Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Máu Quý Hơn Nước

15/03/201405:33(Xem: 21217)
21. Máu Quý Hơn Nước
Mot cuoc doi bia 02


Máu Quý Hơn Nước








Ra xuân, trời nắng dịu, đức Phật cùng với hội chúng, mấy chục vị trưởng lão và chừng trên dưới năm trăm vị tỳ-khưu - đặc biệt có cả Ānanda, Nanda, Rāhula, các tỳ-khưu gốc hoàng tộc và chiến sĩ Sākya - lại du hành lên phương Bắc, vượt sông Gaṅgā, đến Vesāli, tạm cư tại Kuṭagārasālā (Trùng các giảng đường, Nhà nhiều tầng có nóc nhọn hoặc Sảnh đường nóc nhọn), rừng Mahāvana. Ở tại đây, ngoài việc đi hóa duyên các nơi, đức Phật biết mình còn có nhiều việc phải làm.

Năm nay, khí hậu, thời tiết nước cộng hòa Licchavī rất thuận hòa, đất nước phồn thịnh, nhân dân no ấm nên việc trì bình khất thực khá dễ dàng. Các vị trưởng lão nhận được lời mời của khá nhiều người trong giới quý tộc, các gia chủ trong vùng, đặt bát tại các tư gia; và các ngài thường thuyết những bài pháp thuận thứ cũng như cho quy y khá nhiều người.

Trưởng lão Mahā Kassapa cùng năm trăm môn đệ đến đảnh lễ Phật và nghe lời giáo giới. Cuối buổi pháp thoại, đức Phật ái ngại nói:

- Trông ông có vẻ phong sương quá, lại gầy ốm nữa! Việc khất thực khó khăn lắm phải không, Mahā Kassapa?

- Đệ tử sức khỏe vẫn bình thường, bạch đức Thế Tôn!

- Nghe nói ông chỉ khất thực những gia đình nghèo khổ - việc ấy có đúng không? Có thiên vị, có đánh mất tính bình đẳng không?

- Đệ tử hiểu! Nhưng vì tâm bi mẫn, đệ tử muốn giúp cho người nghèo, cho họ kiếm chút phước để nương tựa cho nhiều đời sau!

Đức Phật lại hỏi:

- Có người khổ quá, hoàn cảnh bất hạnh quá - Như Lai nghe nói ông lại nhập diệt thọ tưởng định bảy ngày, sau đó mới đi hóa duyên?

- Cũng có một số lần như thế, nhưng đôi khi cũng rải tâm từ, bạch đức Thế Tôn!

Đức Phật mỉm nụ hoa sen:

- Một vị thượng thủ A-la-hán, nhập định bảy ngày hoặc rải năng lượng tâm từ - ai đặt bát cho vị ấy, phước báu rất thù thắng - không chỉ là chút phước đâu, này Mahā Kassapa!

Trưởng lão Mahā Kassapa chỉ biết cúi đầu, nhẹ mỉm cười rất khiêm tốn.

Đại đức Ānanda từ đâu đó xuất hiện, trên tay cầm một tấm y mới đã nhuộm màu vàng đất, nhìn trưởng lão Mahā Kassapa, nói rằng:

- Chiếc y của pháp huynh cũ nát quá rồi, hãy cho đệ xin dâng tấm y này, vải tuy xấu nhưng lành lặn.

- Cảm ơn pháp đệ - Tôn giả từ tốn nói – nhưng tôi đã quen với vải rách, vải lượm rồi vá lại mà thôi; tấm kia nguyên vẹn quá, xin dành cho các sa-môn trẻ hoặc các vị khác cần dùng hơn.

Và dầu Ānanda năn nỉ thế nào, tôn giả cũng không nhận. Đức Phật phải góp lời:

- Thọ trì mười ba pháp đầu-đà bậc thượng, Mahā Kassapa không thọ dụng y mới đâu, Ānanda!

Hôm kia, từ nước Mallā, trưởng lão Kāḷudāyi đến Mahāvana báo tin với đức Phật là đức vua Suddhodana lâm bệnh nặng, có lẽ không qua khỏi vì người tuổi đã gần trăm, muốn gặp ngài lần cuối cùng.

Thế là tức khắc ngày hôm sau, đức Phật và đại chúng lên đường. Và cứ hễ chừng hai, ba do-tuần là phái đoàn được bổ sung thêm các vị trưởng lão và một số tỳ-khưu ở nơi xa đến. Họ đều là những vị A-la-hán lậu hoặc đã tận, có thần thông - biết chuyến đi này là chuyến đi báo hiếu của đức Phật – nên họ tự động tìm tới. Vậy là khi đến Mallā, hội chúng đã có trên ngàn vị.

Trưa hôm ấy, khi dừng chân tại một ngôi rừng ven đường, sử dụng thần thông, đức Phật biết có chuyện trọng đại xảy ra tại biên địa hai nước Sākya và Koliya. Số là dòng sông Rohini, vào khoảng tháng ba, tháng tư mực nước bắt đầu khô cạn; năm nay trời lại hạn hán hơn nên tình trạng ruộng đồng, hoa màu hai bên bờ sông nguy cơ không cứu vãn nổi. Trước đây, nhân dân vùng này đã cho ngăn một con đập, từ đó, họ kéo nước đổ vào ruộng đồng hai bên. Tuy nhiên, vì muốn cứu lúa, cứu hoa màu mà nhân dân hai bên xảy ra tranh chấp nguồn nước. Ban đầu là lời qua tiếng lại, mạ lỵ, phỉ báng nhau, sau đó, với giáo mác – hai bên quyết liệt sẵn sàng đổ máu để chiếm nguồn nước. Nguy hiểm hơn, quân đội hai bên bắt đầu dàn quân, chuẩn bị vào trận để bênh vực cho nông dân nước mình...

Đúng vào lúc đó, với thời gian như viên lực sĩ co duỗi cánh tay, đức Phật xuất hiện; ngài đứng giữa hư không, ngay phía trên con đập phân ranh hai nước. Rõ ràng, ngài đang đứng giữa trận tuyến - bên nội, bên ngoại - để làm người trung gian hòa giải.

Thấy đức Phật oai nghiêm như một vị phạm thiên, hào quang sáng rực đang đứng lừng lững giữa hư không biên địa hai nước; nông dân quăng giáo mác, quân đội quăng vũ khí, cung tên, giáp bào đồng quỳ xuống, sụp lạy: Họ biết uy đức Phật lâu rồi...

Đức Phật nói:

- Như Lai chỉ muốn hỏi chư vị một câu thôi: Nước quý hơn máu hay máu quý hơn nước?

Mọi người cúi đầu, câu hỏi ấy không cần phải trả lời vì ai cũng hiểu cả.

- Vậy có đáng không, chư vị là hai nước anh em, cùng liên minh, đoàn kết thương yêu nhau; bây giờ vì tranh giành nguồn nước mà sinh ra đổ máu. Vậy đối với chư vị, nước quý hơn máu hay sao – những giọt máu đồng bào huynh đệ? Hãy trả lời cho Như Lai xem nào?

Uy lực của đức Phật cùng với cách nói có trọng lượng ngàn cân – đã tạo nên phép thần kỳ hy hữu: Cả hai bên thấy mình lầm lỗi, xin sám hối với đức Phật rồi đồng thuận giải hòa!

- Này chư vị! Đức Phật tiếp - hoạn nạn giúp đỡ nhau mới quý; lúc khó khăn tìm cách san sẻ, chia đắng, sớt cay mới là tâm đức của bậc đại trượng phu! Hãy nghe lời Như Lai mà tận dụng nguồn nước cả hai bên cho đồng đều; đừng dại dột tranh chấp đổ máu, sau này có hối cũng không kịp nữa đâu!

Nói thế xong, đức Phật biến mất giữa hư không, cả hai bên quỳ lạy như tế sao!

Về lại khu rừng, đức Phật lại bộ hành cùng với đại chúng như không có chuyện gì xảy ra. Tôn giả Mahā Moggallāna nói nho nhỏ, kể chuyện đức Phật vừa giải hòa việc tranh chấp nguồn nước sắp đi đến đổ máu của nhân dân biên địa hai nước Sākya và Koliya, tại sông Rohini - cho đại đức Ānanda nghe! Đại đức Ānanda rất thú vị, tự nghĩ:“Đức Thế Tôn luôn luôn bảo vệ sự sống, thuở xưa là con chim hạc, bây giờ là nguồn nước; và suốt trên lộ trình du hành, ngài bao giờ cũng nhắc nhở giữ gìn cây cối thảo mộc, nguồn nước, cả những bãi cỏ xanh!”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2020(Xem: 8190)
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có thiền truyện thuật lại cuộc hỏi đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền: " Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: 'Thế nào là đạo?' Nam Tuyền đáp : ‘Tâm bình thường là đạo’ (Bình Thường Tâm thị Đạo). _’Lại có thể nhằm tiến đến chăng?’ _ ‘Nghĩ nhằm tiến đến là trái’. _ ‘Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?’ _ ‘Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy’. Ngay nơi lời này Triệu Châu ngộ lý, bèn đi thọ giới...." Vậy, thế nào là “Tâm Bình Thường”?
08/12/2019(Xem: 23838)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 23501)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 22947)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 13393)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 8568)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
29/08/2019(Xem: 10644)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
22/08/2019(Xem: 10839)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
07/07/2019(Xem: 5517)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
05/06/2019(Xem: 16254)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567