Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 2. Bản chất vũ trụ trong kinh Vệ Đà

08/04/201319:38(Xem: 26856)
Bài 2. Bản chất vũ trụ trong kinh Vệ Đà

Bài 02: Bản chất của vũ trụ trong kinh Veda

image

Quan điểm của triết học Ấn Độ, các thần linh là không thể tách rời trong nhận thức mọi người, cho dù đã mấy ngàn năm qua cho đến hiện này và mãi đến ngàn sau thì Phạm Thiên thư cũng không thay đổi. Và con người phải chấp nhận Đấng Phạm Thiên (Brahma), để Atman hoà nhập với Bản thể tuyệt đối thì mới không còn luân hồi trong vòng sinh tử. Đó mới là trạng thái vĩnh hằng ai cũng phải nghĩ đến.

Thiên tài thơ ca của nước Anh William Blake:

… Nhìn thấy vũ trụ trong hạt cát
Và thiên đường trong bông hoa dại
Cái vô hạn trong lòng bàn tay
Và cái vĩnh cửu trong một giơ.

Dường như đó là một thiền ngôn đậm chất phương Đông hơn là lời thơ của một nghệ sĩ nơi trời Tây. Đó cũng là một cách khái quát thực tại hiện hữu, trân quý trước cái đẹp vĩnh cửu và hiện thân vô thường. Cái đẹp mong manh dễ vỡ. Và, cũng chỉ những kẻ “đạt nhân” trong cuộc đời mới có trực giác lóe sáng ấy. Có phải thế không? Khoa học hiện đại chứng minh điều không thể thành có thể, từ một tế bào không thể nhìn thấy bằng mắt thường có thể nhân bản ra một cá thể, đến nỗi có thể giống nhau đến từng centimet.
Will Durant cho rằng ‘Bài thơ hay nhất là bài Thánh ca về sự sáng tạo vũ trụ, thật lạ lùng, chúng ta thấy một thuyết phiếm thần tế nhị và cả một giọng hoài nghi rất tôn kính trong bộ Thánh kinh cổ nhất của dân tộc mộ đạo nhất đó:
Buổi đó, hoàn toàn chẳng có gì cả, mặt trời rực rỡ kia không có,
Mà vòm trời là cái khăn phủ mênh mang kia, cũng không có.
Vậy thì cái gì trùm lên, che phủ, chứa chất vạn vật?
Phải chăng là vực nước sâu thẳm?
Thời đó không có chết — vậy mà không có gì là bất tử,
Không phân biệt ngày và đêm,
Cái Nhất, cái Ðộc Nhất, không có hơi mà tự thở lấy được.
Ngoài Cái đó ra không có cái gì khác nữa.
Tối tăm, và hồi đầu cái gì cũng chìm trong cảnh tối tăm mù mịt — như biển cả không ánh sáng — Cái mầm khuất trong cái vỏ
Bỗng nẩy ra, duy nhất, dưới sức nóng nung nấu.
Thế là lần đầu tiên, lòng thương yêu xuất hiện, nó là dòng suối mới
Của tinh thần, các thi sĩ suy tư và thấy được trong lòng mình
Mối liên lạc giữa cái không được tạo ra với những vật được tạo ra.
Tia sáng đó chiếu ra, xâm chiếm hết, nó phát xuất từ trời hay từ đất?
Giống đã gieo và người ta thấy các năng lực cao cả xuất hiện
Ở dưới thấp là thiên nhiên, ở trên cao là quyền năng và ý lực.
Ai là người vén được màn bí mật? Ai là người cho ta biết
Sự sáng tạo muôn vật đó từ đâu mà có?
Chính các thần linh cũng chỉ xuất hiện sau này.
Vậy thì ai là người biết được sự sáng tạo mầu nhiệm đó từ đâu mà có?
Ðấng nào đã gây ra sự sáng tạo đẹp đẽ đó.
Là do vô tình hay hữu ý?
Ðấng Tối Cao trên tầng trời cao nhất kia
Biết được — nhưng biết đâu chừng, có thể chính Ngài cũng không biết nốt."1

Câu hỏi triết học mà các nhà minh triết Ấn độ luôn luôn đặt ra cho các đệ tử, cũng như cho các độc giả thánh thư là: Vũ trụ này do đâu mà có, đã được cấu tạo nên bằng chất liệu gì? Con người đã sinh xuất từ đâu, đã do đâu mà sống còn, đa chịu sự chỉ huy của ai v.v.. 2 để thỏa đáng câu trả lời này phải thông qua 3 hình thức:
1/ Trực ngôn.
2/ Ẩn dụ.
3/ Huyền thoại
Ở quan điểm này, chúng ta không thể có 2 vế đầu, nên tìm đến tạng thư Yajur thì nhận được sự khẳng định: Vũ trụ này cũng như vạn hữu đều do một nguyên lý, một bản thể duy nhất sinh hóa ra, phóng phát ra. Bản thể duy nhất ấy có nhiều cách gọi khách nhau:

* Brahman 3 (Đấng tối thượng)
* Atman (một linh hồn bất diệt)
* Brahmanaspati (Rig Veds 10.72. 2)
* Visvakarman (Tạo hóa – The All Maker. Rig Veda, 10. 81)
* Purusha (Chân nhân) (Rig Veda 10.90)
* Prajapati (Chúa tể càn khôn) (Lord of creatures)
* Hiranyagarbha (Kim đơn - Kim nhân. - The Golden Germ. Rig Veda. 10. 121.I)
Nếu nhân cách hóa Bản thể vũ trụ ấy, và gọi đó là Đấng Tối Cao, thì đấng tối cao này đã sinh hóa ra vũ trụ bằng chính thân thể mình... đã hi sinh thân xác mình, đã phân hóa xác thân mình để tạo thành vũ trụ vạn hữu, chứ không phải là đã tạo dựng nên vũ trụ bằng một chất liệu nào ngoài mình: 4

...Miệng Ngài sinh ra tiếng nói và lửa,
Mũi Ngài sinh ra hơi thở và gió,
Mắt Ngài sinh ra cái thấy và mặt trời.
Tai Ngài sinh ra cái nghe và bốn phương trời.
Da Ngài sinh ra tóc, tóc sinh ra cây cối.
Tim Ngài sinh ra tâm tư và mặt trăng. 5
Như vậy mối giây liên lạc giữa Thượng Đế và vũ trụ là mốt giây liên lạc cơ hữu (relation organique).
Ví dụ Ngài là con nhện, thì vạn hữu là tơ nhả ra từ lưng nhện. 6 Ví dụ Ngài là lửa, thì vạn hữu là những tia lửa, những tàn lửa từ lửa phóng ra. 7 Vạn hữu với Ngài như nước và muối. Khi muối đã hòa tan trong nước, thì đâu có nước, đấy sẽ có muối. 8
Từ học thuyết trên sinh ra hai dòng tư tưởng:

a). Những nhà minh triết có thể coi Brahman là vũ trụ 9
Là lửa, Ngài sưởi ấm,
Ngài là vừng Thái dương,
Ngài là mưa móc đượm nhuần,
Ngài là đất, là vật chất, là Thần,
Ngài là Hữu, Ngài là Vô, Ngài là Hằng cửu”.
Ngài là vừng dương trong thinh không,
Ngài là thần Vasu trong không khí, Ngài là gió,
Ngài là đạo sư trước bàn thờ, Ngài là tân khách đến chơi nhà
Ngài ở trong người, trong khôn gian, trong định luật thiên nhiên, Ngài ở trên trời. Ngài sinh trong nước, trong mục súc, trong định luật thiên nhiên, trong nham thạch. Đấng toàn thiện, đấng tối cao là như vậy.”
... “Ngài nhập vào vạn hữu, ngay cả vào đầu móng tay, y như dao cạo ra vào bao dao, y như lửa nằm trong mồi lửa…”

b) Những nhà minh triết cũng có thể coi Brahman, Atman là Bản thể, là Cốt lõi vạn hữuvũ trụ.
Tìm ra được Cốt lõi ấy, là hiểu được Brahman, hiểu được vạn hữu, hiểu được chính mình. Đó là chìa khóa mở ra mọi hiểu biết. Thực tại chỉ là Một. Biến thiên phiền tạp chỉ là hình tướng.
Trên mặt đất này không có tạp thù, không có biến thiên thực sự. Kẻ nào chỉ nhìn thấy biến thiên cách biệt bên ngoài, kẻ ấy sẽ còn trong Vòng sinh tử. Tất cả phải được nhìn thấy trong Nhất thể, trong thực thể, Bản thể duy nhất bất khả tư nghị...”
Upanishads tuyên xưng:
Thực sự nếu nhìn thấy được, nghe thấy được, nghĩ ra được, tìm hiểu được Đại Ngã, sẽ hiểu được vũ trụ này” 10
Thực sự, ai mà thấy được sợi giây nhất quán, thấy được chủ tể tại hàm tàng trong vạn hữu, người đó biết Brahman, người đó hiểu biết vũ trụ, hiểu biết thần minh, hiểu biết Veda, hiểu biết tạo vật, hiểu biết Đại Ngã, hiểu biết mọi sự...”
- Thấy được Trời lồng trong vạn hữu là đạt tới chân tri, là tìm thấy được Thượng Đế.
Ai mà thấy được Chúa Trời,
Lồng trong vạn vật, vạn loài thọ sinh,
Trường tồn giữa mọi điêu linh,
Trường tồn vĩnh cửu trong mình biến thiên,
Thế là tri giác vẹn tuyền...
oOo
Ai mà thấy được vạn loài,
Ngoài tuy riêng rẽ trong thời đồng căn,
Lòng trời kết giải đồng tâm,
Từ Trời phóng xuất xa gần miên man,
Thế là tìm thấy Brahman...
- Biết được Căn bản, biết được chân tướng mình, biết được rằng có Trời trong dạ là điều kiện thiết yếu để trở thành tiên phật, thánh, thần..
“Chân nhân nhỏ tựa ngón tay,
Lồng trong tâm khảm muôn loài thụ sinh,
Tâm thần trí lự bao quanh,
Ai mà biết được trở thành thần tiên...
Biết trời trong dạ ấy ai,
Thành thần, siêu thoát vòng đời tử sinh.
Cùm xiềng tháo gỡ sạch sanh,
Không còn sinh tử, điêu linh, thảm sầu
Tóm lại, quan điểm của triết học Ấn Độ, các thần linh là không thể tách rời trong nhận thức mọi người, cho dù đã mấy ngàn năm qua cho đến hiện này và mãi đến ngàn sau thì Phạm Thiên thư cũng không thay đổi. Và con người phải chấp nhận Đấng Phạm Thiên (Brahma), để Atman hoà nhập với Bản thể tuyệt đối thì mới không còn luân hồi trong vòng sinh tử. Đó mới là trạng thái vĩnh hằng ai cũng phải nghĩ đến.


1 Lịch sử văn minh Ấn Ðộ, NXB Văn Hóa, năm 1996, tt 58- 59

2 Svetasvatara Up. I–I. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Đông phương, quyển 3, trang 38 với lời trích dẫn kinh Rig Veda.

3 Brahman, thật ra là bất tử. Brahman ở đằng trước, Brahman ở đằng sau, ở bên trái, ở bên phải; Brahman ở trên, Brahman ở dưới, Brahman thật ra chính là toàn thể thế giới, toàn thể vũ trụ. (Mundaka 2.2 II)

4 Rig Veds X, 90

5 Aitareya Up.1

6 Rig Veda, X, 90

7 Brihad Aranyaka Up. 20.2.1

8 Chandogya Up. 6,13, 1–3

9 Mandukya Upanishads 2

10 Brih. 2.4.5.)

----o0o----

Trình bày: Nhị Tường

Ý kiến bạn đọc
29/10/201923:44
Khách
Kiến thức quý!
13/07/201511:21
Khách
con muốn trở về
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/03/2020(Xem: 11988)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
04/01/2020(Xem: 7328)
Bài viết nhan đề “Góp Ý Với Sư Cô Thích Nữ Thanh Tâm” của Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình trên mạng Thư Viện Hoa Sen hiển nhiên là nhiều thiện ý, đã đưa ra các nhận định mang tính xây dựng. Từ đó, tất nhiên có phản ứng, và những ý kiến trái nghịch được đưa ra. Trong mọi trường hợp, tất cả những dị kiến nên xem như chuyện bình thường.
04/01/2020(Xem: 8355)
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có thiền truyện thuật lại cuộc hỏi đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền: " Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: 'Thế nào là đạo?' Nam Tuyền đáp : ‘Tâm bình thường là đạo’ (Bình Thường Tâm thị Đạo). _’Lại có thể nhằm tiến đến chăng?’ _ ‘Nghĩ nhằm tiến đến là trái’. _ ‘Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?’ _ ‘Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy’. Ngay nơi lời này Triệu Châu ngộ lý, bèn đi thọ giới...." Vậy, thế nào là “Tâm Bình Thường”?
08/12/2019(Xem: 24313)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 23928)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 23271)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 13665)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 8746)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
29/08/2019(Xem: 10827)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
22/08/2019(Xem: 11028)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567