Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lập Trường Và Phương Pháp Nghiên Cứu Phật Học

20/01/201323:08(Xem: 8332)
Lập Trường Và Phương Pháp Nghiên Cứu Phật Học

LẬP TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

HT. Ấn Thuận Thích Hạnh Bình dịch

ht anthuanTôi không cần thảo luận sự chân thật tu chứng, nhưng khi chúng ta nghiên cứu học vấn, phụng sự Phật pháp hay làm những việc phúc lợi xã hội, chúng ta cần phải lấy Phật pháp làm kim chỉ nam chỉ đạo cho chính mình, sách tấn chính mình, điều đó sẽ giúp cuộc sống tinh thần củachúng ta càng ngày càng tốt hơn.

Ðây là bài thuyết giảng của Hòa thượng Ấn Thuận, dành cho lớp cao học Phật học của Viện nghiên cứu Phật Quang Sơn, do Quảng Tịnh ghi lại, được đăng tải trong bộ “Hoa Vũ tập” tập 5. Tôi thấy bài viết này có ích cho những ai muốn tìm hiểu Phật học, vì nó không những nói lên lập trường nghiên cứu chân chính của tác giả mà còn đề xuất phương pháp nghiên cứu Phật học khá mới mẻ, có hệ thống và khoa học. Mặc dù tác giả là một vị xuất gia, nhưng không vì thế mà tác giả quên đitinh thần học thuật, là tinh thần tôn trọng sự thật, sự thật nhưthế nào nói như thế ấy, không thêm cũng không bớt, dù nó có xúc phạm đến truyền thống tôn giáo. Tinh thần nghiên cứu Phật pháp của Ngài đáng làm gương cho những người học Phật, nhất là giới làm công tác nghiên cứu.

Theo tôi, phương pháp nghiên cứu của Hòa thượng là kim chỉ nam cho giới nghiên cứu, đáng được thay vàophương pháp nghiên cứu cũ kỹ trước đây, dựa vào phương pháp phântích triết học của những người Tây phương khi nghiên cứu Phật học, hoặc lấy tư tưởng Lão Trang để phân tích Phật học. kết quả của hai phương pháp này không làm sao tránh khỏi tính phiếm diện và pha trộn.

Tôi thấy sự lợi ích như vậy, nên có thiện ý dịch sang tiếng Việt, mục đích gợi ý để người Việt chúng ta có thêm tư liệu tham khảo. Tôi hy vọng những người nghiên cứu Phật học Việt Nam sẽ hài lòng với phương pháp nghiên cứu của Ngài. Dưới đây là toàn văn bài nói chuyện.

(Lời của người dịch)


Chư vị nghiên cứu sinh thân mến! Bốn năm gần đây, thân thể tôi(Ấn Thuận) già đi và phát sinh nhiều bệnh hoạn. Các vị có nhã ý đến đây học tập Phật pháp, tuy lòng cảm thấy rất vui, nhưng thân thể không tốt, tâm trí cũng theo đó mà giảm sút đi nhiều, do vậy tôi cũng không biết lấy gì để nói chuyện để giúp cho chư vị trong việc nghiên cứu Phật pháp.

Hiện nay, các vị đang tu học tại Học viện là giai đoạn nghiên cứu Phật pháp. Như tôi đây, một số người cũng cho là người nghiên cứu Phật pháp. Thật ra, tôi chỉ là người y cứ vào những tác phẩm của Ðại sư Thái Hư và Pháp Tôn, đọc qua những tác phẩm của hai vị này, có thể là một cách tùy tiện nghiên cứu Phật pháp, từ đó rút ra một số kinh nghiệm. Tôi không đủ phước đức như quý vị được tu học ở Học viện lâu dài, có thể nói tôi học ở đây một chút, ở kia một tí. Có người hỏi tôi học như thế nào? Thật tình mà nói, tôi không biết trả lời cho họ như thế nào? Vì tôi chưa từng học tập ởbất cứ ai, do đó tôi cũng không biết bằng cách nào để dạy người khác.

Hôm nay, các vị đến đây, mong muốn tôi trao truyền kinh nghiệmnghiên cứu cho quí vị. Tôi chỉ đem những kinh nghiệm mà trước đây tôi đã học, cùng những suy nghĩ của riêng mình như là: Tại sao chúng ta phải học Phật? Bằng cách nào nghiên cứu Phật pháp?v.v... Một cách tùy tiện, tôi tâm sự cùng các vị, có thể là buổi nói chuyện vô ích, nhưng dù sao đi nữa, đây cũng là những kinh nghiệm nho nhỏ trải qua quá trình suy nghĩ và chọn lọc mà trước đây tôi đã tu học.

Khi tôi còn ở cố hương, một cách rất tình cờ tôi gặp được Phậtpháp. Thật lòng mà nói, tình hình sinh hoạt Phật pháp ở Hải Minh (là một địa danh ở Trung Quốc) là cố hương của tôi rất là suy yếu, không phải như sự sinh hoạt Phật pháp ở Ðài Loan. Ở đây, sinh hoạt Phật pháp đơn sơ chỉ có tụng kinh bái sám. Sau khi gặp Phật pháp, tôi tự tìm Kinh Luận xem, không người hướng dẫn. Sau khi xem xong, lòng tôi xuất hiện hai dòng suy nghĩ, một là đạo lý củaPhật pháp rất thâm sâu, tư tưởng rất vĩ đại; Thứ hai, tôi tự cảmthấy, Phật pháp và hình thức sinh hoạt của Phật giáo là hai vấn đề không giống nhau. Cái được đại diện cho Phật giáo ở đây như những người xuất gia của quê hương tôi, cùng với Phật pháp mà tôi được xem trên kinh luận hoàn toàn không giống nhau. Nhưng tôi không giống như Ðại sư Thái Hư và vị Viện trưởng (chỉ cho ngài Tinh Vân) của quý vị, muốn cải thiện Phật giáo, đem hết lòng chấn hưngcải cách Phật giáo. Riêng tôi, chỉ muốn nghiên cứu một điều, tạisao Phật pháp vi diệu cao sâu như thế, nhưng vì lý do gì Phật pháp được thể hiện trên thực tế lại có sự sai biệt quá lớn như thế? Nguồn gốc của sự sai biệt này phát xuất từ đâu?

Khi tôi chưa xuất gia, đã có suy tư vấn đề này. Sự cao diệu của Phật pháp là môn học cho những bậc tri thức, cho những người học hành nghiêm túc, cầu chơn cầu thật, nhưng tình trạng sinh hoạt Phật giáo hiện nay (chỉ cho Hải Minh) như thế, chỉ là những tập tục tín ngưỡng của dân gian. Phải chăng sự biến thiên của thời gian và không gian và con người, dẫn đến trường hợp này ? Cũng giống như, hiện nay có những sinh viên đại học nghiên cứu (Phật pháp) mà trước đây không có, xuất hiện sinh viên nghiên cứu này chỉ có ởgiai đoạn gần đây, do đó dẫn đến sinh hoạt Phật giáo và Phật pháp không giống nhau, tại sao lại xuất hiện hiện tượng này? Tôi tự nghiên cứu kinh sách, đọc ở chỗ này chỗ kia, cuối cùng vẫn không tìm được ẩn số.

Sau khi cha mẹ tôi qua đời, cảm thấy rằng không còn gì phải lo lắng cho gia đình, tôi quyết định xuất gia.

Quan điểm và lập trường tu học Phật pháp và nghiên cứu kinh luận của tôi, không ngoài mục đích muốn hiểu rõ cứu cánh của phật pháp là gì, đồng thời cũng muốn tường tận nguyên nhân tại sao dẫn đến sự diễn biến của Phật pháp. Ðây là những vấn đề luôn luôn tồn đọng trong tâm tôi, và chính nó là động cơ thúc đẩy tôi lúc nào cũng nghiên cứu Phật pháp.

Trên căn bản, Phật pháp đề xuất, người xuất gia chỉ có 3 con đường thực hiện. Con đường tối thượng là sự tu tập, còn đường thứ hai là học tập và con đường thứ ba là tu tập và tích lũy phước đức. Nhưlà việc xây cất chùa tháp là một điển hình.

Vấn đề tu học Phật pháp chúng ta cho rằng, Phật pháp vốn tốt đẹp, có ích lợi cho mọi người. Theo tôi, nếu đó là sự thật, chỉ khi nào sự tốt đẹp và ích lợi đó được thể hiện cho mọi người mới đúng, nếu học Phật pháp mà không thể hiện được điều đó. Thế thì chúng ta căn cứ vào đâu để nói Phật pháp là tốt đẹp là lợi ích cho mọi người ? và tại sao chúng ta lại cứ khuyên mọi người nên tu học Phật pháp? Theo tôi, nói như vậy không hợp lý. Tôi tự hổ thẹn vì chính mình chưa có thể đi vào con đường tu chứng, vì đối với Phậtpháp, tôi đang trên con đường truy tìm chân lý, truy cầu cái nguyên lý căn bản của Phật pháp. Ðây là lý do tại sao mà tôi nghiên cứu Phật pháp.

Do vậy, thái độ học tập Phật pháp của tôi là chỉ tin tưởng vàođức Phật, không tin tưởng ở bất cứ ai, cũng không nhất định phải tin tưởng vào các bậc Tổ sư. Có người cho rằng, là người Trung Quốc, nhất định phải tin tưởng vào giáo lý tư tưởng của những Tổ sư người Trung Quốc, tôi hoàn toàn không đồng tình với quan niệm này. Giả sử như cái gì là chân chánh của Phật pháp, dù nó là gì đi nữa, tôi nhất định tin theo, ngược lại nếu như là những điều không đúng với Phật pháp, đó chỉ là quan điểm riêng của người Trung Quốc, nhất định tôi không thể tin theo được.

Tôi là người tín ngưỡng Phật pháp, không tín ngưỡng tôn giáo khác người khác, do đó trên nguyên tắc tôi chỉ nghiên cứu truy tìm Phật pháp mà tôi tin tưởng, vì trọng tâm nghiên cứu của tôi là Phật pháp.

Ðối với những học giả trên thế giới, tôi hiểu không nhiều lắm,tuy nhiên tôi cũng đã viết khá nhiều tác phẩm, điều mà tôi viết và nghiên cứu chủ yếu là truy tìm chân lý của Phật pháp. Tôi muốn lấy cái căn bản, cái trung thực của Phật pháp làm đối tượng tín ngưỡng. Khi hiểu rõ được Phật pháp, chắc chắn nó có ảnh hưởng tốtđẹp đối với nhân loại và trong đó có cá nhân tôi, đây là động cơcăn bản và lý do chân chánh cho công tác nghiên cứu Phật pháp của tôi.

Do đó, mặc dù, tự xét mình ở bình diện tu chứng vẫn chưa thànhđạt, nhưng động cơ nghiên cứu Phật pháp của tôi và những người khác không giống nhau. Có người nghiên cứu Phật pháp dường như đem Phật pháp biến thành một loại học vấn, do vậy khi nghiên cứu, người ấyđưa ra quan điểm này hay quan điểm nọ, nhưng Phật pháp và bản thân người nghiên cứu hoàn toàn không quan hệ gì với nhau. Trên nguyên tắc chung, đây không phải là thái độ học Phật pháp của chúng ta. Vì người học Phật nên hiểu rằng Phật pháp có quan hệ mật thiết đến đời sống hằng ngày của chúng ta, nếu như nó không liên hệ gì thì tại sao chúng ta phải nghiên cứu Phật ? Nếu như chúng ta không hiểu được điểm lợi ích của Phật pháp tại sao kêu gọi mọi người tin Phật và học Phật ? Do đó, khi chúng ta hiểu được sự lợi ích của Phật pháp bao nhiêu thì chúng ta càng tường tận tính siêu việt thế gian của Phật pháp bấy nhiêu, càng tăng thêm lòng tin tưởng đối với Phật pháp.

Có người hỏi, tôi tu học theo Tông phái nào? Tôi không biết phải trả lời như thế nào! Một số người nghĩ rằng, nên y vào một Tông một phái nào đó tu học mới đúng. Nhưng theo tôi, Tông phái chỉ là phương tiện đem Phật pháp để thích ứng tính đặc thù văn hóa tư tưởng của từng thời đại, do đó hình thành và phát triển thành Tông phái khác nhau. Cũng giống như có nhiều con đường khác nhau cùng dẫn đến đỉnh núi. Riêng tôi không thuộc về Tông phái nào cả,chẳng qua có người cho tôi là Tam luận tông, cũng có người gọi tôi là Luận sư.Thật sự mà nói, tôi cũng không hiểu tại sao họ chotôi như thế. Kỳ thực, tôi không phải là người như thế đó, gọi như thế nào cũng được miễn là tôi tự hiểu rằng, tôi không phải là người như thế là đủ rồi.

Tôi y cứ vào quan điểm và lập trường như thế tiến hành nghiên cứu Phật pháp, dần dần phát hiện nguyên lý căn bản của Phật pháp, cũng từ đó mà tường tận hiểu rõ điểm bất đồng của từng Tông phái.

Có lẽ các vị cho rằng quan điểm và tư tưởng của từng phái rất phức tạp, nhưng qua kinh nghiệm nghiên cứu của mình, tôi không cho là như thế. Ðại khái một vấn đề được đưa ra không như thế này thì cũng như thế kia, nhiều quan điểm khác nhau chẳng qua vấn đề nhiều ra, ngộ nhận chồng chất, giống như có rất nhiều vấn đề khácnhau.

Tôi không phải là người thuần túy nghiên cứu về một Tông một phái nào cả, mỗi Tông mỗi phái đều có nghiên cứu qua, nhưng rất là khái quát, không tường tận, vì tôi không muốn là tử tôn của bất cứ Tông nào, cũng không muốn làm một Ðại sư cho phái nào cả.

Phương hướng nghiên cứu của tôi là như thế. Có thể có người cho rằng, như thế không phù hợp với trào lưu và thời đại. Mặc dù vậy, tôi viết ra những ý kiến của riêng mình, tôi không cần phải lưu tâmđến những người có quan điểm như thế, những tác phẩm của tôi nếucó người đọc cũng tốt, không có người đọc cũng tốt. Viết xong một tác phẩm bèn in ra đó, không bận tâm đến độc giả, chỉ tự hiểurằng đối với Phật pháp tôi thật sự thành tâm nghiên cứu là đủ rồi. Tôi thật sư muốn truy cứu tính chân lý trong Phật pháp, muốntường tận tìm hiểu ý nghĩa cốt yếu của Phật pháp. Ðối với Tam bảo, tôi chỉ có một chút cống hiến như thế, nó tốt hay xấu tôi cũng không cần bận lòng suy nghĩ. Trong thời gian khá dài vừa qua, thái độ nghiên cứu Phật pháp của tôi vẫn như thế.

Trên ý nghĩa này, tôi học tập Phật pháp cùng với Na Khai phụ tử (?) hoàn toàn không giống nhau. Thành quả nghiên cứu của ông ta giống như cửa hàng bách hóa cái gì cũng có, bạn cần cái gì liền có cái đó cho bạn. Riêng tôi không có quan điểm như thế, lý do mà tôi tìm tòi nghiên cứu chỗ này chỗ kia, chỉ muốn tìm hiểu tính căn bản của Phật pháp, và ở trong đó cái gì là điểm phát triển của nó, sự phát triển đó có thể là tốt hay xấu, tùy theo từng vấnđề và các nhìn của chúng ta. Cái gọi là “phương tiện” trong Phậtpháp là cái luôn luôn gắn liền với thời gian và không gian, tức là nó ở một thời gian nhất định nào đó thì rất là tốt, nhưng thờigian và không gian đổi khác, đôi lúc cái được gọi là phương tiệnđó, có thể nó trở thành một loại chướng ngại cho Phật pháp.

Trong “kinh Pháp Hoa” có một câu, tôi rất đắc ý: “Chánh chơn xả phương trên, đán thuyết vô thượng đạo – xả bỏ phương tiện một cách thích hợp, để nói đạo vô thượng”. Thế nào gọi là xả? Ðến một giai đoạn nào đó, có cái nào đó tốt hơn, lại vừa thích hợp hơn, phải chọn lấy cái đó, như vậy cái gì không còn thích hợp liền phải bỏ đi. Do đó, cái mà tôi nghiên cứu không phải cái nào cũng đồng ý và đề cao. Tôi cũng không phải là một nhà phê bình, tôi sinh ra không thích hợp thời đại, cho rằng tất cả đều là phương tiện, không phải là cái cứu cánh. Ðối với vấn đề này, nếu như các vị không có hoài nghi hoặc không đồng ý, không muốn tôi nói chuyện nữa, tôi sẽ dừng ngay nơi đây, nếu như các vị muốn tôi tiếp tục nói chuyện, tôi chỉ biết nói như thế, muốn tôi nói chuyện những vấn đề dễnghe (thuận tai) để phụng hành, thật sự mà nói tôi không biết nói gì cả.

Về nguyên tắc nghiên cứu của tôi, nó mang ý nghĩa là duyệt đọcphân tích Kinh Luận, đó là điểm trọng yếu cho việc nghiên cứu Phập pháp. Một phương pháp nghiên cứu như thế, nó phát triển như thế nào, được bao nhiêu người hoan nghinh, tôi đều không lưu tâm. Ðâychính là động cơ và thái độ của tôi đối với việc học Phật, thậm chí có thể nói rằng, tôi là người bảo thủ như thế.

Sau khi trải qua nhiều năm nghiên cứu, có thể nói, đó là thời dân quốc trước năm thứ 30 (1941), đối với Phật pháp tôi có một cái nhìn tổng quan về sự phát triển và diễn biến của Phật pháp, đối với xãhội hiện nay có một vài điểm thích hợp, phần còn lại không cần thảo luận ở đây, vì nó rất thích hợp với một giai đoạn lịch sử nào đó trong quá khứ, nhưng đối với hoàn cảnh hiện nay thì ngược lại. Tôi có được sự nhận thức này, lúc đó tôi viết một tác phẩm gọi là : “Phật giáo ở Ấn Ðộ”. Cách viết tác phẩm này, cái gì tôi nghĩ đến liền viết ra. Cách viết như thế chỉ nói lên ý kiến riêngcủa mình, trong đó phần dẫn chứng cũng quá sơ sài, không giống như cách viết sách ở thời nay, chịu ảnh hưởng văn hóa cận đại, điều mà tác giả trình bày tuy chỉ là trình bày ý kiến của tác giả, nhưng cần phải rõ ràng trong việc trích dẫn căn cứ. Rút ra kinh nghiệm từ đó, tôi đem nối dung tác phẩm này viết thành nhiều tác phẩm lớn, dẫn chứng một cách tường tận. Những tác phẩm này có thể biểuthị quan điểm và sự hiểu biết của tôi đối với Phật pháp.

Chẳng qua, sự nghiên cứu Phật giáo Ấn Ðộ của tôi cho đến nay tôi chỉ viết có hai tác phẩm: 1. “Thuyết Nhứt thiết hữu bộ vi chủ đích luận thư dữ luận sư chi nghiên cứu”; 2. “Nguyên thủy Phật giáo thánh điển chi tập thành”. Ngoài ra, những tác phẩm còn lại, khi tôi viết đều có nhân duyên đặc biệt, không phải là cái mà tôi muốn viết...

Hiện nay, thân thể tôi lại nhiều bệnh hoạn, những gì trước đâytôi muốn viết, nay không thực hiện được. Nhưng với tôi không có gì để hối tiếc, vì chúng ta ở trong vòng vô biên sinh tử, trong cuộc sống này điều gì có thể làm được thì đem hết sức làm việc đó. Làmđược bao nhiêu đều dựa vào phước đức nhân duyên của mình và mối quan hệ chằng chịt với xã hội, không phải mình muốn làm cái gì, liền làm được cái đó. Do đó tôi chẳng có cái gì để hối tiếc cả. Giả sử thân thể tôi còn mạnh khỏe tôi muốn viết một tác phẩm rất quan trọng, tường tận trình bày quá trình từ Phật pháp tối sơ diễn biến đến Ðại thừa Phật pháp. Ý nghĩa của Ðại thừa Phật pháp là gì? Rốt cùng cái gì được gọi là Ðại thừa? Chúng ta không nên miệng nói Ðại thừa, nhưng trên thực tế lại không là như thế, từ suy nghĩcho đến việc làm. Công trình này có thể hoàn thành được hay không, tự mình không quyết định được gì cả, vì mạng người là vô thường, có thể sống chỉ vài hôm nữa, nào ai biết được.

Trên đây chỉ nói chuyện đề cập một số vấn đề về sự nghiên cứu của cá nhân tôi, nó mang tính tượng trưng mà thôi.

Trước đây tôi có viết qua tác phẩm gọi là “Dĩ Phật pháp nghiêncứu Phật pháp” (Dùng Phật pháp để nghiên cứu Phật pháp) có nhiều người đọc qua, hỏi tôi rằng, bằng phương pháp nào nghiên cứu Phật pháp?Ðương nghiên là nghiên cứu kinh luận, các đạo lý của các Tông phái. Nhưng khi nghiên cứu cần có phương pháp, từ chuyên môn gọi là “phương pháp luận”.

Phương pháp nghiên cứu của tôi về Phật học, có thể nói là rất cố chấp, vì tôi cho rằng, chúng ta là một tín đồ Phật giáo, cần phải lấy phương pháp của Phật pháp để nghiên cứu Phật pháp. Thế thì chúng ta bằng cách nào để nghiên cứu Phật pháp? Ðức Phật đã từng chỉ ra rằng, có một loại chân lý rất phổ biến và hiện thực ở thế gian, cũng có thể nói là sự thật của cuộc đời là: Tất cả sự tồn tại của sự vật đều không thể tách rời nguyên tắc phổ biến này. Nguyên tắc này, tức là “Các hành đều vô thường, các pháp đều vô ngã”. Tôi cho rằng, khi chúng ta nghiên cứu Phật pháp, nên vận dụng nguyên tắc này để xử lý mọi vấn đề.

Nói một cách đơn giản, cái gọi là “Các hành đều vô thường”. Nómang ý nghĩa, thuyết minh về tất cả những gì tồn tại trên thế gian đều không ngừng biến hóa. Ví như, những lời thuyết giảng của đức Phật, trải qua một thời gian sau, được những đệ tử của Ngài hoằng dương, những lời dạy đó, một cách rất tự nhiên hoặc nhiều hoặc ítcũng bị cải biến theo thời gian và không gian. Như chế độ Tăng già được thiết lập bởi đức Phật, chúng ta gọi nó là giới luật, những giới luật này cũng tùy theo khu vực mà có sự cải biến. Nếu như các vị cho rằng, hoàn toàn không cải biến, không thay đổi. Ngược lại, tôi không cho là như thế, chắc chắn nó phải thay đổi. Như Thái Lan hiện nay, chế độ xuất gia của họ, mọi người đều có thể xuất gia, có người xuất gia chỉ có bảy ngày, có người xuất gia 15 ngày. Ðối với vấn đề xuất gia một cách nghiêm túc, người xuất gia thọ giới cụ túc, cần phải trọn đời hành trì, không thể nói rằng, tôi chỉ phát tâm thọ giới Tỳ kheo trong vòng bảy ngày hoặc hai tháng, nếu như người xuất gia phát tâm như thế, không thể thành tựu giới Tỳ kheo, thế thì các vị cho quy chế của họ hiện nay là tốt hay xấu ? Theo tôi, đây không phải là vấn đề tốt hay xấu, mà chúng ta cần phải hiểu rõ vấn đề, đây là phương tiện của sự biến hóa mà thôi.

Nói đến “các pháp là vô ngã” là đề cập đến thật tánh của tất cả pháp không tồn tại độc lập. Như một quy chế nào đó được thiết lập, muốn hiểu rõ về nó, cần phải tìm hiểu đến những nhân tố của thời đại và hoàn cảnh của nó, nếu như tách rời bối cảnh và thời đại đểtìm hiểu về quy chế đó, thì cách tìm hiểu đó rất mù mờ và trừu tượng, lại không thực tế. Nếu như hiểu rõ phương pháp này, khi nghiên cứu vấn đề gì, chúng ta cần chú ý đến những gì liên quan đến nó, càng tường tận vấn đề bao nhiêu, thì đối tượng nghiên cứucàng chính xác và rõ ràng bấy nhiêu.

Có người hỏi tôi về nội dung và phương pháp nghiên cứu Phật học của tôi như thế nào. tôi không biết phải trả lời cho họ như thế nào, vì tôi chỉ căn cứ vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình tiến hành nghiên cứu. Trong thời gian nghiên cứu, tôi có đọc qua nhữngtác phẩm nghiên cứu Phật học của người khác, tôi cảm thấy rằng, phần lớn những tác phẩm này, có phạm vi nghiên cứu rất nhỏ, khôngchú ý đến những vấn đề liên quan đến chủ đề mà mình nghiên cứu. Nghiên cứu chuyên môn một vấn đề đôi khi rất tường tận và rất hay, nhưng đứng từ bình diện tổng thể mà nhìn, phát sinh vấn đề trước sau mâu thuẫn và không chính xác.

Theo tôi, cần phải có cái nhìn thật rộng, thành quả nghiên cứusẽ tốt hơn. Nếu như chúng ta không chú ý đến những vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu rất nhỏ, thành quả nghiên cứu chỉ giới hạn một vấn đề nào đó, nhưng về phương diện tổng quan, thành quả của công trình nghiên cứu không mấy rõ ràng.

Phương pháp nghiên cứu của tôi là vô thường và vô ngã. Vô thường là chỉ cho thời đại luôn luôn diễn biến; vô ngã là những mối quan hệ chằng chịt của nó, có nghĩa là vấn đề mà mình đang tiến hành nghiên cứu, cần phải gắn liền với thời gian và không gian của nó.Do đó, tôi nói với các vị rằng: không có phương pháp nghiên cứu nào khác. Ở thế gian có khá nhiều phương pháp nghiên cứu, tôi chưa từng xem qua, tôi cũng không hiểu mấy. Tôi chỉ lấy quan niệmvô thường và vô ngã của đức Phật đã dạy làm phương pháp nghiên cứu Phật pháp, nó cũng chính là phương pháp luận cho công tác luận thuật của tôi.

Các vị còn đang trong thời kỳ học tập, sau khi ra trường khônghẳn tất cả các vị tiếp tục làm công tác nghiên cứu Phật học, có lẽ có vị làm công tác hoằng dương Phật pháp, có người nỗ lực tu tập, chắc cũng có vị tiếp tục con đường nghiên cứu Phật pháp, do đó mà tôi đề cập đến vấn đề này.

Trong quá trình nghiên cứu, có một điều mà tôi cho là rất quantrọng, đó là tìm hiểu điểm bất đồng trong Phật pháp là gì, nó so với thế gian có gì tốt đẹp. Ðối với vấn đề này, chúng ta phân làm hai phương diện để thảo luận.

Thứ nhứt, ở thời kỳ đức Phật còn tại thế, Ngài đã đề xuất một chế độ sinh hoạt rất hoàn mỹ đó là “Giới luật”. Sau khi Phật giáo được truyền sang Trung Quốc, nơi đây, lại có thêm chế độ sinh hoạt của tùng lâm. Có lẽ cho đến nay, Phật giáo còn xuất hiện nhiều chế độkhác nữa, chắc chắn những chế độ này không giống nhau. Căn cứ chế độ của đức Phật, qua thực tế nghiên cứu cho thấy, nhân số rấtít, thật ra tôi cũng chưa nghiên cứu vấn đề này. Hiện nay, ngườiTrung Quốc đề cập đến giới luật là nói đến vấn đề gì? Không ăn cơm vào buổi chiều, đến phòng vệ sinh phải đổi dép. Họ cho rằng những giới điều này rất quan trọng, nhưng đối với tinh thần chínhyếu của giới luật, dường như họ không biết gì. Do đó, ý nghĩa chân chánh của giới luật, chúng ta là những người xuất gia cần phải tìm hiểu và nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Theo sự hiểu biết của tôi, giới luật của Phật giáo là một loạidành cho sinh hoạt tập thể, tu hành cũng ở trong tập thể sinh hoạt mà tu tập. Căn cứ quan điểm của giới luật trong Phật pháp không khích lệ cá nhân độc thân cư trú ở cốc hay am tu hành, vì nó rất dễ dàng hòa nhập sinh hoạt của thế gian, tuy nhiên không vì thế mà bài xích, Phật giáo cũng rất tôn trọng quan điểm của những người này. Tính đặc sắc của giới luật Phật giáo là gì? Nó là sự quản lý bằng pháp luật và sự cảm hóa bằng đạo đức, phối hợp hai mặt này là tính đặc sắc của giới luật. Khi một người xuất gia có những hành vi sai lầm, trong giới luật có rất nhiều nguyên tắc xửphạt, đôi khi cũng không nhất định phải sử dụng hình thức xử phạt mà lại dùng đến tinh thần bao dung của đạo đức cảm hóa người khác, cũng có những quy định rất khắt khe để sửa đổi người phạm phải sai lầm. Do đó, khi Phật còn tại thế, tuy có những người xuất giavới mục đích chân chính, nhưng không rõ tinh thần của giới luật,nó chính là động cơ biến thành người không chân chính, nhưng những người này sống trong đoàn thể trong thời gian vài năm, qua sự huấn luyện của thầy bạn, hoàn cảnh tốt giáo dục tốt, dần dần ảnh hưởng đến người ấy, trở thành bậc long tượng trong Phật pháp.Sống trong tập thể sinh hoạt, mọi người đều có chung một mục đích, hành vi trong sạch, sống trong tinh thần hòa hợp, đây là tính đặc biệt của giới luật Phật giáo, nó có tác dụng rất quan trọng cho việc duy trì và phát triển Chánh pháp được tồn tại thế gian.

Loại hình tổ chức này, cùng với những tổ chức trong xã hội không giống nhau, vì tổ chức Phật giáo phối hợp từ hai phương diện: cảm hóa bằng đạo đức và quản lý bằng giới luật, bao gồm tinh thần bình đẳng và pháp trị. Mỗi một giới điều được đề xuất, không phảichỉ căn cứ một số ít người nào đó mà chế định. Như trong học viện, vấn đề gì mà phần lớn học viên không đồng ý, chắc chắn thầygiáo cũng sẽ không đồng tình. Những quy chế mà đức Phật đã chế định, quy chế ấy phải được áp dụng một cách bình đẳng cho toàn thể thành viên của đoàn thể, ngay cả đức Phật khi còn tại thế vẫnphải căn cứ quy chế sinh hoạt. Do vậy, tinh thần giới luật của Phật giáo mang tính bình đẳng và dân chủ. Việc thực thi cảm hóa đạo đức và quản lý bằng quy chế, nhằm mục đích mọi người củng nhau hành trì Phật pháp, nghiên cứu ý nghĩa của giới pháp mọi người đều phải tận lực phát huy.

Nhưng trên thực tế, sinh hoạt Phật giáo hiện nay không còn mang ý nghĩa như thế, nghĩa là không y cứ vào tinh thần giới luật mà trụ trong tăng đoàn. Giả sử chúng ta nghiêm túc nghiên cứu về giới luật, từ trong đó chúng ta rút ra những nguyên tắc và tinh thần chơn chánh của nó, dùng phương thức hiện tại thực hiện, tôi nghĩ điều đó sẽ tốt hơn là chúng ta chỉ căn cứ vào quan niệm cá nhân mà thành lập tổ chức, hay tham khảo những hình thức tổ chức chánhtrị, hoặc những tổ chức khác để hoàn thành quy chế, vì tất cả đều là những quy chế, biện pháp tổ chức của thế gian, nó sẽ khôngphù hợp với tổ chức của Phật giáo. Tôi nghĩ cách tổ chức vừa trình bày sẽ phù hợp với Phật giáo hơn. Ðây là tính đặc thù của Phật pháp, đó là điều tôi hiểu được tinh thần và mục đích hình thành qui chế của đức Phật, nó không giống như những hình thức tổ chức của thế gian, do vậy tôi càng tăng thêm lòng tin đối với đức Phật.

Thứ hai, là phương diện lý luận, tức là phương pháp lý giải vấn đề. Một mặt đức Phật sử dụng hình thức quy chế để ràng buộc tăng đoàn và mặt khác đức Phật lại dùng hình thức khai thị, có nghĩa là căn cứ đạo lý mà hướng dẫn chỉ dạy mọi người. Như chúng ta biết, hoàn cảnh sống vào thời kỳ đức Phật và hiện nay hoàn toàn không giống nhau. Như vào thời đức Phật, không giống như hoàn cảnh sinhhoạt hiện nay, được nghiên cứu “Kinh Pháp Hoa” và “Kinh Hoa Nghiêm” là 2 bộ kinh lớn. Chẳng qua, trên nghĩa lý hoặc ở phương pháp tu hành, có thể đức Phật giới thiệu một cách rất đơn giản vềý nghĩa của nó.

Ở đây, điều mà đức Phật muốn thuyết minh và chú ý đến là vấn đề gì? Những điều đó phải chăng cùng với những vấn đề được những người thế gian bàn luận không giống nhau phải không ? Theo sự hiểu biết của tôi cho rằng, tất nhiên quan điểm của Phật pháp với quan điểmcủa thế gian không giống nhau. Tôi nghĩ, các vị đã nghiên cứu Phật pháp qua mấy năm rồi, chắc chắn thấu rõ được điều này, chúngta cần phải xác định Phật pháp cùng thế gian pháp không giống nhau. Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, như đạo Phật và đạo Hồi ở Ấn Ðộ, đạo Lão ở Trung Quốc, đạo Thiên chúa ở Tây phương. Quan điểm và mục đích của Phật giáo so với những tôn giáo khác hoàn toàn khác biệt. Ở phương diện triết học cũng lại như thế, trên thế giới không biết có bao nhiêu nhà triết học, quan điểm triết họccủa từng người cũng không giống nhau. Nếu như chúng ta cho rằng,Phật pháp là nền triết học vĩ đại, ngược lại chúng ta nghĩ rằng Phật pháp và các nền triết học khác giống nhau, có thể nói, đây là cách suy nghĩ không đúng, vì nếu nó đã giống nhau thì cần đến Phật pháp để làm gì?

Phật pháp là pháp không có trong bất cứ tôn giáo hay triết họcnào ở thế gian, đó là pháp “Duyên khởi tánh không” ‘không’ là pháp bất cộng của thế gia (có nghĩa là người thế gian không chấp nhận); “Chư hành vô thường, các pháp vô ngã” đều y cứ vào pháp này mà xuất hiện. Duyên khởi là nói đến tất cả những hiện tượng ở thế gian, bao gồm thiên văn, địa lý, tự nhiên, động vật cho đến lãnh vực hoạt động tâm sinh lý của con người, đều y vào pháp nhân duyên mà sinh diệt. Phật dạy pháp duyên khởi là nguyên tắc phổ biến, y cứ vào nó chúng ta mới hiểu được quy chế của Phật giáo cùng với những quy chế khác không giống nhau. “Lý luận” và “chế độ” có mối quan hệ mật thiết, Phật pháp gọi là “Y pháp nhiếp tăng”, căn cứ nguyên tắc Duyên khởi không luận ở bình diện tư tưởng quy chế hay tu tập, chúng ta đều phát hiện Phật pháp và thế gian đều có điểm không giống nhau. Trong thế gian có khá nhiều tư tưởng, gần với học thuyết “Duyên khởi”, nhưng họ lý giải không thể đạt đến hoàn toàn và triệt để như Phật giáo.

Tại sao chúng ta phải tin Phật ? Vì Phật là người đã hoàn toàngiác ngộ. Cái gọi là triệt để giác ngộ của Phật như thế nào ? Nếu các vị không biết thì tôi cũng chẳng biết. Một vấn đề không biết, thế thì tại sao chúng ta phải tin?

Sau khi đức Phật giác ngộ dưới cội cây Bồ đề, vì lòng thương muốn chúng sanh cũng được giác ngộ như Ngài, do đó Phật mới nói pháp. Giáo lý mà đức Phật đã nói ra, đều mang ý nghĩa chỉ đạo cho mọi người nên sống đúng với nguyên lý của vũ trụ, hay gọi là quy luật, là nguyên tắc vận hànhchung của thế gian. Ðây biểu thị nội dung chứng ngộ của Ngài cùng với thế gian cũng không giống nhau, qua đó chúng ta có thể hiểu được pháp mà Ngài đã giác ngộ, cũng giốngnhư người khác nghĩ gì chúng ta không biết, nhưng người ấy nói ra, biểu lộ trên hành động, qua đó chúng ta có thể hiểu được người ấy. Nguyên tắc căn bản của việc nghiên cứu quy chế của Phậtgiáo là sự thống nhất giữa lý luận và hình thức. Dựa vào nguyên tắc này, tôi dần dần phát hiện nghĩa lý của Phật pháp siêu việt hơn thế gian, sự chứng ngộ của đức Phật chúng ta đều không biết, nhưng qua sự biểu hiện bằng hành động và lời giảng dạy của Ngài đều mang ý nghĩa làm lợi lạc cho mọi người, chính điều đó khiến tôi tin tưởng sự chứng ngộ của đức Phật.

Tôi có khá nhiều ý kiến không giống ý kiến của người khác. Ví như, vấn đề tu hành và chứng ngộ, nó đương nhiên là việc làm tốt, là mục đích chung của người xuất gia, nhưng chúng ta phải chú ý rằng, vấn đề tu chứng không chỉ có Phật giáo đề cập mà các tôn giáo khác trên thế giới đều đề cập, như Trung Quốc có Ðạo gia, Nho gia, Ấn Ðộ có Bà-la-môn giáo và 6 phái triết học, phương Tây có Thiên chúa giáo. Nói chung, mỗi tôn giáo đều có đề cập đến vấn đềtu hành và chứng ngộ, thậm chí hình thức cầu nguyện cũng được xem là hình thức tu tập. Tu hành một cách chân chánh, thân và tâmtự nhiên có một số kinh nghiệm đặc biệt, đây là người có niềm tin đối với tôn giáo, là điều cần có niềm tin, mặc dù bạn chưa lần nào đạt đến loại kinh nghiệm này, nhưng đây là điều đáng tin tưởng. Từ trong nội tâm hoặc trên thân thể muốn đạt đến sự tu chứng của tôn giáo đều phải y vào loại đặc thù kinh nghiệm này. Trong Phật giáo, vấn đề thần thông cũng tương tợ như vậy.

Do đó, đề cập đến vấn đề tu hành không nhất định chỉ có trong Phật pháp, vì các tôn giáo trên thế giới đều có đề cập đến vấn đề tu hành. Thế thì, đối với vấn đề này, các vị đã thấy được những gì? Những kinh nghiệm đó không thể chứng minh được cái mà các vị thấyvà kinh nghiệm chính là Phật pháp. Thế thì dựa vào nguyên tắc nào để phân định điều này ? Theo tôi có hai nguyên tắc:

Thứ nhất, xem xét điều đó có phù hợp với nghĩa lý căn bản của Phật pháp không. Thứ hai: biểu hiện hành vi như thế nào? Ở đây tôi xin kể một mẩu chuyện để làm sáng tỏ vấn đề. Người Trung Quốc chúng tađôi khi rất kiêu ngạo về Thiền học. Có nhiều người Tây phương đến học thiền, chúng ta bèn bảo rằng: “Hàn sơn cũng rất thơm”. Thế là được họ kính phục và sùng bái. Đây chỉ là câu chuyện điển hình, nhưng qua câu chuyện này, tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta lấy cách trả lời này làm mô phạm cho việc giảng dạy Phật học (Thiền học), mọi người y vào đó mà học, người ấy sẽ trở thành người như thế nào? Chắc chắn quí vị sẽ hiểu được kết quả của nó là gì, ở đây tôi không cần phải nói thêm. Phật giáo hay bất cứ một tôn giáo nào khác đều cần phải dạy dỗ rõ ràng và có phương pháp, người học (tu hành) cũng cần có tâm bình thường để học. Trong quá khứ, Phật giáo Trung Quốc có rất nhiều vị đại sư, biết cách tổ chức và pháthuy Phật pháp, tất cả họ đều lấy tâm bình thường minh mẫn mà làmviệc. Như đức Phật giáo hóa, cái gọi là “thần thông”, “giáo giới”, “thọ ký tâm”, thậm chí có thể dùng thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp để giáo hóa, nhưng trọng tâm của Phật pháp vẫn là phương pháp “Giáo giới”, tức là dùng ngữ ngôn văn tự chỉ dẫn chúng sanh để học tập Phật pháp, khiến cho họ đều hưởng được sự lợi ích và hạnh phúc của Phật pháp.

Hiện nay, có một số người cường điệu việc tu hành, bèn nói việc kiếp trước đời sau, thần thông.v.v... Theo tôi, đây không phải là chân chánh Phật pháp. Sau khi Phật chứng ngộ, cái mà Phật biểu hiện là những sự việc có thật trên lịch sử, là sự hoạt động của tăng đoàn, không phải là sự việc kỳ quái như Hàn Sơn, Tế công, Lạt Phong Tử Lạt ma. Ðức Phật là người sinh ở nhân gian dùng ngôntừ và hành vi của con người răn dạy chúng sanh, không phải là những chuyện thần thông kỳ quặc. Ngoại đạo cũng có thần thông, nếu lấy thần thông hoằng dương Phật pháp, có nghĩa là Phật pháp và ngoại đạo giống nhau. Ðối với việc nghiên cứu Phật học, tôi rất chú trọng hai phương diện này, sự hiểu biết về nó là cơ sở để cho lòng tin Phật pháp càng tăng trưởng, là động cơ thúc đẩy tôi nghiên cứu Phật pháp.

Trọng tâm mà tôi nghiên cứu là những điều căn bản trong Phật pháp, nếu như các vị yêu cầu tôi giảng về Duy thức học, chắc chắn tôi nói không hay mấy, nhưng nếu giảng tư tưởng căn bản của Duy thức học, tôi có thể hiểu một tí, tôi đọc sách vẫn còn mang tập quán của người Trung Quốc, là đọc sách chú trọng ở tổng thể, viết sáchchú ý phần dẫn chứng, đây là điểm tốt để thích ứng thời đại.

Chúng ta nghiên cứu Phật pháp cần phải duyệt đọc những tư liệugốc, là những kinh luận được dịch tra từ tiếng Ấn Ðộ và những bản chú giải của người Trung Quốc cổ đại. Trước hết chúng ta cần phải đọc và hiểu được nội dung của nó, để chúng ta thấu hiểu tinh thần “Ôncố tri tân” (ôn lại chuyện xưa để hiểu việc nay). Nhưng chúng takhông nên dừng ở chỗ đọc và hiểu, vì dừng ở đó sẽ không tiến bộ.Từ sự “ôn cố” bằng cách duyệt đọc kinh luận, để có kiến thức đúng đắn và mới mẻ, sau đó tiến hành viết thành bài nghiên cứu vàphát biểu, nhưng không phải ai sau khi duyệt đọc cũng làm được điều đó, có làm được cũng chưa chắc gì chính xác, nhưng không phải vì thế mà lùi bước. Chúng ta muốn Phật pháp càng ngày càng hưng thịnh và tiến bộ thì công tác nghiên cứu và trước tác là viên gạch lót nền.

Giả như, chúng ta y cứ kinh luận, trong đó nói cái gì, chúng ta bèn nói cái ấy, đó không phải là công tác nghiên cứu và sẽ không tiến bộ. Vì thế giới mà chúng ta đang sống luôn luôn thay đổi, do vì các hành là vô thường, chúng ta dừng lại tức là lùi bước, học vấncũng như vậy.

Vấn đề học tập, có người không biết cách học, bèn dùng cách ghi chép, thầy giáo nói điều gì ghi chép điều ấy, về sau cứ y như thế mà phát biểu. Ðứng về phương diện học vấn mà nói, đây không phải làcách làm của người nghiên cứu, nó sẽ không giúp ích gì cho sự tiến bộ của chúng ta. Khi chúng ta đọc sách, cần phải phát hiện những điều mới mẻ ở trong đó. Trước khi xem sách, người đọc cần có một vài ý niệm đơn sơ về nó. Trong quá trình đọc duyệt kinh luận, tự biết mình có những nhận thức sai lầm, tự biết sai lầm, có nghĩa là đã tiến bộ, nếu như ba năm về trước tôi cho rằng cái này là như thế này, cho đến nay vẫn như thế, tức là không có gì mới mẻ, nó đồng nghĩa không tiến bộ. Vấn đề nghiên cứu, chúng ta cần có nhiều thời gian suy tư về nó, bằng nhiều góc độ khác nhau để pháthiện chúng ta sai ở điểm nào và tại sao sai, chúng ta luôn sửa đổi nhận thức sai lầm của mình, sửa thành chính xác hơn đúng hơn,điều đó cũng sẽ cống hiến cho mọi người tốt hơn. Do vậy, chúng ta cần phát huy tinh thần “ôn cố tri tân”.

Một điểm nữa, Phật giáo là một tôn giáo, sau khi chúng ta học Phật, các vị nghĩ như thế nào những loại đạo lý này, nó đối với các vị có tác dụng gì và lợi ích gì? Như Phật pháp nói, chúng ta cần giảmbớt phiền não, tăng trưởng lòng từ bi. Trước hết, chúng ta cần có lòng nhiệt thành đối với Phật pháp, hộ trì Phật pháp. Cho rằng, chúng sanh chịu vô lượng đau khổ, như vậy, bằng cách nào đểcứu độ họ? Sau khi chúng ta học Phật mà lòng chúng ta không khơidậy những quan niệm này, chúng ta chỉ là những người thuần túy xem những quan niệm này ở trên bàn mà thôi, nó không thành quan niệm sống của chúng ta.

Tôi không cần thảo luận sự chân thật tu chứng, nhưng khi chúngta nghiên cứu học vấn, phụng sự Phật pháp hay làm những việc phúc lợi xã hội, chúng ta cần phải lấy Phật pháp làm kim chỉ nam chỉ đạocho chính mình, sách tấn chính mình, điều đó sẽ giúp cuộc sống tinh thần của chúng ta càng ngày càng tốt hơn. Nếu như vị nào đốivới việc học tập, cảm thấy càng học càng phiền não đau khổ, hoặctự cho rằng, không ai bằng mình, sanh tâm khinh mạn, thậm chí phụ ân thầy tổ huynh đệ đều không bằng, người này chắc chắn cũng sẽ gặt lấy khổ đau. Người chân chánh học Phật, thường đem Phật pháp áp dụng vào cuộc sống, cải đổi thói hư tật xấu, Phật giáo vốn là một tôn giáo, không chỉ đơn thuần chỉ là tri thức thế gian. Nghiên cứu Phật pháp mà cuộc sống không có chút gì gọi là Phật pháp, thì công việc nghiên cứu ấy cũng giống như những tri thức của thếgian, nó không phải là Phật pháp.

Thời gian qua, tôi không nỗ lực cho việc tu chứng chỉ đem toànbộ thời gian và tâm lực nghiên cứu Phật pháp. Tôi chỉ có thể làm được ở phương diện này, đã được trình bày một cách khái quát, các vị lấy đó tham khảo. Hy vọng tất cả chúng ta trong lúc học tập nghiên cứu Phật pháp, tìm được niềm vui và sự lợi ích, đó là sự cống hiến cho Phật pháp. Cần ghi nhớ rằng, học Phật là chuyện rấtdài tính theo thời gian, không phải là việc chỉ vài năm, vì vậy,chúng ta cần tinh tấn nỗ lực nghiên cứu Phật pháp.

(Tuệ Chủng)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 14406)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
05/04/2013(Xem: 11143)
Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam 3 dành trọn quyển cho việc in lại tác phẩm Thiền uyển tập anh cùng phần nghiên cứu, bản dịch và chú thích của chúng tôi, mà trước đây đã từng được xuất bản. Việc dành tập 3 cho Thiền uyển tập anh này tất nhiên không đáp ứng hoàn toàn tiêu chí sắp xếp do chúng tôi đã đề ra trong Tổng tập 1, đó là "sắp xếp các tác phẩm Văn học Phật giáo Việt Nam theo niên đại ra đời của các tác gia, tác phẩm từ khi Phật giáo truyền vào nươc ta cho đến thế kỷ XX".
04/04/2013(Xem: 2240)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
04/04/2013(Xem: 13543)
Trong Tổng tập 2 này, để hiểu Pháp kính kinh tự của Khương Tăng Hội, chúng tôi cho dịch luôn bản Pháp kính kinh của Kỵ đô úy An Huyền. Đây là một trong những bản kinh xưa nhất của nền dịch thuật Phật giáo Trung Quốc, nên đầy dẫy những văn cú khó khăn của giai đoạn cổ dịch. Vì thế trong khi dịch, chúng tôi có tham khảo bản dịch của Trúc Pháp Hộ đối với kinh này, biết dưới tên Uất Ca La Việt vấn Bồ tát hạnh kinh (ĐTK 323).
01/04/2013(Xem: 6687)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 6472)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
01/04/2013(Xem: 7757)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 5807)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
29/03/2013(Xem: 5202)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2013(Xem: 6491)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]