Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nữ Giới Và Đạo Phật

28/02/201621:06(Xem: 3908)
Nữ Giới Và Đạo Phật
TỔNG QUAN 
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

Nữ Giới Và Đạo Phật

 

Tôi nghĩ rằng cũng thích hợp để nói vài điều nào đấy về phái nữ và nữ quyền trong Đạo Phật.

Trong trường hợp lối sống ở tự viện, mặc dù nam và nữ hành giả được ban cho những cơ hội đồng đẳng trong những văn kiện Giới luật để tiếp nhận những thệ nguyện tu sĩ, nhưng chúng ta thấy rằng những nam tăng sĩ đại giới được đối xử cao hơn trong nội dung của các đối tượng của sự tôn kính và ngưỡng mộ. Từ khía cạnh này, chúng ta có thể nói rằng có một sự phân biệt nào đấy.

Cũng trong những văn kiện của hạ thừa [thừa thấp], chúng ta thấy rằng một vị Bồ-tát trên cấp độ cao nhất của con đường, người chắc chắn đạt đến giác ngộ trong kiếp sống ấy, được kể là nam giới. Chúng ta thấy một sự giải thích tương tự trong kinh điển của Đại thừa, rằng một vị Bồ-tát trên cấp độ cao nhất của con đường, người chắc chắn sẽ đạt đến giác ngộ trong cùng kiếp sống ấy là một nam nhân trường thọ trong thế giới Cực Lạc[1]. Điều này cũng đúng trong ba lớp thấp của Mật thừa, nhưng sự diễn giải trong Mật thừa Du-già Tối Thượng lại khác.

Trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, ngay cả bước đầu tiên tiếp nhận truyền lực khai tâm chỉ có thể trên căn bản của sự hiện diện của một chúng hội đầy đủ nam và nữ bổn tôn. Những đức Phật của năm bộ phải được hộ tống bởi đối ngẫu của các Ngài[2].

Vai trò của phái nữ được nhấn mạnh trong Mật thừa Du-già Tối Thượng. Khinh thị phái nữ là vi phạm một trong những thệ nguyện gốc của Mật thừa, mặc dù không thấy có sự xem thường tương ứng được đề cập trong quan hệ đến những nam hành giả. Cũng thế, trong tu tập thật sự của thiền quán trên những giác thể mạn-đà-la, giác thể được lưu tâm thường là phái nữ, như Vajra Yogini[3] và Nairat Maya[4].

Thêm nữa, Mật thừa nói về trọng điểm trong tầng bậc hoàn tất, khi hành giả được khuyên bảo tìm một đối ngẫu, như một sự thúc đẩy cho sự thực chứng xa hơn của con đường. Trong những hoàn cảnh hợp nhất như vậy, nếu sự thực chứng của một trong hai người đối ngẫu là tiến bộ hơn, thì người đó có thể đem đến sự giải thoát, hay hiện thực hóa trạng thái kết quả, cho cả hai hành giả.

Do thế, như được giải thích trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, rằng một hành giả có thể trở nên hoàn toàn giác ngộ trong kiếp sống này như một người nữ. Điều này là đúng và rõ ràng được tuyên bố trong những mật điển nhưBí Mật Tập Hội.

Điểm căn bản là trong Mật thừa và đặc biệt là trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, điều mà các hành giả xúc tiến là một phương pháp khám phá và phát triển khả năng ẩn tàng trong chính họ. Đấy là, tâm nguyên sơ của tịnh quang và từ quan điểm ấy, vì nam và nữ giới sở hữu năng lực ấy một cách bình đẳng, nên không có sự khác biệt bất cứ điều gì trong khả năng của họ để đạt đến trạng thái kết quả.

Do vậy, lập trường của Phật giáo trên câu hỏi về sự phân biệt giới tính là từ quan điểm căn bản của Mật thừa Du-già Tối Thượng, không có sự phân biệt nào cả.



[1] Thế giới Cực Lạc (sukhāvatī) là cõi an trụ của đức Phật A-di-đà trong Phật giáo Đại thừa. “Sukhavati”. Wikipedia. <http://en.wikipedia.org/wiki/Sukhavati>. Truy cập 19/08/2010.

[2] Năm Bộ Phật [Ngũ Trí Như Lai] chỉ đến các yếu tố của Phật tính. Chúng là các yếu tố bẩm sinh cùa dòng tâm thức tương tục. Năm bộ Phật và các đối ngẫu bao gồm:

  • Đại Nhật Phật hay Tỳ-lô-giá-na Như Lai (Vairochana) đối ngẫu là Dhatvishvari hay Tara Trắng.
  • Bất Động Phật hay A-súc-bệ Như Lai (Akshobhya) đối ngẫu là Buddhalochana
  • Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava) đối ngẫu là Mamaki
  • A-di-đà Như Lai (Amitabha) đối ngẫu là Pandaravasini
  • Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi) đối ngẫu là Samayatara.

“Five female buddhas”. Rigpa Shedra.

<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Five_female_buddhas>. Truy cập 19/08/2010.

Xem thêm về Ngũ Phật Trí:

Buddha-Family Traits (Buddha Families) and Aspects of Experience”. The Berzin Archives. <http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/advanced/tantra/level2_basic_theory/buddha_family_traits.html>. Truy cập 19/08/2010.

[3] Vajrayoginī (Tibetan: Dorje Naljorma) dịch nghĩa là "Kim Cương nữ du-già hành giả". Đây là một bổn tôn thuộc Mật Điển Du-già Tối Thượng. Theo ngài Tsongkhapa, sự thực hành của nữ du-già này bao gồm các phương tiện ngăn ngừa cái chết thông thường, trạng thái trung ấm, và tái sinh (qua việc chuyển hóa chúng vào các lộ trình để giác ngộ), và cho việc chuyển hóa hầu hết các trải nghiệm thế tục vào trong các lộ trình tu tập. Thực hành về Vajrayoginī nằm trong Mẫu Mật thừa thuộc về Mật thừa Du-già Tối Thượng.

"Vajrayogini". Wikipedia. <http://en.wikipedia.org/wiki/Vajrayogini>. Truy cập 07/09/2010.

[4] Nairãtmyã nghĩa là "Thiện nữ của tính Không" hay "người nữ đã giác ngộ vô ngã" là một Phật nữ có thân hình màu xanh dương đậm của không gian vô lượng, phản ánh trí tuệ mở không biên giới.

“Nairãtmyã". wikipedia. <http://en.wikipedia.org/wiki/Nairatmya>. Truy cập 07/09/2010.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2010(Xem: 11721)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
02/12/2010(Xem: 21061)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nở ở Ấn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
09/11/2010(Xem: 8256)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
03/10/2010(Xem: 5928)
Giáo lý đạo Phật được xem là một nền giáo lý thực nghiệm, nhằm giải quyết những vấn đề về con người, đưa con người thoát khỏi những khổ đau trói buộc...
03/10/2010(Xem: 11342)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
02/10/2010(Xem: 6277)
Tam pháp ấn và lý Tứ đế thì tương ứng nhau: chư hành vô thường là Khổ đế; nhân sanh khổ ở nơi không biết chư pháp vô ngã, là Tập đế; Niết bàn tịch tĩnh là Diệt đế...
25/09/2010(Xem: 4335)
... nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có.
17/09/2010(Xem: 5160)
Trung đạo (madhyamŒ-pratipad) là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh, nó là kinh nghiệm rút ra từ bản thân của Ngài, sau khi sống hưởng thụ trong hoàng cung, và trải qua 6 năm tu khổ hạnh, nhờ con đường này mà Ngài thành đạt giác ngộ và giải thoát dưới cội cây Bồ đề.
10/09/2010(Xem: 59820)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 62921)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]