Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cụ ông Ấn Độ 179 tuổi đang sống: “Có lẽ thần chết đã quên tôi...“

13/12/201418:33(Xem: 8059)
Cụ ông Ấn Độ 179 tuổi đang sống: “Có lẽ thần chết đã quên tôi...“

Cụ ông Mahashta Murasi

Cụ ông Mahashta Murasi khỏe mạnh ở tuổi 179.


Dường như thần chết đang ngủ quên hoặc cuốn sổ tử bỗng dưng để lọt cái tên Mahashta Murasi. Cụ ông Ấn Độ này đã bước sang tuổi thứ 179 và là người có tuổi thọ nhất trong lịch sử loài người vẫn còn sống.

Trên trang web http://www.mahashtamurasi.com/ , cụ ông Ấn Độ thổ lộ với báo giới: "Thần chết có lẽ đã quên tôi. Tôi đã sống quá lâu. Con cái, cháu nội, chắt chít của tôi đều đã chết từ rất lâu rồi".

Ông Mahashta Murasi có đầy đủ tài liệu, chứng minh thư, giấy chứng nhận sinh năm 1835. Lần gần đây nhất ông phải đi khám bác sĩ là vào năm 1971. Từ đó đến nay, dù thế giới đã nhiều lần thay đổi thì ông Mahashta Murasi vẫn đang sống.
Ông Mahashta Murasi không có bạn. Đơn giản là vì những người bạn của ông đã qua đời từ rất lâu rồi. Đến cả đứa cháu nội của ông cũng vừa qua đời cách đây một năm. Còn những người sống mà biết đến Mahashta Murasi thì cũng chỉ biết “khi họ sinh ra, ông ấy đã có rồi”. Nên cũng chẳng thể tìm đâu ra được những câu chuyện chính xác về ông lão đã sống tới 179 năm và vẫn tiếp tục sống khỏe như ông Mahashta Murasi.
Theo tài liệu hiếm hoi bao gồm một thẻ căn cước từ năm 1835 thì ông Mahashta Murasi sinh ngày 6/1/1835 tại làng Bangalore ở Ấn Độ. Ông xuất phát là một nông dân. Quanh năm làm bạn với đồng ruộng. Mahashta có một cuộc sống bình thường chẳng có gì nổi bật. Ông cũng chẳng ăn kiêng, ngồi thiền hay thực hiện một phương pháp dưỡng sinh đặc biệt nào cả. Mahashta sống bình thường và cứ thế kéo dài tuổi thọ một cách hết sức bất bình thường.
Theo tài liệu hiếm hoi bao gồm một thẻ căn cước từ năm 1835 thì ông Mahashta Murasi sinh ngày 6/1/1835 tại làng Bangalore ở Ấn Độ. Ông xuất phát là một nông dân. Quanh năm làm bạn với đồng ruộng.
Khi những người bạn của ông trong làng lần lượt qua đời, kinh tế xã hội Ấn Độ biến đổi thì ông cũng rời Bangalore qua thành phố Varanasi làm công nhân. Sau khi vợ qua đời (theo lời thuật lại của Mahashta) thì ông quay lại với đồng ruộng ở Bangalore. Khi ông rời khỏi làng, những người bạn của ông đều đã chết. Khi ông quay về làng thì những người dân ở đó cũng chẳng còn ai biết đến ông. Mahashta sống cô độc khi những đứa con, đứa cháu của ông đều rời Bangalore đi làm ăn xa.
Cuộc sống của ông lão cứ thể bình lặng trôi đi. Ông chẳng ốm đau, bệnh tật. Và y tế ở cái làng ấy cũng chưa đủ phát triển để quan tâm tới tận những người già neo đơn ở cái vùng hẻo lánh, nghèo đói ấy. Với một người làm ruộng như ông thì hễ có gì ăn nấy. Không đói là may chứ đừng nói đến thuốc bổ, dưỡng sinh hay thiền tu. Trong một hồ sơ hiếm hoi từ tận năm 1971 ghi lại thì ông lão không gặp bất cứ chứng bệnh đáng ngại nào. Đó cũng là hồ sơ duy nhất còn sót lại từ bên y tế. Nhưng nó cũng không đủ các yếu tố để chứng thực tuổi tác của Mahashta.
Nếu quả thực ông lão, đã 179 tuổi thì những người đã có mặt cùng ông để tìm hiểu suốt mấy tháng qua cũng có đủ lý do để ngạc nhiên. Họ đã cất công ăn, ngủ cùng ông lão và nhận thấy, ông lão minh mẫn như một người mới chỉ 60, 65 tuổi ở các nước phương Tây và tương tự với các bậc trung niên 55 tuổi ở các nước châu Á. Toàn bộ các bộ phận trên cơ thể của ông Mahashta không có dấu hiệu bệnh tật.
Ông vẫn có thể trả lời rõ ràng các câu hỏi. Ông kể vanh vách lịch sử Bangalore qua các thời kì, những biến đổi của xã hội Ấn Độ. Những điều mà nếu không phải chính họ trải qua thì phải là một người chịu khó học, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử xã hội thượng thặng mới biết được. Chính vì thế, ngoài việc tiến hành nghiên cứu, phân tích các tế bào trên cơ thể ông Mahashta để xác định chính xác tuổi của ông, thì những kiến thức, hiểu biết về 3 thế kỉ ông trải qua cũng là điều vô cùng kinh ngạc.
Đáng buồn nhất với ông Mahashta là những người thân xung quanh ông không còn ai sống để chia sẻ với ông. Đứa cháu nối dõi cuối cùng và duy nhất cũng đã qua đời mà không có hậu thế. Ông lão chờ đợi thần chết tới gõ cửa. Nhưng trớ trêu thay, trong khi những người xung quanh ông lần lượt ra đi thì ông lão vẫn cứ mỗi năm lại có một lần mừng thọ. Và giờ, Mahashta vẫn được xác định là người có tuổi thọ cao nhất còn đang sống.
Kết luận của một nghiên cứu khoa học mới đây làm các nhà y học rất ngạc nhiên khi khẳng định: sống lâu là do gene quyết định. Các nhà khoa học đã phân tích ADN của một người phụ nữ trường thọ, mất ở tuổi 115. Việc nghiên cứu phát hiện ra rằng trong cơ thể bà cụ có những gene đặc biệt, bảo vệ cho cụ khỏi sự suy giảm trí tuệ và “gia hạn” cho sự tồn tại của cụ. Trong ADN của bà cụ đó còn thể hiện những đột biến di truyền rất ít khi xảy ra.
Họ cũng biết được những điều quan trọng khi tìm tiểu sử y học của cuộc đời cụ. Ví dụ, năm cụ đã 113 tuổi, cụ vẫn thể hiện sự minh mẫn hiếm thấy ở những người cao tuổi. Các trắc nghiệm chỉ số IQ xác định năng lực trí tuệ của cụ ngang bằng một người ở tuổi 60. Những kiểm tra sức khỏe tâm thần cho thấy cụ không hề có bất cứ dấu hiệu lú lẫn nào của những người mắc bệnh alzheimer. Nguyên nhân chết của cụ là bệnh tật: Cụ bị ung thư dạ dày chứ không phải cái chết tự nhiên do suy kiệt của những người già. Do vậy, hiện tượng con người có gene sống lâu vẫn là một bí ẩn lớn cần khám phá.

Mahashta có phải là người đàn ông thọ nhất trong lịch sử?


liching_-yuen_zrvp
Cụ Li Ching-Yun, người Trung Quốc


Nếu cũng chỉ dựa vào những lời kể, những bằng chứng chưa đuợc chứng thực một cách khoa học nhất thì người đàn ông sống lâu nhất lại là một người Trung Quốc. Người đàn ông này có tới 23 bà vợ, 180 con cháu chắt chút chít và bán thảo dược trong 100 năm đầu đời.
Bí quyết sống lâu của ông là “giữ cho trái tim thanh thản, ngồi giống một con rùa và ngủ như một chú cún”. Li Ching-Yun, một cư dân sống tại ngôi làng Kaihsien thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) được cho là người sống lâu nhất thế giới, ông sinh năm 1736 và qua đời vào ngày 6/5/1933, hưởng thọ 197 tuổi.

Tuy nhiên cũng có những bản ghi chép nói rằng ông sống tới tận năm 256 tuổi. Vào năm 1930, giáo sư Wu Chung - Chien, Trưởng khoa Giáo dục của Đại học Minkuo đã tìm thấy những bản thảo chỉ ra rằng ông Li sinh năm 1677 và triều đình phong kiến Trung Quốc đã từng tổ chức thượng thọ lần thứ 150 và 200 cho ông. Một phóng viên của New York Times viết vào năm 1928 rằng nhiều bô lão ở ngôi làng Kaihsien khẳng định cha họ biết ông Li từ lúc họ còn bé tí và khi đó ông Li đã già.

Từ lúc họ còn bé tí và khi đó ông Li đã già. Theo những câu chuyện lưu truyền ở tỉnh Tứ Xuyên, ông Li biết viết và đọc từ rất sớm. Năm lên 10 tuổi ông đã tìm đến Sơn Tự, Tây Tạng, Cam Túc, Mãn Châu và Thái Lan để thu mua thảo dược. Trong 100 năm đầu tiên, ông tiếp tục theo đuổi nghiệp này, sau đó chuyển sang bán thảo dược do người khác thu mua. Wu Peifu, người đứng đầu quân đội Trùng Khánh đã từng mời ông Li về tư gia của mình với mong muốn được truyền bí quyết sống.

Căn cứ vào một tài liệu cố đề cập đến đời sống hôn nhân của người đàn ông nhiều tuổi nhất thế giới này. Nguời ta biết được ông Li đã tiễn 23 bà vợ về suối vàng và sống với đứa con thứ 24- khi đó đã ngoài 60 tuổi. Trong một tài liệu khác có ghi năm 1928 nói rằng ông chỉ kết hôn có 14 lần và có 180 người con cháu chắt chút chít, gồm 11 thế hệ. Theo đó, dù tuổi cao nhưng thị lực của ông Li vẫn rất tốt, hơn nữa móng ở bàn tay phải của ông dài đến nỗì những người đang giữ kỷ lục thế giới hiện nay cũng phải chào thua. Có một diều kỳ lạ mà những người từng thấy ông Li nói rằng sắc mặt của ông không có gì khác so với những người kém ông tới 2 thế kỷ.


Hải Miên
(Tuổi trẻ & Đời sống)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 6020)
Luân hồi là một thể tài rất sinh động và rất được quan tâm đối với con người. Chết rồi sẽ đi về đâu? Tại sao sinh, rồi tái sinh? Có cõi âm hay không? v.v... Đó là những dấu hỏi lơ lửng trong tâm của phần lớn của nhân loại. Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Riêng đối với Phật giáo, luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản, nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sanh tử khổ đau...
28/08/2010(Xem: 5051)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo - Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.
08/08/2010(Xem: 9999)
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.
04/08/2010(Xem: 4204)
Vào ngày 23 tháng 02 năm 2008, Hòa Thượng Thánh Nghiêm có cuộc nói chuyện với đức cha thiên chúa giáo Đơn Quốc Tỉ về quan điểm sinh tử. Hôm nay, Hòa thượng đã xã báo an tường, thu thần thị tịch, để tỏ lòng tưởng niệm đến cố giác linh Ngài, Biên tập viên Minh Bửu đã biên dịch lại cuộc đối thọai này.
04/08/2010(Xem: 5002)
Chết là chủ đề, hầu hết mọi người không muốn nghe, không muốn bàn đến hoặc nghĩ đến. Tại sao như vậy? Và cho dù, chúng ta thích hoặc không thích, thì mỗi chúng sẽ phải chết trong một ngày nào đó. Thậm chí trước khi đối mặt với cái chết của bản thân, chúng ta sẽ đối mặt với những cái chết của người khác ( người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) Chết là điều sẽ xảy ra, là phần của cuộc sống, vì vậy tốt nhất là chúng ta nên đón nhận nó với quan điểm tích cực hơn là sợ hãi và phủ nhận nó. Cuốn sách “ Chuẩn bị cho cái chết và giúp đỡ người chết ” được dịch từ nguyên tác của Sangye Khadro, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cái chết./.
04/08/2010(Xem: 8534)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
04/08/2010(Xem: 4392)
Phật giáo trả lời khẳng định. Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh, trừ các bậc đã giải thoát khỏi sinh tử (các vị A La Hán của tiểu thừa giáo) hay là các bậc đã tự chủ đối với sinh tử (các bậc thánh Bồ Tát của đại thừa), còn thì tất cả đều ở trong vòng sinh tử luân hồi.
04/08/2010(Xem: 5680)
Là con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình. Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là:“vật báu” ) là tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500 bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.
04/08/2010(Xem: 7092)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
04/08/2010(Xem: 7928)
Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh (Near death experience). Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần. Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cấi trống nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có l điều này ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, vẫn thèm khát cái thú vui vật chất nhưng vì không còn thể xác để thỏa mãn nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói. Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đay là một cõi được cấu tạo bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần nên muốn sống một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đay phải biết loại bỏ đi những phần tử nặng trược tích tụ trong kiếp sống ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]