Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Lễ Hỏa Táng Đức Vua

15/03/201405:40(Xem: 27416)
26. Lễ Hỏa Táng Đức Vua
Mot cuoc doi bia 02



Lễ Hỏa Táng Đức Vua





Nửa canh ba về sáng, đức Phật hướng tâm để xem quang cảnh các bậc Chánh Đẳng Giác làm lễ hỏa táng phụ thân mình như thế nào. Không phải ai cũng đủ duyên làm việc ấy. Một số các vị phụ thân mất trong khi các ngài đang tầm đạo. Các vị khác không đủ duyên đặt để quả vị A-la-hán cho phụ thân mình. Xét ra, chỉ một số vị có được nhân duyên toàn mãn như trường hợp của đức Phật Gotama hiện nay. Tuy nhiên, bậc Chánh Đẳng Giác nào cũng chu đáo nghĩa vụ trước đại sự tử sanh của đấng sinh thành bằng cách này hay bằng cách khác.

Khi đức Phật và chư vị trưởng lão đến hoàng cung thì trong ngoài mọi người đã đầy kín, lóng ngóng chờ trông...

Đức vua Suddhodana đang nằm nghiêng về bên phải, yên tĩnh trên giường bệnh. Nanda và Rāhula thì ngồi thiền trên chiếc sập kế cạnh. Lệnh bà Gotamī vừa rảy nước thiêng Soma, rảy nước hương hoa sen khắp đây đó rồi gầy thêm một lò trầm thoảng mùi thơm tinh khiết, ấm cúng... Khung cảnh thật thanh bình như cõi tịnh cư thiên...

Đức Phật đến gần bên, chú tâm, hướng tâm biết thọ hành của đức vua đang ở những sát-na cuối cùng, lát sau mỏng dần, tan dần...

- Bậc A-la-hán cao quý thế là đã an trú vô dư y Niết-bàn! Đức Phật nói rồi cắt đặt mọi việc - này Sāriputta! Ông cùng Kāḷudāyi, các tỳ-khưu Sākya, quan đại thần Mahānāma hãy đi tìm địa điểm làm lễ hỏa táng - nơi chỗ đất rộng rãi, thoáng đãng - cho người làm vệ sinh sạch sẽ đâu đó rồi thiết kế một hỏa đài trang trọng trong khả năng của vương triều!

Tôn giả Sāriputta hiểu ý hai chữ trang trọng nên lãnh mệnh, bước đi, nghĩ thầm: “Hy hữu thay là làm thân phụ của một vị Phật! Càng hy hữu hơn, đức vua ấy lại là một vị A-la-hán! Chắc đại phạm thiên Sahampati, Sakka, Suyāma, Santusita... nếu biết lễ nghi, phép tắc, phải đến đây để cung nghinh, thiết lễ cúng dường mới phải chứ...” Và quả đúng vậy, đức đại phạm thiên Sahampati và vua của năm cõi trời dục giới (ngoại trừ Tha hóa tự tại) đã có mặt; cùng với thiên chúng nam nữ đã đứng đầy đặc cả không gian. Họ mang theo vô số hương hoa lễ phẩm, có cả đàn, sáo, nhạc và vũ công...

Đức Sakka dùng thiên âm, nói vào tai vị đại đệ tử:

“- Chúng đệ tử có biết lễ nghi, phép tắc, thưa tôn giả! Ngài hãy cho thiết kế hỏa đài thật trang trọng đi - rồi chúng đệ tử sẽ tô điểm cho trang trọng hơn nữa bằng phước báu và uy lực của cõi trời!”

“- Vậy mới phải!Tôn giả nói – Nhưng sao lại có đàn, sáo, nhạc và cả vũ công? Có ồn ào quá không, Sakka?”

“- Dạ thưa không! Trời Sakka đáp - Sẽ thầm lặng thôi, nhân gian họ không nghe được gì đâu; hơn nữa, đây là cách biểu lộ lễ nghi, phép tắc của cõi trời đấy mà!”

“- Ông nhiều lời quá đấy, Sakka!”

“- Dạ, chúng đệ tử không dám đâu ạ!”...

Trong lúc ấy thì đức Phật bảo mang nước ấm và nước hoa đến - rồi ngài dặn bảo:

- Xin mời thỉnh các đức thân vương hãy ra ngoài triều bảo mọi người chỉ cần đội hoặc quàng khăn tang trắng, giữ gìn không khí yên tĩnh; và chư vị có thể triệu tập hội đồng trưởng lão bàn việc tang lễ, phải làm những gì cho phù hợp với truyền thống thì tùy nghi. Di mẫu về hậu cung, truyền cho cung nga thể nữ, thị nữ... cũng quàng khăn tang và không nên khóc lóc, huyên náo...

Với chư tăng, đức Phật nói:

- Ānanda, Nanda... ở lại một bên để cùng với Như Lai tắm rửa, thay y phục cho phụ vương! Các trưởng lão Vappa, Assaji, Bhaddiya, Mahānāma, Yasa, Uruvelākassapa, Gayākassapa, Nadīkassapa, Mahā Kassapa... chia từng nhóm hội chúng tỳ-khưu để hành thiền hoặc tụng những thời kinh nói về vô thường, vô ngã, dukkha... để thức tỉnh nhân tâm. Còn Mahā Moggallāna tạm thời thay mặt Như Lai thuyết những thời pháp phải lẽ cho mọi người đến dự lễ tang... Lúc thay đổi thì sẽ có Như Lai, Sāriputta và Ānanda tiếp sức; phải làm như thế nào để các thời pháp được diễn ra liên tục; chỉ nên thuyết những pháp liên hệ đến các cảnh giới, nhân quả nghiệp báo và sự báo hiếu của con cái đối với cha mẹ... Cũng cần thuyết về sự rã hoại của đất nước lửa gió nơi thân tạo ra sự đau đớn khốc liệt, nếu không có năng lực phước báu hoặc định tâm hỗ trợ, thần thức người ra đi sẽ dễ bị rối loạn, bất an, bất định. Thuyết về giây khắc lâm tử, cái cận tử nghiệp quyết định sanh thú của chúng hữu tình như thế nào, từ kiếp này sang kiếp kia ra sao để vén mở trí tuệ cho nhiều người...

Phân bố đâu đấy xong xuôi, đức Phật cùng Ānanda, Nanda tắm rửa, tẩm liệm và thay vương bào mới cho đức vua, phủ lên một tấm y màu hoại sắc, biểu tượng đức vua đã là một vị tỳ-khưu A-la-hán! Rồi cũng chính đích thân đức Phật và chư tăng quàn linh cữu của đức vua tại sảnh đường lớn rộng của hoàng cung để cho mọi người đến thăm viếng, chiêm bái, cúng dường hoa hương, lễ phẩm...

Linh cửu quàn bảy ngày để các tiểu quốc thân cận, các trấn thành trong nước đến thăm viếng. Trong thời gian ấy, kinh tụng của chư tăng bên linh cữu và các thời pháp tại cung đình được tiến hành liên tục. Hàng ngàn tỳ-khưu thay nhau đến làm lễ rồi rút về đại viên Nigrodhārāma, song bao giờ cũng thường xuyên túc trực chừng vài trăm vị! Hằng trăm lều xá được dựng lên khắp nơi và lúc nào cũng nườm nượp quan khách và dân chúng. Các tôn giáo bạn cũng từng đoàn, từng đoàn đến viếng thăm, chú nguyện. Từng núi lương thực, thực phẩm được chở về và hàng ngàn người phục vụ bếp núc, bưng dọn khá chu đáo từ trong ra ngoài...

Hỏa đài bằng chất liệu gỗ thơm và hoa được thiết kế công phu, mỹ thuật; tuy nhiên, vua trời Sakka còn xin phép tôn giả Sāriputta chụp lên nóc hỏa đài một bảo tháp trăm nóc – có tên là Dibyakutagara - cẩn châu ngọc của cõi trời thật là huy hoàng, tráng lệ...

Giờ hỏa táng, chính đức Phật, Ānanda, Nanda cùng các vị trưởng lão tôn túc khiêng linh cữu của đức vua. Cả rừng người mang hoa đến chất đống quanh hỏa đài. Mấy hàng trưởng lão và hàng ngàn tỳ-khưu đứng vòng quanh mấy lớp, tiếng tụng kinh như hải triều âm cuộn sóng giữa không gian. Hoa trời như từng cơn mưa ngũ sắc rơi xuống, rơi xuống... Sáo trời, nhạc trời thả từng âm ba lạ lùng như phủ trùm cả kinh thành Kapilavatthu. Triều đình, nhân dân và quan khách đứng nhấp nhô từng lớp, từng lớp không xiết kể...Trời Sakka hiện thành thân người, nhiễu quanh linh cữu ba vòng về tay mặt, dâng lên đức Phật một viên ngọc đỏ – có tên là Jotivansī – khi cần, có thể phát hỏa bốc cháy tất thảy mọi vật rồi tỏa hương thơm diệu kỳ... Biết là phải thời, đức Phật bước tới, đặt viên bảo ngọc ở chân hỏa đài. Viên hỏa ngọc diệu kỳ do có tính năng cảm ứng tinh thần của sở hữu chủ và vật chất xung quanh nên nó phát lửa – một ngọn lửa mát lạnh - tỏa khắp không gian, bốc mùi thơm tinh khiết... Lời kinh trầm hùng lại trỗi lên như đưa thần thức con người vào cõi siêu thoát...

Cuộc lễ hỏa táng vĩ đại, có một không hai trên châu Diêm-phù-đề, đích thân đức Chánh Đẳng Giác chủ trì, đến chiều là hoàn tất. Triều thần và con cháu dòng tộc Sākya thu lượm tro cốt chia nhau để phụng thờ...

Ít hôm sau, Mahānāma làm lễ đăng quang vương vị, kế thế ngôi báu theo di huấn của đức tiên đế Suddhodana.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2013(Xem: 8359)
Tôi không cần thảo luận sự chân thật tu chứng, nhưng khi chúng ta nghiên cứu học vấn, phụng sự Phật pháp hay làm những việc phúc lợi xã hội, chúng ta cần phải lấy Phật pháp làm kim chỉ nam chỉ đạo cho chính mình, sách tấn chính mình, điều đó sẽ giúp cuộc sống tinh thần củachúng ta càng ngày càng tốt hơn...
31/12/2012(Xem: 6530)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
28/12/2012(Xem: 10188)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
02/08/2012(Xem: 16651)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
16/04/2012(Xem: 9216)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
09/04/2012(Xem: 3356)
Phật giáo là “chân lý thực tại”, mà cốt lõi chính là đạo đức và giới luật làm nền tảng. Khi Phật còn tại thế, ngài chế giới là để ngăn ngừa sự bại hoại của tăng đoàn.
04/03/2012(Xem: 53275)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
17/01/2012(Xem: 8713)
Vô tận trong lòng bàn tay, Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều. Đúng như điều Einstein cảm nhận, Ph
01/08/2011(Xem: 14319)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
23/06/2011(Xem: 16874)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]