Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tam pháp ấn

08/04/201319:29(Xem: 4179)
Tam pháp ấn

Tam Pháp Ấn

Ban Hoằng Pháp

Tam pháp ấn: vô thường, khổ và vô ngã chính là ba dấu ấn mang tính pháp định, dùng để ấn chứng, chứng nhận tính xác thực của Chánh pháp. Mọi giáo lý của đạo Phật, tất yếu đều phải mang các pháp ấn, nếu thiếu một trong những pháp ấn đó thì giáo lý ấy chắc chắn không phải Chánh pháp, lời Phật dạy. Chính vì tính chất quan trọng này mà Tam pháp ấn luôn được nhắc đến trong hầu hết kinh điển, từ Kinh tạng Nam truyền đến Bắc truyền.

Đức Phật từng dạy Tôn giả La Hầu La:

Này Ràhula, mắt, tai…; sắc, thanh…; sắc, thọ… và thức là thường hay vô thường?

Là vô thường, bạch Thế Tôn (Vô thường).

Cái gì là vô thường là khổ hay vui?

Là khổ, bạch Thế Tôn (Khổ).

Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem cái ấy: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?

Thưa không, bạch Thế Tôn (Vô ngã).

(Kinh Tương Ưng II,

Tương Ưng Ràhula, phẩm 1)

Ba dấu ấn vô thường, khổ và vô ngã của giáo lý đạo Phật luôn là khuôn mẫu, thước đo nhằm đảm bảo mọi tư duy, ngôn thuyết, diễn giải, thực hành của người Phật tử đúng Chánh pháp.

Ngoài ra, Đức Phật cũng còn dạy về Tứ pháp ấn là vô thường, khổ, vô ngã và Niết bàn hay vô thường, khổ, vô ngã và Không (Kinh Tăng Nhất A Hàm). Tuy nhiên, đấy chỉ là sự triển khai, mở rộng yếu tố vô ngã của Tam pháp ấn. Bởi lẽ, Niết bàn chỉ là tên gọi khác của vô ngã và Không cũng là một cách nhìn khác về duyên khởi. Các pháp đều do điều kiện, nhân duyên tạo thành, vì thế chúng vô ngã. Do vậy, có thể xem vô thường, khổ và vô ngã là một định thức chuẩn mực, tổng quát của Tam pháp ấn và cả Tứ pháp ấn.

Pháp ấn thứ nhất: Vô thường

Pháp ấn đầu tiên là vô thường. Vô thường, tiếng Phạn là Anitya, hàm nghĩa sự biến chuyển, thay đổi, không cố định. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian đều vô thường. Nói cách khác, sự vật không bao giờ đứng yên hoặc mang tính đồng nhất bất biến mà luôn vận động, lưu chuyển. Từ sơn hà, đại địa cho đến cỏ cây, hạt bụi và cả thân tâm con người luôn biến đổi, không bao giờ cố định và phải chịu sự tác động của vô thường. Không chỉ trong thế giới vật chất mà ngay cả trong thế giới tâm thức, vô thường vẫn luôn hiện hữu.

Con người, theo Phật giáo, là hợp thể của năm uẩn. Trong đó, phần thân thể vật chất tứ đại (sắc uẩn) thuộc về Sắc và phần tinh thần gồm cảm thọ, tri giác, tư duy và nhận thức thuộc về Danh. Năm uẩn hay danh-sắc này luôn ở trong trạng thái biến đổi như một dòng sông chảy mãi không ngừng trong đời sống con người.

Thân thể con người nếu nhìn thật sâu vào bản chất, nó chỉ là một trạm trung chuyển của các yếu tố tứ đại. Đất nước gió lửa từ bên ngoài đi vào thân, sau đó lại đi ra và vòng tròn đó luân chuyển bất tận. Nhờ sự vận hành ấy, thân này được nuôi dưỡng, lớn lên, già đi rồi hoàn trả về cho tứ đại. Vì thế, khi các yếu tố tứ đại bị mất quân bình, bệnh tật xảy ra và khi dòng chảy tứ đại ngừng luân chuyển, cái chết ập đến. Quá trình này, con người chỉ điều khiển được một phần, còn đa phần là mất tự chủ. Vì thế, chuyện sống chết, còn mất, có không của thân này như gió thoảng, mây bay.

Về tâm lý của con người cũng vậy, các trạng thái tâm lý luôn thay đổi, chuyển biến trong từng sát na. Tâm thức con người với muôn ngàn ý niệm tuôn trào, trôi chảy như thác lũ. Tất cả vui buồn, thương ghét, tha thứ hay hận thù v.v..., luôn hiện khởi và vận hành trong tâm thức.

Tuy vậy, chúng ta cần phải cám ơn vô thường. Bởi thực tế, nếu không có vô thường thì sẽ không có sự sống và phát triển. Nếu hạt lúa thường tại thì nó không bao giờ nảy mầm để trở thành cây lúa cho ra những hạt gạo trắng được. Nếu sự vật không vô thường thì lịch sử tiến hóa của nhân loại sẽ không phát triển. Nếu thân thể không vô thường thì con người sinh ra không thể lớn lên. Và nếu không có sự tác động của vô thường thì chúng ta sẽ không bao giờ có hy vọng chuyển hóa, đoạn tận các tập khí tham ái phiền não đang tiềm ẩn sâu kín trong nội tâm chúng ta. Giáo lý vô thường đem lại tuệ giác, nhận thức đúng về bản chất của các pháp đồng thời mang lại niềm tin cho mọi nỗ lực chuyển hóa, sáng tạo và phát triển của con người. Vì thế, vô thường là một khuôn dấu của Chánh pháp; những giáo lý nào không mang đặc tính của ấn pháp này thì không phải là Phật pháp.

Pháp ấn thứ hai: Khổ

Khổ, theo Hán tự, có nghĩa là đắng, tức mọi sự đau khổ trong đời chứa đựng nhiều đắng cay… Tiếng Pàli, khổ là Dukkha, ngoài ý nghĩa là cảm giác khổ đau, bức bách, khó chịu, nóng bức còn mang ý nghĩa sự bất toàn; thế gian vốn trống rỗng, đáng khinh miệt, không đáng để bám víu (Narada, Đức Phật và Phật pháp, tr.88).

Khổ đau trong đời sống con người rất phổ biến, thường được trình bày qua tám phương diện là: Sanh là khổ. Già là khổ. Bệnh là khổ. Chết là khổ. Phải sống chung với người mình không thích là khổ. Phải xa lìa những người thân yêu là khổ. Cầu mong mà không được là khổ. Chính thân ngũ uẩn là khổ. Sự thật về khổ đau này được Đức Phật nói cho năm vị đệ tử ngay trong pháp thoại đầu tiên (Kinh Chuyển Pháp Luân) tại vườn Nai.

Khổ còn được phân biệt thành ba loại là khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Khổ khổ có nghĩa là các cảm thọ khó chịu, thuộc khổ thọ. Những cảm giác thống khổ, đau đớn trong thân thể và các trạng thái tâm - sinh lý bất an đều là khổ thọ, loại khổ thứ nhất. Hoại khổ có nghĩa là sự thay đổi, biến chuyển, tiêu hoại tạo ra khổ. Nói cách khác, sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, sự biến hoại theo khuynh hướng xấu trong cơ chế tâm-sinh-vật lý của con người đem lại sự bất an, khổ đau là hoại khổ. Hành khổ nghĩa là các pháp do nhân duyên tạo thành đều vô thường, sinh diệt trong từng sát na nên tạo ra khổ. Thân thể, thế giới, hoàn cảnh sống, các trạng thái tâm lý của con người như đã nói đều do nhân duyên sinh nên phải chịu sự tác động của vô thường. Vô thường, thay đổi thì đưa đến khổ. Cho nên trong các hành, các hiện tượng đều chứa sẵn mầm mống của khổ, gọi là hành khổ.

Tuy nhiên, mọi khổ đau đều xuất phát từ nội tâm bất an và có cội rễ từ vô minh, ái dục. Mặc dù vô thường là căn nguyên của mọi đau khổ trong cuộc sống nhưng nguyên nhân chính của khổ nằm trong nhận thức và thái độ sống tích cực hay tiêu cực của con người. Sự vật luôn luôn biến đổi vô thường mà chúng ta cứ tưởng và mong ước chúng sẽ thường còn, tồn tại mãi mãi. Chính nhận thức sai lạc, cho những gì vô thường là thường tại cho nên phát sinh mọi khổ đau.

Cần phải nhận diện khổ đau để chấp nhận đồng thời tìm ra nguyên nhân và phương pháp diệt khổ. Như vậy, khổ đau là chân lý đầu tiên của Tứ diệu đế. Chỉ cần nhận thức toàn triệt về khổ thì các chân lý khác sẽ hiển bày. Do vậy, cần được quán sát, nhận thức thường trực về khổ đau trong thực tại cuộc sống và cả trong ý thức. Chúng ta chỉ có thể trị được bệnh khi ý thức là chúng ta đang bệnh. Cũng vậy, con người muốn giải thoát khổ đau trong cuộc sống trước hết phải thừa nhận chúng ta đang bị khổ đau chi phối, bức bách thường trực. Chính sự ảo tưởng về cuộc đời là hạnh phúc, bị buộc ràng trong cuộc sống vật chất dễ dãi, con người không thể nào vượt lên để hướng đến giải thoát và an tịnh. Cần phải can đảm nhìn thẳng vào khổ đau để giải quyết, đó là nhận thức căn bản, phương châm tu tập xuyên suốt toàn bộ hệ tư tưởng của Phật giáo. Căn bản của kinh điển Phật giáo vẫn không ngoài khổ và con đường diệt khổ. Chính vì vậy, khổ là một khuôn dấu của Chánh pháp.

Pháp ấn thứ ba: Vô ngã

Vô ngã (Anatma) là giáo lý đặc thù của Phật giáo. Giáo lý này là hệ quả của quá trình quán sát một cách sâu sắc nguyên lý duyên khởi. Với pháp ấn Vô thường, chúng ta thấy được sự vận động trong tự thân của sự vật và toàn thể. Nếu nhìn sâu hơn qua lăng kính duyên khởi, ngoài sự vận động thì bản chất của sự vật luôn mang tính không đồng nhất. Mỗi sự vật, hiện tượng đều do các điều kiện, nhân duyên kết hợp, tương tác lẫn nhau mà tạo thành, do vậy tuyệt nhiên không có tính chủ thể, đồng nhất, bất biến trong nó. Vì thế, Phật dạy: “Các pháp vô ngã”.

Khi thấy một chiếc lá vàng rơi, bình thường ta chỉ biết đó là chiếc lá vàng nhưng nếu nhìn sâu thì trong chiếc lá kia có những khoáng chất của đất, có ánh sáng mặt trời, có nước từ những đám mây, có gió của bầu trời… và có cả một chút bâng khuâng của lòng người. Như thế, chiếc lá kia được tạo thành từ những yếu tố không phải là chiếc lá, trong nó có đầy đủ cả vũ trụ. Từ chiếc lá xanh, theo thời gian chuyển qua lá vàng, đó là sự vận động vô thường, nhưng dù là lá xanh hay vàng thì trong bản chất của chúng cũng do những yếu tố không phải lá tạo thành (duyên khởi), chiếc lá vốn Vô ngã.

Con người cũng vậy, là hợp thể ngũ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Ngay trong bài pháp thứ hai tại Lộc Uyển, Đức Phật đã dạy tính vô ngã của thân năm uẩn: “Này các Tỷ kheo, sắc (thân thể) này là vô ngã. Này các Tỷ kheo, nếu trong sắc có ngã như vậy, sắc không phải chịu đau khổ và ta có thể ra lệnh “sắc phải như thế này hay sắc phải như thế kia”. Nhưng vì sắc không có ngã (vô ngã), nên sắc này còn phải chịu khổ đau và không thể có trường hợp (ra lệnh) “sắc này phải như thế này hay sắc này phải như thế kia”. Thọ, tưởng, hành và thức cũng giống như vậy (Kinh Vô Ngã Tướng). Trong kinh điển Bắc truyền, thiền quán về năm uẩn đều Không cũng là một trong những giáo lý trọng yếu “sắc chính là Không, Không chính là sắc; thọ, tưởng, hành và thức cũng đều như vậy” (Bát Nhã Tâm kinh).

Bản chất của năm uẩn là Không, không chủ thể, Vô ngã. Tuy nhiên, vì nghiệp lực con người luôn lầm chấp thân năm uẩn này là một hữu thể đồng nhất, có một “linh hồn” trường cửu, bất biến, không thay đổi. Từ mê mờ về một cái “ngã, tôi” giả tạo ấy nên con người dễ dàng sanh ra tâm lý tham đắm, say mê, ôm ấp, bảo thủ và chấp chặt vào những gì thuộc về năm uẩn (cái của tôi). Thế nhưng, mọi sự vật hiện tượng luôn sinh diệt, chuyển biến trong từng sát na. Sự sinh thành và hoại diệt của năm uẩn là kết quả của các điều kiện nhân duyên và quá trình sanh già bệnh chết, hay hình thành, tồn tại-thay đổi, hoại diệt, tiêu hủy luôn là một sự thật cho mọi con người, mọi loài và mọi vật.

Vì không nhận thức được tính vô ngã của vạn sự, vạn vật (vô minh) nên chấp thủ, tham ái phát sanh và đó cũng chính là cội nguồn của mọi tà kiến, khổ đau. Pháp ấn vô ngã không những xác quyết tính pháp định của Chánh pháp mà còn mang tính đặc thù của giáo lý đạo Phật. Chính vì lẽ ấy, Vô ngã là pháp ấn thứ ba trong Tam pháp ấn.

Ứng dụng Tam pháp ấn trong tu tập

Vô thường, Khổ và Vô ngã là ba đặc tính trọng yếu của giáo pháp. Mỗi pháp ấn có vai trò và chức năng khác nhau để nhận diện Chánh pháp. Tuy nhiên, dưới tuệ giác duyên khởi thì ba pháp ấn có quan hệ tương tức, hỗ tương gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong dấu ấn vô thường vốn hàm chứa dấu ấn của khổ và vô ngã, trong hai dấu ấn còn lại cũng tương tự.

Giáo lý Tam pháp ấn ngoài chức năng thẩm định Chánh pháp còn cung cấp tuệ giác để soi chiếu thực tại nhằm phá tan mê mờ, tham ái, tà kiến để vượt thoát mọi chấp thủ khổ đau, đạt đến bình an, giải thoát. Một khi tâm tư của con người bị nhuốm màu chấp thủ, khi đó khổ đau có mặt. Hai ý niệm mà con người thường bị trói buộc là “cái tôi” và “cái của tôi”. Quan niệm sai lầm cho rằng mọi sinh thể đều có một bản chất đồng nhất hay một “ linh hồn” tồn tại mãi mãi và sự bảo thủ trong quan niệm, ý kiến và cho rằng ta luôn luôn đúng trong mọi trường hợp là căn để của khổ đau và làm chướng ngại sự thăng hoa tinh thần. Ý niệm “có một thực thể vô hình thường tại trong mỗi cá thể” đã hiện diện trong hầu hết các tôn giáo trước và đương thời Thế Tôn, đồng thời vẫn còn ảnh hưởng đậm nét trong đời sống tinh thần của nhân loại ngày nay. Do vậy, chừng nào con người liễu tri thế giới hiện tượng và chúng sanh vốn dĩ vô thường và vô ngã thì khi ấy khổ đau, tăm tối thật sự được diệt trừ.

Tóm lại, ba khuôn dấu Vô thường, Khổ và Vô ngã là những nguyên lý cơ bản nhằm xác định Chánh pháp, tái thẩm định các lý thuyết, quan điểm và cả pháp môn tu tập của Phật giáo. Mặc dầu kinh điển Phật giáo cực kỳ đa dạng song tư tưởng hàm chứa trong các kinh điển ấy vẫn không ngoài quỹ đạo của ba pháp ấn. Hiện tại, vẫn còn rải rác đây đó những “kinh” sách lưu truyền trong chùa viện và giới Phật tử với danh nghĩa kinh Phật nhưng thiếu vắng ba dấu ấn Chánh pháp, đơn cử như Địa mẫu chơn kinh, Táo quân chơn kinh… Do vậy, cần nhận thức đúng về ba pháp ấn để thẩm định kinh điển và nhất là ứng dụng trong tu tập quán chiếu về năm uẩn. Mọi khổ đau của chúng sanh đều bắt nguồn từ những ràng buộc, chấp thủ do quan niệm sai lầm về một cái ngã thường tại, bất biến, vĩnh cửu. “Cái tôi” và “cái của tôi” là nguyên nhân của xung đột toàn diện trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Vì thế, giáo lý ba pháp ấn là chìa khóa để mở cửa giải thoát, làm nền tảng cho sự chuyển hóa phiền não, thành tựu tuệ giác và thăng hoa tâm linh.

CÂU HỎI ÔN TẬP:

1. Tam pháp ấn là gì?

2. Vì sao vô thường, khổ và vô ngã được gọi là pháp ấn?

3. Ứng dụng giáo lý Tam pháp ấn vào thực tiễn tu tập như thế nào?

----o0o----

Nguồn: chuyenphapluan.com

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2015(Xem: 30614)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
15/05/2015(Xem: 25979)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 22210)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 30141)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/04/2015(Xem: 13932)
Cái Tâm là cái chi chi, có chi chi củng cứ chi chi với Tâm. Theo quan niệm của Phật Giáo, Duy Thức Luận: Tâm thức tạo ra thế giới vạn vật, "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" hay "nhất thiết duy tâm sở tạo." Tất cả đều nói lên một ý rằng cả thế giới chúng ta đang sống đều do tâm thức tùy theo nhân duyên mà sanh ra muôn sự, muôn vật rồi cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có việc gì, vật gì, có thực tướng ngay cả chư pháp, tồn tại vĩnh viễn ngoại trừ Tâm Bồ Đề là vô sinh, vô diệt đó chính là Tâm Phật.
16/03/2015(Xem: 8608)
Con đường luận pháp nhứt là trực chỉ nhân tâm hay trở về chân nguyên, tức là phải rõ đệ nhất nghĩa các kinh Phật dạy mà hành đúng pháp, là một việc cần liễu tri và tinh thông thành phần và mục đích pháp học mới có thể mở ra lối đi chân chánh giác ngộ niết bàn. Giải thoát khỏi dòng tâm thức vẩn đục (vô minh) để được minh tâm kiến tánh là hướng đi của mọi tu sĩ. Phổ Nguyệt mong mỏi pháp Phật nhiệm mầu được soi sáng bằng tuệ quán của mỗi người chúng ta cố gắng thâm cứu và thực hiện hoàn mỹ hơn đem lại nhiều lợi ích hơn trong việc tu học.
05/01/2015(Xem: 21347)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 18905)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
19/11/2014(Xem: 13472)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
15/11/2014(Xem: 20246)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]