Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Oan Hồn và Nghiệp

23/03/201918:27(Xem: 3968)
Oan Hồn và Nghiệp


phat thuyet phap

Gần đây và không những gần đây, những hiện tượng bất bình thường trong cuộc sống mà nhiều người tin là sự báo oán do oan gia trái chủ nhiều đời bách hại, khi y học bó tay, họ hướng về tâm linh một cách mê vọng, xem đó là điểm tựa cuối cùng.


Theo nhà Phật, y báo và chánh báo tùy thuộc phước nghiệp của mỗi cá nhân, do vậy, sự bất bình đẳng về trình độ, về vị thế, về thụ đắc sản nghiệp, về sự may rủi trong đời không ngoài năng lực nhân quá khứ tác thành quả hiện tại mà nhà Nho cho là “nhất ẩm nhất trác mạc phi tiền định” nghĩa là có sự định đoạt từ trước, vậy ai định đoạt ? họ cho là ông Trời! Kito giáo quan niệm: “ cộng lông sợi tóc trên đầu rơi xuống không ngoài ý muốn của Thượng Đế” do những quan niệm như thế đã biến nạn nhân thành kẻ thụ động; Nguyễn Du từng nói: “ có trời mà cũng có ta – xưa nay nhân định thắng Thiên cũng nhiều”…

Vậy nghiệp là gì?

Nghiệp là thuật ngữ được dịch từ chữ karma tiếng Phạn. Karma được dịch là Nghiệp. Nghiệp là nguyên nhân đưa tới Quả báo, cả hai tạo thành Luật Nhân-Quả. Nhân và quả liên tục luân lưu đưa đến vòng xoay qua sáu nẻo luân hồi không dứt. 

Nghiệp được hình thành do ba nguyên nhân: thân – khẩu và ý. Ý là chủ đạo hình thành nghiệp nhân. Nghiệp có hai loại, định nghiệp và bất định nghiệp. Nhân của định nghiệp do ý tác động có chủ đích; nhân của bất định nghiệp do tính vô ký hình thành.

Kinh Pháp Cú, phẩm Song Yếu. Đức Phật đã dạy rằng: "1) Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ, ý tạo. Nếu với Ý ô nhiễm. Nói lên hay hành động. Khổ não bước theo sau. Như xe, chân vật kéo. 2) Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ, ý tạo. Nếu với Ý thanh tịnh. Nói lên hay hành động. An lạc bước theo sau. Như bóng, không rời hình."

Nghiệp chung còn gọi là cộng nghiệp và nghiệp riêng cho từng cá nhân gọi là biệt nghiệp. Sống chung trong một quốc gia, sanh cùng một gia đình, sinh hoạt cùng một cộng đồng…đó là cộng nghiệp, vì chịu tác động chung một số phận đẹp xấu sướng khổ…Tuy vậy, mỗi cá thể có những nhu cầu, những ảnh hưởng giáo dục, những may mắn hoặc khổ đau riêng… gọi là biệt nghiệp. Nhân nghiệp đưa đến quả báo cảm thọ gọi là nghiệp báo. Tuy nhiên, nghiệp báo không hoàn toàn buộc chúng ta phải tuân phục một cách thụ động hoàn toàn như sự an bày của định nghiệp Trong kinh A-Hàm Đức Phật dạy: "Người gây nhân bất thiện, biết tu thân, tu giới, tu tâm thì quả sẽ đổi thay. Nếu người gây nhân bất thiện mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gây nhân nào sẽ thọ quả nấy". Như vậy chúng ta thấy rõ muốn thoát Nghiệp phải tu tập tích lũy công đức, càng nhiều công đức thì chúng ta mới có thể hóa giải dần để chuyển nghiệp mà chúng ta đã tạo, nên gọi "Tu là chuyển Nghiệp" hay "Tu là giải Nghiệp".

Trong kinh Na Tiên tỳ kheo, vua Milanda hỏi Na Tiên:

"Thế thì nghiệp nó nằm ở đâu ?". Tỳ kheo Na-tiên trả lời như sau : "Thưa Đại vương, không thể bảo nghiệp được "cất giữ " một nơi nào đó [cố định] trong cái tri thức luôn luôn chuyển động không thể nắm bắt được, hoặc một nơi nào đó trong thân xác. Thế nhưng nó lại tùy thuộc vào tâm thức và vật chất(thân xác) và sẽ phát hiện vào một thời điểm thích nghi. Cũng thế không thể bảo rằng các quả xoài được "cất giữ" một nơi nào đó trong cây xoài, thế nhưng nó lại lệ thuộc vào cây xoài và hiện ra (đơm quả) khi mùa màng thích nghi"…

Hạt giống tiềm ẩn trong tạng thức, hội đủ nhân duyên cơ, lý,địa, thời sẽ trổ quả báo, ngoại trừ nghiệp nhân được hóa giải bằng sự tu tập.Nghiệp báo tùy thuộc vào cường độ tác ý cá biệt.Nghiệp báo phát tác qua ba giai đoạn: hiện báo – sanh báo – hậu báo

Phật dạy: "Ác nghiệp chính do mình tạo, tự mình sinh ra. Ác nghiệp làm hại kẻ ngu dễ dàng như kim cương phá hoại bảo thạch... Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được."

***

Như vậy, quả báo hiện thời do hội tụ đủ nhân và duyên để trổ quả. Nhân và duyên trong cuộc sống hiện tại do phương tiện sống, do tâm thức tác động và do cộng hưởng xã hội. Riêng ở phạm vi tâm linh, trong một môi trường âm trưởng dương suy, môi sinh, thực dưỡng quá nhiều âm chất, tư tưởng yếm thế bi quan, cơ địa suy nhược… dẫn đến nhiều hệ lụy bất kham. Chấn động lực địa lý cộng hưởng tâm thức bi lụy đưa đến suy nhược thần kinh, xuất hiện ảo giác. Tu là cách hóa giải, chuyển hóa nghiệp thức và quả báo. Không một ngoại lực nào hóa giải nghiệp lực cho một cá thể nếu cá thể tự thân không tự chuyển hóa tư tưởng, nhân cách sống theo chiều hướng tích cực trong sáng và nhân hậu, đem lại lợi ích cho tha nhân. Tha lực chỉ là nhân tố trợ duyên cho một cá thể có đủ nhân cách tự vượt.

Theo tinh thần Phật giáo như thế thì việc cầu đảo khấn vái đều là hình thức mê tín. Nếu hình thức cầu đảo có kết quả thực sự thì chả cần phải tu, có tiền bỏ ra nhờ thầy cúng vái; dĩ nhiên kẻ giàu sẽ được thoát nạn và người nghèo chấp nhận kiếp trầm luân khổ nạn. Xã hội hiện thời cho thấy, không thiếu đại gia đủ điều kiện bạc vạn cúng vái cầu đảo, dâng sao giải hạn mà hạn vẫn không thoát, tù tội vẫn đeo mang. Lợi dụng tín ngưỡng dẫn dắt quần chúng vào đường mê tín, tiền mất tật mang.

Báo Lao Động trưng dẫn chùa Ba Vàng, Quảng Ninh, hàng tháng thu nhập hàng tỷ đồng để giải oán cho bao nạn nhân mê muội, mỗi vụ giải oán từ vài triệu đến hàng chục triệu. Không chỉ chùa Ba Vàng, trước đây chùa Viên Giác đường Bùi Thị Xuân, Tân Bình cũng mã hóa tôn tượng Phật, mà vị trụ trì là thành viên Ban nghi lễ thực hiện; hiện nay còn nhiều nơi lợi dụng niềm tin thiếu chánh pháp lạc dẫn chúng sanh nghiệp chồng nghiệp mãi kết duyên với sáu nẽo luân hồi, thay vì giảng dạy giáo lý chánh pháp Như Lai để họ tự cởi trói nghiệp quả, gieo nhân lành nghiệp duyên, đó là mục đích ra đời của đưc Phật.

Một tín đồ ngoại đạo lễ bái lục phương, đức Phật do duyên đó, chuyển hóa cầu đảo lục phương thành trách nhiệm sáu lãnh vực trong quan hệ tương liên với cuộc sống cho người ngoại đạo. (Xem kinh Thi-ca-la-việt, tức kinh Thiện Sanh) Trái lại, đệ tử Phật hướng dẫn quần chúng từ chân lý sang qua tà thần để mong tránh được quả báo.

Giáo hội kêu gọi bài trừ mê tín đốt vàng mã, trong khi thành viên và cơ sở của Giáo hội từ Nam ra Bắc, một số nơi vẫn phát triển hiện tượng phi chân lý của nhà Phật.

Trách nhiệm này thuộc về ai nếu những nơi ấy vẫn thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay?

Minh Mẫn



Phat thuyet phap 7


  NHƯ TRÒ HUYỄN ẢO

Khi còn sống ta mượn thân tứ đại
Chẳng có gì mà thuộc cái của ta
Lúc chết đi đâu trả về lại đó
Còn chi đâu cúng thỉnh giải trừ oan.


Người tu Phật không nhẹ tin mù oán
Đừng nghe ai hướng dẫn lệch lối đi
Hãy cùng nhau tham vấn bậc minh sư
Khai mở trí trên con đường hành đạo.


Thời buổi này biết bao chuyện trân tráo
Kẻ buôn thần người bán thánh tội ghê
Viết đến đây lòng cảm thấy ê chề
Thôi hãy cứ xem như trò huyễn ảo.



    Dallas Texas, 22-3-2019
               Tánh Thiện
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/11/2014(Xem: 5399)
Chú ngựa Bronwen tiến lại gần, quỳ xuống và hôn lên má bà bà Sheila Marsh, 77 tuổi, đang nằm trên giường bệnh, khi cả hai vĩnh biệt nhau. Vài tiếng sau cuộc gặp, bà Marsh qua đời.
10/11/2014(Xem: 17607)
Oa oa tiếng khóc trẻ thơ Lần tìm dấu vết sững sờ hoảng kinh Thùng rác chứa bé sơ sinh Cuống nhau chưa cắt đoạn tình đành sao ?
10/11/2014(Xem: 6811)
Hai anh em trai dính liền bụng nhưng họ vẫn có thể lấy vợ và sinh được 21 người con. Cuộc hôn nhân và cuộc sống của họ đã trở thành chủ đề bàn tán cho đến tận bây giờ
06/11/2014(Xem: 6847)
Brittany Maynard đã qua đời ngày hôm qua tại thành phố Portland, bang Oregon miền tây bắc nước Mỹ sau khi uống một liều thuốc tự sát trước sinh nhật thứ 30 của cô 3 tuần lễ.
01/11/2014(Xem: 7222)
Em bé đã tử vong trong quá trình rặn đẻ, người mẹ hỏi xin được ôm con lần cuối và 2 tiếng sau, bỗng có một tiếng ngáp nhẹ. Câu chuyện tưởng như vô cùng khó tin này lại hoàn toàn có thật và đã được 111,7 nghìn lượt like trên toàn thế giới. Chị Kate Ogg, bà mẹ trẻ người Úc tưởng như đã phải nói lời tạm biệt cuối cùng sau khi các bác sỹ cho biết đứa trẻ sinh non của chị đã không thể sống sót – vậy nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra.
23/10/2014(Xem: 11824)
Thức A-Lại-Da không phải là một linh hồn, giác hồn, thần hồn. Từ xưa nay trên thế giới, chưa có một tôn giáo nào phủ nhận sự hiện hữu vĩnh cửu của một linh hồn như Phật giáo, tức là Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn tồn tại trong bản thân con người. Không phải là linh hồn, là cái gì mà các loài vật và con người biết mưu sinh, đói, lạnh, giận hờn, tham lam, luyến ái, đấu tranh giành quyền sống, v.v... ? Đó là Như Lai Tạng hay Phật tánh. Phật tánh (Như Lai Tạng) có trong chúng sinh, đúng như lời Phật nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”. Sở dĩ chúng sinh bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi là do vô minh, phiền não bao phủ Như Lai Tạng (Phật tính) mà sinh ra nhiều thứ ngã là năng lực sinh tử, chứ không phải rằng Phật tính (Như Lai Tạng) có sinh, có tử. Đức Phật đã nhấn mạnh vấn đề này: “Không có tự ngã lấy gì sinh tử”. Tức là do bản ngã mà có sinh tử. Năng lượng sinh ra ngã là do vô minh, phiền não bao phủ Như Lai Tạng. Như Lai Tạng được thay bằng thức A-Lại-Da để có thể g
22/10/2014(Xem: 15258)
Kể từ năm 1974, khi tôi còn ở tại Nhật Bản; cho đến nay năm 2014 đang ở tại Đức, đúng ra là 40 năm. Trong 40 năm ấy tôi đã sáng tác và dịch thuật tất cả là 63 tác phẩm. Đó là chưa kể những bản dịch của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc luận tập bộ toàn cũng có trên 3.000 trang đánh máy đã được đăng trên trang nhà Viên Giác, Quảng Đức và Hoa Vô Ưu. Ngoài ra cũng có trên 100 bài viết về đủ thể tài. Từ văn hóa đến giáo dục, từ Tôn giáo đến xã hội, từ tự truyện cho đến tường thuật v.v… kể ra cũng đầy đủ mọi đề tài. Như vậy chia ra cho mỗi năm trong 40 năm ấy, tôi sẽ có con số trung bình là một tác phẩm rưỡi của những tiêu đề trên. Có người hỏi rằng trong 63 tác phẩm ấy, tác phẩm nào Thầy thích nhất? thì đây là một câu hỏi khó trả lời. Vì lẽ nếu không thích, thì tôi đã không tạo ra một đứa con tinh thần cho mình như vậy. Cho nên mỗi quyển sách, mỗi tập truyện nó có một giá trị tinh thần đích thực của nó.
17/10/2014(Xem: 11735)
978-0-9945548-5-7 , To live life fully and die serenely--surely we all share these goals, so inextricably entwined. Yet a spiritual dimension is too often lacking in the attitudes, circumstances, and rites of death in modern society. Kapleau explores the subject of death and dying on a deeply personal level, interweaving the writings of Western religions with insights from his own Zen practice, and offers practical advice for the dying and their families.
06/10/2014(Xem: 7002)
Bhante Kovida trưởng thành trên một hòn đào nhiệt đới ở Jamaica, Trung bộ châu Mỹ, và vốn là dòng dõi người Hoa. Ông đã di cư đến Canada rồi tốt nghiệp đại học về khoa học ở đó. Trong suốt hai năm 1974 và 1975, ông dùng đường bộ để đi từ châu Âu đến Ấn Độ và Népal (ngang qua Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Afghanistan, và Pakistan). Tại đây, ông nghiên cứu về lịch sử và Văn hóa Ấn Độ, tập luyện Hatha Yoga và thiền định, tìm hiểu âm nhạc cổ điển Ấn Độ và sau cùng ông đã đến với Phật giáo. Chuyến đi này đã là biến cố có ý nghĩa nhất trong cuộc đời ông vì nó đã thành tựu niềm khao khát mãnh liệt thuở ấu thời về du lịch và phiêu lưu mạo hiểm, và về sự hiểu biết về tâm linh.
26/09/2014(Xem: 6946)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm. Chủ đề chính của những buổi thuyết giảng này là nguyên nhân nào đã đưa đến sự hiện hữu xoay vần và trói buộc của chúng ta trong thế giới hiện tượng. Sự xoay vần hay "chu kỳ trói buộc" đó gồm có mười hai mối dây tương liên níu kéo nhau và chi phối toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta từ lúc vừa được hình thành cho đến khi cái chết xảy đến và sẽ tiếp tục lập đi lập lại tương tự như một chiếc bánh xe xoay tròn bất tận. Thế nhưng đồng thời theo lời giáo huấn của Đức Phật thì mười hai mối dây tương liên trong chu kỳ đó cũng có thể vận hành theo chiều đảo ngược và mang lại sự giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567