Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kỳ tích đi tìm vị Rinpoche tái sinh

28/02/201722:13(Xem: 10641)
Kỳ tích đi tìm vị Rinpoche tái sinh


Geshe Lama Konchog Rinpoche

Kỳ tích đi tìm vị Rinpoche tái sinh

Đó là câu chuyện về Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche qua đời năm 2001. Có nhiều chuyện kỳ lạ trở thành mầu nhiệm sau khi Ngài ra đi.
Ngay khi hỏa táng Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche có mưa phùn nhẹ, xuất hiện 5 cầu vồng ở 5 hướng: Một cầu vồng xuất hiện trên tháp Kopan. Một cầu vồng xuất hiện trên ngọn lửa trên tháp hỏa táng. Một cầu vồng bao quanh bảo tháp hỏa táng. Một cầu vồng xuất hiện từ tháp hỏa táng trong thung lũng Kathmandu. Và một cầu vồng xuất hiện ở hướng Bắc-Đông. Khoảng một giờ sau các cầu vồng mới tan dần.
Truyền thống Phật giáo Mật tông, khi hỏa táng Thánh Tăng cao cấp, thường phải tìm dấu hiệu tái sinh hay không. Các nhà sư đặt dưới giàn hỏa táng một ít cát trong một cái hộp thiếc. Sau khi hỏa táng, mở nắp hộp và kiểm tra các dấu hiệu. Nếu có một dấu chân, đó là một dấu hiệu cho thấy vị Thánh Tăng sẽ tái sinh. Nếu các dấu chân nhỏ, nghĩa là sẽ có hóa thân từ một đứa trẻ. Nếu các dấu chân rất lớn, sẽ nhận ra sự tái sinh khi vị đó lớn lên. Để kiểm tra các hướng mà hóa thân sẽ đến, phải xem theo hướng gót chân phải đối trước mặt. Đó là hướng Rinpoche sẽ tái sinh.
Sau khi hỏa táng, các vị Lama đã gom được rất nhiều viên xá lợi, có màu đỏ và màu trắng. Khi mở nắp hộp sắt dưới tro lên thì xuất hiện những dấu hiệu như hoa văn, đó là một dấu chân nhỏ xoay về hướng đông nam có thung lũng Tsum, là nơi mà xửa xưa Đức Liên Hoa Sinh đã tạo dựng. Đó là những dấu hiệu rất rõ ràng cho hướng tìm kiếm sự tái sinh.
Một vị Tăng trẻ có tên là Tenzin Zopa, từ năm lên 7 tuổi đã là thị giả của Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche cho đến khi Ngài viên tịch. Tenzin Zopa đã từng nằm mơ có một cậu bé mặt tròn, mũm mĩm thoát ra từ xác của Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche và gọi to nhiều lần “Tenzin Zopa”. Vị sư trẻ đã kể lại cho các vị Yogi nghe, sau đó Tenzin Zopa được các vị Lạt Ma cử đi tìm vị tái sinh của Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche. Đó năm 2004, sau 4 năm Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche thị tịch.
Theo dấu hiệu phát hiện sau khi hỏa táng vết chân nhỏ chỉ về hướng thung lũng Tsum. Nhà sư trẻ Tenzin Zopa đã đi bộ qua nhiều xóm làng, gặp gỡ nhiều đứa trẻ từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi đều không có chút gì giống Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche cả về hình tướng đến các ý thích trong hàng ngày.
 
blank

Sư Tenzin Zopa trong cuộc hành trình giữa núi non trùng điệp
 Trước khi lên đường, Tenzin Zopa mang theo vài Pháp khí của Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche đương thời vẫn dùng, trong đó có chuỗi hạt màu trắng. Qua bao triền núi và đồi lởm chởm đá, cuối cùng Tenzin Zopa đến một căn nhà của vợ chồng Apey. Và, xuất hiện trước mặt nhà sư trẻ một đứa bé khoảng 2 tuổi, mũm mĩm, tai to, cặp mắt sáng, rất tự nhiên. (Đó là dấu hiệu đầu tiên) Tên của em bé là Tenzin Nyudrup. Sư Tenzin Zopa đeo trên cổ tràng hạt của Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche, khi cậu bé ngồi trên lòng sư Tenzin Zopa  liền gỡ ngay chuỗi hạt khỏi cổ nhà sư và cầm chặt lấy, lát sau sư Tenzin Zopa tưởng bé Tenzin Nyurup đã quên chuỗi hạt ở cổ liền nhẹ nhàng lấy lại xâu chuỗi nhưng cậu bé dứt khoát giữ khư khư và giơ xâu chuỗi xa tầm tay với của sư Tenzin Zopa. (Đó là dấu hiệu thứ hai). Bé Tenzin Nyudrup còn thích tưới cây giống như Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche khi còn tại thế thường làm. (Dấu hiệu thứ ba). Vì sư Tenzin Zopa từng là thị giả kiếp trước của chú bé nên nhà sư và em bé nhanh chóng thân thiện với nhau như vậy, (là dấu hiệu thư tư).
 
blank
Cả hai nhanh chóng thân thiện với nhau
 
Trezin Zopa đã ở lại nhà của gia đình bé Tenzin Nyudrup ba ngày để có thể nhìn nhận rõ ràng thêm vài điều về em bé.
Người cô ruột của bé Tenzin Nyudrup kể rằng: khi cậu bé hai tuổi, nhiều lần đòi đi đến các hang động nơi thành tựu giả Geshe Lama Konchog đã từng lui tới và đòi đưa cậu bé đến các hang động đó và nhiều lần nói to “Gompa, Gompa”. Mỗi lần lên hang động là cậu bé đòi ở lại luôn.
Cách đó hơn 20 năm, Ngài Geshe Lama Konchog đã cất dấu một hộp kinh sách trong hang. Mỗi lần bé Tenzin Nyudrup đi ngang vị trí có hộp kinh sách là thường rờ tay lên đó như muốn tìm kiếm. Sau này người cô của bé Tenzin Nyudrup mới biết đó là nơi Ngài Geshe Lama Konchog đã dấu hộp kinh. Nhiều người trong làng còn kể về cậu bé có nhiều biểu hiện rất đặc biệt khác với những đứa trẻ cùng tuổi.
Sư Tenzin Zopa trở về Katmandu tường trình lại tất cả những gì phát hiện về bé Tenzin Nyudrup. Các vị Yogi rất mừng, theo đúng nghi thức, các vị Thánh Tăng vẫn phải thử bé Tenzin Nyudrup lần cuối cùng, là lần quan trọng nhất.
Tenzin Zopa quay trở lại nhà vợ chồng Apey để cho ba mẹ cậu bé biết về thân phận của Tenzin Nyurup . Sau đó Tenzin Nyudrup được đưa về Tu viện để có thể nhận ra những Pháp khí và những vật dụng mà kiếp trước của mình đã từng dùng hay không.
 
blank
Cha của chú bé cùng trên đường về Tu viện ở Katmandu
 
Trong phòng là ba vị Rinpoche, ba và mẹ đứa trẻ cùng sư Tenzin Zopa. Ở giữa là một cái bàn trải tấm khăn mầu đỏ trầm, phía trên có ba cái chày Kim Cang để cạnh ba cái chuông, kế đó là ba xâu chuỗi ba màu là: nâu, vàng, trắng. Các vị Thánh Tăng chỉ vào chày Kim Cang hỏi “Cái nào trước đây thường dùng?”, bé Tenzin Nyudrup đã cầm đúng cái chày Kim Cang của Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche. Rồi đến chuông, chuỗi hạt cũng được bé  chọn chính xác đến kinh ngạc.
Bé Tenzin Nyudrup đã được Ngài Datlai Latma 14 làm lễ công nhận là vị hóa thân của Ngài Geshe Lama Konchog và thụ phong cho bé Tenzin Nyudrup được đặt tên Phật là Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche.
 
blank
Datlai Latma 14 cắt tóc bé Tenzin Nyudrup để quy y 
 
blank
Chuẩn bị phong Thánh
 
blank
Bé Tenzin Nyudrup  sau khi được thụ phong là Thánh
 
Trong buổi lễ phong Thánh, Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche (2 tuổi) ngồi trên Pháp tòa Kim Cang oai vệ. Hàng ngàn Phật tử nước ngoài lên dâng khăn Khata, Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche làm đúng nghi thức quàng khăn qua đầu từng người và đặt tay lên đầu ban phước. Thế nhưng khi có một nữ Phật tử cúng dường một cái máy bay đồ chơi khiến cho Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche quên luôn Phật tử mà đưa hai tay đón nhận, nhưng đã được thị giả nhanh chóng giấu đi khiến cho hai thị giả đứng bên không khỏi buồn cười trước nét hồn nhiên thật là dễ thương đó. Rồi Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche tiếp tục quay lại ban phước cho mọi người.
 
blank
Phật tử cúng dường tượng Phật Thích Ca
 
Sau ngày thụ phong giáo phẩm, Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche được thị giả Tenzin Zopa bế đến trước bàn cao có bày hai khung ảnh của Ngài Geshe Lama Konchog thì đều được nghe bé nói “Hình đó của tôi mà”… Có lần Tulku Tenzin Phuntsok ngồi một mình với bức tượng Đức Thích Ca trên tay – do một Phật tử cúng dường, Tulku Tenzin Phuntsok ngắm rất lâu như tìm gì đó bí ẩn trong bức tượng rồi giơ lên cao, cụng đầu vào tượng không muốn rời xa.
 
blank
Ngắm bức tượng Phật rất lâu
 
blank
Đặt tay lên đầu Phật tử ban phước
 
blank
Và yêu thương động vật
 
blank
Hành trình đi tìm Sư phụ tái thế
 
blank

Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche và thị giả Tenzin Zopa
 Đức Phật đã dạy “Chúng ta phải hồi sinh để tiếp tục sự sống”. Do vậy, trên 700 năm qua, Phật giáo Mật tông vẫn có bổn phận làm theo truyền thống thực hành nghi lễ đi tìm Rinpoche tái sinh. Những vị Thánh Tăng đắc đạo thành Phật có thể chọn thân xác kiếp sau cho mình tái sinh để tiếp tục dẫn dắt các đệ tử của mình tu tập theo Phật, làm phát triển Phật Pháp và lợi ích cho tất cả chúng sinh. Và để xác nhận một vị Rinpoche tái sinh không hề đơn giản.
Đài BBC Anh Quốc chứng kiến từ những phát hiện đặc biệt các dấu hiệu tái sinh trong lễ hỏa táng Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche của truyền thống của Tây Tạng, những nhà làm phim của Đài BBC đã quyết định theo chân nhà sư trẻ Tenzin Zopa suốt cuộc hành trình hướng tới thung lũng Tsum như đã ứng báo để tìm đứa trẻ tái sinh. Sau khi hoàn thành, bộ phim video có tên là "Đứa bé tái sinh người Tây Tạng". Bộ phim đã đuợc tất cả những Chư Tăng - Ni - Phật tử Kim Cang Thừa trên thế giới rất khâm phục và ngưỡng mộ công đức tìm kiếm đứa bé tái sinh của sư Tenzin Zopa và nghệ thuật làm phim của Đài BBC, tất cả những gì thực tế về người thật, việc thật thể hiện từng chi tiết trong phim cho thấy đó quả là một kỳ tích.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 7149)
Vừa mới vui mừng đón Đấng Cứu Thế ra đời được vài ngày thì dư luận thế giới lại xôn xao với một đe dọa trong luật sống thiên nhiên của nhân loại. Đó là việc không cần tuân theo các sắp đặt của Đấng Tạo Hóa mà con người cũng có thể tạo sinh ra con người. Sự việc này được công bố vào ngày thứ Sáu, . . .
06/04/2013(Xem: 7713)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
08/01/2013(Xem: 6242)
... Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi. Chúng ta vô thường, luôn luôn biến đổi, biến đổi từng khoảnh khắc; và đó là một phần của tự nhiên. Thời gian luôn chuyển động; không sức mạnh nào có thể cản nổi... Một cách tốt hơn là, hãy luyện tâm hằng ngày với một động lực chơn chánh, và rồi giữ động lực này trong tâm trọn ngày.
23/12/2012(Xem: 4082)
Sanh tử sự đại là một đề mục lớn của Thiền Tông, và sanh tử luân hồi là một chủ đề phổ thông của Phật Giáo. Nói đến sanh tử luân hồi thì người Phật tử nào cũng nghĩ đến việc thoát ly sanh tử luân hồi. Có sanh là có tử, dường như đấy là một đề tài tiêu cực. Tôi nghĩ rằng chữ sanh chỉ tích cực khi nó đi liền với vô sanh, vãng sanh, và độ sanh
12/12/2012(Xem: 7447)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng: do bởi sự nhìn xa thấy rộng của những vị quân vương thời cổ, cùng các vị thừa tướng và các vị học giả cao thâm mà toàn bộ giáo lý của đức Phật, gồm có những giáo lý kinh điển, kinh nghiệm tu tập của cả Ba Thừa và BốnCấp Độ Mật Điển, cùng với những đề tài và các môn học liên hệ khác, đã được thăng hoa, phát triển một cách rộng rãi trên Xứ Tuyết... Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
04/12/2012(Xem: 7242)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
19/11/2012(Xem: 9185)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
18/11/2012(Xem: 9124)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
03/10/2012(Xem: 4410)
Hỏi:Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học, hay được chấp nhận bằng đức tin? Đáp:Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một số người đã hiểu lầm về nghiệp. Họ cho rằng nghiệp là số mệnh hay tiền định. Nếu một người bị xe đụng hay buôn bán lỗ, người ta nói: “Họ xui quá, đó là nghiệp của họ .”Đó không phải là ý niệm về nghiệp trong Phật giáo. Thật ra, câu nói này mang ý niệm về ý Trời nhiều hơn, điều mà chúng ta không hiểu và cũng không kiểm soát được. Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta
25/09/2012(Xem: 9211)
Cách tốt nhất để giúp cho người hấp hối là lời nói và hành động của mình phải được thúc đẩy bởi lòng từ bi. Nếu có thể thì cung thỉnh các bậc thầy đức hạnh đến làm pháp chuyển di tâm thức (transference of consciousness at the time of death) cho người hấp hối. Pháp này tiếng Tây Tạng gọi là Phowa, được xem là một pháp tu đặc biệt giá trị và hiệu quả nhất để giúp cho người hấp hối. Các vị quán tưởng hình ảnh đức Phật đang trụ trên đỉnh đầu người hấp hối. Quán tưởng những tia sáng chiếu rọi vào người hấp hối giúp thanh lọc tâm của họ, và quán thấy họ tan thành ánh sáng, hòa nhập vào hào quang của chư Phật. Việc chuyển di tâm thức có thành công hay không là còn tùy thuộc vào sức mạnh tâm linh (định tâm) của người đang thực hiện nghi thức này
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567