Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo sư Goodall: viên mãn 104 năm tuổi và chọn hành trình qua bên kia thế giới theo ý mình

06/03/202018:37(Xem: 6451)
Giáo sư Goodall: viên mãn 104 năm tuổi và chọn hành trình qua bên kia thế giới theo ý mình

Giáo sư Goodall: viên mãn 104 năm tuổi và chọn hành trình qua thế giới bên kia theo ý mình


David Goodall
Professor David Goodall in Switzerland Source: AAP


Nhà khoa học cao tuổi nhất Úc, Giáo sư David Goodall, đã qua đời bình yên ở Thụy Sĩ theo đúng nguyện vọng của ông. Vị Giáo sư 104 tuổi là người Úc đầu tiên thực hiện việc chết tự nguyện bằng cách chích thuốc. Ông đã có một cuộc sống viên mãn, và cách ông chọn cái chết cho mình đã một lần nữa đưa câu chuyện đầy tranh cãi - chết tự nguyện - trở lại các mặt báo trên toàn thế giới.

Nhà khoa học người Úc David Goodall đã hoàn thành ước nguyện cuối cùng của mình tại một bệnh viện nhỏ ở Thụy Sĩ. Ông đã được chích thuốc để đưa ông tới một hành trình mới mẻ khác của thế giới mới, một việc làm mà ông không thể thực hiện tại Úc vì luật chưa cho phép.

Giáo sự Goddall đã đặt vé một chiều từ Perth đến Pháp vào tuần trước để gặp người thân trước khi đến Thụy Sĩ, nơi ông được phép tự nguyện chết như ý muốn.

Sự tự sát dưới sự hỗ trợ y tế đã được hợp pháp hoá ở Thụy Sĩ kể từ thập niên 1940 và số những ca xin tự nguyện chết đã tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua.

Một vài giờ trước cuộc du hành mới của mình ông, Giáo sư Goodall đã nói chuyện với giới truyền thông.

"Cuộc sống của tôi đã khá tệ trong một năm qua, và tôi rất vui khi kết thúc nó, vâng. Nhưng, chắc chắn, tôi hạnh phúc khi cuối cùng có mặt ở đây, đúng vậy. Tất cả, theo tôi nghĩ - đều công khai để nói lên một điều rằng việc này sẽ được nhìn nhận như là một cách để giúp người cao tuổi được chết như ý họ muốn, và đây là cái tôi muốn. "

Tại cuộc họp báo cuối cùng, ông Goodall nói ông hy vọng nó sẽ giúp làm thay đổi quan điểm.

"Ồ, vâng, hiển nhiên là tôi hy vọng câu chuyện của tôi sẽ làm tăng áp lực cho họ để có cái nhìn thoáng hơn về chủ đề này. Và tôi nghĩ ... tôi nghĩ có lẽ sẽ có một bước đi đúng hướng."

Nhà khoa học và học giả được kính trọng Goodall đã ở trong vòng tay của gia đình và người thân vào giây phút ông ra đi.

Người sáng lập và giám đốc người Úc của nhóm quốc tế ủng hộ chết tự nguyện pro-euthanasia Exit International, ông Philip Nitschke, đã sát cánh cùng với ông Goodall trên hành trình cuối cùng của ông.

David Goodall-2

Giáo Sư David Goodall



Ông Nitschke nói rằng ông đã chết một cách hiền hòa sau khi nói câu bông đùa cuối cùng.

"Khi ông ấy bấm nút kích hoạt quá trình thì dịch truyền bắt đầu nhỏ giọt. Ông ấy phải tự làm điều đó sau khi trả lời một số câu hỏi cho biết ông ấy biết ông ấy là ai, ông ấy ở đâu và ông ấy định làm gì. Và ông ấy trả lời những câu hỏi đó với sự rõ ràng tuyệt vời, và kích hoạt cho quá trình bắt hoạt động, thuốc bắt đầu chảy vào tĩnh mạch của ông, và sau đó, trong khi ông ấy đang nghe nhạc, chất thuốc bắt đầu tuôn trào. Những lời cuối cùng của ông là, 'Đây là một khoảng thời gian rất dài. ' Và thực tế, ngay sau khi nói điều đó, theo cách hài hước thông thường, bạn có thể thấy rằng ông ấy đã mất ý thức, và ông ấy đã chết ngay sau đó."



David Goodall-4Giáo Sư David Goodall


Câu chuyện của giáo sư Goodall đã gây ra một tuần tranh luận trên toàn thế giới về cái chết tự nguyện euthanasian dành cho người cao tuổi.

Trước đây ông cũng đã bày tỏ sự tức giận về luật pháp của Úc.

Bác sĩ Nitschke là bác sĩ đầu tiên trên thế giới quản lý việc mũi tiêm gây chết người hợp pháp và tự nguyện, sau khi mũi tiêm được đưa vào vị trí thì chính bệnh nhân sẽ kích hoạt ống tiêm qua một màn hình máy tính.

Ông nói cuộc hành trình của Giáo sư Goodall đã tác động đến cuộc tranh luận về euthanasia.


"Hành trình của David, cuộc hành trình dài của ông ta ở đây, và sự thành công trong việc kết thúc cuộc sống của ông ấy, sự chuẩn bị của ông để nói một cách công khai về nó, thực sự đã đưa vấn đề này vốn đã được tranh luận lại nổ ra tranh luận lại lần nữa trên khắp thế giới và chắc chắn làm cho nguyên cớ còn đi xa hơn. Và nói về cái nguyên cớ, đó là một cuộc tranh luận về những gì chúng ta đang nói ở đây, ông ấy có thể sẽ nói, và tôi có thể sẽ đồng ý rằng những người cao tuổi nên có lựa chọn này, rằng nó sẽ dễ dàng hõn cho những người muốn chết được thực hiện bước đi cuối này. Ông ấy đã phải đi đến tận Thụy Sĩ để có thể làm điều đó, và ông ấy muốn người ta nói về chuyện này, cuối cùng, ông ấy muốn luật pháp ở các nýớc thay đổi để mọi người có sự lựa chọn như đúng ý họ muốn như cách ông ấy đã làm. "





Giáo Sư David Goodall và vợ (hình chụp năm 1949 tại Melbourne)



Tiểu bang Victoria là tiểu bang duy nhất ở Úc được chứng thực về mặt pháp lý.

Pháp luật đã được thông qua sau một cuộc tranh luận kéo dài ba ngày trong quốc hội tiểu bang, kết thúc với các chính trị gia đưa ra một kế hoạch có sẵn cho những người dân Victoria bị bệnh nan y có thời gian sống ít hơn sáu tháng được quyền chọn để chết.

Mặc dù đã thông qua dự luật, tuy nhiên, luật sẽ không có hiệu lực cho đến năm 2019.

Một ủy ban nghị viện cũng đã được thành lập ở Tây Úc để xem xét vấn đề và bỏ phiếu về việc liệu có nên hợp thức hoá euthanasia hay không.

Euthanasia vẫn là một vấn đề rất gây tranh cãi.

Chính trị gia Thụy Sĩ và nhà tâm lý học địa phương Annemarie Pfeifer  đã chỉ trích việc tự tử hợp pháp.

"Trong công việc của tôi như là một nhà tâm lý học, tôi làm việc với người cao tuổi hoặc những người đang chãm sóc cho một ngýời già. Tôi thấy sức ép ngày càng tãng trên người cao tuổi. Người ta muốn cho họ thấy rằng họ không nên sống lâu thêm nữa làm gì. Và nếu chúng ta đưa ra một nền văn hóa chết, về cái chết, khi bạn không muốn sống nữa, thì sẽ có áp lực lên người già như là tỏ ra cho họ thấy rằng họ có sự chọn lựa và họ không được mong đợi để sống lâu nữa nữa trong thế giới này. "







https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/audio/giao-su-goodall-vien-man-104-nam-tuoi-va-chon-hanh-trinh-qua-ben-kia-theo-y-minh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2013(Xem: 19700)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
10/12/2013(Xem: 19273)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
20/10/2013(Xem: 16791)
Tập sách nhỏ này được ấn hành lần đầu tại Sài gòn vào tháng 10/2000 do một đệ tử góp nhặt các bài ngắn đã in trên báo trước đó, rồi sách lại được tái bản tại Úc vào tháng 2/2001 để cung ứng cho sự học hỏi của Phật tử tại đây. Và nay nó được Ðạo hữu Phillip Phạm và một số bạn bè của anh tại Tiểu bang California lấy xuống từ trang nhà của Quảng Ðức (www.quangduc.com) để in lại cho quý Phật tử đọc.
12/10/2013(Xem: 12343)
Người ta thường đề cập đến quan điểm của các tôn giáo về cái chết, nhưng không mấy khi được nghe bàn luận về việc phải làm thế nào để đối đầu với sự đau đớn và bệnh tật. Thế nhưng con người lại thường hay đau ốm mà chưa chết ngay. Là những người Phật giáo, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem mình nên phản ứng ra sao trước sự đau đớn và bệnh tật có thể xảy đến với mình?
14/09/2013(Xem: 10121)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/09/2013(Xem: 7430)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được. Từ đó tôi có một cảm nhận riêng, xin được chia sẻ với tất cả các bạn đồng tu nắm tro này. Vì là nữ nên Hòa thượng sắp xếp ở thiền viện ni tức Linh Chiếu.
08/08/2013(Xem: 7262)
Luân hồi hình như luôn đi với sanh tử. Luân hồi sanh tử. Nghe cứ rờn rợn. Có cách nào “giải thoát” không? Có đó. Đi tu! Đi tu để giải thoát luân hồi sanh tử. Nghe nói vậy. Làm như tu thì không còn sanh tử nữa, không còn luân hồi nữa, tu thì sống đời đời kiếp kiếp vậy!
26/07/2013(Xem: 20093)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]