Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thần đồng 9 tuổi tốt nghiệp đại học, chuẩn bị học tiến sĩ

08/06/202009:01(Xem: 6849)
Thần đồng 9 tuổi tốt nghiệp đại học, chuẩn bị học tiến sĩ


Thần đồng 9 tuổi tốt nghiệp đại học, chuẩn bị học tiến sĩ


Một thần đồng đến từ Bỉ đang chuẩn bị lấy bằng cử nhân ở tuổi lên 9. Gia đình dự định cho em học tiếp tiến sĩ và sẵn sàng nuôi dưỡng mọi đam mê của em.



Laurent Simons đang theo học ngành kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven (TUE) - một chuyên ngành "khó nhằn" ngay cả đối với sinh viên học đúng lứa tuổi.

Laurent được miêu tả "đơn giản là phi thường" khi sắp sửa tốt nghiệp đại học vào tháng 12 tới.

Cha Laurent có kế hoạch cho em học tiếp chương trình tiến sĩ kỹ thuật điện và cùng lúc học lấy bằng y khoa, theo CNN.

Ông Alexander Simons và bà Lydia, cha mẹ của Laurent, thoạt đầu không phát hiện ra tài năng bẩm sinh của con trai cho đến khi ông bà của bé nói với họ. Các giáo viên của em cũng đồng tình về đánh giá này.

"Họ (các giáo viên của Laurent) nhận thấy điều gì đó rất đặc biệt ở Laurent", bà Lydia nói. Laurent đã vượt qua bài kiểm tra của các giáo viên về trình độ của em.

Cha mẹ Laurent là bác sĩ nhưng chính họ cũng không thể lý giải về khả năng học của con trai.

Than dong 9 tuoi tot nghiep dai hoc, chuan bi hoc tien si hinh anh 1

Thần đồng Laurent Simons năm 2018. Ảnh: CNN.



Bà Lydia chỉ biết một điều rằng bà đã ăn rất nhiều cá trong thời gian thai kỳ của mình. TUE đã cho phép Laurent kết thúc chương trình học sớm hơn các sinh viên khác.

 

"Laurent là sinh viên tiếp thu nhanh nhất ở đây", Sjoerd Hulshof, Hiệu trưởng trường TUE, cho biết. "Em ấy không chỉ rất thông minh mà còn là cậu bé biết cảm thông".

Laurent cho biết môn học yêu thích của em là kỹ thuật điện song em cũng sẽ nghiên cứu một chút về y học.

Ông bà Simons nói rằng họ sẽ không ép uổng con mà sẽ để con làm điều mình muốn.

"Chúng tôi không muốn gây áp lực cho con. Nó có thể làm bất cứ điều gì nó muốn", ông Alexander nói. "Chúng tôi cần cân bằng giữa việc nó là một đứa trẻ và khả năng của nó".

Laurent thích chơi với chú chó Sammy của mình và nghịch điện thoại như bạn bè đồng trang lứa.

Laurent sẽ có chuyến đi nghỉ ở Nhật Bản trước khi tốt nghiệp.

Thần đồng muốn tốt nghiệp đại học năm 9 tuổi


Laurent Simons có chỉ số IQ 145, mê toán, vào đại học năm 7 tuổi nhưng cũng sống rất tình cảm, yêu động vật và thích trò chơi điện tử. 

Laurent, 9 tuổi, được truyền thông quốc tế gọi là "thần đồng" bởi từ năm 6 tuổi, khi bạn bè mới bắt đầu bước chân vào tiểu học thì cậu bé đã ghi danh vào trung học phổ thông và đứng đầu một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (AMC) ở thủ đô Amsterdam, vì cảm thấy "nhàm chán" với chương trình học quá dễ ở trường. 

Năm 7 tuổi, Laurent tốt nghiệp trung học và bắt đầu trở thành sinh viên Đại học Công nghệ Eindhoven (TUE) ngành kỹ thuật điện từ tháng 3 năm nay. Cậu bé dự kiến hoàn thành chương trình học sau 9 tháng và phá kỷ lục cử nhân đại học trẻ tuổi nhất thế giới. Danh hiệu này hiện thuộc về Michael Kearney, người tốt nghiệp Đại học Alabama vào năm 1994, lúc mới 10 tuổi.

Laurent Simons. Ảnh: Instagram/Laurent Simons

Laurent Simons. Ảnh: Instagram/Laurent Simons



Laurent sinh ra ở Bỉ, có chỉ số IQ là 145, yêu thích nhiều lĩnh vực từ toán học đến y khoa. Gần đây, cậu bé bắt đầu đam mê hoạt động của máy tính. Laurent có một trí nhớ thị giác rất tốt giúp cậu bé thuộc bài chỉ trong vài ngày, dù các sinh viên khác mất đến 10 tuần.

Bố mẹ của cậu bé, Lydia và Alexander Simons, từng nghĩ rằng ông bà đã quá khen ngợi cháu trai khi nói rằng Laurent có sự thông minh đặc biệt, nhưng các giáo viên đã sớm xác nhận nghi ngờ đó. Laurent đã làm hết bài kiểm tra này đến bài kiểm tra khác khi các giáo viên cố gắng khai phá tài năng của cậu bé.

"Họ bảo với chúng tôi rằng thằng bé như một miếng bọt biển", Alexander nói.

Dù Laurent sinh ra trong một gia đình toàn bác sĩ, bố mẹ của cậu bé vẫn không thể giải thích được tại sao con trai lại có khả năng học hỏi nhanh như vậy. 

"Tôi đã ăn rất nhiều cá khi mang bầu", Lydia đùa.

Giáo viên hướng dẫn của Laurent, ông Peter Baltus, 59 tuổi, một giáo sư nổi tiếng tại TUE, cho hay cảnh tượng cậu bé ngồi giữa những sinh viên 20 tuổi khá kỳ lạ nhưng em hòa nhập rất tốt với mọi người và ông cũng có thể trò chuyện với Laurent như bất kỳ sinh viên nào khác. 

"Đôi khi tôi quên mất cậu bé vẫn còn nhỏ và khi đó, cậu bé 9 tuổi bảo tôi rằng em vừa hàn lại con chip sau khi thử một con chip quá nhiều lần", ông Baltus kể.

Các giáo viên không chỉ ấn tượng bởi sự thông minh mà còn cả tính cách của cậu bé. "Laurent là sinh viên nhanh nhất mà chúng tôi từng có ở đây", ông Sjoerd Hulshof, giám đốc chương trình cử nhân về kỹ thuật điện của TUE, nói. "Cậu bé không chỉ siêu thông minh mà còn rất tình cảm".


Laurent Simons và bố mẹ. Ảnh: AFP

Laurent Simons và bố mẹ. Ảnh: AFP



Ngoài những thành tích đáng kinh ngạc, Laurent có cuộc sống như bao đứa trẻ bình thường khác. Cậu bé thích thăm ông bà vào cuối tuần và chơi với con chó của mình. Mắt cậu bé sáng rực lên khi nói về tình yêu với động vật. Cậu bé cũng có thể xị mặt khi bữa tối không đúng sở thích.

"Thằng bé ương ngạnh như một đứa trẻ 9 tuổi khác khi không thích bữa tối. Chuyện đó xảy ra thường xuyên!", Lydia kể.

Vì học quá nhanh, bạn bè của Laurent hầu hết là người lớn tuổi hơn. Cậu bé không thích tham gia hoạt động hướng đạo sinh và thể thao, cũng không thích chơi đồ chơi mà chỉ quan tâm cách những món đồ chơi hoạt động như thế nào. Tuy nhiên, Laurent thích chơi trò chơi điện tử và cũng là một fan của Netflix. 

Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Bỉ RTBF, cậu bé cho biết mình thích nhất là môn toán vì có rất nhiều lĩnh vực phong phú trong đó như thống kê, hình học, đại số.

Laurent từng cân nhắc trở thành một bác sĩ phẫu thuật hoặc một phi hành gia. Tuy nhiên, gần đây, cậu bé cho hay mình không còn muốn chỉ chữa trị cho những trái tim bị bệnh mà muốn tạo ra những trái tim nhân tạo để thay thế. 

"Mục tiêu của tôi khi làm một nhà khoa học là kéo dài tuổi thọ cho con người. Ông bà tôi đều là bệnh nhân tim và tôi muốn giúp họ", Laurent nói.

Với Lydia và Alexander, lựa chọn nghề nghiệp của Laurent không phải là vấn đề. Thậm chí nếu cậu bé muốn trở thành thợ mộc họ vẫn vui lòng, miễn là con trai hạnh phúc. 

Đôi vợ chồng đã nghỉ việc để hướng dẫn và theo dõi sự phát triển cũng như việc học hành của con. Họ thi thoảng vẫn đi du lịch Mỹ. Laurent từng ca ngợi thời tiết ở bang California rất đẹp và muốn đến đó để tránh sự ảm đạm của Hà Lan.


Laurent Simons và chó cưng. Ảnh: Instagram/Laurent Simons

Laurent Simons và chó cưng. Ảnh: Instagram/Laurent Simons



Alexander hôm qua cho biết Laurent đã dừng việc học tại TUE, dù chưa tốt nghiệp, để theo học một đại học ở Mỹ. Quyết định này được đưa ra sau khi TUE và gia đình Simons tranh cãi về thời điểm tốt nghiệp của cậu bé.

TUE cho rằng Laurent nên hoàn thành chương trình học vào giữa năm 2020 thay vì cuối tháng 12 này do số lượng bài kiểm tra mà cậu bé phải vượt qua rất lớn. Tuy nhiên, gia đình nhất quyết muốn Laurent tốt nghiệp trong năm nay và lấy bằng cử nhân năm 9 tuổi.

Laurent có kế hoạch học tiếp để lấy bằng tiến sĩ về kỹ thuật điện, trong khi vẫn đang học để lấy bằng y khoa, nhưng không rõ cậu bé sẽ ghi danh vào trường đại học nào của Mỹ.


Anh Ngọc (Theo Interesting Engineering, CNN)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2013(Xem: 15632)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
20/10/2013(Xem: 15099)
Tập sách nhỏ này được ấn hành lần đầu tại Sài gòn vào tháng 10/2000 do một đệ tử góp nhặt các bài ngắn đã in trên báo trước đó, rồi sách lại được tái bản tại Úc vào tháng 2/2001 để cung ứng cho sự học hỏi của Phật tử tại đây. Và nay nó được Ðạo hữu Phillip Phạm và một số bạn bè của anh tại Tiểu bang California lấy xuống từ trang nhà của Quảng Ðức (www.quangduc.com) để in lại cho quý Phật tử đọc.
12/10/2013(Xem: 11197)
Người ta thường đề cập đến quan điểm của các tôn giáo về cái chết, nhưng không mấy khi được nghe bàn luận về việc phải làm thế nào để đối đầu với sự đau đớn và bệnh tật. Thế nhưng con người lại thường hay đau ốm mà chưa chết ngay. Là những người Phật giáo, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem mình nên phản ứng ra sao trước sự đau đớn và bệnh tật có thể xảy đến với mình?
14/09/2013(Xem: 7631)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/09/2013(Xem: 6992)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được. Từ đó tôi có một cảm nhận riêng, xin được chia sẻ với tất cả các bạn đồng tu nắm tro này. Vì là nữ nên Hòa thượng sắp xếp ở thiền viện ni tức Linh Chiếu.
08/08/2013(Xem: 6799)
Luân hồi hình như luôn đi với sanh tử. Luân hồi sanh tử. Nghe cứ rờn rợn. Có cách nào “giải thoát” không? Có đó. Đi tu! Đi tu để giải thoát luân hồi sanh tử. Nghe nói vậy. Làm như tu thì không còn sanh tử nữa, không còn luân hồi nữa, tu thì sống đời đời kiếp kiếp vậy!
26/07/2013(Xem: 17969)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
24/07/2013(Xem: 11605)
Ca sĩ có Pháp danh Minh Tú chỉ mới bước qua tuổi đời 26 vừa vĩnh biệt xả báo thân hôm qua (21/07/2013) tại T.p Hồ Chí Minh. Wanbi Tuấn Anh được công chúng và trong giới nghệ thuật luôn tâm đắc là người “nghệ sĩ hiền hậu”. Wanbi cũng đã từng phát tâm quy y Tam bảo và tìm hiểu giáo lý Phật pháp lúc còn đang trẻ. “Người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo”.
28/06/2013(Xem: 10099)
HỎI: Bạn có tin tưởng tái sinh không? ĐÁP: Vâng, tôi tin. Nhưng, phải lâu lắm tôi mới đạt đến điểm này. Tin tưởng tái sinh không đến một cách ngay lập tức. Một số người có thể đến từ một truyền thống tin tưởng ở tái sinh như một phần trong nếp sống văn hóa. Đây là trường hợp trong nhiều quốc gia Á châu, và vì thế, vì người ta đã từng nghe về tái sinh từ khi họ còn là những thiếu niên, sự tin tưởng điều ấy trở thành một cách tự động. Tuy nhiên, những điều ấy đối với chúng ta từ những nền văn hóa Tây phương, nó dường như lạ lùng lúc ban đầu. Chúng ta thường không dễ bị thuyết phục trong vấn đề tái sinh ngay tức thì, với những cầu vồng và âm nhạc phía sau lưng và “Chúa nhân từ ơi! Bây giờ tôi tin!” Nó không thường hoạt động như thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567