Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

45. Lại Lên Đường, Lại Ra Đi!

19/03/201408:30(Xem: 26323)
45. Lại Lên Đường, Lại Ra Đi!
blank

Lại Lên Đường, Lại Ra Đi!



Ở tại Trúc Lâm, thấy trời quang, mây tạnh, đức Phật lại ôm bát lên đường, với đại chúng chừng năm trăm vị trong đó chỉ có chư tôn giả Ānanda, Upāli, Anuruddha... là đi theo, còn tất cả ở lại tịnh xá.

Lúc này đức Phật đã tám mươi tuổi, sức khỏe đã giảm sút nhưng ngài muốn đi, đi khá chậm rãi, lộ trình lên phía bắc. Dường như ngài muốn thăm nơi này nơi kia một ít ngày. Đầu tiên, đức Phật ghé thăm ngôi vườn Ambalatthikā, vốn là nơi nghỉ mát của đức vua Bimbisāra trước đây đã dâng cúng cho giáo hội. Tại đây, đức Phật nhắc nhở chư tỳ-khưu về giới, về định, về tuệ; định cùng tu với giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn; tuệ cùng tu với định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Nhưng tâm cùng tu với tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc, phiền não.

Rời Ambalatthikā, đức Phật ghé Nalandā rồi đi thẳng lên Pāṭaligāma, là một thị trấn bên bờ sông Gaṇgā. Tại đây, đức Phật giảng dạy cho một nhóm cư sĩ về “năm sự nguy hiểm cho những ai phạm giới, sống trái giới luật”. Thứ nhất là bị tiêu hao tiền của khi sống phóng dật. Thứ hai là tiếng dữ bị đồn xa. Thứ ba là sống với sự sợ hãi thường xuyên. Thứ tư là tâm trí bị rối loạn, bất an. Thứ năm, mệnh chung rơi vào tứ ác đạo.

Ngược lại, những ai có giới, sống đúng với giới luật mà mình đã thọ trì thì tiền của không bị tiêu pha vô ích, tiếng lành được đồn xa, đi đâu cũng không bối rối, sợ hãi, tâm luôn ổn định, bình tĩnh, và cuối cùng, khi chết đi vào con đường người, trời.

Rời nhóm hội chúng cư sĩ, đức Phật về chỗ nghỉ ngơi lúc trời đã khuya. Hướng tâm, ngài biết một việc: Số là sau khi viên đại thần Vassakāra về nói lại bảy pháp bất thối mà đức Phật đã giảng, đức vua Ajātasattu biết là ngài đã tinh tế khuyên vua không nên gây can qua với Vajjī vì họ rất hùng mạnh. Bây giờ chỉ có một cách là phòng thủ, nên đức vua cử viên đại thần Vassakāra và Sunidha đến tại thị trấn Pāṭaligāma nghiên cứu công trình phòng thủ.

Đức Phật còn biết, trong nay mai, thị trấn Pāṭaligāma này sẽ trở thành một thành phố lớn quan trọng, là nơi phát triển kinh tế, thương mãi phồn thịnh nhất trong khu vực – vì ngài thấy rất nhiều thiên thần có oai lực đang trấn ngự ở đây.

Hôm sau, đức Phật nhận lời mời buổi đặt bát cúng dường của hai viên đại thần. Tại trú xứ của hai vị, đức Phật nói một thời pháp rồi kết luận bằng một bài kệ với ý nghĩa như sau:

“- Chỗ nào mà người sáng suốt, có trí tuệ chọn làm trú xứ của mình – thì chỗ ấy phải biết nuôi dưỡng, chăm sóc người có giới và bậc phạm hạnh. Ngoài ra, khi làm được công đức, phước báu gì thì phải biết hồi hướng, chia sẻ với chư thiên, thọ thần. Nếu được tôn kính đúng mức thì họ sẽ tôn kính lại. Nếu được trọng vọng, họ sẽ trọng vọng lại. Nếu được mến thương, họ sẽ mến thương lại. Ai được thọ thần, chư thiên tôn kính, trọng vọng, mến thương thì kẻ ấy luôn được mọi sự hanh thông, an vui và nhiều may mắn!”

Lúc đức Phật và đại chúng từ giã, hai vị đại thần đi sau cùng, nói với nhau rằng: “Hôm nay sa-môn Gotama đi ra cửa nào cửa ấy sẽ được đặt tên là cửa Gotama; sa-môn Gotama lội qua sông từ bến nào, bến ấy sẽ được đặt tên là bến Gotama”.

Cũng ngay chiều hôm ấy, đức Phật và đại chúng đi đến bến sông. Lúc bấy giờ, sông Gaṇgā tràn ngập nước đến bờ đến nỗi con quạ có thể uống được. Có người đang đi tìm thuyền, có người đang đi tìm phao, có người cột bè để qua bờ bên kia. Đức Phật mau lẹ như viên lực sĩ co hay duỗi cánh tay, biến mất từ bờ bên này và hiện ra bờ bên kia với chúng tỳ-khưu. Nhìn lại cái cảnh người thì tìm thuyền, kẻ tìm phao, người cột bè, cảm khái, đức Phật thốt lên: “Ai dễ dàng vượt qua biển ngàn trùng dương, bỏ lại đất sũng đầm ao, trong khi chúng phàm phu đang loay hoay tìm thuyền, cột bè... Người ấy là bậc trí tuệ, giải thoát”.

Đức Phật lại bộ hành, lại đi. Đến Kotigāma lại giảng Tứ Thánh Đế cho chúng tỳ-khưu. Đến Nādika, nhân nghe có nhiều tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận sự nam, cận sư nữ ở đây, tử thần vừa mới gõ cửa – nên tôn giả Ānanda bạch hỏi sanh thú của họ. Đức Phật sau khi nói rõ cảnh giới thai sanh, hóa sanh của từng người, ngài có ý la rầy tôn giả Ānanda, là nếu ai chết cũng hỏi thì làm phiền nhiễu ngài quá đấy! Quan trọng là tu tập làm sao để biết chắc mình không con bị đọa vào bốn con đường khổ là được rồi. Muốn khỏi bị đọa vào tứ ác đạo, một tỳ-khưu hay cư sĩ phải chứng quả Dự Lưu, có chánh tín với đức Phật, đức Pháp, đức Tăng. Đơn giản vậy thôi.

Rời Nādikā, đức Phật đến Vesāli. Chư tăng bổn xứ tề tựu đón tiếp ngài rất đông. Tại đây, đức Phật dạy đại chúng tỳ-khưu thế nào chánh niệm, tỉnh giác đối với thân, thọ, tâm, pháp rồi ngài lên đường, ghé làng Baḷuvā và trú trong một ngôi nhà bằng gạch được gọi là Giñjakāvasatha.

Thấy thời tiết xấu đi, mưa tầm tã, đức Phật khuyên chư tăng nên tìm chỗ trú cư, riêng ngài thì ở tạm Baḷuvā này. Chỉ hôm sau là một cơn bệnh trầm trọng phát sanh, đau đớn vô cùng; đức Phật xua tay cho mọi người đi hết rồi nằm yên, không hề rên xiết, không hề tỏ một dấu hiệu nào là cơn bệnh như đang đục khoét xương tủy, chẳng có ai đủ sức chịu đựng. Tuy nhiên, nghĩ là phải vượt qua nó, đức Phật đã sử dụng thiền định để làm lắng dịu cơn đau. Do ngài nghĩ: “Cái cỗ máy thân xác này đã đến hồi rã mục rồi. Nhưng thật là không phải lẽ khi ta nhập diệt ở đây mà chưa có những giáo giới cuối cùng đến đệ tử các hàng. Vậy ta phải duy trì thọ hành, duy trì mạng căn đến lúc đúng thời, phải lẽ nhất!”

Thấy đức Phật khỏe mạnh trở lại, tôn giả Ānanda rất vui mừng, nói rằng:

- Khi thấy Thế Tôn cơn bệnh phát sanh, phải chịu đựng nó, kham nhẫn nó, đệ tử cảm thấy yếu mềm như lau cói, vật vờ như người mất phương hướng, nhưng cũng tự an ủi rằng: Chắc chắn Thế Tôn chưa diệt độ vì Thế Tôn chưa có lời “di giáo” đến chư tỳ-khưu tăng.

Đức Phật trả lời:

- Này Ānanda! Chư tăng còn mong mỏi gì ở Như Lai nữa? Chánh pháp, Như Lai đã cặn kẽ giảng nói hết rồi không phân biệt trong ngoài, mật hay hiển. Trong bàn tay của Như Lai không còn nắm giữ hay giấu giếm bất kỳ một pháp nào. Chẳng còn gì mà Như Lai chưa hề giảng dạy.

Này Ānanda! Nay Như Lai đã tám mươi tuổi, đã già, đúng lúc phải ra đi rồi. Như cái cỗ xe đã cỗi mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ vào những đai, trục, vành, thắng kết cấu lại, cũng vậy, cái thân Như Lai còn duy trì được chút ít sự sống là nhờ vào sự chống đỡ của xương gân, dây chằng đan kết lại.

Này Ānanda! Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình. Hãy tự mình nương tựa nơi chính mình, chớ nương tựa bất kỳ một nơi nào khác.

Này Ānanda! Những ai sau khi Như Lai diệt độ, biết tự mình là hòn đảo của chính mình, biết tự mình nương nhờ chính mình; nói cách khác, biết dùng chánh pháp làm ngọn đèn, biết lấy chánh pháp làm chỗ nương tựa – thì họ là những bậc tối thượng trong hàng tỳ-khưu!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2010(Xem: 11705)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
02/12/2010(Xem: 21049)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nở ở Ấn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
09/11/2010(Xem: 8239)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
03/10/2010(Xem: 5924)
Giáo lý đạo Phật được xem là một nền giáo lý thực nghiệm, nhằm giải quyết những vấn đề về con người, đưa con người thoát khỏi những khổ đau trói buộc...
03/10/2010(Xem: 11332)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
02/10/2010(Xem: 6271)
Tam pháp ấn và lý Tứ đế thì tương ứng nhau: chư hành vô thường là Khổ đế; nhân sanh khổ ở nơi không biết chư pháp vô ngã, là Tập đế; Niết bàn tịch tĩnh là Diệt đế...
25/09/2010(Xem: 4328)
... nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có.
17/09/2010(Xem: 5152)
Trung đạo (madhyamŒ-pratipad) là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh, nó là kinh nghiệm rút ra từ bản thân của Ngài, sau khi sống hưởng thụ trong hoàng cung, và trải qua 6 năm tu khổ hạnh, nhờ con đường này mà Ngài thành đạt giác ngộ và giải thoát dưới cội cây Bồ đề.
10/09/2010(Xem: 59756)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 62887)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]