Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III - B. Tựa An ban thủ ý kinh chú giải

04/04/201320:53(Xem: 8810)
III - B. Tựa An ban thủ ý kinh chú giải
Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 2

B. Tựa An Ban Thủ Ý Kinh Chú Giải

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Nguồn: Tiến sĩ Lê Mạnh Thát



An ban là xe lớn của chư Phật nhằm cứu chúng sinh nổi trôi. Nó có sáu việc để trị sáu tình. Tình có trong có ngoài. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm gọi là trong. Sắc, tiếng, hương, vị, mịn trơn, tà niệm gọi là ngoài. Kinh nói: “Các biển 12 việc”. Đó là sáu tình trong ngoài nhận lấy hạnh tà, như biển nhận sông, kẻ đói mơ cơm, vì không no đủ.

Tâm nó tràn trề, không nhỏ gì không thấm, nhanh chóng phảng phất, vào ra không ngớt, trông không có hình, nghe không có tiếng, đón không có trước, tìm không có sau, vi tế mầu sâu, hình không tơ hào, phạm thích tiên thánh cũng không thể rọi soi, lặng gieo ở đây, hóa mọc nơi kia, phàm chẳng thể thấy, gọi nó là ấm. Như lúc im trời, kẻ gieo cuốc sâu, vung tay lấp hạt, có đến vạn ức. Người bên không thấy hình chúng. Kẻ gieo không biết số chúng. Một hạt mục dưới, vạn cây mọc lên. Trong khoảng búng tay, tâm chuyển chín trăm sáu mươi lần, một ngày một đêm, mười ba ức ý. Ý có một thân, tâm không tự biết, như kẻ gieo hạt kia. Vì thế, hành tịch cột ý, bám sổ tức một cho đến mười. Mười đếm không sai, ý định tại đó. Định nhỏ ba ngày, định lớn bảy ngày. Lặng không niệm khác, vắng yên như chết, gọi nó nhất thiền. Thiền bỏ là bỏ mười ba ức ý niệm.

Đã được định sổ (tức), chuyển niệm bám tùy, bỏ hết tám ý, chỉ có hai ý. Ý định ở tùy, do tại sổ tức, bẩn dơ tiêu hết, tâm hơi trong sạch, đó gọi là nhị thiền.

Lại bỏ đi một, chú ý đầu mũi, đó gọi là chỉ. Được hạnh chỉ rồi, ba độc, bốn đường, năm ấm, sáu mờ, các uế đều diệt, tâm sáng rực rỡ, hơn châu minh nguyệt. Dâm tà dơ tâm, như gương dưới bùn, cấu bẩn bám dơ, rọi trời trơ trơ, rọi đất che hết, thông suốt thánh đạt, muôn cõi rọi soi, tuy có lớn như đất trời, cũng không có thể thấy một lớn nào [14]

Sở dĩ như vậy là do cáu bẩn. Các bẩn dơ tâm quá hơn gương kia. Nếu có thấy hay chùi mài gột rửa, bụi mỏng nhẹ che, gột khiến không còn, đưa lên để soi, lông tóc vẻ mặt không nhỏ gì mà không thấy. Bẩn lui, sáng hiện, khiến nó như thế. Tình tràng, ý tán, niệm muốn không biết một, giống như ở chợ thả tâm theo nghe, rộng thân các tiếng, lưu nghỉ ở lại, không biết lời của một người. Tâm buông, ý tán, dơ che thông hiểu. Nếu từ chỗ vắng, tâm lặng lẽ nghĩ, chứ không muốn tà, nghiêng tai lắng nghe, muôn câu không mất, nửa lời nhớ rõ. Đó là do tâm lặng ý trong. Hành tịch chỉ ý treo ở đầu mũi. Đó là tam thiền.

Trở về quán thân mình từ đầu đến chân, xem kỹ tới lui chất dơ trong người, lông lá xồm xoàm, như thấy mũi chảy. Do thế, rõ hết trời đất người vật, thịnh cũng như suy, không gì còn mà không mất, tin Phật ba báu, các mờ đều rõ. Đó gọi là tứ thiền.

Nhiếp tâm về niệm, các ấm đều diệt, đó gọi là hoàn. Uế dục vắng hết, tâm không có tưởng, đó gọi là tịnh.

Người được hạnh An ban, tâm họ liền sáng, đem sáng đi xem, không tối gì không thấy, việc vô số kiếp qua và sắp tới, người vật đổi thay, hiện tại các cõi trong đó có đức Thế Tôn giảng pháp, đệ tử tục tập, không xa gì không thấy, không tiếng gì là không nghe, nhanh chóng phảng phất, còn mất tự do, lớn sánh tám phương, nhỏ quá tơ hào, ngăn trời đất, giữ mạng sống, đọ đức thần, phá kính trời, rung vũ trụ, dời các cõi, tám bất tư nghì, trời chẳng thể lường, đức thần vô hạn. Đó là do sáu hạnh.

Đức Thế Tôn xưa lúc muốn nói kinh này, vũ trụ chấn động, trời người đổi sắc, ba ngày An ban, không ai có thể hỏi. Do thế, đức Thế Tôn hóa làm hai thân, một gọi người hỏi, một là tôn chủ, nói diễn giảng kinh này mới ra. Đại sĩ Thượng nhân, sáu cặp mười hai nhóm, không ai là không chấp hành.

Có Bồ tát tên An Thanh, tự Thế Cao, con đích hậu vua An Tức, nhường nước cho chú, đi tránh đất mình, phơi phới đến sau, bèn ở kinh sư. Ông là con người học rộng biết nhiều, nắm hết pháp thần, bảy chính bung rút, phong khí cát hung, núi băng đất rộng, chân cứu các thuật, thấy sắc biết bệnh, muông thú hót kêu, không tiếng gì là không rõ, mang lòng nhân rộng của đất trời, thương chúng dân đang gặp tối dữ, trước khâu tai họ, rồi mở mắt họ, muốn họ thấy rõ nghe thông, dần dần mới giảng, bày sáu độ chín chân, dịch An ban bí áp – người học nổi lên như bụi, không ai là không bỏ nết bẩn dơ, mà đi theo đức thanh bạch.

Tôi sinh muộn màng, mới biết vác củi, cha mẹ mất, ba thầy viên tịch, ngưỡng trông mây trời, buồn không biết hỏi ai, nghẹn lời nhìn quanh, lệ tuôn lã chã. Song phước xưa chưa hết, may gặp Hân Lâm từ Nam Dương, Bì Nghiệp từ Dĩnh Xuyên, Trần Tuệ từ Cối Kê, ba vị hiền này tin đạo dốc lòng, giữ đức rộng thẳng, khăng khăng vươn tới, chí đạo không mỏi. Tôi theo xin hỏi, tròn giống vuông khắp, nghĩa không sai khác. Trần Tuệ chú nghĩa, tôi giúp châm trước, chẳng phải thầy truyền, không dám tự do. Lời nhiều vụng về, không thấu ý Phật. Minh triết các hiền, xin cùng đến xét. Nghĩa có thiếu sót, thêm thánh san định, cùng rõ ánh thần.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2012(Xem: 9122)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
02/08/2012(Xem: 14214)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
16/04/2012(Xem: 8523)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
09/04/2012(Xem: 3059)
Phật giáo là “chân lý thực tại”, mà cốt lõi chính là đạo đức và giới luật làm nền tảng. Khi Phật còn tại thế, ngài chế giới là để ngăn ngừa sự bại hoại của tăng đoàn.
04/03/2012(Xem: 46357)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
17/01/2012(Xem: 7588)
Vô tận trong lòng bàn tay, Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều. Đúng như điều Einstein cảm nhận, Ph
01/08/2011(Xem: 12625)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
23/06/2011(Xem: 15256)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
30/05/2011(Xem: 18726)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
12/05/2011(Xem: 5888)
Nhiều lý thuyết siêu hình của Phật giáo tỏ ra xa vời, khó hiểu và khó tiếp cận đối với độc giả trung bình chưa được chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đó là vì chúng đòi hỏi một sự thông hiểu sâu sắc và lâu dài các định luật của thế giới tâm linh và tiết nhịp của đời sống tinh thần, chưa nói đến khả năng hãn hữu cần có để duy trì sự suy nghiệm khô khan. Thêm vào đó, các nhà tư tưởng Phật giáo lại tạo nên một số giả định ngầm mà các triết gia Tây phương hiện đại đã minh nhiên bác bỏ. Thứ nhất, chung cho hầu hết mọi người Ấn độ bình thường*, khác với người châu Âu có tính ‘khoa học’, tư tưởng lấy những kinh nghiệm du-già làm nguyên vật liệu cho phản tỉnh triết học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567