Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10-Từ bi

28/01/201109:41(Xem: 8127)
10-Từ bi

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Từ bi

I.-MỞÐỀ

Tìnhthươnglà nguồn an ủi vô biên của chúng sanh đang đau khổ,là bể nước cam lồ mát ngọt để cho những người đangbị lửa trần gian thiêu đốt mặc tình nhảy ùm tắm gội.Song phải là tình thương hoàn toàn vị tha, không nhuốm mộttí xíu mùi vị kỷ. Nếu là tình thương vị kỷ, chẳng nhữngkhông làm vơi được nỗi khổ của chúng sanh, trái lại còndìm họ chìm sâu trong biển khổ. Tình thương vị tha là vôbiên không giới hạn, tràn ngập mọi loài, chan hòa trong muônloại. Người mang tình thương này ra chan rải cho chúng sanh,quả là một từ mẫu đang săn sóc bầy con dại. Bao nhiêukhổ đau, mọi điều ách nạn vừa gặp tình thương này chúngđều tan biến. Cao cả thay! Quí báu thay! Ðẹp đẽ thay! Nhữngai đã cưu mang ôm ấp tình thương vô bến hạn này.

II.-ÐỊNH NGHĨA

Từlà ban vui, Bi là cứu khổ. Ban vui cứu khổ cho người gọilà từ bi. Sự vui khổ của người xem như vui khổ của chínhmình, chia vui sớt khổ cho nhau đấy là lòng từ bi. Vì thế,ban vui cứu khổ cho người mà không thấy ta là kẻ ban ân,kia là kẻ thọ ân. Tận tâm tận lực vì người, không cómột niệm một mảy may vì mình là từ bi. Ðây mới thậtlà tình thương chân thật. Nếu có một điểm nhỏ xíu vìmình là không phải tình thương chân thật. Có vì mình màthương người, chính đó là thương mình không phải thươngngười. Một tình thương vì mình thì không hẳn là thương,bởi trái sở cầu của mình liền giận. Hoàn toàn vì ngườihoàn toàn cho người, mới là tình thương vô biên không giớihạn. Tình mẹ thương con chưa hẳn là từ bi, vì con khôngnghe lời mẹ liền giận. Tình thương từ bi là tình thươngđồng hóa khổ vui của người như của mình. Mình khổ càngkíp lo giải quyết cho hết khổ, mình không cần biết ơn mình,mình không kể ơn với mình. Cảm thông sự khổ vui của mọingười như thế, khởi tình thương ban vui cứu khổ là lòngtừ bi. Cứu giúp để mong đền đáp là sự đổi chác khôngphải lòng từ bi. Thương yêu để thỏa mãn nhu cầu riêngtư mình, là lợi dụng tình thương, không phải từ bi. Mọisự xót thương cứu giúp người, không xen lẫn một tí vìmình thật là lòng từ bi.

III.-MỚI TẬP TỪ BI

Muốnphát tâm từ bi, chúng ta phải tập cảm thông sự khổ vuivới mọi người. Thấy người khổ cảm như chúng ta chịukhổ, nỗi khổ của người xem như nỗi khổ của chúng ta.Dùng mọi khả năng sẵn có dẹp khổ cho người cũng như tiêudiệt khổ của chính bản thân mình. Người hết khổ là chúngta hết khổ, không cần một đòi hỏi nào, ngoài sự hếtkhổ của người. Ðã xem cái khổ của người như của mình,nên nhiệt tình sốt sắng cứu giúp mà không điều kiện.Người khỏi khổ là mình an vui, không có một hậu ý nàođối với người mình cứu giúp. Nếu có hậu ý, chỉ mongđem lại cho họ sự an vui vĩnh cửu. Thấy người vui cũngnhư mình được vui, những cái vui của mình đã sẵn sàngchia sớt với người, bằng cách giải bày, bằng cách chiasẻ, bằng cách mong mỏi. Chia sớt với nhau cùng được vuichung thật là hạnh phúc chân thật ở trần gian. Chỉ đểmột mình vui, ai sao mặc kệ, là kẻ ích kỷ xấu xa, chínhhọ không bao giờ thấy sự an vui chân thật. Chúng ta phảithấy cái vui của mình là cái vui của mọi người, cái vuicủa người chính là cái vui của mình. Cùng khổ cùng vui mớilà tình thương chan hòa tràn ngập. Chỉ biết cái vui khổriêng tư của mình là tự đóng khung trong một nhà giam riêngbiệt, kẻ ấy suốt đời không bao giờ biết vui. Chúng tatrải lòng mình ra hòa nhịp với mọi con tim, chứa chan tìnhthương không bến hạn. Bởi cảm thông nhau trên nỗi khổvui, chúng ta mới có nhiệt tình tích cực cùng sớt khổ chiavui. Mọi bức tường ngăn cách giữa bản ngã con người, chúngta mạnh dạn đạp đổ cho sự cảm thông không bị cuộc hạn.Thông cảm được sự khổ vui của mọi người, chúng ta bắtđầu phát tâm từ bi. Vì thế, mới tập từ bi là tập cảmthông.

Tuynhiên lòng từ bi là không giới hạn, song mới tập từ biphải phát xuất từ gần lan dần ra xa. Chúng ta tập cảm thôngtừ những người sống chung, thân thuộc với chúng ta, dầndần đến những người xa lạ bên ngoài. Nếu những ngườichung sống với mình không thể cảm thông được, chỉ cảmthông được với những người xa lạ bên ngoài, đó là tráhình từ bi, chớ chưa phải thực chất từ bi. Chúng ta phảitập lòng từ bi cho có căn bản, sự kết quả chắc chắnsẽ đúng như nguyện.

IV.-ÐÃ TẬP TỪ BI

Lòngtừ bi đã phát hiện nơi chúng ta, mọi sân hận tham lam theođó tiêu diệt. Người từ bi không thể nổi nóng chưởi đánhkẻ khác. Ðã thấy sự đau khổ của người chính là đaukhổ của mình, vô lý mình lại làm khổ mình. Chỉ thấy kẻkhác với mình không liên hệ nhau mới đành lòng làm họ khổ.Quả thật cảm thông được nỗi khổ đau của người, lòngsân vừa dấy khởi liền tắt ngủm. Bởi nước từ bi trànngập thì không có lý do lửa sân nổi dậy. Lửa sân cháyhừng hực, chính là lúc nướùc từ bi đã khô cạn. Tự ngườigặp cảnh khổ, người có lòng từ bi còn không nỡ lấy mắtngó, cần phải tìm đủ cách để giải khổ cho người. Nếukhả năng chúng ta không thể giải cứu được, lòng vẫn xótxa đau đớn. Huống là, đích thân mình làm khổ cho người,lòng từ bi không cho phép dùng ngôn ngữ hành động làm khổkẻ khác. Bao giờ chúng ta thích làm khổ mình, chừng đó mớivui vẻ làm khổ người. Gặp khổ chúng ta biết rầu buồnthan thở, nỡ nào làm khổ kẻ khác cho đành. Kết quả đầucủa lòng từ bi là diệt sạch sân hận của chính mình.

Ngườitừ bi đâu đành tranh giành hơn thua được mất với người.Bởi kẻ được thì vui người mất phải khổ, giành giậtnhau là làm khổ cho nhau. Lòng từ bi là cứu khổ, vô lý lạiđi làm khổ người. Tham lam là thu góp, giành giật. Từ bilà ban bố cứu giúp. Mang lòng từ bi thì mọi hành động cótánh cách tranh đua giành giật không còn. Chính của mình cònmang ra ban bố cho người, không thể có giành giật của ngườiđem về mình. Lòng từ bi với tham lam là hai con sông chảyngược. Có cái này thì không thể có cái kia. Lòng từ bi điđến đâu thì đau khổ tan đến đấy, như ánh nắng soi đếnđâu thì băng tuyết đều tan. Từ bi không dung đau khổ, dĩnhiên từ bi không chứa chấp tham lam. Từ bi tràn lấn thamlam phải rã rời.

Vớimọi lớp người trong mọi cảnh huống, chỉ một bề mangtình thương chân thật đến với họ, không một hành độngngôn ngữ để cho họ phải phiền hà, thuần túy ban vui cứukhổ. Hành động như thế là thuận hạnh từ bi. Lòng từbi này một bề thể hiện tình thương, chiều theo sở nguyệncủa người. Làm trái ý người là khiến họ đau khổ, thuậnhạnh từ bi là không trái ý nguyện của chúng sanh.

Songtâm ý chúng sanh điên đảo, có cái khổ trá hình an vui họlại thèm thuồng ưa muốn, người sẵn lòng từ bi, có khicần đổi cái khổ nhỏ cho họ cái vui lớn, vẫn phải làm.Hoặc những chúng sanh ngỗ nghịch mãi tạo tội không chán,người từ bi cần phải ngăn chận bằng cách trừng trị dữdằn. Hiện tướng dữ để điều phục đưa người về chỗan vui, là nghịch hạnh từ bi. Hạnh từ bi này vừa mới trôngnhư kẻ ác, nhưng mai kia mới thấy rõ lòng từ. Người thểhiện lòng từ bi này cần phải sáng suốt, thật là làm mộtviệc khó làm. Dù thuận hạnh hay nghịch hạnh cũng là mộtnguồn ban vui cứu khổ. Bản chất từ bi là nhẹ nhàng mátmẻ, nên mọi chúng sanh bị nhiệt não gặp từ bi đều đượcan lành.

V.-CỨU KÍNH TỪ BI

Lòngtừ bi được viên mãn khi nào mọi vọng thức không còn. Vìvọng thức chạy theo nghiệp phân biệt có yêu có ghét, khómang tình thương chân thật bình đẳng lại cho chúng sanh. Khinghiệp thức đã sạch, chỉ một tâm thể thênh thang bìnhđẳng bao trùm tất cả chúng sanh, không phân biệt ngã nhânbỉ thử, làm gì có thương ghét nảy sanh. Sống với tâm thểnày chỉ tràn trề lênh láng một tình thương. Tình thươngmà không phân biệt, không còn chủ khách đối đãi, bao dungkhông giới hạn, mới là tình thương chân thật hay viên mãnlòng từ bi. Còn thấy đối đãi là còn phân biệt; còn dụngcông, mọi sự đối đãi đã tiêu dung, biết lấy đâu làmgiới hạn. Cho nên ví lòng từ bi thênh thang như trời cao,bát ngát như bể cả. Từ bi trong chỗ không phân biệt khôngdụng công nên gọi là vô duyên từ.

VI.-KẾT LUẬN

Từbi là tình thương hoàn toàn bất vụ lợi. Bọn ác quỉ sânhận tham lam tật đố gặp từ bi đều chấp tay quì gối quihàng. Có mặt từ bi ở đâu thì mọi khổ đau tan biến ởđó. Từ bi ngọt ngào như dòng sữa mẹ, từ bi mát dịu nhưngọn gió chiều thu, từ bi trong sáng như ánh trăng rằm, từbi phát sanh muôn ngàn công đức như lòng tốt phì nhiêu nuôidưỡng vạn vật. Chúng ta tôn trọng kính mến những ai đãmang sẵn lòng từ bi, tán thán ca ngợi ai mới phát tâm từbi, ước mơ mong mỏi ai sẽ học tập từ bi. Mọi người chúngta gắng công khơi dậy dòng suối từ bi, để một ngày kiachảy tràn ngập trần gian đang nhiệt não. Hạnh phúc ở nhângian nếu có, khi nào nguồn nước từ bi tràn về. Tất cảchúng ta đừng mong đấng nào cứu khổ, chỉ chấp tay cầunguyện mọi người đều phát tâm từ bi. Ngọn lửa khổ đaudập tắt, khi trận mưa từ được gội nhuần. Chân thànhmong ước mọi người đều phát lòng từ bi.















Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/06/2023(Xem: 3099)
Đọc một quảng cáo trên mục rao vặt “vị trí tuyển dụng” của tờ báo The Star. Danh sách này là từ Cư sĩ lâm Thiên bách Phật giáo (Chempaka BudChempaka Buddhist Lodge, 千百家佛教居士林) ở Petaling Jaya, thành phố ở bang Selangor, Malaysia. Các cơ hội việc làm cho các tu sĩ Phật giáo ở Đông Nam Á là phổ biến và xuất hiện cùng với các cơ hội việc làm thế tục như nhân viên bán hàng
19/05/2023(Xem: 3474)
Tôi đã rất ấn tượng bởi một số chủ đề trùng lặp mà tôi gặp phải từ một số tác giả rất khác nhau. Cụ thể tôi đã thưởng ngoạn tác phẩm “Sapiens: Lược Sử Loài Người” (קיצור תולדות האנושות‎, Ḳitsur toldot ha-enoshut) của Tác giả, Thiền giả, Giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem, Cư sĩ Yuval Noah Harari, một tác phẩm nói bao quát về lịch sử tiến hóa của loài người từ thời cổ xưa trong thời kỳ đồ đá cho đến thế kỷ XXI, tập trung vào loài "Người tinh khôn" (Homo sapiens). Được ghi chép lại với khuôn khổ được cung cấp bởi các ngành khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học tiến hóa.
19/05/2023(Xem: 4847)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật.
17/05/2023(Xem: 4851)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
16/05/2023(Xem: 3510)
Được sự tài trợ bởi Quỹ Từ thiện Glorisun, Hội thảo này được điều hành bởi Mạng lưới Nghiên cứu Toàn cầu Glorisun (https://glorisunglobalnetwork.org) và FROGBEAR (www.frogbear.org) tại Đại học British Columbia, và được tổ chức bởi Đại học British Columbia. Hồng Kông. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 09-12 tháng 08 năm 2023 tại Hồng Kông.
03/05/2023(Xem: 7712)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 8794)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 9854)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
15/04/2023(Xem: 2393)
Đức Phật thuyết rằng đừng vội tiếp thu những điều gì Ngài dạy, chỉ dựa vào tín ngưỡng, thay vào đó, hãy nghiệm chứng nó bằng logic học và xác thực, giống như việc kiểm nghiệm vàng
15/04/2023(Xem: 2589)
Chuyên mục khám phá những điểm tương đồng giữa kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật và các khía cạnh khác nhau của công nghệ đương đại là Nguyệt san thảo luận về lĩnh vực hệ thống – thường được gọi là Tư duy hệ thống ‘khía cạnh lý thuyết’ (cách nhìn tổng thể, có tính đa chiều và mục tiêu) và Kỹ thuật hệ thống ‘khía cạnh phát triển thực tế’
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567