Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thần đồng 9 tuổi tốt nghiệp đại học, chuẩn bị học tiến sĩ

08/06/202009:01(Xem: 6725)
Thần đồng 9 tuổi tốt nghiệp đại học, chuẩn bị học tiến sĩ


Thần đồng 9 tuổi tốt nghiệp đại học, chuẩn bị học tiến sĩ


Một thần đồng đến từ Bỉ đang chuẩn bị lấy bằng cử nhân ở tuổi lên 9. Gia đình dự định cho em học tiếp tiến sĩ và sẵn sàng nuôi dưỡng mọi đam mê của em.



Laurent Simons đang theo học ngành kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven (TUE) - một chuyên ngành "khó nhằn" ngay cả đối với sinh viên học đúng lứa tuổi.

Laurent được miêu tả "đơn giản là phi thường" khi sắp sửa tốt nghiệp đại học vào tháng 12 tới.

Cha Laurent có kế hoạch cho em học tiếp chương trình tiến sĩ kỹ thuật điện và cùng lúc học lấy bằng y khoa, theo CNN.

Ông Alexander Simons và bà Lydia, cha mẹ của Laurent, thoạt đầu không phát hiện ra tài năng bẩm sinh của con trai cho đến khi ông bà của bé nói với họ. Các giáo viên của em cũng đồng tình về đánh giá này.

"Họ (các giáo viên của Laurent) nhận thấy điều gì đó rất đặc biệt ở Laurent", bà Lydia nói. Laurent đã vượt qua bài kiểm tra của các giáo viên về trình độ của em.

Cha mẹ Laurent là bác sĩ nhưng chính họ cũng không thể lý giải về khả năng học của con trai.

Than dong 9 tuoi tot nghiep dai hoc, chuan bi hoc tien si hinh anh 1

Thần đồng Laurent Simons năm 2018. Ảnh: CNN.



Bà Lydia chỉ biết một điều rằng bà đã ăn rất nhiều cá trong thời gian thai kỳ của mình. TUE đã cho phép Laurent kết thúc chương trình học sớm hơn các sinh viên khác.

 

"Laurent là sinh viên tiếp thu nhanh nhất ở đây", Sjoerd Hulshof, Hiệu trưởng trường TUE, cho biết. "Em ấy không chỉ rất thông minh mà còn là cậu bé biết cảm thông".

Laurent cho biết môn học yêu thích của em là kỹ thuật điện song em cũng sẽ nghiên cứu một chút về y học.

Ông bà Simons nói rằng họ sẽ không ép uổng con mà sẽ để con làm điều mình muốn.

"Chúng tôi không muốn gây áp lực cho con. Nó có thể làm bất cứ điều gì nó muốn", ông Alexander nói. "Chúng tôi cần cân bằng giữa việc nó là một đứa trẻ và khả năng của nó".

Laurent thích chơi với chú chó Sammy của mình và nghịch điện thoại như bạn bè đồng trang lứa.

Laurent sẽ có chuyến đi nghỉ ở Nhật Bản trước khi tốt nghiệp.

Thần đồng muốn tốt nghiệp đại học năm 9 tuổi


Laurent Simons có chỉ số IQ 145, mê toán, vào đại học năm 7 tuổi nhưng cũng sống rất tình cảm, yêu động vật và thích trò chơi điện tử. 

Laurent, 9 tuổi, được truyền thông quốc tế gọi là "thần đồng" bởi từ năm 6 tuổi, khi bạn bè mới bắt đầu bước chân vào tiểu học thì cậu bé đã ghi danh vào trung học phổ thông và đứng đầu một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (AMC) ở thủ đô Amsterdam, vì cảm thấy "nhàm chán" với chương trình học quá dễ ở trường. 

Năm 7 tuổi, Laurent tốt nghiệp trung học và bắt đầu trở thành sinh viên Đại học Công nghệ Eindhoven (TUE) ngành kỹ thuật điện từ tháng 3 năm nay. Cậu bé dự kiến hoàn thành chương trình học sau 9 tháng và phá kỷ lục cử nhân đại học trẻ tuổi nhất thế giới. Danh hiệu này hiện thuộc về Michael Kearney, người tốt nghiệp Đại học Alabama vào năm 1994, lúc mới 10 tuổi.

Laurent Simons. Ảnh: Instagram/Laurent Simons

Laurent Simons. Ảnh: Instagram/Laurent Simons



Laurent sinh ra ở Bỉ, có chỉ số IQ là 145, yêu thích nhiều lĩnh vực từ toán học đến y khoa. Gần đây, cậu bé bắt đầu đam mê hoạt động của máy tính. Laurent có một trí nhớ thị giác rất tốt giúp cậu bé thuộc bài chỉ trong vài ngày, dù các sinh viên khác mất đến 10 tuần.

Bố mẹ của cậu bé, Lydia và Alexander Simons, từng nghĩ rằng ông bà đã quá khen ngợi cháu trai khi nói rằng Laurent có sự thông minh đặc biệt, nhưng các giáo viên đã sớm xác nhận nghi ngờ đó. Laurent đã làm hết bài kiểm tra này đến bài kiểm tra khác khi các giáo viên cố gắng khai phá tài năng của cậu bé.

"Họ bảo với chúng tôi rằng thằng bé như một miếng bọt biển", Alexander nói.

Dù Laurent sinh ra trong một gia đình toàn bác sĩ, bố mẹ của cậu bé vẫn không thể giải thích được tại sao con trai lại có khả năng học hỏi nhanh như vậy. 

"Tôi đã ăn rất nhiều cá khi mang bầu", Lydia đùa.

Giáo viên hướng dẫn của Laurent, ông Peter Baltus, 59 tuổi, một giáo sư nổi tiếng tại TUE, cho hay cảnh tượng cậu bé ngồi giữa những sinh viên 20 tuổi khá kỳ lạ nhưng em hòa nhập rất tốt với mọi người và ông cũng có thể trò chuyện với Laurent như bất kỳ sinh viên nào khác. 

"Đôi khi tôi quên mất cậu bé vẫn còn nhỏ và khi đó, cậu bé 9 tuổi bảo tôi rằng em vừa hàn lại con chip sau khi thử một con chip quá nhiều lần", ông Baltus kể.

Các giáo viên không chỉ ấn tượng bởi sự thông minh mà còn cả tính cách của cậu bé. "Laurent là sinh viên nhanh nhất mà chúng tôi từng có ở đây", ông Sjoerd Hulshof, giám đốc chương trình cử nhân về kỹ thuật điện của TUE, nói. "Cậu bé không chỉ siêu thông minh mà còn rất tình cảm".


Laurent Simons và bố mẹ. Ảnh: AFP

Laurent Simons và bố mẹ. Ảnh: AFP



Ngoài những thành tích đáng kinh ngạc, Laurent có cuộc sống như bao đứa trẻ bình thường khác. Cậu bé thích thăm ông bà vào cuối tuần và chơi với con chó của mình. Mắt cậu bé sáng rực lên khi nói về tình yêu với động vật. Cậu bé cũng có thể xị mặt khi bữa tối không đúng sở thích.

"Thằng bé ương ngạnh như một đứa trẻ 9 tuổi khác khi không thích bữa tối. Chuyện đó xảy ra thường xuyên!", Lydia kể.

Vì học quá nhanh, bạn bè của Laurent hầu hết là người lớn tuổi hơn. Cậu bé không thích tham gia hoạt động hướng đạo sinh và thể thao, cũng không thích chơi đồ chơi mà chỉ quan tâm cách những món đồ chơi hoạt động như thế nào. Tuy nhiên, Laurent thích chơi trò chơi điện tử và cũng là một fan của Netflix. 

Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Bỉ RTBF, cậu bé cho biết mình thích nhất là môn toán vì có rất nhiều lĩnh vực phong phú trong đó như thống kê, hình học, đại số.

Laurent từng cân nhắc trở thành một bác sĩ phẫu thuật hoặc một phi hành gia. Tuy nhiên, gần đây, cậu bé cho hay mình không còn muốn chỉ chữa trị cho những trái tim bị bệnh mà muốn tạo ra những trái tim nhân tạo để thay thế. 

"Mục tiêu của tôi khi làm một nhà khoa học là kéo dài tuổi thọ cho con người. Ông bà tôi đều là bệnh nhân tim và tôi muốn giúp họ", Laurent nói.

Với Lydia và Alexander, lựa chọn nghề nghiệp của Laurent không phải là vấn đề. Thậm chí nếu cậu bé muốn trở thành thợ mộc họ vẫn vui lòng, miễn là con trai hạnh phúc. 

Đôi vợ chồng đã nghỉ việc để hướng dẫn và theo dõi sự phát triển cũng như việc học hành của con. Họ thi thoảng vẫn đi du lịch Mỹ. Laurent từng ca ngợi thời tiết ở bang California rất đẹp và muốn đến đó để tránh sự ảm đạm của Hà Lan.


Laurent Simons và chó cưng. Ảnh: Instagram/Laurent Simons

Laurent Simons và chó cưng. Ảnh: Instagram/Laurent Simons



Alexander hôm qua cho biết Laurent đã dừng việc học tại TUE, dù chưa tốt nghiệp, để theo học một đại học ở Mỹ. Quyết định này được đưa ra sau khi TUE và gia đình Simons tranh cãi về thời điểm tốt nghiệp của cậu bé.

TUE cho rằng Laurent nên hoàn thành chương trình học vào giữa năm 2020 thay vì cuối tháng 12 này do số lượng bài kiểm tra mà cậu bé phải vượt qua rất lớn. Tuy nhiên, gia đình nhất quyết muốn Laurent tốt nghiệp trong năm nay và lấy bằng cử nhân năm 9 tuổi.

Laurent có kế hoạch học tiếp để lấy bằng tiến sĩ về kỹ thuật điện, trong khi vẫn đang học để lấy bằng y khoa, nhưng không rõ cậu bé sẽ ghi danh vào trường đại học nào của Mỹ.


Anh Ngọc (Theo Interesting Engineering, CNN)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2019(Xem: 5164)
Một vụ tai nạn xe hơi vào năm 1991 đã khiến cô Munira Abdulla rơi vào tình trạng hôn mê, nhưng con trai của cô không bao giờ mất hy vọng rằng một ngày nào đó mẹ mình sẽ tỉnh dậy. Khi cô Munira Abdulla lái xe đưa con trai Omar, 4 tuổi, từ trường về nhà ở Al Ain (tiểu vương quốc Abu Dhabi) vào năm 1991, cô không thể lường trước được rằng mình sẽ không thể trò chuyện với con trai trong 27 năm tới.
26/04/2019(Xem: 5159)
Sanh tử là chu kỳ chuyển hóa Sống-Chết và Chết-Sống của chúng sanh xảy ra liên tục trong vòng Luân Hồi, tùy theo luật nghiệp báo hay nhân quả. Chúng ta hãy xem qua đoạn văn sau đây về sự cẩn thiết phải thoát khỏi chu kỳ sống chết.
16/04/2019(Xem: 4684)
Điều gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta qua đời? Xưa nay, câu hỏi đó luôn nằm trong địa phận tôn giáo nhưng càng ngày nhiều nhà nghiên cứu cố tìm câu trả lời đó bằng phương cách khoa học. Hầu hết Phật giáo truyền thống cho rằng có thể câu trả lời cho câu hỏi không thể trả lời đó là tái sanh.
01/04/2019(Xem: 4673)
Sinh và tử, tái sinh và trung ấm, cách nào để cúng vong… đó là các quan tâm lớn của nhiều Phật tử. Bài viết này sẽ dựa vào Kinh để khảo sát những vấn đề đang được Phật tử quan tâm và thảo luận. Trước tiên, cần nêu rõ rằng, những chữ như tái sinh, hay trung ấm thân (thời gian sau khi chết trong đời này mà chưa thọ thân của đời sau) có thể gây nhầm lẫn là có một “cái tôi” nào đang luân hồi; thực sự vốn không hề có “cái tôi” nào hết. Nên nhìn rằng chúng ta như một chùm bọt sóng (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đang trôi trên dòng sông tham ái, liên tục biến đổi trên dòng sông đó. Không nên nhìn như có cái gì gọi là “cái đang là” mà nên nhìn như chỉ có “cái đang hình thành”; chỉ như thế mới không bị vướng vào chấp trước rằng các thủ uẩn là ngã hay có gì như là thực. Dòng sông vô thường trên thân tâm chúng ta vẫn đang chảy xiết; Đức Phật có khi gọi tượng hình là trận lũ, và thúc giục mọi người hãy vượt trận lũ, tức là vượt tham ái, để qua bờ giải thoát.
23/03/2019(Xem: 3900)
Gần đây và không những gần đây, những hiện tượng bất bình thường trong cuộc sống mà nhiều người tin là sự báo oán do oan gia trái chủ nhiều đời bách hại, khi y học bó tay, họ hướng về tâm linh một cách mê vọng, xem đó là điểm tựa cuối cùng.
23/03/2019(Xem: 4091)
Đa số Phật Tử cầu được cứu độ, giải thoát khỏi khổ đau, và giác ngộ nhưng vẫn mâu thuẫn, chấp luân hồi, luyến tiếc cõi trầnnên nghiệp thức luôn luôn muốn trở lại cái cõi đời, chấp khổ đau rồi tính sau. Vì vậy khi nói hay nghe đến thuyết luân hồi đa số chúng ta điều hiểu ngầm và tin tưởng là vì kiếp trước ta tạo ra nhân nên kiếp này nhận quả và kiếp sau sẽ là nhân quả của kiếp này?
15/03/2019(Xem: 5720)
Chúng ta luôn trải nghiệm biến chuyển sinh tử. Chúng ta đau khổ vì sự ra đi của người thân, điều làm thay đổi thực tại của chúng ta. Chúng ta không có sự chọn lựa nào khác, không thể thương lượng, lý giải hoặc phủ nhận. Chúng ta bỗng vụn vỡ và trải qua một cuộc biến chuyển nội tâm lớn đầy khó khăn.
03/01/2019(Xem: 6827)
HƯỚNG DẪN VỀ SỰ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT ĐẸP HƠN Nguyên bản: Advice on Dying and Living a Better Life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
04/11/2018(Xem: 9852)
Cảnh giới bên kia cửa tử do người chết hồi sinh kể lại, Hiện nay tái sinh là một đề tài nóng bỏng ở xã hội Tây Phương nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. Chương trình 60 Minutes ngày 30 tháng 10, năm 2005 có đề cập đến vấn đề luân hồi tái sinh và báo cáo hiện nay có đến 78% người Mỹ – vào khoảng 200,000,000 dân — tin có kiếp trước kiếp sau.
12/09/2018(Xem: 6703)
Chương trước quan tâm chính yếu với hai chướng ngại đến một sự thực tập chính đáng khi lâm chung – đau khổ tràn ngập và những hiện tướng sai lầm làm sinh khởi tham luyến, thù oán, hay rối rắm. Trong khi tìm cách để tránh hai chướng ngại này, ta cũng cần phát sinh những thái độ đạo đức bằng việc nhớ lại sự thực tập của chúng ta. Khi không còn hy vọng gì được nữa cho kiêp sống này, khi các bác sĩ đã buông tay, khi những nghi lễ tôn giáo không còn hiệu quả nữa, và khi ngay cả những người bạn và người thân của ta từ trong đáy lòng đã không còn hy vọng, thì ta phải làm những gì có ích. Ngay khi ta có chánh niệm, thì ta phải làm bất cứ điều gì ta có thể giữ tâm thức chúng ta trong một cung cách đạo đức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567