Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Tỉnh giác về cái chết

05/01/201111:31(Xem: 18980)
6. Tỉnh giác về cái chết

SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỪ

(The Power of Compassion)
Nguyên tác: His Holiness Dalai Lama - Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng soạn dịch
Nhà xuất bản Quảng Đức 2007
6
TỈNH GIÁC VỀ CÁI CHẾT

His Holiness Dalai Lama giảng

Ngay trong khi đang dệt vải
Người ta đi đến chỗ kết thúc

Với những sợi chỉ mảnh đã được dệt xong

Cuộc đời của con người cũng như vậy.


- Lời Phật Thích Ca.

Mọi người cần phải tỉnh giác về cái chết, đó là việc suy ngẫm rằng mình sẽ không sống lâu trên cõi đời này. Nếu không có ý thức về sự chết, người ta sẽ không biết lợi dụng kiếp người đặc biệt này mà mình đang có được. “Nhất thất nhơn thân, vạn kiếp bất phục”, có nghĩa là một khi thân này mất rồi thì vạn kiếp khó mà có lại được. Nên kiếp làm người này là có ý nghĩa vì do sống trong đời này con người có thể thành tựu được kết quả quan trọng mà mình mong muốn.

Phân tích sự chết không có nghĩa là để mình sợ chết, mà là để biết giá trị của đời người quý báu này, trong khi sống người ta có thể thực hành nhiều pháp môn quan trọng. Thay vì sợ chết, bạn cần phải suy ngẫm rằng khi cái chết đến gần, mình sẽ mất cơ hội tốt để tu tập. Như vậy suy ngẫm về sự chết sẽ mang lại thêm năng lực cho việc tu tập của bạn.

Bạn cần phải chấp nhận rằng sự chết là điều tất yếu trong cuộc đời này. Đức Phật đã khẳng định rằng
“một nơi không có sự chết, là nơi không có thật, không có trên hư không, không có trong biển cả, cũng không có cả trong núi rừng”.

Nếu chấp nhận rằng sự chết là một phần của đời sống thì khi cái chết đến gần, bạn sẽ có thể đối diện nó dễ dàng hơn.

Khi mọi người biết một cách sâu xa ngay trong tâm mình rằng sự chết sẽ đến nhưng tránh suy nghĩ đến nó, rõ ràng là không hiểu biết và không có lợi ích. Điều này cũng đúng khi mọi người chấp nhận rằng tuổi già là một phần của cuộc đời, không muốn có tuổi già và tránh nghĩ về nó. Thái độ như vậy đưa đến sự không chuẩn bị về tâm trí và khi tuổi già đến, mọi thứ sẽ rất khó khăn.

Nhiều người đã già rồi nhưng vẫn làm như là mình còn trẻ lắm. Nhiều lần khi gặp lại những người bạn lâu năm, thí dụ như một số nghị sĩ ở những nước như Hoa Kỳ, tôi nói “chào ông bạn già”. Ý của tôi là chúng ta đã biết nhau từ lâu chứ tôi không nói tới chuyện ‘già nua’. Nhưng khi tôi chào như vậy, một số người đã chỉnh lại tôi một cách mạnh mẽ: “chúng ta không có già, chúng ta là bạn lâu năm”. Thực sự họ đã già, với những sợi lông đang mọc ra ở hai lỗ tai, một dấu hiệu của tuổi già, nhưng họ khó chịu với tuổi già. Như vậy là thiếu suy nghĩ về sự đời.

Tôi thường nghĩ về cuộc đời tối đa là một trăm năm của một đời người, mà so với tuổi thọ của trái đất này thì đời sống của con người có là bao. Trong một đời ngắn ngủi này, con người nên cố gắng sống cẩn thận không gây ra khổ đau cho mình và người khác. Đời sống này rất quý báu không nên tạo ra sự hủy diệt mà nên được dành cho những hoạt động có tính cách xây dựng, hay ít nhất cũng không làm tổn hại đến người khác hoặc gây khổ đau rắc rối cho họ. Như vậy những tháng năm ngắn ngủi của chúng ta như một du khách trên hành tinh này sẽ có ý nghĩa.

Nếu một du khách đến thăm một nơi nào đó trong một thời gian ngắn mà gây ra nhiều rắc rối, như vậy là sai lầm. Nhưng nếu như một du khách, bạn làm cho người khác hạnh phúc trong khoảng thời gian hạn hẹp này, như vậy là khôn ngoan, và bạn rời khỏi nơi này để đến nơi khác bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc. Nếu bạn quậy phá, dù chính bạn không gặp khó khăn nào trong thời gian ở nơi này, nhưng bạn sẽ tự hỏi chính mình trong thời gian ở nơi đây mình đã làm được cái gì.

Cuộc đời một trăm năm, phần đầu là trẻ thơ, phần cuối là tuổi già, thường giống như một con vật, chỉ có ăn và lăn ra ngủ. Khoảng giữa kéo dài vài chục năm có thể sống một cách có ý nghĩa. Đức Phật nói:
“Nửa cuộc đời người ta ngủ. Mười năm sống trong tuổi thơ. Hai mươi năm sống trong tuổi già. Trong mươi năm còn lại, đau buồn, than thở và lo nghĩ, chiếm nhiều thời gian, và hàng trăm thứ bệnh tật lấy đi nhiều thời gian hơn nữa”.

Để làm cho cuộc đời có ý nghĩa, hãy vui vẻ chấp nhận tuổi già và cái chết như một phần của cuộc đời mình. Mọi người gặp khó khăn nghĩ đến cái chết nhưng lại dễ dàng trong tham lam, gây thêm rắc rối, và có ý làm tổn hại người khác.

Chúng ta thấy những con người được xem là những nhân vật lớn, như các bậc vua chúa, xây những lâu đài và những tòa nhà cao ốc, chúng ta thấy rõ ràng trong tâm trí của họ cho rằng họ sẽ sống mãi trong cuộc đời này. Hậu quả của sự tự lừa dối này là có thêm đau khổ và thêm rắc rối cho nhiều người khác.

Đối với những người không tin có đời sống tương lai, việc suy ngẫm về thực tại cũng có ích lợi và có tính khoa học. Vì con người, tâm trí cũng như tất cả những hiện tượng đều có nhân duyên khác cùng thay đổi trong từng phút giây, điều suy ngẫm này dẫn đến khả năng phát triển bản thân theo hướng tốt. Nếu đời sống này không bao giờ đổi thay thì chúng ta sẽ mãi mãi chịu sự khổ đau. Khi ta biết rằng vạn vật luôn biến đổi thì dù ta đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn, ta vẫn có thể tìm thấy niềm an ủi trong sự hiểu biết rằng tình trạng đó sẽ không như vậy mãi mãi. Vì vậy không có việc gì phải tuyệt vọng.

Vận mạng tốt cũng không trường cửu, và như vậy khi sự việc tốt đẹp đến với mình, mình không nên tham muốn quá nhiều. Ý tưởng cho rằng mọi thứ sẽ không bao giờ thay đổi là một sai lầm tai hại.Thí dụ, dù ta chấp nhận là có những kiếp sau, ta chỉ nghĩ đến hiện tại và xem tương lai ít quan trọng hơn. Như vậy ta sẽ bỏ lỡ một cơ hội tốt khi cuộc sống của ta đang có thời giờ rảnh rỗi và những điều kiện thuận lợi để tu tập những pháp môn lợi ích. Sự hiểu biết rõ ràng về giáo lý vô thường luôn là điều tốt cho chúng ta.

Do nhận thức được đời sống là vô thường, con người có ý thức về kỷ luật và có sự nhiếp phục tâm trí của mình. Kỷ luật hay tu luyện không có nghĩa là cấm kỵ, mà có nghĩa là có sự giằng co giữa lợi ích dài hạn và lợi ích ngắn hạn, bạn hy sinh ích lợi ngắn hạn và chọn lợi ích dài lâu về sau. Đây là sự tự kỷ luật phát xuất từ sự có ý thức về luật nhân quả nghiệp báo. Thí dụ để cho bao tử của tôi hồi phục sau cơn bạo bệnh mới đây, tôi tránh dùng những thức ăn có chất chua và đồ uống lạnh dù những món này có vẻ ngon miệng và hấp dẫn. Loại kỷ luật này có mục đích phòng vệ. Cũng như giống như vậy, việc suy ngẫm về sự chết đưa đến sự tự kỷ luật hay tự kiềm chế, tự phòng vệ, chứ không phải là sự trừng phạt.

Loài người có đủ tiềm năng để tạo ra những điều tốt, nhưng để có thể sử dụng trọn vẹn tiềm năng này, cần phải có sự tự do. Chủ nghĩa độc tài là chướng ngại cho sự phát triển này. Để bổ túc, tự do cá nhân có nghĩa là bạn không trông cậy vào một cái gì từ bên ngoài và không đợi chờ hiệu lệnh của người khác, mà bạn tự có sáng kiến. Vì vậy Đức Phật thường nói đến “giải thoát cá nhân”, có nghĩa là tự giải thoát, không qua một tổ chức nào. Mỗi cá nhân phải tạo dựng tương lai tốt đẹp cho chính mình. Tự do và chủ nghĩa cá nhân đòi hỏi phải có sự tự kỷ luật. Nếu những điều này bị lợi dụng cho những cảm xúc phiền não thì sẽ có những hậu quả tai hại. Tự do và sự tự kỷ luật phải đi đôi với nhau.

Mở rộng tầm mắt

Theo Phật Giáo thì mục tiêu cao nhất của mọi hành giả là đắc thành Phật quả để có năng lực cứu độ chúng sanh. Tuy nhiên, một mức thành tựu trung bình có thể giải thoát hành giả khỏi chu trình sinh, lão, bệnh và tử, đầy đau khổ, một mức thành tựu thấp hơn nhưng vẫn có giá trị ở chỗ làm cho các kiếp sống tương lai của hành giả thuận lợi hơn. Từ việc làm thay đổi các kiếp sống của mình cho tốt hơn, hành giả có thể đạt được giải thoát để rồi cuối cùng sẽ chứng thành Phật quả.

Trước hết tầm mắt của bạn mở rộng bao gồm các kiếp tương lai, và rồi, do hiểu biết vận mạng của mình, tầm mắt của bạn mở rộng thêm, để bao gồm thêm các kiếp luân hồi. Sau cùng sự hiểu biết này có thể mở rộng đến những người khác, qua ý nguyện từ bi mong cho chúng sanh thoát khổ và loại trừ nguyên nhân đưa đến khổ đau. Lòng từ bi này là nền tảng thúc đẩy bạn phát nguyện tu tập để thành Phật.

Bạn phải có sự quan tâm đến những phương diện sâu hơn của đời sống để có ảnh hưởng đến các kiếp tương lai, hầu có thể hiểu trọn vẹn tính chất của khổ đau và kiếp luân hồi. Tiếp theo sự hiểu biết về luân hồi đau khổ này là điều kiện cần phải có để phát triển trọn vẹn lòng từ bi. Cũng có thứ tự giống như vậy, người Tây Tạng chúng tôi đang tìm cách đạt được một mức độ tự trị ở Tây Tạng để có thể phục vụ tốt cho người dân tốt hơn, nhưng chúng tôi cũng đang cố gắng để có đời sống ổn định trong tình trạng sống lưu vong ở Ấn Độ. Sự thành tựu mục tiêu lớn tự trị tùy thuộc vào sự thành tựu tạm thời có đời sống lưu vong ổn định nói trên.

Những bất lợi của sự không có ý thức về sự chết

Biết rằng mình sẽ chết, đó là điều lợi ích. Tại sao? Nếu không có ý thức về sự chết, bạn sẽ không để ý đến việc tu tập mà chỉ sống một cách vô nghĩa, không tìm hiểu những thái độ và hành vi nào gây ra đau khổ và những loại nào đưa đến phúc lạc.

Nếu không nghĩ rằng mình có thể chết sớm, bạn sẽ rơi vào ảo tưởng thường tồn rằng “còn lâu mình mới chết” (I’ll die later on, later on). Khi đến lúc cuối cùng, dù có cố gắng thành tựu một điều giá trị nào đó, bạn sẽ không còn sức lực nữa. Nhiều người Tây Tạng gia nhập tu viện khi còn trẻ để học kinh điển, nhưng khi đến lúc tu tập thực sự thì khả năng của họ có phần thiếu hụt. Đó là vì họ không hiểu đúng giáo lý vô thường.

Nếu sau khi suy nghĩ về phương pháp tu tập, bạn quyết định áp dụng pháp tu nhập thất mấy tháng hay mấy năm, như vậy bạn đã ứng dụng được nhận thức về lý vô thường của mình. Nhưng nếu quyết định mau chóng đó không được duy trì bởi việc quán niệm tính chất hủy diệt của vô thường thì việc tu tập của bạn sẽ nhạt phai đi. Đó là lý do có những người nhập thất nhiều năm nhưng việc tu tập không có ảnh hưởng gì đến đời sống của họ sau đó. Quán niệm vô thường không những thúc đẩy việc tu tập của bạn mà còn tiếp thêm năng lượng cho bạn nữa.

Nếu có ý thức mạnh về tính tất yếu và tính bất ngờ của cái chết thì bạn vận động được từ bên trong, giống như có một người bạn cảnh cáo mình vậy, “hãy cẩn thận, hãy thành tâm, một ngày nữa đã trôi qua” (Be careful, be earnest, another day is passing).

Có thể bạn xuất gia sống trong tu viện. Như vậy bạn đã có pháp danh và y phục của người tu sĩ. Bạn sẽ có những hoạt động bận rộn ít hơn. Bạn sẽ thay đổi thái độ với đời sống, hướng sự chú tâm của mình đến những mục tiêu xa hơn. Còn bằng ngược lại bạn tiếp tục bận tâm đến những chuyện phù phiếm của thế gian như ăn ngon, mặc đẹp, ở chỗ sang trọng, nói chuyện nhảm nhí, có nhiều bè bạn và người thân quen, kể cả tạo ra nhiều kẻ thù nếu có ai đó làm điều gì mà bạn không thích và đưa đến xung đột và rồi tranh chấp với nhau, như vậy bạn không có gì tốt hơn trước đây, lúc chưa xuất gia, và có lẽ còn tệ hơn trước đó nữa. Nên nhớ, nếu chỉ tránh những sinh hoạt phù phiếm vì sợ các bạn đồng tu đánh giá thấp mình thì cũng chưa đủ, mà phải có sự chuyển hóa từ bên trong. Điều này đáng cho chư vị tăng ni cũng như người cư sĩ tại gia ghi nhớ và áp dụng vào việc tu tập.

Có lẽ bạn đã quen có ý tưởng thường tồn, nghĩ rằng mình còn lâu mới chết và khi còn sống, cần phải có những thú vui thông thường như người khác. Do muốn hưởng thụ trong đời sống hiện tại, dù ít có ý nghĩa lâu dài, bạn sẵn sàng dùng những phương tiện thiếu đạo đức để có được những gì mình muốn, như cho vay lấy lãi cắt cổ, lợi dụng bạn bè, kiện tụng… để có nhiều hơn những nhu cầu lợi dưỡng cho đời sống. Vì bạn đã chọn lối sống như vậy nên tiền bạc trở nên hấp dẫn hơn là học đạo lý, và ngay cả khi bạn muốn tu tập, bạn cũng không chú ý nhiều đến việc ấy.

Nếu một trang sách rơi xuống đất, có thể bạn ngần ngại lượm nó lên, những nếu một tờ giấy bạc rơi xuống đường thì sự việc lại khác đi. Nếu gặp những người đã cống hiến cuộc đời mình cho những mục tiêu sâu xa, có thể bạn nghĩ tốt về sự cống hiến đó, nhưng chỉ có thế thôi. Còn nếu bạn gặp một người mặc quần áo sang trọng, phô bày sự giàu có, có thể bạn sẽ khởi tâm thèm muốn, bạn cầu mong mình cũng sẽ được như vậy, và rốt cuộc bạn sẽ làm bất cứ điều gì để đạt được mục đích tham muốn ấy.

Một khi bị lôi cuốn vào dòng chảy phù hoa của đời sống trần tục, những cảm xúc phiền não tham lam, sân hận, si mê, ganh tỵ, kiêu ngạo của bạn sẽ gia tăng, và đưa đường dẫn lối cho bạn tạo thêm ác nghiệp. Những cảm xúc phiền não này chỉ gây rắc rối, làm cho bản thân và những người xung quanh rơi vào tình trạng khó chịu. Dù có thể bạn đã biết chút ít về việc tu tập, nhưng bạn vẫn tích lũy thêm của cải vật chất và liên can với nhiều người hơn, rốt cuộc có thể nói bạn đang thực hành những chuyện phù phiếm của thế gian này, khởi tâm tham ái đối với những người mà bạn có cảm tình, và khởi tâm sân hận đối với những người mà bạn không ưa, và bạn tìm cách để theo đuổi những cảm xúc não phiền này. Khi đã đến chỗ này, dù có nghe nói về những pháp tu chân chánh, bạn cũng sẽ lưỡng lự và bỏ qua. Suốt kiếp luân hồi từ vô thỉ cho đến ngày nay, bạn đã quen có những xúc cảm phiền não, nhưng bây giờ bạn có thêm pháp phù phiếm. Như vậy tình trạng trở nên tệ hại hơn, làm cho bạn xa cách với những gì thực sự ích lợi hơn.

Bị lôi kéo bởi sự tham muốn, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy sự hài lòng. Bạn không làm cho người khác hạnh phúc, và chắc chắn không làm cho chính mình hạnh phúc. Khi trở nên vị kỷ hơn với những cái “của mình” thì bất cứ người nào can thiệp vào cũng tức khắc trở nên mục tiêu giận dữ của bạn. Dù bạn xem trọng những người bạn thân của mình và những người thân của mình, nhưng họ không thể giúp gì cho bạn lúc sinh ra và lúc mình qua đời.

Bạn ra đời một mình và rồi sẽ ra đi một mình. Nếu vào ngày bạn qua đời, một người bạn có thể đi cùng thì sự bám giữ vào bạn bè có giá trị, nhưng không thể có chuyện đó. Khi bạn tái sanh trong một hoàn cảnh hoàn toàn xa lạ, nếu những người bạn trong kiếp trước có thể giúp đỡ một điều gì đó thì cũng là một sự liên hệ có giá trị, nhưng sự kiện này không thể xảy ra. Vậy mà trong khoảng thời gian giữa lúc ra đời và lúc chết, kéo dài mấy chục năm, những người bạn đó là “bạn của mình”, “anh chị em của mình”. Sự chấp thủ không đúng chỗ này đã không đưa đến lợi ích gì cả, mà chỉ tạo thêm tham sân si mà thôi.

Khi quá tham ái với những người mình ưa thích và cũng quá sân hận với những người mình ghét. Khi sinh ra đời, bạn không biết ai là ai hết. Dù tất cả chúng ta đều muốn có hạnh phúc và không muốn đau khổ, nhưng bạn vẫn thích một số người và nghĩ “họ là bạn của mình” và ghét một số người “những người này là kẻ địch của mình”. Bạn gắn nhãn hiệu và biệt danh cho họ rồi khởi tâm tham ái hoặc sân hận. Như vậy thì có giá trị gì? Không có giá trị gì cả. Vấn đề ở đây là mình dành quá nhiều năng lực cho những chuyện phù phiếm của cuộc đời này. Những giá trị tâm linh lớn lao lại bị bỏ quên trước những điều nhỏ nhen như thế.

Nếu bạn không tu tập, và khi sắp qua đời bạn được vây quanh với những người bạn và những người đã làm việc cùng với bạn, thay vì có một người nào đó nhắc nhở bạn về việc tu tập tâm linh, đạo đức, rõ ràng chính bạn đã mang lại sự rắc rối cho mình. Sự sai lầm này của bạn là bạn không có ý thức về vô thường.

Lợi ích của tỉnh giác về giáo lý vô thường

Tuy nhiên, nếu bạn phải đợi đến giờ phút cuối mới thấm thía sự thật rằng mình sẽ chết, và bạn nhận định một cách thực tế tình trạng của mình ngay bây giờ, bạn sẽ không bị chi phối bằng những mục tiêu phù phiếm nữa. Bạn sẽ không lơ đễnh với những mục tiêu quan trọng lâu dài. Bạn nên quyết định ngay từ đầu là mình sẽ chết, và hãy tìm hiểu những điều giá trị thực sự. Nếu ghi nhớ là đời sống trôi qua rất nhanh, bạn sẽ trân quý thời gian và sẽ làm những gì có giá trị. Với ý thức mạnh mẽ về sự chết tất yếu sẽ đến với mình, bạn sẽ thấy mình cần phải tu tập, chuyến hóa tâm trí, và không lãng phí thời giờ với những thú vui từ ăn uống đến chuyện phiếm về chiến tranh, những cuộc tình lãng mạn và về đời tư của người khác.

Hết thảy chúng sanh đều muốn mình hạnh phúc và không muốn khổ đau. Chúng ta dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để giải trừ những đau khổ lớn cũng như nhỏ. Loài người chúng ta biết thực hành những phương pháp tu tập sớm trong đời của mình để tránh đau khổ về sau. Trong cuộc đời, những người có tu và những người không tu đều tìm cách giảm bớt một số nỗi khổ và giải trừ những nỗi khổ khác, có khi còn dùng sự đau đớn nhỏ làm phương tiện vượt qua đau khổ lớn và đạt được một loại hạnh phúc nào đó.

Mọi người đều cố gắng loại trừ đau đớn bên ngoài, nhưng có một phương pháp khác để giải trừ đau khổ ở mức sâu xa hơn, nhắm tới việc giảm thiểu hay diệt trừ đau khổ trong những kiếp tương lai, và hơn nữa, giải trừ tất cả mọi hình thức đau khổ cho chính mình cũng như cho chúng sinh. Phương pháp này gọi là tu tập tâm linh.

Những phương pháp này bao gồm sự điều chỉnh thái độ. Như vậy, về căn bản, tu tập có nghĩa là điều chỉnh tốt ý nghĩ của mình. Trong tiếng Sanskrit, tu tập tâm linh được gọi là “Dharma”, nghĩa là “cái nắm giữ”. Điều này có nghĩa là do điều chỉnh những thái độ xấu, bạn thoát khỏi một mức khổ đau và như vậy được “giữ lại” khỏi sự đau khổ đó. Việc tu tập tâm linh này có công năng bảo vệ bản thân mình và người khác, khỏi rơi vào hố sâu của sinh tử khổ đau.

Từ việc đầu tiên hiểu tình trạng của mình trong vòng luân hồi và tìm cách giữ mình lại khỏi đau khổ, bạn truyền đạt sự chứng ngộ của mình cho người khác và phát khởi lòng từ bi, tức là nguyện cứu giúp chúng sinh thoát khổ. Dù chỉ là một sinh linh, bạn có lý do chính đáng để chọn con đường giúp đỡ nhiều sinh linh khác, nhưng cũng có một điều khác, đó là do chú tâm đến lợi ích của người khác, chính bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Có lòng từ bi, bạn sẽ bớt sự đau khổ của chính mình và gia tăng sức mạnh nội tâm.

Để tôi kể cho bạn nghe về một thí dụ nhỏ, mới đây tôi ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), tôi bị bệnh nhiễm trùng đường ruột mãn tính. Trên đường đến bệnh viện tôi cảm thấy rất đau, và đổ nhiều mồ hôi. Xe của chúng tôi đi qua khu vực núi Kên kên (tức là Linh Thứu Sơn) và ở vùng này dân làng rất nghèo. Nói chung thì Bihar là một tiểu bang nghèo, nhưng nghèo nhất là vùng này. Tôi không trông thấy một trẻ em đi học. Chỉ có sự nghèo khổ và bệnh tật. Tôi nhớ rất rõ một bé trai bị bại liệt, đeo những thanh kẹp kim loại rỉ sét ở hai chân và hai tay chống nạng.

Rõ ràng là không có ai trông em bé. Tôi rất xúc động. Một chỗ khác, tôi thấy có một ông già ở một quán trà bên đường, chỉ mặc một mảnh vải bẩn, té xuống đất, và nằm luôn ở đó chứ không có ai giúp đỡ đứng dậy. Sau đó tôi được đưa vào bệnh viện, tôi cứ nghĩ ngợi về những gì mình vừa trông thấy, suy ngẫm rằng thật đáng buồn khi ở đây tôi được nhiều người săn sóc, còn những người khốn khổ ngoài kia thì không có ai. Tôi nghĩ đến điều đó và quên đi nỗi đau của mình. Dù mồ hôi đang đổ ra, tôi chỉ nghĩ đến những người khác.

Như vậy dù thể xác của tôi chịu nhiều đau đớn (có một lỗ thủng ở đường ruột) và tôi không thể ngủ được, tâm trí của tôi đã không lo sợ. Nếu tôi đã chú tâm vào bệnh tật của mình thì chỉ làm cho tình trạng tệ hại hơn mà thôi. Đây là một ví dụ từ kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi về thái độ từ bi có ích lợi cho cả bản thân, làm quên đi phần nào sự đau đớn thể xác của mình, làm bớt lo sợ, dù người khác không nhận được sự lợi ích trực tiếp.

Lòng từ bi giúp cho chúng ta có thêm sức mạnh, và với sự can đảm đó, chúng ta sẽ an tĩnh nhẹ nhàng hơn. Khi tầm mắt rộng mở của chúng ta bao gồm cả sự thống khổ của vô số chúng sanh, thì sự đau khổ của bản thân mình có vẻ quá bé nhỏ.

Source: His Holiness Dalai Lama, Jeffrey Hopkins (2002) Advice on Dying and living a Better life, Atria Book, New York, USA.


6

AWARENESS OF DEATH

By Dalai Lama
Just as when weaving
One reaches the end

With fine threads woven throughout,

So is the life of humans.

-BUDDHA

It is crucial to be mindful of death, to contemplate that you will not remain long in this life. If you are not aware of death, you will fail to take advantage of this special human life that you have already attained. It is meaningful since, based on it, important effects can be accomplished.

Analysis of death is not for the sake of becoming fearful but to appreciate this precious lifetime during which you can perform many important practices. Rather than being frightened, you need to reflect that when death comes, you will lose this good opportunity for practice. In this way contemplation of death will bring more energy to your practice.

You need to accept that death comes in the normal course of life. As Buddha said:

A place to stay untouched by death - Does not exist.
It does not exist in space, it does not exist in the ocean.
Nor if you stay in the middle of a mountain.
If you accept that death is part of life, then when it actually does come,
you may face it more easily.

When people know deep inside that death will come but deliberately avoid thinking about it, that does not fit the situation and is counterproductive. The same is true when old age is not accepted as part of life but taken to be unwanted and deliberately avoided in thought. This leads to being mentally unprepared; then when old age inevitably occurs, it is very difficult.

Many people are physically old but pretend they are young. Sometimes when I meet with longtime friends, such as certain senators in countries like the United States, I greet them with, “My old friend,” meaning that we have known one another for a long period, not necessarily physically old. But when I say this, some of them emphatically correct me. “We are not old! We are longtime friends.” Actually, they are old- with hairy ears, a sign of old age, but they are uncomfortable with being old. That is foolish.

I usually think of the maximum duration of a human life as one hundred years, which, compared to the life of the planet, is very short. This brief existence should be used in such a way that it does not create pain for others. It should be committed not to destructive work but to more constructive activities, at least not to harm others, or create trouble for them. In this way our brief span as a tourist on this planet will be meaningful. If a tourist visits a certain place for a short period and creates more trouble, that is silly. But if, as a tourist, you make others happy during this short period, that is wise When you yourself move on to your next place, you feel happy. If you create problems, even though you yourself do not encounter any difficulty during your stay, you will wonder what the use of your visit was.

Of life’s one hundred years, the early portion is spent as a child and the final portion is spent in old age, often just like an animal feeding and sleeping. In between, there might be sixty or seventy years to be used meaningfully. As Buddha said:

Half of the life is taken up with sleep. Ten years are spent in childhood. Twenty years are lost in old age. Out of the remaining twenty years, sorrow, complaining, pain, and agitation eliminate much time, and hundreds of physical illnesses destroy much more.

To make life meaningful, acceptance of old age and death as parts of our life is crucial. Feeling that death is almost impossible just creates more greediness and more trouble, sometimes even deliberate harm to others. When we take a good look at how supposedly great personages, emperors, monarchs, and so forth, built huge dwelling places and walls, we see that deep inside their minds was an idea that they would stay in this life forever. This self-deception results in more pain and more trouble for many people.

Even for those who do not believe in future lifetimes, contemplation of reality is productive, helpful, scientific. Because persons, minds, and all other caused phenomena change moment by moment, this opens up the possibility for positive development. If situations did not change, they would forever retain the nature of suffering. Once you know things are always changing, even if you are passing through a very difficult period, you can find comfort in knowing that the situation will not remain that way forever. So, there is no need for frustration.

Good fortune also is not permanent; consequently, there is no use for too much attachment when things are going well. An outlook of performance ruins us: Even is you accept that there are future lives, the present becomes your preoccupation, and the future takes on little import. This ruins a good opportunity when your life is endowed with the leisure and facilities to engage in productive practices. An outlook of impermanence helps.

Being aware of impermanence calls for discipline, ‘taming the mind’, but this does not mean punishment, or control from the outside. Discipline does not mean prohibition; rather, it means that when there is a contradiction between long-term and short-term interests, you sacrifice the short-term for the sake of long-term benefit. This is self-discipline, which stems from ascertaining the cause and effect of karma. For example, for the sake of my stomach’s returning to normal after my recent illness, I am avoiding sour foods and cold drinks that otherwise appear to be tasty and attractive. This type of discipline means protection. In a similar way, reflection on death calls for self-discipline and self-protection, not punishment.

Human beings have all the potential to create good things, but its full utilization requires freedom, liberty. Totalitarianism stifles this growth. In a complementary way, individualism means that you do not expect something from the outside or that you are waiting for orders; rather, you yourself create the initiative. Therefore, Buddha frequently called for “individual liberation,” meaning self-liberation, not through an organization. Each individual must create her or his own positive future. Freedom and individualism require self-discipline. If these are exploited for the sake for afflictive emotions, there are negative consequences. Freedom and self-discipline must work together.

BROADENING YOUR PERSPECTIVE

From a Buddhist perspective, the highest of all aims is to achieve Buddhahood in order to be capable of helping a vast number of sentient beings; however, a medium level of achievement can liberate you from the painful round of birth, aging, sickness and death; a lower, but still valuable level of achievement is the improvement of your future lives. From the gradual improvement of your lives liberation can be attained. First, your perspective extends to include future lives; then by thoroughly understanding your own plight, your perspective deepens to include all of the rounds of suffering from one life to another, called cyclic existence or samsara. Finally this understanding can be extended to others, through the compassionate wish that all sentient beings be freed from suffering and the causes of suffering. This compassion drives you to aspire to Buddhahood.

You have to be concerned with deeper aspects of life that affect future lives before understanding the full nature of suffering and cyclic existence. This understanding of suffering, in turn, is required for the full development of compassion. Similarly, we Tibetans are seeking to achieve a measure of self-rule in Tibet in order to be of service to the beings in our homeland, but we are also striving to establish ourselves in a refugee situation in India. The accomplishment of the former, greater purpose depends upon our accomplishing the latter, temporary aim.

DISADVANTAGES OF NOT BEING MINDFUL OF DEATH

It is beneficial to be aware that you will die. Why? If you are not aware of death, you will not be mindful of your practice, but will just spend your life meaninglessly, not examining what sorts of attitudes and actions perpetuate suffering and which ones bring about happiness.

If you are not mindful that you might die soon, you will fall under the sway of a false sense of permanence “I’ll die later on, later on.” Then, when the time comes, even if you try to accomplish something worthwhile, you will not have the energy. Many Tibetans enter a monastery at a young age and study texts about spiritual practice, but when the time comes to really practice, the capacity to do so is somehow lacking. This is because they do not have a true understanding of impermanence.

If, having thought about how to practice, you make a decision that you absolutely have to do so in retreat for several months or even for many years, you have been motivated by your knowledge of impermanence. But if that urgency is not maintained by contemplating the ravages of impermanence again and again, your practice will peter out. This is why some people stay in retreat for years but experience no imprint on their lives afterward. Contemplating impermanence not only motivates your practice, but also fuels it.

If you have a strong sense of the certainty of death and of the uncertainty of its arrival, you will be motivated from within. It will be as if a friend is cautioning, “Be careful, be earnest, another day is passing.”

You might even leave home for the monastic life. If you did, you would be given a new name and new clothing. You would also have fewer busy activities; you would have to change your attitude, directing your attention to deeper purposes. If, however, you continued busying yourself with the superficial affairs of the moment; delicious food, good clothing, better shelter, pleasant conversation, many friends and acquaintances, and even making an enemy, if someone does something you do not like and then quarreling and fighting, you would be no better off than you were before you entered the monastery, and perhaps even worse. Remember, it is not sufficient to withdraw from these superficial activities out of embarrassment or fear of what your friends who are also on the path might think; the change must come from within. This is true for monks and nuns as well as lay people who take up practice.

Perhaps you are beset by a sense of permanence, by thinking that you will not die soon and that while you are still alive, you need especially good food, clothing, and conversation. Out of desire for the wondrous effects of the present, even is they are of little meaning in the long run, you are ready to employ all sorts of shameless exaggerations and devices to get what you want; making loans at high interest, looking down on your friends, starting court proceedings, all for the sake of more than adequate provisions.

Since you have given your life over to such activities, money becomes more attractive than study, and even if you attempt practice, you do not pay much attention to it. If a page falls out of a book, you might hesitate to retrieve it, but is some money falls to the ground, there is no question. If you encountered those who have really devoted their lives to deeper pursuits, you might think well of that devotion, but that would be all; whereas if you see someone dressed in finery, displaying his or her wealth, you would wish for it, lust after it, hope for it, with more and more attachment. Ultimately, you will do anything to get it.

Once you are intent on the fineries of this life, your afflictive emotions increase, which in turn necessarily bring about more bad deeds. These counter-productive emotions only lead to trouble, making yourself and those around you uncomfortable. Even if you briefly learn how to practice the stages of the path to enlightenment, you acquire more and more material things and get involved with more and more people to the point where you are, so to speak, practicing the superficialities of this life, meditatively cultivating desire for friends and hatred for enemies and trying to figure out ways to fulfill these afflictive emotions. At that point, even if you hear about real, beneficial practice, you are apt to feel, “Yes, that is so, but…”. One ‘but’ after another. Indeed, you have become accustomed to afflictive emotions throughout your initial, less cyclic existence. But now you have added on the very practice of superficiality. This makes the situation even worse, turning you away from what will really help.

Driven by such lust, you will find no comfort. You are not making others happy, and certainly not yourself. As you become more self-centered- “my this, my that, my body, my wealth”- anyone who interferes immediately becomes an object of anger. Although you make much out of “my friends” and “my relatives,” they cannot help you at birth or at death; you come here alone, and you have to leave alone. If on the day of your death a friend could accompany you, attachment would be worthwhile, but it cannot be so. When you are reborn in a totally unfamiliar situation, if your friend from the last lifetime could be of some help, that too would be something to consider, but it is not to be had. Yet, in between birth and death, for several decades it is “my friend,” “my sister,” “my brother.” This misplaced emphasis does not help at all, except to create more bewilderment, lust, and hatred.

When friends are overemphasized, enemies also come to be overemphasized. When you are born, you do not know anyone and no one knows you. Even though all of us equally want happiness and do not want suffering, you like the faces of some people and think, “These are my friends,” and dislike the faces of others and think, “These are my enemies.” You affix identities and nicknames to them and end up practicing the generation of desire for the former and the generation of hatred for the latter. What value is there in this? - None. The problem is that so much energy is being expended on concern for a level no deeper than the superficial affairs of this life. The profound loses out to the trivial.

If you have not practiced and on your dying day you are surrounded by sobbing friends and others involved in your affairs, instead of having someone who reminds you of virtuous practice, this will only bring trouble, and you will have brought it on yourself. Where does the fault lie? In not being mindful of impermanence.

ADVANTAGES OF BEING MINDFUL OF IMPERMANENCE

However, if you do not wait until the end for the knowledge that you die to sink in, and you realistically assess your situation now, you will not be overwhelmed by superficial, temporary purposes. You will not neglect what matters in the long run. It is better to decide from the very beginning that you will die and investigate what it worthwhile. If you keep in mind how quickly this life disappears, you will value your time and do what is valuable. With a strong sense of the imminence of death, you will feel the need to engage in spiritual practice, improving your mind, and will not waste your time in various distractions ranging from eating and drinking to endless talk about war, romance, and gossip.

All beings want happiness and do not want suffering. We use many level of techniques for removing unwanted suffering in its superficial and deep forms, but it is mostly humans who engage in techniques in the earlier part of their lives to avoid suffering later on. Both those who do and do not practice religion seek over the course of their lives to lessen some sufferings and to remove others, sometimes even taking on pain as a means to overcome greater suffering and gain a measure of happiness.

Everyone tries to remove superficial pain, but there is another class of techniques concerned with removing suffering on a deeper level; aiming at a minimum to diminish suffering in future lives and, beyond that, even to remove all forms of suffering for oneself as well as for all beings. Spiritual practice is of this deeper type.

These techniques involve an adjustment of attitude; thus, spiritual practice basically means to adjust your thought well. In Sanskrit it is called dharma, which means “that which holds.” This means that by adjusting counterproductive attitudes, you are freed from a level of suffering and thus held back from that particular suffering. Spiritual practice protects, or holds back, yourself and others from misery.

From first understanding your own situation in cyclic existence and seeking to hold yourself back from suffering, you extend your realization to other beings and develop compassion, which means to dedicate yourself to holding others back from suffering. It makes practical sense for you, just one being, to opt for taking care of many, but also, by concentrating on the welfare of others, you yourself will be happier. Compassion diminishes fright about your own pain and increases inner strength. It gives you a sense of empowerment, of being able to accomplish your task. It lends encouragement.

Let me give you a small example. Recently, when I was in Bodh Gaya, I fell ill from a chronic intestinal infection. On the way to the hospital, the pain in my abdomen was severe, and I was sweating a great deal. The car was passing through the area of Vulture Peak (Buddha taught here) where the villagers are extremely poor. In general, Bihar State is poor, but that particular area is even more so. I did not even see children going to or coming from school, just poverty and sickness. I have a very clear memory of a small boy with polio, who had rusty metal braces on his legs and metal crutches up to his armpits. It was obvious that he had no one to look after him. I was very moved. A little later on, there was an old man at a tea stop, wearing only a dirty piece of cloth, fallen to the ground, left to lie there with no one to take care of him.

Later, at the hospital, my thought kept circling on what I had seen, reflecting on how sad it was that here I had people to take care of me but those poor people had no one. That is where my thoughts went, rather than to my own suffering. Though sweat was pouring out of my body, my concern was elsewhere.

In this way, though my body underwent a lot of pain (a hole had opened in my intestinal wall) that prevented sleep, my mind did not suffer any fear or discomfort. It would only have made the situation worse if I had concentrated on my own problems. This is an example from my small experience of how an attitude of compassion helps even oneself, suppressing some degree of physical pain and keeping away mental distress, despite the fact that others might not be directly helped.

Compassion strengthens your outlook, and with that courage you are more relaxed. When your perspective includes the suffering of limitless beings, your own suffering looks comparatively small.

Source: His Holiness Dalai Lama, Jeffrey Hopkins (2002) Advice on Dying and living a Better life, Atria Book, New York, USA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 14596)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
05/04/2013(Xem: 11260)
Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam 3 dành trọn quyển cho việc in lại tác phẩm Thiền uyển tập anh cùng phần nghiên cứu, bản dịch và chú thích của chúng tôi, mà trước đây đã từng được xuất bản. Việc dành tập 3 cho Thiền uyển tập anh này tất nhiên không đáp ứng hoàn toàn tiêu chí sắp xếp do chúng tôi đã đề ra trong Tổng tập 1, đó là "sắp xếp các tác phẩm Văn học Phật giáo Việt Nam theo niên đại ra đời của các tác gia, tác phẩm từ khi Phật giáo truyền vào nươc ta cho đến thế kỷ XX".
04/04/2013(Xem: 2417)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
04/04/2013(Xem: 13699)
Trong Tổng tập 2 này, để hiểu Pháp kính kinh tự của Khương Tăng Hội, chúng tôi cho dịch luôn bản Pháp kính kinh của Kỵ đô úy An Huyền. Đây là một trong những bản kinh xưa nhất của nền dịch thuật Phật giáo Trung Quốc, nên đầy dẫy những văn cú khó khăn của giai đoạn cổ dịch. Vì thế trong khi dịch, chúng tôi có tham khảo bản dịch của Trúc Pháp Hộ đối với kinh này, biết dưới tên Uất Ca La Việt vấn Bồ tát hạnh kinh (ĐTK 323).
01/04/2013(Xem: 6871)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 6619)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
01/04/2013(Xem: 7923)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 5970)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
29/03/2013(Xem: 5263)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2013(Xem: 6669)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]