Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần mở đầu

05/04/201312:51(Xem: 7230)
Phần mở đầu
Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 3

Phần Mở Đầu

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Nguồn: Tiến sĩ Lê Mạnh Thát


LỜI NÓI ĐẦU

Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam 3 dành trọn quyển cho việc in lại tác phẩm Thiền uyển tập anh cùng phần nghiên cứu, bản dịch và chú thích của chúng tôi, mà trước đây đã từng được xuất bản. Việc dành tập 3 cho Thiền uyển tập anh này tất nhiên không đáp ứng hoàn toàn tiêu chí sắp xếp do chúng tôi đã đề ra trong Tổng tập 1, đó là "sắp xếp các tác phẩm Văn học Phật giáo Việt Nam theo niên đại ra đời của các tác gia, tác phẩm từ khi Phật giáo truyền vào nươc ta cho đến thế kỷ XX".

Lý do nằm ở chỗ Thiền uyển tập anh ra đời sớm lắm thì cũng từ năm 1337, tức là sau các tác giả như Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông v.v… rất nhiều, mà phần lớn thuộc vào thế kỷ thứ XIII. Thêm vào đó, nếu chấp nhận giả thiết của chúng tôi về tác giả Thiền uyển tập anh là thiền sư Kim Sơn, thì niên đại càng muộn màng hơn nữa, vì Kim Sơn phải sống cho tới lúc vua Trần Minh Tông mất vào năm 1357.

Tuy thế, vì Thiền uyển tập anh là một tác phẩm tập hợp các tư liệu liên hệ với giai đoạn Phật giáo từ khi Sáu lá thư ra đời cho đến lúc vua Trần Thái Tông lên ngôi. Cho nên, về một mặt nào đó, ta có thể coi Thiền uyển tập anh như một đại biểu cho văn học Phật giáo Việt Nam của giai đoạn ấy. Đó là nguyên do tại sao chúng tôi đã đưa Thiền uyển tập anh vào Tổng tập 3 này.

Trong lần in lại đây, chúng tôi cho bổ sung một số dữ kiện mới phát hiện được. Thứ nhất, về người đứng in bản in 1715 là thiền sư Như Trí, chúng tôi đã thu thập được một số thông tin về vị thiền sư này cùng những người đệ tử của ông, mà trước đây chưa có. Đó là Tiêu Sơn Thiên Tâm tự cúng tổ khoa, trong ấy ta tìm thấy thiền sư Như Trí được kể ra như một vị trú trì của chùa Thiên Tâm tại Tiêu Sơn.

Tên của thiền sư Như Trí này cũng được kết liên với thiền sư Như Trúc (1691-1735) và được coi là thầy của Như Trúc. Tiểu sử của Như Trúc khắc trên tháp Tâm Hoa tại chùa Bút Tháp ở thôn Bút Tháp xã Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh cho biết Như Trúc là đệ tử của Như Trí của chùa Thiên Tâm ở Tiêu Sơn. Sau khi Như Trí tịch, ông đã đến chùa Đông Sơn, 5 năm sau lại đến Long Động, rồi về trụ trì chùa Bút Tháp 13 năm thì mất.

Thế có nghĩa Như Trí mất lúc in Thiền uyển tập anh xong không lâu, bởi vì Như Trúc chỉ sống được 45 tuổi ta và thời điểm ông bắt đầu đến chùa Đông Sơn khoảng vào năm 1717, nếu tính thời gian ông ở Đông Sơn và Bút Tháp cọng lại khoảng 18 năm, trừ năm ông mất là 1735. Vậy, Như Trí có thể mất vào năm 1717.

Thứ hai, từ việc phát hiện Như Trí từng làm trú trì tại chùa Thiên Tâm tại Tiêu Sơn, ta mới biết thêm thông tin về bản đáy, mà An Thiền đã dùng để in lại Thiền uyển tập anh trong thế kỷ thứ XIX, đặc biệt khi An Thiền ghi chú trong bản in mình là đã dựa vào "Tiêu Sơn cựu bản". Như thế, Tiêu Sơn cựu bản chính là bản gỗ cũ chùa Tiêu Sơn. Và đã là bản gỗ cũ chùa Tiêu Sơn thì rõ ràng phải do Như Trí đứng in, vì Như Trí đã từng là trụ trì của chùa Tiêu Sơn này. Do đó, ta không còn nghi ngờ gì về nguồn gốc bản đáy của bản in đời Nguyễn và bản gỗ cũ chùa Tiêu Sơn chỉ bản nào.

Thứ ba, đồng thời với việc phát hiện một số thông tin liên hệ đến nhân thân và niên đại của Như Trí, qua việc nghiên cứu Hương Hải thiền sư ngữ lục cùng với một số văn bia liên hệ, ta biết thêm những đệ tử của Như Trí đã tham gia vào việc đứng in bản in năm 1715 như Tính Nhu và Tính Phụng là thuộc dòng thiền của Minh Châu Hương Hải. Từ đó, dù Như Trí không thấy được ghi vào trong Hương Hải thiền sư ngữ lục, ta vẫn có thể chắc chắn Như Trí thuộc dòng thiền này.

Thứ tư, về những dữ kiện chứng tỏ Thiền uyển tập anh là một tác phẩm đời Trần, chúng tôi đưa thêm sự kiện chống quân xâm lược Tống của vua Lê Đại Hành mà cả Thiền uyển tập anh lẫn Đại Việt sử lược đều ghi nhận là xảy ra vào năm Thiên Phúc thứ nhất (981), chứ không phải vào năm Thiên Phúc thứ hai như Đại Việt sử ký toàn thư 1 tờ 14a1 đã ghi.

Trên đây là một số những bổ sung mới cho bản in lại Thiền uyển tập anh lần này. Ngoài ra, chúng tôi cũng cho sửa chữa lại những thiếu sót và sai lầm in ấn do những lần in trước gây ra, mà chưa khắc phục được. Cụ thể là truyện Từ Đạo Hạnh trong lần in năm 1999 đã in sót cả một đoạn nguyên chú liên hệ với Đạo Hạnh trong Quốc sử. Từ việc in sót này, dẫn tới sự in thiếu các chú thích số (22) và (23) có trong phần chú thích. Không những in sót và thiếu, các bản in trước còn có in sai. Chẳng hạn, thế hệ thứ 12 của dòng thiền Pháp Vân thì bị in sai thành thế hệ thứ 7. Những sai sót vừa nói, hy vọng lần in này sẽ được khắc phục một phần nào.

Vạn Hạnh
Tiết hạ nguyên năm Tân Tỵ (2001)
Lê Mạnh Thát


Tựa

Bộ sách Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh đây là bản in lại của lần in thứ nhất năm 1976, biết dưới tên Thiền uyển tập anh, nhưng thường được trích dẫn bằng nhan đề như ta có trong lần tái bản này. Về cơ bản, nó không có gì thay đổi lớn so với lần in trước. Điều ấy có nghĩa nó vẫn có phần nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, phần dịch và phần chú thích. Tuy nhiên, do gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua, có một số tiến bộ về mặt nghiên cứu cũng như in ấn, nên trong lần in này có một số bổ sung mới.

Thứ nhất, về phần Văn bản học, nhờ có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn và tiếp cận một số tư liệu mới, chúng tôi đã tái dựng được quá trình phát triển truyền bản của Thiền uyển tập anh từ đời Trần, Hồ, Lê sơ, cho đến Lê trung hưng, đời Nguyễn và ngày nay.

Thứ hai, do việc sở hữu được cả hai bản đời Lê I và Lê II, tức bản in 1715 và bản in khoảng 1750, chúng tôi đã phân biệt được hai bản in này là hai bản khác nhau, mà trước đây Trần Văn Giáp chỉ mô tả qua loa và không liệt ra được những sai biệt giữa chúng trong Le Bouddhisme en Annam dès origines jusqu'au 13è siècle [1] và khi viết Tìm hiểu kho sách Hán Nôm II [2] thì cũng nói đại lược. Còn E. Gaspardone trong Bibliographie Annamite [3], cũng chỉ sở hữu được bản Lê II, tức bản mang ký hiệu số A.2767, nên căn cứ trên nó mà đưa ra những nhận xét hồ đồ về giá trị văn bản của bản Lê I do Trần Văn Giáp phát hiện ở Hải Phòng vào năm 1927, nhưng hình như bảy năm sau đã thất lạc nên Gaspardone đã không có cơ hội tham khảo.

Thứ ba, về bản đời Lê I, tức bản in 1715, đã thất lạc từ thời Gaspardone, mà ngày nay thư viện Hán Nôm cũng không thể tìm ra được bản khác như Di sản Hán Nôm Việt Nam III [4] đã ghi nhận. Do thế, chúng tôi cho in lại bản Lê I này để làm tài liệu cho những nghiên cứu về sau.

Thứ tư, về bản chép tay A.2767, trong lần xuất bản trước, chúng tôi không đề cập tới do việc cho rằng những bản in đời Lê và đời Nguyễn hiện đã được bảo tồn, nên bản chép tay này không có giá trị nhiều. Tuy nhiên, sau hơn hai mươi năm vì dựa vào nó, những lần in thạch của Ban Tu thư Viện đại học Vạn Hạnh ấn loát và phát hành rộng rãi, gây nhiều lầm lạc cho những người nghiên cứu nghiêm túc ở trong cũng như ngoài nước. Cho nên trong lần in này chúng tôi có mô tả sơ bản chép tay ấy và chỉ ra những khuyết tật của nó, đồng thời cũng đưa nó vào bản hiệu đối.

Thứ năm, về vấn đề tác giả, trước đây chúng tôi đề nghị thiền sư Kim Sơn có thể là người chấp bút viết ra Thiền uyển tập anh, nhưng không chỉ ra được hướng để tìm hiểu thêm về lai lịch cũng như cuộc đời của ông. Trong lần tái bản này, do tìm hiểu các văn bia đời Mạc, chúng tôi có một số dẫn chứng để suy được thiền sư Kim Sơn có thể đã sống tại tháp Kim Sơn trên núi Nguyệt Áng, tức núi Chè, ở vùng Hải Dương. Thiền sư Kim Sơn không những chỉ viết Thiền uyển tập anh, mà có khả năng đã viết Thánh đăng ngữ lục và Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục, nếu khi ta tiến hành so sánh cấu trúc ngữ vựng và cú pháp của ba tác phẩm này với nhau.

Thứ sáu, chúng tôi đánh số thứ tự liên tục các thiền sư có trong bản Thiền uyển tập anh này nhằm tiện cho việc tra cứu các chú thích liên hệ đến họ. Đồng thời ghi luôn niên đại (tính theo Dương lịch) sau khi đã điều chỉnh và hiệu đính văn bản.

Thứ bảy, lần in này chúng tôi có tăng cường thêm phần phụ lục về trích văn từ các truyền bản đời Trần, đời Hồ và đời Lê. Trích văn bản đời Hồ vẫn giống như trong bản in cũ, và lấy từ An nam chí nguyên cùng hiệu đối với các bản đời Lê và đời Nguyễn. Riêng trong bản đời Trần và đời Lê sơ thì do truyền bản của Lĩnh nam chích quái quá phức tạp, chúng tôi sử dụng bản in mới nhất do Trần Khánh Hạo chủ trương, Viễn đông học viện của Pháp xuất bản và do Học sinh thư cục của Đài Loan ấân hành năm 1992. Điều đáng tiếc là bản in Lĩnh nam chích quái này có quá nhiều thiếu sót trong phần hiệu kham. Tuy nhiên, cho đến lúc này nó vẫn là bản tương đối phổ biến và đầy đủ nhất trong các bản in về Lĩnh nam chích quái ra đời từ trước cho tới nay, nên chúng tôi vẫn sử dụng.

Như vậy, bản in lần này so với bản in năm 1976 có triển khai một số dữ kiện mới, để củng cố thêm cho những kết luận đã đề ra lần trước. Hy vọng rằng nếu có những phát hiện thêm, chúng tôi sẽ cho bổ túc và điều chỉnh trong những lần tái bản sau.

Vạn Hạnh
Mùa Vu Lan 2543
Lê Mạnh Thát



CHÚ THÍCH

[1] Trần Văn Giáp, Le Bouddhisme en Annam dès origines jusqu'au Xllle siècle, BEFEO XXXII (1932) 191-286.
[2] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm II, Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 1990, tr. 217.
[3] E. Gaspardone, Bibliographie Annamite, BEFEO XXXIV (1934) 1-173.
[4] Viện nghiên cứu Hán Nôm, Di sản Hán Nôm Việt Nam, Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 1993, tr. 242-243.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/05/2015(Xem: 18689)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 25075)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/04/2015(Xem: 12813)
Cái Tâm là cái chi chi, có chi chi củng cứ chi chi với Tâm. Theo quan niệm của Phật Giáo, Duy Thức Luận: Tâm thức tạo ra thế giới vạn vật, "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" hay "nhất thiết duy tâm sở tạo." Tất cả đều nói lên một ý rằng cả thế giới chúng ta đang sống đều do tâm thức tùy theo nhân duyên mà sanh ra muôn sự, muôn vật rồi cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có việc gì, vật gì, có thực tướng ngay cả chư pháp, tồn tại vĩnh viễn ngoại trừ Tâm Bồ Đề là vô sinh, vô diệt đó chính là Tâm Phật.
16/03/2015(Xem: 7794)
Con đường luận pháp nhứt là trực chỉ nhân tâm hay trở về chân nguyên, tức là phải rõ đệ nhất nghĩa các kinh Phật dạy mà hành đúng pháp, là một việc cần liễu tri và tinh thông thành phần và mục đích pháp học mới có thể mở ra lối đi chân chánh giác ngộ niết bàn. Giải thoát khỏi dòng tâm thức vẩn đục (vô minh) để được minh tâm kiến tánh là hướng đi của mọi tu sĩ. Phổ Nguyệt mong mỏi pháp Phật nhiệm mầu được soi sáng bằng tuệ quán của mỗi người chúng ta cố gắng thâm cứu và thực hiện hoàn mỹ hơn đem lại nhiều lợi ích hơn trong việc tu học.
05/01/2015(Xem: 19199)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 16895)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
19/11/2014(Xem: 12171)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
15/11/2014(Xem: 16899)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
25/10/2014(Xem: 18038)
Trong bất cứ một cộng đồng nào đều có nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều chủng loại con người khác nhau sống cùng trong đó, thì chắc chắn luôn có sự hiện diện của nhiều mặt tư tưởng khác nhau, phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Vì vậy để gìn giữ một cuộc sống yên bình cho một cộng đồng, con người phải có nhiều phương pháp để hòa giải mọi sự khác biệt. Xuyên suốt trong lịch sử của loài người, đã có rất nhiều lời đề xuất để giải quyết, thậm chí phải sử dụng đến phương sách bạo động, chẳng hạn như chiến tranh, xung đôt nhằm giải quyết sự khác biệt.
20/10/2014(Xem: 27910)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567