Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

43. Mùa An Cư thứ chín

15/03/201410:47(Xem: 26706)
43. Mùa An Cư thứ chín
mot_cuoc_doi_bia_3

MÙA AN CƯ THỨ CHÍN

(Năm 579 trước TL)


Cúng Dường Bằng Tâm Ý





Sau thời pháp của vị “nữ pháp sư” Khujjuttarā, thì gần như toàn bộ cung nga thể nữ của đức vua Udena trở thành con người mới. Ai cũng tỏ ra kính trọng cô gái người hầu của hoàng hậu Sāmāvatī. Vốn từ một thân phận thấp hèn nhất, bỗng dưng lại được các cung nga kiêu xa gọi bằng chị, tới lui, vào ra đều được mọi người quan tâm, ưu ái và đối xử rất mực lễ độ.

Hơn ai hết, hoàng hậu Sāmāvatī biết rõ rằng, giá trị tinh thần thiêng liêng nó nâng con người lên, và đó chính là sự thăng hoa tác phong và tư cách chứ không phải bởi quyền lực, địa vị, danh vọng hoặc ngọc vàng. Ôi! Bà xiết bao tôn kính đức Đạo Sư, một hiện thân siêu việt, đã đem lại giá trị đích thực cho kiếp sống làm người. Cô thị nữ Khujjuttarā và cung nga thể nữ cũng nhận thức như thế. Ai cũng mong muốn thầm lặng trong tâm là được gặp mặt đức Tôn Sư, được cúng dường và nhất là được nghe pháp. Rồi ai cũng đến gặp Khujjuttarā nhờ bàn mưu, tính kế giúp họ.

Cô thị nữ Khujjuttarā thường được phép ra ngoài mua hoa, quan hộ thành cũng như quân canh đều đã quen mặt. Cô thấy cứ mỗi buổi sáng, đức Phật và Tăng chúng thường bộ hành con đường phía sau cung điện để qua nhà các vị đại phú hộ hoặc trì bình khất thực trong kinh thành, cô bèn nẩy ra một ý rồi bàn với mọi người.

- Cửa sổ tầng cao bên sau hậu cung hiện trổ ra con đường đức Phật và chư tăngi thường đi qua. Vậy quý cô hãy khoét tường thành một lỗ tròn vừa đủ cái đầu và tay thò ra ngoài. Vậy thì bất cứ ai muốn chiêm ngưỡng kim thân của đức Phật hoặc muốn cúng dường gì đến ngài và Tăng chúng cũng được hết!

- Chiêm ngưỡng ngài thì được, nhưng còn cúng dường thì chúng ta phải làm sao?

- Quý cung nương cứ đưa vàng bạc đây, tôi sẽ nhờ người mua vật phẩm cúng dường. Họ sẽ đích thân lo việc ấy, đại diện cho quý cung nương, và chúng ta sẽ tính trả thù lao hậu hĩ cho họ.

Một cô nga hỏi:

- Thế thì mình không dâng cúng tận tay thì làm sao có phước được?

Cô thị nữ Khujjuttarā giải thích:

- Nơi sanh phước có ba: Thân, khẩu và ý. Nếu ta không thể hiện bằng thân và khẩu thì ta sẽ cúng dường bởi tâm ý cũng đã thành tựu phước rồi. Đừng lo, đức Chánh Đẳng Giác biết rõ điều ấy và ngài sẽ chú nguyện tâm thành ấy cho chúng ta.

Thế rồi, công việc được tiến hành.

Hôm ấy, đức Phật và tăng chúng trên đường sang nhà ông triệu phú, lộ trình theo lối hậu cung thì gặp một số đông nam nữ giai cấp thủ-đà-la đặt vật phẩm cúng dường rất trang trọng, rất phải phép do họ đã được cô thị nữ Khujjuttarā đã ý tứ hướng dẫn. Trên lầu cao, những cung nga thể nữ thò đầu và tay ra ngoài với những cành hoa vẫy đưa qua đưa lại. Đức Phật dừng chân. Và như tâm ý cùng liên thông, chư tăngi cũng dừng lại và đều lặng lẽ quay mặt về phía họ để thọ nhận vật thực.

Đức Phật sử dụng thần thông, nói một câu pháp thoại “tùy hỷ” như rót vào tai họ và cho cả chư thiên, thọ thần quanh vùng đều được nghe:

- Cúng dường tâm ý là cách cúng dường của chư thiên. Với chính tâm, thành ý này, Như Lai chúc phúc cho quý cung nương sắc đẹp, sức khỏe, trường thọ, an vui và trí tuệ. Hãy duy trì đức tin với thiện pháp để bước đi an toàn nơi cõi trời và người!

Mấy trăm cung nga thể nữ xiết bao hoan hỷ. Thêm một lần nữa, có người đạt tâm bất thối. Riêng hoàng hậu Sāmāvatī mừng vui đến đẫm nước mắt.

Chỉ cúng dường được một hôm thì bị thứ hậu Māgaṇḍiyā tình cờ phát giác. Bà hỏi một cung nữ lý do những cái lỗ tròn trên lầu hậu cung. Cô ấy vô tình và vui thú tiết lộ.

- Chúng tôi chiêm bái và cúng dường đức Phật và Tăng chúng qua cái lỗ tròn ấy.

Thứ hậu Māgaṇḍiyā mỉm cười như không có chuyện gì, vô sự bước đi nhưng trong lòng lại nghĩ: “Ta có mối thù ‘bất cộng đái thiên’ với ông Gotama, y đã từng sỉ nhục ta, phỉ báng ta một cách quá đáng. Đây quả là dịp để ta sẽ phục thù, rửa hận. Còn mấy trăm con tiện tì, a đầu này cùng a dua theo bà Sāmāvatī - ta cũng sẽ làm cho cả bọn chúng biết tay!”

Đến gặp đức vua Udena, bà thứ hậu Māgaṇḍiyā tìm cớ tâu rằng:

- Mấy trăm cung nữ của chánh hậu đang có âm mưu gì đó nên đã khoét những cái lỗ tròn sau vách lầu hậu cung. Một là muốn tư thông với bên ngoài, hai là có âm mưư bất chánh gì đó, đại vương phải để tâm một chút!

Đức vua mỉm cười:

- Hoàng hậu rất trang nghiêm, mẫu mực, đứng đắn nên những cung nữ ở đấy cũng học được một phần nào đức tánh tốt của bà ấy. Họ không làm gì đáng ngại đâu.

- Đại vương hãy quá bộ ngọc thể đến xem. Tiện thiếp không hề nói sai ngoa.

Đến lần thứ ba, chẳng đặng đừng, đức vua đích thân đến xem, thấy những cái lỗ khoét tròn.

Hoàng hậu Sāmāvatī tình thật kể lại đầu đuôi tự sự cho vua nghe rồi kết luận:

- Họ không dám bước ra ngoài theo điều lệ của hậu cung. Họ cũng có tâm muốn bố thí, cúng dường đến đức Phật và tăng chúng như tiện thiếp vậy. Kính xin bệ hạ cho họ một đặc ân, là niềm vui tín ngưỡng thiêng liêng trong lòng họ!

Đức vua đáp:

- Hậu khéo nói quá! Ừ! Quả thật điều ấy thì trẫm cũng phải nên trân trọng.

Nghỉ hơi một lát, nhìn những cái lỗ trống hoác, đức vua chỉ tay nói:

- Nhưng gió bão, cáo chồn chim chuột có thể từ chỗ ấy mà vào, sẽ bất ổn, sẽ bất tiện cho việc ăn ở ngủ nghỉ. Trẫm sẽ cho người thiết kế một loại cửa đặc biệt để lấp trống những cái lỗ ấy lại. Làm sao để cho cung nga thể nữ cũng đưa được tầm mắt ra bên ngoài, mà còn ngăn được thú vật, gió dữ, gió lạnh, gió chướng nữa.

Thế là mấy ngày hôm sau, thợ thầy đặc biệt của hoàng gia đã lắp kín các lỗ trống bằng một loại cửa có tên gọi là “Khuddacchiddakavātapānāni”(1). Từ đó về sau, cung nga thể nữ có thể chiêm ngưỡng đức Phật và tăng chúng, có điều là họ không thể thò đầu và tay ra ngoài được nữa. Tuy nhiên, có lẽ đức Chánh Đẳng Giác cũng biết nhân, duyên và quả nên đã dạy trước cho họ là cúng dường bằng tâm ý là cách cúng dường thanh tịnh và vi tế của chư thiên!



(1)Không biết chính thức tên là gì - nhưng sau này người ta cải tiến trở thành cửa sổ được gọi tên là “cửa sổ mắt cáo”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2013(Xem: 1110)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
04/04/2013(Xem: 11891)
Trong Tổng tập 2 này, để hiểu Pháp kính kinh tự của Khương Tăng Hội, chúng tôi cho dịch luôn bản Pháp kính kinh của Kỵ đô úy An Huyền. Đây là một trong những bản kinh xưa nhất của nền dịch thuật Phật giáo Trung Quốc, nên đầy dẫy những văn cú khó khăn của giai đoạn cổ dịch. Vì thế trong khi dịch, chúng tôi có tham khảo bản dịch của Trúc Pháp Hộ đối với kinh này, biết dưới tên Uất Ca La Việt vấn Bồ tát hạnh kinh (ĐTK 323).
01/04/2013(Xem: 5474)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 5102)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
01/04/2013(Xem: 6439)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 4665)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
29/03/2013(Xem: 4645)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2013(Xem: 5455)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
20/01/2013(Xem: 7572)
Tôi không cần thảo luận sự chân thật tu chứng, nhưng khi chúng ta nghiên cứu học vấn, phụng sự Phật pháp hay làm những việc phúc lợi xã hội, chúng ta cần phải lấy Phật pháp làm kim chỉ nam chỉ đạo cho chính mình, sách tấn chính mình, điều đó sẽ giúp cuộc sống tinh thần củachúng ta càng ngày càng tốt hơn...
31/12/2012(Xem: 5753)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567