được trì tụng trong trí óc. Con đường cho việc hiện thực hóa tâm thức của vị Phật dược giải thích trong khuôn khổ của điều được gọi một cách kỹ thuật là ‘sự tập trung vốn là điều ban cho giải thoát vào lúc chấm dứt âm thinh’. Loại tập trung này đòi hỏi như một sự chuẩn bị, giữ định tâm [2]trong lửa và giữ định tâm trong âm thanh.

Hiện Thực Hóa Thân Phật

Việc Mật thừa Hành Động có kết hợp chặt chẽ hay không một sự thực tập về việc phát khởi chính mình thành bổn tôn là một điểm mà các đại sư có những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng thực tập sinh thông thường của Mật thừa Hành Động không cần phải phát khởi chính họ thành bổn tôn. Thiền quán của họ được hạn chế một cách đơn giản đến sự quán tưởng bổn tôn trong sự hiện diện của họ. Nhưng những thực tập sinh chính yếu của Mật thừa Hành Động là những người có thể thật sự phát sinh chính họ thành những bổn tôn và là những người quán tưởng bổn tôn như một căn bản như thế.

 

tongquan-13
Bổn tôn Quán Thế Âm Bồ-tát bốn tay (Quan Âm Tứ Thủ)

Bổn Tôn Du-già

Quán tưởng một bổn tôn như Quán Thế Âm chẳng hạn, hay bổn tôn du-già, như được giải thích trong một Mật thừa Hành Động và cho những thực tập sinh chính của Mật thừa ấy, có thể được diễn tả trong sáu tầng bậc: bổn tôn tính Không, bổn tôn Mật mật chú, bổn tôn chủng tự, bổn tôn thủ ấn, và bổn tôn biểu tượng.

Thiền quán về bổn tôn tính Không liên hệ đến sự thiền quán trên tính Không của chính tự ngã của hành giả và tự thể của bổn tôn – quán chiếu trên căn bản chung trong dạng thức về bản chất Không của họ.

Nói một cách tổng quát, như trong Tứ Bách Kệ Tụng Thánh Thiên giải thích, theo quan điểm của bản chất tối hậu, không có sự khác biệt về bất cứ điều gì giữa những hiện tượng – tất cả chúng là giống nhau trong điều là chúng thiếu vắng một sự tồn tại tự tính. Từ quan điểm cơ bản, chúng có cùng một mùi vị; do thế, điều đó nói về việc vô số trở nên một mùi vị. Và mặc dù tất cả chúng có cùng bản tính Không, nhưng trên mức độ quy ước thế gian, các hiện tượng có nhiều sự biểu hiện khác nhau, do thế nó nói về vô số từ sự đồng nhất này.

Với thiền quán trên Bổn tôn mật chú, quý vị quán tưởng âm vang của mật chú sinh khởi từ trạng thái Không, bản tính tối hậu của tự ngã của chính hành giả và của bổn tôn. Đây không phải là hình thể của các mẫu tự, chỉ là âm thinh của bổn tôn mật chú vang vọng. Duy trì sự quán chiếu này là bước thứ hai, thiền quán trên mật chú hay âm thinh của bổn tôn.

Trong sự thiền quán trên bổn tôn chủng tự, hành giả quán tưởng những âm tiết của mật chú tự vang âm phát khởi trong hình tướng của những chủng tự trên một đĩa mặt trăng trắng, trong chính hành giả.

Tiếp theo, hành giả quán tưởng các chủng tự của mật chú được phát khởi thành sắc tướng thật sự của bổn tôn, mà đấy là thiền quán trên bổn tôn sắc tướng.

Thiền quán trên bổn tôn thủ ấn xảy ra khi hành giả đã khởi hiện trong sắc tướng của bổn tôn, tiến hành những thế xếp tay đặc biệt, vốn là trường hợp của dòng Liên Hoa[3] [Hoa Sen] được thực thi tại tim.

Cuối cùng, thiền quán trên bổn tôn biểu tượng hay ký tượng là sự quán tưởng trên đỉnh của đầu, cổ họng, và tim của hành giả được đánh dấu một cách tôn kính bởi các âm tiết OM AH HUM và thỉnh những bậc trí huệ đi vào thân thể hành giả

tongquan-14
Các chữ Tạng Từ trên xuống Om Ah Hum
Om màu trắng, Ah màu đỏ và Hum màu xanh 

[1] Theo trình bày của đức Dalai Lama trong The world of Tibetan Buddhism thì trong bối cảnh thiền hay du-già có nhấn mạnh đến tu tập về tính Không được xem là thiền hay du-già không có biểu tượng và ngược lại nếu nó không phải là tu tập đó lên tính Không thì nó là thiền hay du-già có biểu tượng.

“The World of Tibetan Buddhism: An Overview of Its Philosophy and Practice”. P123. Dalai Lama. Thupten Jinpa Trans. Wisdom. 1995. ISBN: 0861710975.

[2] Các thuật ngữ như “calm abiding”, “concentrate abiding” trong bài giảng này dùng trong cùng một ý nghĩa là trạng thái định tâm, tức là trạng thái tâm hoàn toàn vắng bặt các hôn trầm (mê ngủ) và trạo cữ (phấn khích) trong lúc thiền hay nói gọn hơn là hành giả hoàn toàn tập trung vào đối tượng thiền và không còn bất kỳ xao lãng nào. Thuật ngữ cổ điển còn gọi là “chỉ”.

[3] Dòng Liên Hoa đại diện bởi đức Phật A-di-đà. Theo Mật thừa Bổn Tôn Du-già thì đây biểu tượng cho khẩu.

"Buddha-FamilyTraits (Buddha Families) and Aspects of Experience”. The Berzin Archives. <http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/advanced/tantra/level2_basic_theory/buddha_family_traits.htm>. Truy cập 02/09/2010. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Aryadeva>. Truy cập 2/09/2010.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2020(Xem: 8144)
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có thiền truyện thuật lại cuộc hỏi đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền: " Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: 'Thế nào là đạo?' Nam Tuyền đáp : ‘Tâm bình thường là đạo’ (Bình Thường Tâm thị Đạo). _’Lại có thể nhằm tiến đến chăng?’ _ ‘Nghĩ nhằm tiến đến là trái’. _ ‘Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?’ _ ‘Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy’. Ngay nơi lời này Triệu Châu ngộ lý, bèn đi thọ giới...." Vậy, thế nào là “Tâm Bình Thường”?
08/12/2019(Xem: 23675)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 23332)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 22801)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 13300)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 8528)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
29/08/2019(Xem: 10547)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
22/08/2019(Xem: 10791)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
07/07/2019(Xem: 5477)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
05/06/2019(Xem: 16180)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567