Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Tánh

04/09/201507:50(Xem: 12133)
Pháp Tánh
celestial-buddha-wat-rong

PHÁP TÁNH
o0o
T/S Lâm Như-Tạng
o0o
 
A-KHẢO SÁT MỘT

 

Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, …

Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó.

Pháp Tánh:

“Dharmatã.Dharma-nature, the nature underlying all things, the bhũtatathatã, a Mahãyãnaphilosophical concept unkown in Hinayãna, Chân Như and its various definitions in the Pháp Tướng, Tam Luận (or Pháp Tánh), Hoa Nghiêm and Thiên Thai Schools. It is discussed both in its absolute and relative senses, or static and dynamic. In the Mahãparinirvãna sũtra and various sãstras the term has numerous alternative forms,  which may be taken as definitions, i.e. Pháp Định inherent dharma, or Buddha-nature; Trụ abiding dharma-nature; Giới dharmaksetra, realm of dharma; Thân dharmakãya, embodiment of dharma; Thực Tế region of reality; Thực Tướng reality; Không Tánh nature of the Void, i.e. immaterial nature; Phật Tánh Buddha-nature; Vô Tướng appearance of nothingness, or immateriality; Chân Như bhũtatathatã; Như Lai Tạng Tathãgatagarbha; Bình Đẳng Tánh universal nature; Ly Sanh Tánh immortal nature; Vô Ngã Tánh Impersonal nature; Hư Định Giới realm of abstraction; Bất Hư Vọng Tánh nature of no illusion; Bất Biến Dị Tánh immutable nature; Bất Tư Nghì Giới realm beyond thought; Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm mind of absolute purity, or unsulliedness, etc. of these the terms Chân Như, Pháp Tánh, and Thực Tế are most used by the Prajnãpãramitã sũtras. Thổ The ksetra, or region of the dharma-nature, i.e. the bhũtatathatã or Chân Như in its dynamic relations.

Tôn The sects,  e.g. Hoa Nghiêm , Thiên Thai, Chơn Ngôn (Húa-yen, T’iên-t’ai, Shingon), which hold that all things proceed from the bhũtatathatã, i.e. the Dharmakãya, and that all phenomena are of the same essence as the noumenon. Sơn The dharma-nature as a mountain, i.e. fixed, immovable . Thường Lạc The eternity and bliss of the dharma-nature, Thường Lạc Ngã Tịnh. Thủy The water of the dharma-nature, i.e. pure. Hải The ocean of the dharma-nature, vast, unfathomable, Thủy.

Chơn Như dharma-nature and bhũtatathatã, different terms but of the same meaning. Thân idem Pháp Thân.  

Tùy Vọng The dharma-nature in the sphere of delusion; i.e. Duyên; Chơn Như Tùy Duyên the dharma-nature , or bhũtatathatã, in its phenomenal character; the dharma-nature may by environment either become sullied, producing the world of illusion, or remain unsullied, resulting in nirvana. Static, it is likened to a smooth sea; dynamic, to its waves.”

 

Đọc phần tiếng Việt tiếp theo sẽ sáng tỏ hơn về sự phân giải những từ ngữ trên.

 

 

 

 

B-KHẢO SÁT HAI   

Pháp Tánh : “Bản Tánh của các Pháp, thật thể của chúng sanh và sự vật. Bản tánh của các Pháp vốn là không, không tịch, nghĩa là các Pháp không thật có, chẳng qua là những Pháp ấy món nầy giống món kia, cái nầy tiếp nối cái kia, cho nên hàng phàm phu tưởng lầm là có thật, còn chư Phật và chư Bồ Tát thấy là không, không tịch.
Pháp Tánh là tánh tự nhiên của Pháp hửu vi hoặc pháp vô vi. Pháp Tánh tức là Chơn Như. Tánh nghĩa là thể, là bản chất không thay đổi. Chơn Như là thể của các Pháp. Thể ấy thường trụ không thay đổi, cho nên gọi là Pháp Tánh. Pháp Tánh cũng có thể gọi là Niết Bàn vì đó là thể tánh thường trụ, không biến đổi.
Trong Kinh Niết Bàn có đoạn: “Như Lai nhập Niết Bàn cũng như cuổi hết thì lửa tắc”, lời nói ấy chưa đủ nghĩa (bất liễu nghĩa). Còn như nói : “Như Lai nhập Pháp Tánh, lời nói ấy mới đủ nghĩa (liễu nghĩa). Có rất  nhiều danh từ đồng nghĩa với Pháp Tánh như: Pháp Bổn (căn bổn của các Pháp), Pháp Định (chổ quyết định của Pháp),
Pháp Trụ (nơi trụ của Pháp), pháp giới  (cõi Pháp Tánh các Pháp), Pháp Thân, Thật Tế, Thật Tướng, Không Tánh, Phật Tánh, Vô Tướng, Chơn Như, Như Lai Tạng, Bình Đẳng Tánh, Ly Sanh Tánh, (Tánh rời khỏi sanh tử luân hồi), Vô Ngã Tánh, Hư Định Giới, (cõi định hư không), Bất Hư Vọng Tánh, Bất Biến Dị Tánh, Bất Tư Nghì Giới (Cõi không thể suy nghĩ bàn luận), Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm.
Pháp Tánh còn có nghĩa là tánh tư nhiên, tánh riêng của sự vật, như tánh của nước là ẩm ướt, tánh của đá nam châm là hút sắt v.v…
Ngoài ra còn có 8 từ ngử liên hệ đến Pháp Tánh như sau:    
I-PHÁP TÁNH ĐỘ 
Chỗ cư trụ, chỗ chứng đắc của Pháp tánh. Toàn thể của Pháp Tánh là Chơn Như, nhưng chỗ chứng đắc của Pháp tánh gọi là Pháp Độ.
Tướng giác ngộ có sức chứng đắc gọi là Pháp-Tánh Thân hay Pháp Thân. Về Pháp Tánh Độ của Phật thì vô lượng, vô biên, bao quát pháp giới mười phương.
 
II-PHÁP TÁNH HẢI
Biển Pháp Tánh. Pháp Tánh vốn sâu rộnh như biển, không thể đo lường hết được nên gọi là Pháp Tánh Hải.
III- PHÁP TÁNH SƠN
Núi Pháp Tánh. Pháp Tánh ví như một hòn núi, chẳng biến chẳng động, Pháp Tánh thì thường trụ, chẳng dời, chẳng đổi.  Lại nữa Pháp Tánh rất cao tột nên gọi là Pháp tánh Sơn.
IV- PHÁP TÁNH TÔNG
Pháp Tánh Tông là học phái giảng luận về Pháp Tánh. Hai bộ Lăng Già Kinh và Khởi Tín luận giải rất rành về học thuyết Pháp Tánh, chỉ rỏ cách nương theo Chơn và khởi ra Vọng. Tức là xướng minh ra học phái Pháp Tánh Tông. Theo thuyết nầy thì: Pháp Thân lưu chuyễn trong năm đường luân hồi, Như Lai Tạng thọ lấy những mối cảm khổ và lạc; nhưng nếu giác ngộ được chỗ vọng tức vọng thành chơn.
Lại có thuyết cho rằng: Vọng vốn ở trong Chơn. Và nên biết rằng Phật có đủ những đức tính Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Đó là vài học thuyết của Pháp Tánh Tông.  
V- PHÁP TÁNH THÂN
Thân Pháp Tánh. Gọi tắc là Pháp Thân, một trong Tam Thân của Phật. Pháp Tánh Thân của Phật mới thật là Chơn Thân. Nó chẳng sanh chẳng diệt, chẳng luân hồi, vẫn thường trụ, phổ cập khắp mười phương vũ trụ. Nó có vô lượng vô biên tướng hảo trang nghiêm, vô lượng quang minh, vô lượng âm thinh.
VI- PHÁP TÁNH THỦY
Nước Pháp Tánh. Lời tỷ dụ để chỉ rằng Pháp tánh vốn trong sạch như nước.
VII- PHÁP TÁNH THƯỜNG LẠC
Pháp Tánh vẫn thường hằng an lạc. Hơn nữa Pháp Tánh tức cũng là Pháp Thân, Chơn Như, Niết Bàn. Nó có đủ bốn Đức.
Đó là;  Thường (thường trụ không dứt); Lạc (an lạc mãi mãi); Ngã (vẫn có thật thể tự tại); Tịnh (luôn luôn trong sạch).
 
VIII- PHÁP TÁNH TÙY DUYÊN
Pháp Tánh tùy theo Nhơn Duyên. Cũng gọi là Chơn Như tùy duyên. Pháp Tánh có đủ hai nghĩa: Bất Biến và Tùy Duyên. Pháp Tánh tùy duyên là hoặc nó tùy theo những nhơn duyên nhiễm trược mà sanh ra nhơn quả lưu chuyển trong các nẻo luân hồi; hoặc nó tùy theo nhơn duyên thanh tịnh mà khởi ra nhơn quả trở về cảnh tịch diệt, dứt luân hồi.”
 
C-KHẢO SÁT BA
I-Những ý kiến khác nhau về Pháp Tính
Như trên đã điểm qua về từ Pháp Tánh hay Pháp Tính. Nó có rất nhều tên nhưng đồng một thể như là Thực Tướng Chân Như, Pháp Giới, Niết bàn v.v…
Ví dụ như: Pháp tính hải: Pháp tính có nghĩa lý sâu rộng như biển. Pháp tính không: Tự tính của các pháp vốn là không, nên gọi là Pháp tính không. Pháp tính Pháp thân là một trong hai Pháp thân (Lý Pháp thân và Trí Pháp thân)  đối lại với phương tiện pháp thân.
Sau đây là những tranh luận về Pháp Tính:
“Tính là nói về thể, cái thể không đổi. Chân Như là thể của muôn Pháp; trong cái nhơ, cái sạch của loài hửu tình, ở loài phi tình, tính nó không đổi, không biến nên gọi là Pháp Tính. Pháp tính nầy, phần nhiều tiểu thừa không đề cập đến, nhưng phía Đại Thừa thì bàn cải rất sôi nổi về điểm nầy. Có những ý kiến khác nhau như sau:
1-Ngài Từ Ân, thuộc Tông Pháp Tướng nói: Pháp Tính là Viên Thành Thật trong 3 tính, nó là chỗ y chỉ của tính Y Tha Khỏi và tất cả muôn Pháp hửu vi, là bản thể của muôn Pháp hửu vi, là bản thể của các Pháp sở y cho nên gọi là Pháp Tính. Giữa muôn Pháp hửu vi, vô vi và Pháp tính rốt ráo cách biệt, có ý kiến không thừa nhận nghĩa Pháp Tính Tùy Duyên.
2-Ngài Gia Tường thuộc tông Tam Luận nói: không thừa nhận tính Viên Thành Thật là thật có, mà cho chân không là Pháp Tính, tức Pháp Tính là tên gọi khác của chân không. Tính của các pháp là chân không, chân không tức là diệu hữu, tính của diệu hữu tức chân không: đó là Pháp Tính.
3-Ngài Hiền Thủ thuộc tông Hoa Nghiêm nói:chân như có hai nghĩa: bất biến và tùy duyên. Về phương diện tùy duyên, chân như biến tạo ra hết thảy các pháp. Tuy biến tạo nhưng vẫn bảo tồn tính bất biến của chân như, ví như nước biến tạo ra sóng, nhưng vẫn giữ tính bất biến của nước là tính ướt vậy. Do chân như tùy duyên mà biến tạo ra muôn pháp nên gọi chân như là Pháp Tính.
Song, chân như pháp tính nầy là thuần thiện, không nhơ nhớp, cũng không có phần tính nhiễm. Nhưng các pháp do chân như biến tạo ra thì lại có nhơ, có sạch khác nhau, là bởi vì các duyên có nhiễm có tịnh khác nhau.
 
4-Ngài Trí Giả tông Thiên Thai nói: Pháp Tính có sẵn đủ các tính nhiễm, tịnh, nghĩa là có cả tính thiện và tính ác. Vì tính có đủ cả thiện lẫn ác, nên sinh ra các pháp có nhiễm có tịnh.
II-Nhị chủng Pháp Tính
Pháp giới có hai loại là sự và lý. Pháp Tính cũng vậy. Chỉ Quán viết: “Địa trì thuyết minh hai loại Pháp Tính, vì tính có sai biệt; Thực Pháp Tính, vì tính chân thật”. Ở dây Thực pháp tính tức là lý Pháp Tính.
III-Pháp Tính dị danh
Các tên gọi khác của Pháp Tính. Trong bộ Đại Bát Nhã có 12 tên: Chân như, Pháp giới, Pháp tính, Bất hư vọng tính, Bất biến dị tính, Bình đẳng tính, Ly sinh tính, Pháp định, Pháp trụ, Thực tế, Hư không giới, Bất tư nghì giới.
Trong luận Đối Pháp, q7, có 7 tên: Chân như, Vô ngã tính, Không tính, Vô tướng, Thực tế, Thắng nghĩa, Pháp giới.
Luận Duy thức, q9, có 4 tên: Thắng nghĩa, Chân như, Pháp giới, Thực tế.
Luận Trí Độ, q32, có 4 tên: Như, Pháp tánh, Thực tế, Thực tướng.
Luận Đại thừa chỉ quán, có 7 tên: Tự tánh thanh tịnh tâm, Chân như, Phật tính, Pháp thân, Như lai tạng, Pháp giới, Pháp tính.
IV-Như, Pháp tính, Thực tế, Tam danh
Khi đọc trong kinh Bát Nhã phần nhiều thấy dùng ba danh từ trên.
Trong sách Chú Duy Ma kinh, q2, ngài Tăng Triệu nói: “Như, Pháp tính, Thực tế, ba tính không nầy cùng một tính chân thực, nhưng được dùng để quán xét thì có cạn, có sâu khác nhau cho nên lập riêng thành ba tên gọi. Bắt đầu (mới) thấy thực pháp cũng như  đứng đằng xa thấy cái cây, biết đích đó là cái cây, thế gọi là Như. Thấy thực pháp mỗi lúc một sâu hơn, cũng ví như tiến đến gần mà thấy cái cây, biết đích đó là cây gì, thế gọi là Pháp Tính; biết cùng tận thực pháp, cũng như thấu suốt gốc, thân, cành, lá của cái cây, thế gọi là Thực Tế. Trong ba phần nầy, nếu chưa bắt đầu thấy cây thì chẳng phải là cây, vì cái thấy có khác vậy.”
V-Pháp Tính Chân Như
Nghĩa là Pháp Tính và Chân Như. Khác tên nhưng tự  thể giống nhau. Khởi Tín Luận gọi là : Biển Pháp Tính Chân Như.
VI-Pháp Tính Độ
Pháp Tính Độ là cái lý Chân Như, thân độ làm sao có thể phân biệt được? Cái thể của nó vốn là nhất chân như, như lấy cái lâmpháp thể sở chứng thì là pháp tính độ. Lấy cái giác tướng năng chứng thì là pháp tính thân, chứ không phải là ngoài pháp tính thân lại có pháp tính độ có thể riêng biệt (Nghĩa Lâm Chương, q6, và Quần Nghi Luận).
Lại nữa, kinh Kim Quang Minh và Nhiếp Luận viết: Như Như và Như Trí là Pháp Thân, y vào cái Trí hợp Lý là Pháp Thân. Cho Lý là pháp tính độ sở giác. Cho Trí là Pháp Tính thân năng giác. Trên đây là theo nghĩa của tông Pháp Tướng. Lại nữa, cái nghĩa: “Trở thành pháp thân thanh tịnh, ở cõi Thường Tịch Quang Độ”.
Trong sách Tứ Giáo Nghi của tông Thiên Thai: lấy Lý thể là Thường tịch quang độ, lấy cái Trí giác ngộ chiếu soi Lý thể Thanh tịnh pháp thân. Chỗ khác với tông Pháp tướng là cái Trí giác chiếu vốn có đầy đủ ở Lý tính, cho nên nó cùng là Lý với Pháp thể, là cái Lý của Pháp Thể thì là tự chiếu vậy.
VII-Pháp Tính Sinh Thân
Luận Đại Trí Dộ, q7, viết về nhị  chủng Bồ  Tát : “ Một trong hai loại Bồ Tát là Tại gia và Xuất gia. Thiện thủ đẳng thập lục Bồ Tát là Cư gia Bồ Tát… Từ Thị, Diệu Đức Bồ Tát v.v.  là Xuất Gia Bồ Tát”.
Cũng trong luận nầy viết về Nhị chủng Bồ Tát thân trong q74, như sau: “Bồ Tát có 2 loại, một là Nhục thân sống chết, hai là Pháp tính sinh thân, được pháp Vô sinh nhẫn, cắt đứt mọi phiền não. Bỏ thân nầy sau được Pháp tính sinh thân”.
Trong sách Vãng sinh luận chú , q. hạ : “Bình đẳng Pháp thân, ngôi (địa) thứ tám trở lên là Bồ Tát Pháp Tính sinh thân.
Lại có nghĩa là một trong 5 Pháp Thân  (xem ở mục Pháp Thân), Pháp Tính bao gồm hết thảy.
Pháp tính bao gồm hết thảy muôn loài muôn đức; sinh thân của Như Lai cũng từ đó mà ra đời, gọi là Pháp tính sinh thân.
VIII-Pháp Tính Thân
Pháp Tính Thân gọi tắt là Pháp Thân, một trong 3 thân của Phật.
Luận Đại Trí Độ, q 9, viết: “Phật có hai loại thân, một là Pháp Tính Thân, hai là Phụ Mẫu Sinh Thân.  Thân Pháp Tính thì tràn đầy khắp mười phương hư không: vô lượng vô biên, hình tượng đoan chánh, tướng đẹp trang nghiêm, ánh sáng vô lượng, âm thanh vô lượng, thính chúng nghe pháp cũng tràn đầy hư không”.
Trong sách Vãng sinh luận chú, q. hạ, viết: “Vô vi Pháp Thân là Pháp Tính Thân. Pháp Tính vắng bặt, cho nên Pháp Thân vô tướng. Vô tướng nhưng không gì không phải là tướng (tức cái gì cũng là tướng) cho nên tướng đẹp đẽ trang nghiêm tức là Pháp Thân”.  Về Pháp Thân có các nghị luận liên quan đến hửu tướng và vô tướng . (xem phần Pháp Thân phía sau của sách nầy).
IX-Pháp Tánh Tông
Tông nầy lập Chân như Pháp Tánh tùy duyên, tức là Tông Chỉ cho rằng Chân Như tùy duyên mà sinh khởi các pháp. Như các tông Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Chân Ngôn v.v. đều là Tông Pháp Tánh nầy.
Sách Tam đức chỉ qui, q.1,  viết: “Sau khi đức Phật nhập diệt được 13 đời, đến đời Bồ Tát Long Thọ mới dùng văn tự để diễn rộng Đệ Nhất Nghĩa Đế. Những người nối theo môn học đó được gọi là Tông Pháp Tính. Đến khoảng đời Nguyên Ngụy, Bắc Tề có thiền sư Tuệ Văn lặng lẽ mà biết pháp đó, rồi truyền lại cho đại sư Tuệ Tư ở Nam Nhạc. Từ đó mà có môn học Tam Quán”.
TAM QUÁN là gì? Là ba phép quán. Trong các thuyết của các luận sư về Tam Quán thì thuyết Tam Quán của Tông Thiên Thai là phổ cập nhất.
X-THIÊN THAI TAM QUÁN
1-Không Quán: Xét ra sự vật đều không có thật tính, thật tướng. Mọi Pháp vốn không.  Đó là Quán Không Đế của các pháp.
2-Giả Quán:Mọi sự vật vốn là vô thường, giả hợp. Đó là Quán Giả Đế của các pháp.
3-Trung Quán:Pháp nầy có hai: quán  các pháp vừa là Phi Không, vừa là Phi Giả tức là Trung. Đó gọi  là Trung Quán Song Phi. Quán các pháp vừa là Không vừa là Giả, tức là Trung. Đó gọi là Trung Quán song chiếu.
Thêm nữa, căn cứ vào Lý của Tính đức thì gọi là Tam Đế. Căn cứ vào Trí  tu đức thì gọi là Tam Quán. Đem tâm phàm thường của chúng ta ra làm cảnh sở quán để mà quán, thế thì gọi là Nhất Tâm Tam Quán. Còn Tam đế tam quán thì có hai giáo Biệt, Viên trái ngược nhau.
XI-HOA NGHIÊM TAM QUÁN
Sau đây nói về Hoa Nghiêm Tam Quán: Đó là ba phép quán của Tông Hoa Nghiêm. Sơ tổ Đỗ Thuận dựa vào kinh Hoa Nghiêm mà đặt ra Pháp Giới Tam Quán. Pháp Giới là cảnh sở quán. Tam quán là tam năng quán.
1-Chân Không Quán: cùng tận sự tướng của pháp giới, không có một thứ nào có biệt tính tự nhiên mà đều qui về không tính bình đẳng, lấy không làm tính. Không đây không phải là cái không trống rỗng mà là lý tính chân như siêu nhiên lìa các tướng. Cho nên gọi là Không Quán. Tất cả sự vật mà chúng ta nhìn thấy đều là sự thiên kế (chấp trước một cách sai lệch) của vọng tình, giống như thực tính của không hoa là hư không. Ở trong đó diệt hết sự tướng mà Vọng tính nhìn thấy, làm nổi bật diệu thể chân không thế gọi là Chân Không Quán. Chân không tức là Lý pháp giới.
2-Lý Sự vô ngại quán:  làm cho cái thực không hiển lộ, diệt sự tướng mà vọng tình Chân Như. Nhưng cùng chung với Chân Như đó chẳng phải là hoa thể vô vi ngưng trệ, mà là có đủ cả hai nghĩa Bất Biến và Tùy Duyên. Vì là bất biến nên thường trụ vô tác, nhưng lại là tùy duyên nên kiến tạo ra hết thảy mọi pháp. Do đó muôn vật mà ta nhìn thấy đều là tùy duyên của Chân Như, muôn vật của tùy duyên tức là Chân Như. Giống như nước tức là sóng, sóng tức là nước. Đó gọi là Sắc tức là Không, Không tức lá Sắc. Quán Chân Như Tính khởi vạn pháp, vạn pháp nhất nhất đều lấy Chân Như làm Tính, như vậy gọi là Sự Lý vô ngại quán.
Đó là Sự Lý Vô Ngại Pháp Giới trong bốn pháp giới ( (1)Hửu; (2)Vô;  (3)diệt Hửu, diệt Vô; (4)phi Hửu , phi Vô). 
3-Chu Biến hàm dung quán:  đã biết mọi sự tướng của pháp giới đều là tùy duyên tính của Chân Như khởi lên, mà sự khởi lên đó chẳng phải là chia lấy tính chân như, vì tính đó là một vị bình đẳng chẳng thể chia lấy được. Mỗi một vị trần đều hoàn toàn có đủ toàn thể của Chân Như. Cho nên nhất nhất sự tướng của Lý đầy đủ cũng như pháp giới của lý tính đó dung thông, mỗi một sự tướng cũng chứa đựng hết thảy pháp giới trùng trùng vô tận.  (xem Hoa Nghiêm Pháp Giới Quán) 
XII-NAM SƠN TAM QUÁN
Do tứ  phận Luật Tông Nam Sơn giảng:
3 phép quán của Nam Sơn như  sau:
1-Tính không quán:

Tức là quán pháp tiểu thừa nói trong Kinh A Hàm, quán các pháp là nhân duyên sinh,  tính không vô ngã. Đối với tướng nhân duyên sinh coi là thực hửu mà quán tính không vô. Cho nên gọi là Tính Không Quán.

2-Tướng Không Quán: Đó là sơ môn của Đại Thừa nói trong Kinh Bát Nhã,  quán tướng của các pháp là không. Cho là tướng có thật, đó vẫn là vọng kiến của phàm phu,  cũng như thực ra không có tướng đó mà lại chỉ Không Hoa là Thực Hửu vậy. Tiến thêm một bước  mà  coi tướng của các pháp là không vô. Cho nên gọi là Tướng Không Quán.

3-Duy Thức Quán:Là quán pháp chí cực của Đại Thừa được nói trong các kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa v.v.. Quán hết thảy vạn pháp đều là sự biến hiện từ thức. Cho nên vạn pháp chỉ là ảnh tượng của Tâm Thức, chổ sở qui chỉ là một tâm thức,  đó chẳng những là Tính Không, Tướng Không, không ở một bên như trước kia, mà là các pháp ngoài tâm, tính tướng đều không. Chỉ có vạn pháp trong tâm tính tướng đều chẳng phải là không (x. Hành Sự Sao q.4.)

XIII-TỪ ÂN TAM QUÁN

(PHÁP TƯỚNG TÔNG)

Ba phép quán của Từ Ân:

1-Hửu Quán: quán hai tính Y  Tha và Viên Thành là Hửu.

2-Không Quán: Quán một tính Biến Kế là Không.

3-Trung Quán: Quán các pháp vì Biến Kế Tính nên là hi Hửu, phi không. (x. Nghĩa làm chương, q.1; Quán Tâm giác mộng sao).

 

 

 

 D-KHẢO SÁT BỐN

 

I-MỘT ĐỊNH NGHĨA KHÁC VỀ PHÁP TÍNH

“Pháp Tính hay Pháp Tánh cũng gọi là Chân Như Pháp Tánh, Chân Pháp Tánh, Chân Tính, Pháp Bản.

Chỉ cho thể tính  chân thực của các pháp, cũng tức là bản tính bất biến của hết thảy hiện tương trong vũ trụ. Cũng là tên khác của Chân Như.

Theo luận Đại Trí Độ quyển 32 thì Tổng Tướng và Biệt Tướng của tất cả các pháp đều qui về Pháp Tính. Nghĩa là các pháp đều có tướng sai biệt và thực tướng; tướng sai biệt không cố định, là bất khả đắc. Vì bất  khả đắc nên là KHÔNG (vô tự tính), cho nên KHÔNG là thực tướng của các pháp. Tất cả các tướng sai biệt vì tự tính của chúng là KHÔNG nên đều là đồng nhất gọi đó là NHƯ.  Tất cả tướng đều qui về KHÔNG, cho nên gọi KHÔNG là Pháp Tính.

Trong kinh Đại Bảo Tích quyển 52, Đức Phật chỉ dạy nghĩa thực tính của các pháp, cho rằng Pháp Tính không có đổi khác, không có thêm lên, không có bớt đi, không tạo tác, nhưng chẳng có gì mà không tạo tác. Pháp tính không có phân biệt, không có sở duyên, trong tất cả pháp, chứng đắc thực tướng cùng tột. Thông thường, có thuyết phân biệt giữa Pháp Tính và Như lai Tạng, cho rằng Pháp Tính và Như Lai Tạng có khác nhau, nhưng cũng có thuyết chủ trương Pháp Tính và Như Lai Tạng là đồng nghĩa.” (x. kinh Đại Phẩm Bát Nhã q.21; kinh Bồ Tát Địa Trì q.1; luận Thành Duy Thức q.2; luận Đại Trí Độ q. 28; Đại Thừa Huyền Luận q.3; xt. Chân Như, Chân Lý). 

II-PHÁP TÍNH DUNG THÔNG

Pháp Tính Viên Dung là nhằm nói rõ nghĩa “Lý Sự Vô Ngại”.

Trong Hoa Nghiêm Kinh Chỉ Qui (Đại 45, 595 trung) viết: “Pháp Tính Dung Thông có nghĩa là nếu chỉ nói đến sự tướng thì chướng ngại lẫn nhau, không thể dung nhập. Nếu chỉ bàn về lý tính, thì là nhất vị rồi, không cần nói đến dung nhập. Ở đây nói lý sự dung thông mới là vô ngại. (…)Phẩm bất tư nghì cũng nói, hết thảy chư Phật ở trong một vi trần thị hiện ra các cõi Phật trang nghiêm nhiều như bụi nhỏ trong tất cả thế giới(…) mà vi trần không lớn, thế giới không nhỏ, quyết định rõ biết pháp giới an trụ. Nghĩa là các việc lớn nhỏ ấy đều an trụ nơi lý pháp giới, nhờ đó nên chúng có thể nương vào sự pháp giới lớn nhỏ để cùng tồn tại mà không trở ngại lẫn nhau” (xt. Duyên Khởi Tướng Độ).

1-PHÁP THÂN AN TRỤ

Mục nầy giải thích về Cõi Pháp Tính . Cũng gọi là Cõi Pháp Thân, Cõi Pháp Tính Tịnh , Cõi Pháp . Chỉ cho cõi Chân Như Pháp Tính, nơi Pháp Thân an trụ. Cũng tức là cõi thân Phật an trụ.

Là một trong Ba Cõi, một trong Bốn Cõi, một trong Năm Cõi.

Ba Cõi  tức là Tam Phật Độ. Đối với ba Phật Thân mà luận Duy Thức đã nói, định rõ quốc độ mà ba thân Phật thường cư đó là :

a-BA CÕI

a1/Cõi Pháp Tính: Độ của Tự Tính Thân tức là lý Chân Như. Thân độ nầy và Thể tuy không sai biệt nhưng Tướng Tính chẳng giống nhau, cho nên lấy giác tướng năng tri làm Phật (tức thân), lấy PhápTính sở tri làm Độ.

a2/ Cõi Thụ Dụng:  Tức Quốc Độ mà Báo Thân thụ dụng, là do Tịnh Thức tương ứng với Đại Viên Kính Trí biến hiện ra và tương tục tới hết thời vị lai, lấy Sắc Vô Lậu làm thể. Trong đó có hai loại Tự Thụ Dụng Độ và Tha Thụ Dụng Độ. Tự Thụ Dụng Độ thì như trên. Còn Tha Thụ Dụng Độ thì là Biến Tịnh Độ đối với Bồ tát từ sơ địa trở lên, dựa vào Đại Từ Bi lực của Bình Đẳng Trí, cũng lấy năm trần vô lậu làm thể.

a3/Cõi Biến Hóa: Tức là quốc độ mà Biến Hóa Thân thường cư, dựa vào đại từ bi lực Thành Sở tác Trí, ứng với Sơ Địa trở xuống cho

 

đến hết thảy phàm phu, hoặc hiện Tịnh Độ, hoặc hiện Uế Độ (x. Nghĩa Lâm Chương q. 7). 

b-BỐN CÕI

Còn gọi là Tứ Phật Độ, chỉ bốn cõi Phật theo thuyết của Tông Thiên Thai. Gồm có:

b1/Cõi Phàm Thánh cùng ở:  chỉ quốc độ trong đó phàm phu là Nhân, Thiên, cùng với hàng Thánh Giả là Thinh Văn Duyên Giác v.v. cùng ở chung với nhau. Loại nầy lại có 2 loại là Tịnh và Uế. Như thế giới Sa-Bà thì gọi là uế độ đồng cư. Còn như Tây Phương Cực Lạc thì gọi là Tịnh Độ đồng cư.

b2/Cõi Phương Tiện Hửu Dư:  Đó là chốn vãng sinh của những người đã đoạn trừ được kiến tư phiền não, ra khỏi vòng sinh tử của tam giới. Đó là chốn vãng sinh của những người tu đạo phương tiện Tiểu Thừa, đoạn trừ được kiến tư hoặc, cho nên gọi là phương tiện, trần sa vô minh hoặc chưa trừ hết, nên gọi là Hửu Dư. Ngoài ra, đây còn là nơi ở của bảy hạng người phương tiện nên gọi là cõi phương tiện. Đó là Thanh Văn, Duyên Giác của Tạng Giáo (Bồ Tát trong Tạng Giáo), 34 Tâm đoạn kết thành Đạo, ở ngôi vị Bồ Tát, tựa như chưa đoạn được, theo mà chẳng sinh ở cõi đó, nên trừ ra, ba hạng Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát của Thông Giáo, một hạng Bồ Tát của Biệt Giáo, một hạng Bồ Tát của Viên Giáo, tất cả là bảy loại người. Cõi nầy còn gọi là Biến Dịch Độ. Biến Hóa y thân của đồng cư độ mà đổi thành y thân của phương tiện độ, nên gọi là Biến Dịch Độ. Nếu biến y thân của phương tiện độ nầy mà đổi thành y thân của Thực  báo độ thì gọi là Biến Dịch Độ v.v…

Trên đây có hai từ Biệt Giáo và Viên Giáo. Xin giải thích thêm.

Biệt Giáo: Đây là từ của Tông Hoa Nghiêm chia đạo Nhất Thừa (trong kinh Pháp Hoa, đây là nói về Phật Thừa) ra làm hai môn Biệt Giáo và Đồng Giáo. Phép Nhất Thừa hòa chung với căn cơ Tam Thừa (Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát) thì gọi là Đồng Giáo, như giáo lý nói trong kinh Pháp Hoa. Phép Nhất Thừa vĩnh viễn khác hẳn căn cơ Tam Thừa, chỉ riêng nói đầy đủ đại cơ giác ngộ viên mãn thì gọi là Biệt Giáo, như giáo lý trong kinh Hoa Nghiêm.

Viên Giáo:  dùng để gọi tên Thực Giáo cùng cực của Đại Thừa. Luật Sư Quang Thống đời hậu Ngụy lập ra tam giáo, loại thứ ba là Viên Giáo. Tên gọi Viên Giáo bắt đầu từ đó. Tông Thiên Thai phân tách ra thành Tứ Giáo, loại thứ tư là Viên Giáo. Tông Hoa Nghiêm lại lập ra Ngũ Giáo, loại thứ năm là Viên Giáo. Nay giải thích theo thuyết của Tông Thiên Thai. Trước tiên nói về Viên Thể, thấy có hai nghĩa Viên Dung và Viên mãn. Chư pháp trong ba ngàn thế giới của mười cõi nhất như nhất thể gọi là Viên Dung. Chư pháp trong ba ngàn thế giới của mười cõi, có đầy đủ cả gọi là Viên Mãn, cũng gọi là Viên Túc. Viên Không là Không Đế, Viên Mãn là Tục Đế, hai đế đó gắn với nhau, không tách làm hai gọi là Trung Đế. Một lúc quán sát cả ba đế đó gọi là Viên. Thứ đến nói về hành vi thì gọi là Viên Đốn. Đó chính là vấn đề khi mới phát tâm đã thành chính giáo nói trong kinh Hoa Nghiêm, và vấn đề phát tâm cứu cánh không có phân biệt nói trong kinh Niết Bàn.

Đốn là Đốn Cực, Đốn Túc, chư pháp vốn Viên Dung, nên một pháp Viên Mãn tất cả các pháp, bằng sự khai ngộ của một ý niệm đã cực kỳ nhanh chóng đắc được quả Phật, gọi là Viên Đốn. Đó là Sở Thuyên của Viên Giáo đệ tử trong số bốn giáo môn do Tông Thiên Thai lập ra. Đây là mức độ cao nhất mà tông phái đạt được, nên giáo phái đó gọi là Tông Viên Đốn, giới luật đó gọi là Đốn Giới, phép quán đó gọi là Viên Đốn Quán.

Sau đây giải thích về Thông Giáo và Tạng Giáo, trong bốn giáo của Thiên Thai Tông đó là Tạng Giáo, Thông Giáo,  Biệt Giáo và   Viên Giáo.

Thông Giáo: do tông Thiên Thai lập ra, nói về bản thể của vạn pháp chính là không, và các lý vô sinh vô diệt để giúp cho hàng nhị thừa và độn căn Bồ Tát chứng được cái Đãn Không và giúp cho lợi căn Bồ Tát chứng được Bất Đãn Không, tức là chứng ngộ được Trung Đạo để rồi áp dụng cho cả tam thừa giáo. Thông có nghĩa là cùng chung, cùng thông với nhau.

Có hai ý: Một là cả Tam Thừa cùng hung học. Nội dung cái học về Tam Tạng. Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Độ của Tạng

Duyên. Lục Độ của Tang Giáo vốn khác nhau, còn Tam Thừa theo giáo pháp nầy thì học chung cả Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Độ, thì đều thấy được cái lý Đương Thể tức Không, nhưng chỉ đoạn tuyệt được những chính sử của kiến tư và xâm hại tập khí rồi làm việc giáo hóa người khác. Phân biệt thành Tam Thừa, nên gọi là Thông.

Hai là chỉ riêng hàng Bồ Tát là Thông tiền, Thông hậu. Bồ Tát,  theo Thông Giáo có hai loại lợi căn và độn căn. Bồ tát độn căn cùng với Tạng Giáo ở trước đều chứng được Niết Bàn đãn không. Bồ Tát lợi căn, nghe thuyết pháp mà hiểu được cái lý Bất đãn không, rồi lại được nghe về thuyết Đương Thể tức không ở sau, nhân đó mà không hiểu được cái lý thực tướng trung đạo mà Biệt Giáo, Viên Giáo thuyết giảng…

Như vậy chỉ có hàng Bồ Tát là có được cái nghĩa thông tiền, thông hậu nên gọi là Thông Giáo. Trong hai nghĩa ấy, bản ý Thông Giáo của Phật là nhằm gíup đỡ hàng lợi căn Bồ tát có được cái lợi ích của thông hậu.

Tạng Giáo: là một trong 4 Giáo mà Tông Thiên Thai đặt ra, chỉ tất cả Tiểu Thừa Giáo. Năm Đức Phật nhập diệt, Đại Ca Diếp v.v. kết tập ba Tạng Kinh, Luật, Luận mà thâu tóm tất cả giáo lý của Tiểu Thừa vào đó, nên gọi Tiểu Thừa là Tam Tạng Giáo. Đại Thừa cũng có Tam Tạng riêng, nhưng không phải là Tam Tạng của Tiểu Thừa, không phân biệt tách bạch như Tiểu Thừa, vì thế mà gọi là một Ma-ha-Diễn Tạng để phân biệt với ba tạng của Tiểu Thừa. Đó là ý của luận Đại Trí Độ.

b3/Cõi Thực Báo vô chướng ngại:  Phương Tiện Độ là cõi quả báo độ của người chứng được một phần lý không. Trên đó còn có quả báo độ của người chứng được một phần lý Trung Đạo, tu hành pháp chân thực, cảm được Thắng báo,  sắc tâm không phương hại lẫn nhau, cho nên gọi là Thực Báo vô chướng ngại độ. Đây là cõi chỉ có các vị Bồ Tát ở,  không có các hạng phàm phu nhị thừa. Bồ Tát Biệt Giáo từ Thập Địa trở lên và Bồ tát Viên Giáo từ Thập Trụ trở lên thì ở cõi nầy.

b4/Cõi Thường Tịch Quang:  thường có Pháp Thân, đó là thể vốn tồn tại thường trụ. Tịch có nghĩa là giải thoát khỏi các tướng. Vĩnh viễn tịch diệt. Quang là chỉ Bát Nhã, tức là trí tuệ soi tỏ các tướng. Bát đức nầy chẳng dọc, chẳng ngang, nên gọi là Bí Mật Tạng. Đó chính là chốn sở y của chư Phật Như Lai nên gọi là Thường Tịch Quang Độ (x. Tịnh Danh Kinh Sớ, q. 1.).

c-NĂM CÕI

Chỉ cho 5 loại cõi nước là chỗ y chỉ của thân Phật. Tức là:

c1/Cõi Pháp Tính: Cõi nước y chỉ của Pháp Thân thanh tịnh Như Lai.

c2/Cõi Thực Báo: Cõi nước y chỉ của Báo Thân viên mãn Như Lai.

c3/Cõi Sắc Tướng:Cõi nước y chỉ của thân vi trần tướng hải Như Lai.

c4/Cõi Tha Thọ Dụng: Cõi nước y chỉ của thân tha thọ dụng Như Lai.

c5/Cõi Biến Hóa: Cõi nước y chỉ của thân Biến Hóa Như Lai.

(x. Đại minh tam tạng pháp số, q.20).

Ngoài ra Tam Luận Tông cũng nói về 5 cõi đó là: Bất Tịnh, Bất Tịnh Tịnh, Tịnh Bất Tịnh, Tạp và Tịnh. Năm cõi nầy là do nghiệp của chúng sinh chiêu cảm mà có, cho nên gọi là Cõi Chúng Sinh. Lại vì 5 cõi nầy là đất nước do Đức Phật giáo hóa, nên cũng gọi là cõi Phật. (x. Đại Thừa huyền luận, q.5; Phật Độ).   

Trong Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 19 (Đại 44, 835 Trung) viết: “Pháp Tính Độ là bản tính của cõi nước mà các nghĩa đồng thể, rỗng không vô ngại, giống như tấm lưới của trời Đế Thích, cũng như hư không, vô ngại bất động, không có một vật. Thực tính của cõi ấy hiển hiện thành cái dụng của Ngã gọi là Cõi Pháp Tính”.

Ngoài ra thể của Cõi Pháp Tính và Pháp Tính Thân vốn tức là Chân Như, nhưng lấy Pháp Thể sở chứng làm Cõi Pháp Chứng và  lấy giác tướng năng chứng làm Pháp Tính Thân, chứ chẳng phải ngoài Pháp Tính Thân còn có Cõi Pháp Tính riêng. (x. phẩm Hiển Thánh Học Quán trong kinh Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp, Q. thượng; luận Thành Duy Thức, Q.10; Thành Duy Thức luận Thuật Ký, q.10; Hoa Nghiêm kinh Khổng mục chương, q.1; Đại Minh Tam Tạng pháp số, q.20;  Ngủ Độ, Tứ Độ, Phật Độ).

2-PHÁP SINH VIÊN MÃN

Thân hóa sinh ngoài 3 cõi của Phật và các bậc Đại Bồi Tát, là một trong 5 loại Pháp Thân của Như Lai, một trong hai thứ thân của Bồ tát. Sinh Thân nầy thể chứng Pháp Tính, được Vô Sinh Pháp Nhẫn. Khác với nhục thân ở trong bào thai hoặc do nghiệp chiêu cảm; thân Như Lai chính đã sinh ra từ thân Pháp Tính nầy. Nếu phối hợp với 3 thân nầy thì thân nầy tương đương với Báo Thân Phật mà ngài Cát Tạng đã nói.

Pháp Tính Sinh Thân của Đức Phật có vô lượng vô số A Tăng Kỳ các vị Bồ Tát nhất sinh bổ xứ theo hầu. Đó là vì trong vô lượng A Tăng kỳ kiếp Phật đã chứa góp các công đức thiện căn, cho nên làm việc gì cũng thành tựu, nguyện nào cũng thành tựu, nguyện nào cũng viên mãn. Còn Bồ tát sau khi được vô sanh pháp nhẫn, xả bỏ nhục thể để thụ thân đời sau; vị Bồ Tát thể nhập được sức vô sinh nhẫn, nên không còn các phiền não, đã chẳng chứng quả Nhị Thừa, lại cũng chưa thành Phật, vì thế thân mà Bồ tát thụ trong khoảng đó cũng gọi là Pháp Tính Sinh Thân.

Pháp Hoa huyền luận, quyển 8 đem nhục thân trong 2 loại thân của Bồ tát phối hợp với phần đoạn sinh tử mà đem Pháp Tính Sinh Thân phối hợp với Biến Dịch Sinh Tử. Hàng nhị thừa và Bồ tát Pháp Thân tuy có Pháp Tính sinh thân, nhưng đều tùy phần mà lãnh thụ; còn Pháp tính sinh thân của Phật thì có năng lực chiếu suốt Pháp Tính, cho nên Pháp Tính sinh thân chân thực duy chỉ có Phật mới chứng được mà thôi. (x. Đại Trí Độ luận, q. 28, 29; Pháp Hoa huyền luận, q.9; Pháp Hoa nghĩa sớ, q.7).

III-TAM MUỘI PHÁP TÍNH

Chỉ cho Tam Muội thể nhập lý Pháp tính, tức là công việc làm hằng ngày hoàn toàn phù hợp với lý pháp tính tuyệt đối.

Mã Tổ ngữ lục (vạn tục 119, 406 hạ) viết: “Hết thảy chúng sinh từ vô lượng kiếp đến giờ, không ra ngoài pháp tính tam muội; mặc áo, ăn cơm, nói năng, im lặng, vận dụng 6 căn, làm tất cả việc…đều là Pháp Tính”.

Tam Muội là dịch từ tiếng Pãli: Samãdhi, cũng gọi là Tam ma địa, Tam ma đề, Tam ma đế. Tiếng Hán còn dịch ra là Đẳng trì,định, chánh định, định ý, điều trực định, chính tâm hành xứ. Chỉ cho trạng thái thiền định, an trú tâm ở một chỗ, một cảnh.

Trong kinh, luận từ samãdhi được dịch là đẳng trì thời. Đẳng là giữ cho tâm được bình đẳng an lành, không để cho lao xao, lay động. Trì là chuyên tâm ở một cảnh, không tán loạn, gọi là Tâm nhất cảnh tính. Tông Câu Xá coi Tam Muội là một trong mười Đại địa pháp. Tông Duy Thức thì cho là một trong năm biệt cảnh. Cả hai Tông đều cho Tam Muội thuộc một trong các Tâm Sở. Nhưng Kinh Lượng Bộ và Tông Thành Thật đều cho tâm sở không có tính riêng biệt.

Nói chung, việc tu hành cốt yếu là chuyên tâm chú ý ở một chỗ, không để tán loạn mà phải giữ cho tâm an tĩnh, trạng thái nầy gọi là Tam muội. Khi đạt đến trạng thái Tam muội thì liền phát khởi Trí tuệ mà khai ngộ chân lý. Vì thế khi dùng Tam muội nầy tu hành mà đạt được cảnh giới Phật thì gọi là Tam muội phát Đắc hoặc phát Định.

1-HỬU BỘ

Hửu Bộ cho rằng phàm là tác dụng tinh thần chung cho tất cả tâm (tức là Đại địa pháp) thì đều có định, tán và ba tính thiện, ác, vô ký, nhưng chỉ giới hạn ở tâm không tán loạn của tất cả định Hửu tâm (không có trong định Vô tâm) và có tác dụng tập trung trong một cảnh thì gọi là Tam ma địa.

Ngược lại, Tam ma bát để và Tam ma hi đa thì thông cả Hửu tâm, Vô tâm, nhưng chỉ giới hạn ở Định (bao gồm định Hửu tâm, định Vô tâm, chứ không chung cho Định, Tán).

2-LUẬN CÂU XÁ

Luận Câu Xá quyển 28 cho rằng thiền định làm chổ y chỉ cho 4 loại khác nhau là 4 tĩnh lự (Tứ thiền), 4 định vô sắc, 8 Đẳng chí và 3 Đẳng trì. Bốn tĩnh lự và 4 định Vô sắc lấy Thiện đẳng trì (Tam ma địa, Tam muội) làm thể. Đẳng chí (Tam ma bát để) căn bản của 4 Tĩnh lự và 4 định vô sắc có 8 thứ, vì thế gọi là Bát đẳng chí. Ba đảng trì có 3 loại là Hửu tầm hửu tứ, Vô tầm duy tứ và Vô tầm vô tứ. Ngoài ra, 3 đẳng trì (Tam tam muội) cũng chỉ cho 3 lớp Đẳng trì (Tam trùng tam muội) là Không, Vô tướng, Vô nguyện.  Hoặc Không không, Vô tướng vô tướng, Vô nguyện vô nguyện.    

3-BA LOẠI TĨNH LỰ

Trong hai loại Tam muội thì loại thứ nhất tùy theo có Tầm và Tứ hay không mà được chia làm 3 loại:

a-Sơ Tĩnh Lự (sơ thiền): và Vị chính định (cũng gọi Hửu giác hửu quán tam muội): Tĩnh lự nầy thuộc về Tam ma địa hửu Tầm hửu Tứ.

b-Trung Gian Tĩnh lự (cũng gọi là Vô giác hửu quán Tam muội, Trung gian định): Tĩnh lự nầy thuộc Tam ma địa vô Tầm duy Tứ.

c-Cận phần của Đệ nhị tĩnh lự (Đệ nhị thiền) trở lên (cũng gọi là Vô giác vô quán Tam muội):  Cận phần nầy thuộc Tam ma địa vô Tầm vô Tứ.

Còn loại thứ hai thì chỉ cho Tam muội quán xét  “nhân và pháp” đều không, gọi là Không tam muội. Tam muội lìa bỏ tướng sai biệt,  gọi là Vô tướng Tam muội. Tam muội lìa bỏ ý nghĩa mong cầu, gọi là Vô nguyện Tam muội. Kế đến, trong 3 lớp Tam muội còn có Không không tam muội, Vô tướng vô tướng tam muội và Vô nguyện vô nguyện tam muội.

4-LUẬN THẬP TRỤ TỲ BÀ SA QUYỂN 11

Theo luận nầy thì chỉ trừ Tứ thiền (4 Tĩnh lự) và Bát giải thoát, còn tất cả định đều là Tam muội. Lại cho rằng chỉ có 3 môn Giải thoát (Không tam muội, Vô tướng tam muội, Vô nguyện tam muội vô lậu) và 3 Tam muội hửu Tầm hửu Tứ, Vô Tầm duy Tứ, và vô Tầm vô Tứ được gọi là Tam muội. Cũng trong Luận nầy còn chỉ ra rằng phạm vi của Định hẹp hơn phạm vi của Tam muội. Theo đó thì Định mà chư Phật và Bồ Tát chứng đắc có thể được xem là Tam muội.

Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 13 có nêu các thuyết trong luận như Tạp A Tỳ Đàm Tâm quyển 6, Luận Thành Thật quyển 12, Thập Địa Kinh Luận quyển 5 v.v.  Y cứ vào đó mà giải thích sự khác biệt giữa: Thiền, Định, Tam muội, Chính thụ, Tam ma nga (Phạm, Pãli: samãpatti: đẳng chí), giải thoát, Xa ma tha (phạm: samãtha, pãli: samatha: chỉ)…Theo sự giải thích nầy thì Tam muội với nghĩa hẹp là chỉ cho 3 loại Tam muội Không, Vô tướng và Vô nguyện. Còn Tam muội với nghĩa rộng thì chỉ cho 4 Tâm Vô Lượng và tất cả định khác.

5-KINH A HÀM VÀ CÁC KINH KHÁC

Kinh A Hàm viết rằng ngoài 4 thiền, 8 định ra, còn có 3 Tam muội: Không,  Vô Tướng, Vô Nguyện (ba môn giải thoát) và 3 Tam muội: hửu Tầm hửu Tứ, vô Tầm duy Tứ và vô Tầm vô Tứ. Nhưng trong các kinh đại thừa thì có từ vài trăm trở lên đến cả nghìn loại Tam muội. Về các kinh Đại Thừa có nói về Tam Muội gồm có: Kinh Bát Chu Tam Muội, Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, kinh Tuệ Ấn Tam Muội, kinh Tự Thệ Tam Muội, kinh Phật Ấn Tam Muội, kinh Pháp Hoa Tam Muội, kinh Niệm Phật Tam Muội, kinh Nguyệt Đăng Tam Muội, kinh Kim Cương Tam Muội… Tiêu Đề Tam Muội trong các kinh trên được giải thích rất tỉ mỉ, rỏ ràng. Trong đó Bát Chu Tam Muội còn được gọi là Chư Phật Hiện Tiền Tam Muội, Phật Lập Tam Muội. Ngoài ra, kinh Pháp Hoa quyển 1 có nêu tên Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội. Kinh Hoa Nghiêm quyển 6 và 44 (bản dịch cũ) có nói về Hoa Nghiêm Tam Muội, Hải Ấn Tam Muội, Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội… Kinh Đại Phẩm Bát Nhã quyển 3, quyển 5 cũng có thuyết 108 Tam Muội, như Thủ Lăng Nghiêm (Kiện hành) Tam Muội, Bảo Ấn Tam Muội, Sư Tử Du Hí Tam Muội…

6-KINH NIẾT BÀN VÀ PHÁP HOA

Kinh Niết Bàn quyển 13 (bản  nam) liệt kê tên 25 loại Tam Muội mà  Bồ Tát tu để phá trừ  “25 Hửu” . 16 Tam Muội trong kinh Pháp Hoa quyển 7, tức là tên gọi khác của Pháp Hoa Tam Muội. Tam Muội từ thân phát ra lửa, gọi là Hỏa Giới Tam Muội, Hỏa Định Tam Muội, Hỏa Quang Tam Muội, hàm ý là hỏa táng thi hài. Tam Muội tối thắng thì gọi là Vương Tam Muội,  hoặc Tam Muội Vương Tam Muội.

Trong Tuyển Trạch Bản Nguyện Niệm Phật Tập, ngài Pháp Nhiên (vị tăng người Nhật Bản) gọi niệm Phật là Vương Tam Muội. Trong sách Tọa Thiền Dụng Tâm Ký, ngài Oánh Sơn Thiệu Cẩn, thì gọi tọa thiền Vương Tam Muội. (x. kinh Tạp a hàm q.18; kinh Trường a hàm q.9, 10; kinh Đại bát niết bàn q.25 (bản bắc); kinh Đại phẩm Bát nhã q.1,23; luận Đại Trí Độ q.28; luận Du Già sư địa q.11; luận Tập dị môn túc q.6; Phật Địa kinh luận q.1; luận Thành duy thức q.8; Đại thừa nghĩa chương q.13; Viên giác kinh lược sớ chú q.thượng; Phiên danh nghĩa tập q.4, thượng; Phiên dịch danh nghĩa tập q.4, thượng; Bách bát tam muội định)…  

 

7-THEO TÔNG THIÊN THAI

Tronh Ma Ha Chỉ Quán quyển 2 thượng có nêu 4 loại Tam Muội: Thường Tọa, Thường Hành, Bán Hành bán Tọa, Phi Hành Phi Tọa. Đạo  tràng để tu 4 loại Tam Muội nầy gọi là Tứ Tam Muội viện. Ngoài ra Luận Thành Thật quyển 12 có nêu ra 3 loại Tam Muội là Nhất Phần Tu Tam Muội (chỉ tu một phần Định hay Huệ), Cộng Phần Tu Tam Muội (tu gồm cả Định và Tuệ Vô Lậu) và Thánh Chính Tam Muội (gồm tu cả Định và Tuệ Hửu Lậu) và Thánh Chính Tam Muội (gồm tu cả Định và Tuệ vô lậu). 

Từ Pháp Tánh nầy có liên hệ với một số từ khác nữa trong Phật học ví dụ như Bản Giác, Thủy Giác, Chân Như, Như Lai Tạng v.v… Chúng tôi đã biên khảo vàđã có trên trang nhà Quảng Đức.

 

Lâm Như-Tạng

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 58944)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
20/07/2010(Xem: 17010)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 14099)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14550)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
16/06/2010(Xem: 7703)
"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứu, tìm hiểu. Nhưng Vô Ngã lại là vấn đề quan trọng trong giáo lý của Đạo Phật. Tại sao Đạo Phật lại chủ trương "Vô Ngã"?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]