Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Cái chết lâm sàng

23/10/201416:48(Xem: 6104)
7. Cái chết lâm sàng
 

Vén Bức Màn Bên Kia Cõi Chết
Tác giả: Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ

Xuất bản tại Hoa Kỳ 2005

 

---o0o---

 

CÁI CHẾT LÂM SÀNG

 

Ta nên biết rằng, bản thân máu thịt con người bị chết đi, thức A-Lại-Da lúc nào cũng ra khỏi xác cuối cùng sau khi những thức liên hệ (bảy quan năng) với nó hoàn toàn mất khả năng nhận biết. Thời gian thức A-Lại-Da ra khỏi xác chừng mươi phút hay nửa giờ khi con tim ngưng đập được gọi là thân tử ấm. Tuy nhiên thân tử ấm tức thức A-Lại-Da có thể trở lại xác, nếu xác đó có khả năng hồi sinh, tức là chết đi sống lại gọi là cái chết lâm sàng.

Có nhiều câu chuyện về người chết đi sống lại thật thú vị do người chết được sống lại, rồi kể cho các bác sĩ, y tá hay người thân của họ được nghe. Chẳng hạn những câu chuyện sau đây:

 

1.- Một sĩ quan Hải Quân VNCH bị tai nạn được sống lại

Tại Việt Nam, trước 1975, một sĩ quan hải quân bị tai nạn xe hơi trên đường Hai Bà Trưng gần bến Bạch Đằng, được xe cứu thương chở vào bệnh viện Hải Quân. Vừa đem vào bệnh viện, người sĩ quan đã chết. Nhưng các bác sĩ vẫn tìm cách cứu chữa suốt trong nửa giờ thì người sĩ quan sống lại. Sau khi sức khỏe được phục hồi, người sĩ quan kể lại cho các bác sĩ và bạn hữu rằng: ông đang đi xe Honda đến sở thì bỗng nhiên ông thấy ông bay bổng lên cao ở khu vực bệnh viện hải quân, từ đó ông nhìn xuống thấy các bác sĩ đứng chung quanh cái giường mà trên đó có thân ông đang nằm, ông lấy làm thắc mắc. Liền sau đó ông thấy ông hiện hữu trên trần nhà, rồi lại thấy vợ ông, các bạn sĩ quan đứng trong phòng khách nói về chuyện của ông bị tai nạn. Sau đó ông tự nhiên thấy mình bị tối tăm một vài phút, thì ông mở mắt, mới biết là đang ở bệnh viện vì bị tai nạn.

 

2.- Một bà Mỹ bị chết vì tim được sống lại

Một bà già Mỹ bị bệnh tim chết ngất tại bệnh viện, nhưng được các bác sĩ làm hô hấp cấp cứu qua mười phút, bà được sống lại. Sau một tuần lễ, sức khỏe được phục hồi, bà nói với cô y tá:

- Này cô y tá! Trên mặt cái tủ kia có mười một cents (đồng penny) trên đó. Vậy cô bắc ghế đứng lên xem thử có đúng không?

Cô y tá hỏi lại:

- Có chắc như vậy không? Bà nằm đây làm sao bà có thể thấy trên mặt tủ có mười một cents?

Bà già trả lời:

- Trong khi các bác sĩ đang cấp cứu tôi, thì tôi bay lững lờ trên trần nhà, nhìn xuống thấy rõ mọi thứ, trong đó có mười một cents trên mặt tủ mà tôi đã đếm đúng. Tôi còn nghe rõ tiếng của ông bác sĩ trưởng ca nói “Tim đập lại rồi bà sẽ được sống lại.”

Quả thật, sau lời bà già, cô y tá lấy xuống từ mặt nóc tủ đúng mười một cents.

 

3.- Hải bị tai nạn tại Sài Gòn sau 30.4.1975 được sống lại

(Do Thanh Thanh kể lại trong tờ tin tức của Chùa Khánh Anh – Paris. Tôi trích đăng vào đây. Cũng xin nói rõ trạng thái hoạt động của Hải như tỉnh dậy... chạy vội vào nhà tắm... cho đến hết là trạng thái của thân tử ấm của Hải ở bên kia cõi chết. Sau khi sống lại, Hải kể cho bạn nghe).

Hải giật mình tỉnh dậy. Nhìn vội chiếc đồng hồ cũ kỹ trên tường đã được treo ở đây từ lúc anh còn nhỏ, bây giờ đã là 7 giờ 50 tối. Bên ngoài trời đã đen hẳn. Anh không nhớ là anh đã ngủ từ lúc nào nhưng anh có một cảm giác là đã ngủ từ lâu lắm... Sực nhớ lại hôm nay là thứ năm, ngày anh phải đi tập hát, anh cau có:

-Sao mình có thể lơ đãng đến như vậy được nhỉ?

Chạy vội vào nhà tắm, anh rửa qua loa cái mặt rồi phóng tức tốc xuống nhà. Đàng nào thì cũng trễ vì từ nhà anh đến chỗ tập hát cũng mất ít nhất 15 phút, mà ca đoàn thì bắt đầu tập vào lúc 20g00...

Vừa xuống dưới chân cầu thang, anh gặp Hà, em gái duy nhất của anh, mặt xanh như tàu lá chuối, đang hớt ha hớt hải đi vào nhà. Không nhìn thấy anh, nó đi thẳng đến bộ xa lông, ngồi phịch xuống và ... khóc.

Chắc cô cậu lại có chuyện lục đục rồi đây...

Vừa lẩm bẩm, anh bước lại phía Hà, nhìn vào đôi vai của nó đang rung lên theo tiếng nấc, nói nhỏ nhẹ:

- Chuyện gì vậy Hà? Nói cho tao biết được không?

Hà vẫn tiếp tục khóc. Hình như nó không nghe thấy tiếng anh hỏi. Hải bực mình nhắc lại:

- Hà! Mày không nghe tao hỏi à? Chuyện gì vậy?

Nó vẫn im lặng khóc, tiếng khóc bật lên thành từng tràng, uất ức... Anh bước ra cửa, quyết định đi tập hát vì đã quá trễ, và tự nhủ rằng một lát đi tập trở về sẽ hỏi lại một lần nữa xem sao. Hơn nữa, chuyện này cũng không phải lạ lùng gì, vì cứ lâu lâu, chuyện tình của nó lại bị... trục trặc! Mỗi lần như thế, anh lại bị nó hành hạ hơn là... kép chính! Và sau đó chính anh phải đứng ra đóng vai trò hòa giải để nối lại cái tình cảm ban đầu đã kéo dài được hơn hai năm của cô cậu. Vả lại, nó mới 19 tuổi, lâu lâu cũng nên để cho trục trặc một tí cho tình thêm... đẹp!

- Ăn cơm trước đi. Một lát tao về...

Anh nói lớn và bước ra cửa. Các cửa tiệm đã lên đèn. Mỗi nhà tùy theo ngành buôn bán mà trang trí cửa tiệm theo những màu sắc khác nhau. Chỗ thì xanh, chỗ thì đỏ trông thật đẹp. Anh chạy băng qua một con hẻm, trong đó sáng rực đèn của những xe bánh mì, hủ tíu, bán chè... Cái dân Sài Gòn có thói quen ăn vặt về đêm, vì vậy mà những dãy bàn xếp dọc theo lề con hẻm đầy ắp những người ngồi... Tiếng người cười nói cùng với tiếng gọi ơi ới của những anh chạy bàn làm cho cái không khí của con hẻm trở nên nhộn nhịp và sống động...

Đến ngã tư, anh băng vội qua con đường trước mặt. Khi sang được hơn hai phần ba con đường, anh chợt thấy một chiếc Honda phóng tới, bám sát lề để chuẩn bị quẹo. Hải đứng lại để chờ cho họ qua nhưng hình như họ... không thấy, vì chiếc xe cứ phon phon nhắm thẳng anh mà lao đến! Anh lại cố nhấp nhấp cái chân để ra hiệu cho cặp thanh niên trẻ đang ngồi trên xe biết rằng anh có ý định qua trước, nhưng kỳ thật, rõ ràng họ vẫn xâm xâm... tiến! Khi chiếc xe gắn máy chỉ còn cách vài thước, anh lấy hết sức phóng vội vào lề đường. Hú vía! Chiếc xe Honda đi qua không một chút phản ứng, dù chỉ là một cái ngoảnh mặt lại để ngó xem anh có bị cái gì không... Anh hằn học:

-  Du côn thật! Mấy tụi thanh niên dạo này chẳng còn biết luật đi đường là gì nữa...

Đâu đó tiếng nhạc của chiếc đồng hồ treo tường, Hải nhận ra vì tiếng nhạc chuông của nó giống hệt như chiếc đồng hồ trong phòng khách ở nhà. Anh còn biết chắc rằng cái kim dài của nó đang chỉ số 12.

Đúng 8 giờ rồi. Thế nào ổng cũng rầy rà cho mà xem...

Anh tự nhủ. Hải bước nhanh hơn tí nữa với hy vọng rằng sẽ đến sớm hơn được chút nào hay chút đó. Trong ca đoàn, anh thuộc nhóm Basso gồm ba đứa, nghĩa là thuộc nhóm hát trầm vì trời phú cho anh giọng trầm như... vịt đực! Mấy đứa con gái thì phong cho tụi anh có cái giọng ca... thuốc lào của cha xứ! Thế là đâu cũng vào đó ngay, trầm bao nhiêu cũng xuống tới...

Đến cổng nhà thờ, anh gặp ông Trùm Hào đang nói chuyện với ông già Tiến. Hình như họ cũng đang nói chuyện gì đó có vẻ khẩn trương. Anh lễ phép:

- Chào hai bác!

Và cũng…... chẳng đáp lại anh. Kỳ cục thật! Hình như hôm nay không ai muốn nói chuyện với anh cả! Phóng vội tới chân cầu thang, anh thoáng nghe tiếng ông Hào nói:

- Ông đi gọi trong ban hát có mặt ngay bây giờ ở đây nhé. Sau đó tất cả cùng đi đến luôn thể...

Sao ca đoàn già lại tập họp hôm nay vậy cà? Giờ tập hợp của họ là ngày mai kia mà...

Hải tự hỏi, nhưng không tìm ra câu trả lời. Phóng vội lên chiếc cầu thang bằng gỗ, anh leo lên thật nhanh, nhưng cũng thật là nhẹ. Liếc lên chiếc đồng hồ trên tường, anh thấy cái kim phút đã nằm gần ở vị trí số 3...

Trễ mất 15 phút, nhưng tụi nó đang tập bài cũ. Anh thầm nghĩ như vậy. Như vậy cũng không đến nỗi nào...

Hải đi qua phía nhóm Basso của anh. Lạ thật, chẳng có đứa nào. Anh nhủ thầm:

- Tưởng đến trễ, thế mà hai tên kia còn đến sau mình. Đã đời thật!

Khi vào đến chỗ ngồi, anh cũng mới chợt thấy rằng thầy ca trưởng cũng chưa tới! Thằng Phi phải lên tập thế. Nó đang nhắc lại một đoạn mà đám con gái bè Alto hát sai. Vói lên một thằng trong nhóm bè Ténor, anh nói nhỏ:

- Ê, Nghĩa! Thầy Vũ chưa tới hả?

Đúng lúc đó, thằng Phi bắt đầu chuẩn bị cho ca đoàn hát. Nó nói to:

- Ba bè hát cho chắc và đều hơn nhé!

Đúng là nó chưa thấy anh, đại diện duy nhất cho nhóm bè thứ 4 đã có mặt. Hải la lên:

- Ê, Basso có mặt rồi nghe xếp. Tui đây! Hải đây...

Ca đoàn bắt đầu hát. Anh cũng bắt đầu hát, rống lên thì đúng hơn vì anh phải gồng luôn cho hai tên lười kia. Bốn bè của bài hát quen thuộc quyện vào nhau, nghe thật du dương và êm tai. Anh hát thật say mê như chưa bao giờ hát hay như vậy! Đến trang thứ hai, anh giật mình vì đoạn này có khúc Basso phải solo. Vừa hát anh vừa nghĩ:

- Chấp! Một con én cũng làm nên mùa xuân như thường...

Anh đang chuẩn bị đến đoạn solo thì nghe tiếng thằng Phi cất lên:

- Hôm nay không có Basso, thành ra các bạn hát lại từ đầu, bỏ qua đoạn solo của bè 4 và hát tiếp nhé!

- Ê, ê! Tui có mặt rồi đây này!

Anh phản đối. Ca đoàn bắt đầu hát lại. Mặc dù hát theo, nhưng Hải cảm thấy bực mình vì chúng coi anh như pha...

Anh tự nhủ:

- Đến đoạn solo, mình sẽ cho chúng nó thấy là nhóm thuốc lào chỉ cần một người là đủ... Nhưng Hải lại không có dịp để chứng minh cho cái tự hào đó vì ca đoàn thông qua đoạn solo của Basso và hát tiếp! Tức quá, anh không hát nữa và chờ ca đoàn hát xong bài...

Khi ca đoàn vừa hát xong, anh với lên thằng Nghĩa một lần nữa và la vào tai nó:

- Bộ thằng Phi đui hay sao mà không thấy tui ngồi đây, Nghĩa?

Không một chút phản ứng và cũng chẳng trả lời anh, nó cúi xuống ghế và tìm bài hát kế tiếp. Nóng mặt, anh quay sang thằng Phong ngồi cạnh đó:

- Ê! Bộ tụi bây điếc hết rồi hả?

Thằng Phong cũng... không trả lời anh! Nó cầm bài hát kế tiếp để chuẩn bị hát.

- Sao kỳ cục thế này? Bộ không ai nghe tui nói sao?

Anh hét lớn lên khi cơn khó chịu lên đến cực độ. Và cho đến lúc này, anh mới chợt thấy ra rằng chúng nó không nghe tiếng anh la thật! Sợ hãi, anh chạy lên phía trên, đứng trước mặt thằng Phi. Và bây giờ Hải khám phá ra thêm rằng chẳng những họ không nghe anh, mà họ cũng chẳng nhìn thấy anh đang đứng ở đây nữa! Mọi người chuẩn bị hát bài thứ hai...

Thằng Phi lại phất hiệu cho ca đoàn hát. Nó không nhìn thấy anh đang đứng trước mặt, và cả ca đoàn cũng không ai thấy anh thật...

Không giữ được bình tĩnh, anh lại thét lên:

- Trời ơi! Chuyện gì vậy? Nói cho tôi biết với...

Ca đoàn lại bắt đầu hát. Tiếng hét của anh cuộn tròn vào cái âm thanh ba bè của bài hát, lạc điệu và cô đơn...

Chạy bổ ra phía cầu thang, Hải tính lao xuống nhà để vào phòng cha xứ hỏi cho ra lẽ. Nhưng anh đứng khựng lại vì thấy thầy ca trưởng cùng với hai tên trong nhóm Basso đang lững thững đi lên. Cả ca đoàn đang hát bỗng im bặt, tất cả đều quay đầu về phía anh, đúng hơn về phía cầu thang, đăm chiêu chờ thầy ca trưởng đi tới như đang ngóng chờ một tin dữ nào đó. Anh vẫn đứng yên lặng ở cầu thang, nghe giọng thầy run run cất lên:

- Mong các bạn thật bình tĩnh vì cơn buồn nào rồi cũng sẽ phôi pha...

Nghỉ một giây lát, thầy tiếp:

- Đúng như cô Hà vừa chạy đến báo hồi nãy, anh Hải Basso vừa qua đời lúc khoảng 8 giờ tối...

 

            4.- George Ritchie sống lại

(Phỏng theo lời người đọc sạch kể lại)

George Ritchie bị động viên vào quân đội Hoa Kỳ trong thời đại chiến thứ nhất 1914-1918 đang bùng nổ tại Âu Châu ác liệt. Đang thụ huấn quân sự tại căn cứ Camp Barkeley thuộc tiểu bang Texas, ông được chỉ định đi học ngành thuốc vì nhu cầu nhân sự cho ngành quân y. Trong lúc chuẩn bị hành trang vào trường đại học ở Virginia, Ritchie bị bệnh sưng phổi cấp tính đột xuất, ông được đưa vào trạm xá quân đội trong căn cứ để chữa trị, nhưng vì chứng bệnh trầm trọng và hơn nữa thời đó thần dược Penicilline chưa được bào chế, nên một đêm nọ cơn đau đã làm cho ông lên cơn thở hơi một. Các y tá xét thấy bệnh ông càng ngày càng nguy kịch, báo cáo cho bác sĩ trưởng quân y biết. Bác sĩ đến và đặt ống nghe vào lồng ngực của ông, chỉ vài giây đã nghe tim ông đập chậm và nhẹ dần. Sau đó ông đã tắt thở. Bác sĩ tuyên bố Ritchie đã chết và lệnh cho các y tá trực lo làm thủ tục khai tử. Sau khi làm xong thủ tục chừng mười phút, người y tá trở lại phòng, đã phát hiện có dấu hiệu hồi sinh ở Ritchie vì vị trí của bàn tay thay đổi so với lúc trước. Người y tá liền đặt tay vào mũi Ritchie và lồng ngực, thấy có hơi thở và nhịp tim đập trở lại. Sau đó Ritchie được các bác sĩ tiếp tục chữa trị. Đến 10 năm sau, Ritchie đã trở thành bác sĩ khoa tâm thần. Ông đã xuất bản một cuốn sách với nhan đề Return From Tomorrow (Trở Về Ngày Mai). Trong sách ông đã kể hết mọi chi tiết về các cảnh, người kỳ lạ ở bên kia thế giới sau khi ông chết và được thấy và giao tiếp. Ông kể rằng:

Vào khoảng nửa khuya ông cảm thấy mình đang ở trong căn phòng nhỏ, ông nhớ sực phải nhập trường vào ngày mai đúng giờ bằng chuyến xe buýt, nên vội đi tìm quần áo để thu xếp vào ba lô. Ông lục loại khắp nơi không tìm ra quần áo và ba lô đâu cả, bèn vội đến giường để xem có hay không. Ritchie đến với chủ đích đi tìm quần áo nhưng lại thấy một người đàn ông với mái tóc nâu hớt ngắn đang nằm  phủ mền lấp mặt. Ritchie chẳng thèm để ý người nằm đó là ai. Tìm không thấy các thứ, Ritchie bực mình bước ra phòng. Ritchie đang đi trong hành lang thấy một trung sĩ đi đối diện với mình, Ritchie liền cất tiếng nhờ người trung sĩ tìm hộ giùm quần áo, chẳng những trung sĩ không trả lời mà còn đi xô tới như không thấy Ritchie, làm cho Ritchie phải lách người qua một bên. Tâm tư của Ritchie đang đổ dồn cho việc nhập trường nên băn khoăn lo lắng. Ý thức tư duy đã làm cho thân hình Ritchie tự nhiên bay bổng lên cao và ra khỏi căn cứ, tiến nhanh về trường Richmond. Từ trên cao Ritchie nhìn xuống thấy một con sông rộng và dài, trên nó là một cây cầu vắt ngang, gần bên kia bờ có một thành phố nhỏ. Những cảnh này đối với Ritchie chưa một lần quen biết. Tư tưởng đang thắc mắc đây là chốn nào, tức thì thân hình Ritchie có mặt tại hai con đường phố song song nhau. Ritchie đứng đó và nhìn quanh. Từ xa Ritchie thấy có ánh sáng lấp lánh từ các bảng hiệu của các hiệu buôn chiếu lại. Ritchie tiến lại gần. Ritchie nhìn thấy rõ bảng hiệu của hãng bia Pabst Blue Ribbon và một bảng đề chữ Café. Không nhìn vào các bảng hiệu nữa, quay lưng bước đi, Ritchie thấy có người đàn ông từ xa đi lại. Đến gần, Ritchie hỏi với lời lẽ lịch sự:

- Vui lòng cho tôi biết nơi đây là đâu?

Nhưng người đàn ông kia cứ lầm lũi mà đi, không trả lời, như câm, như điếc. Ritchie tưởng ông ta chưa nghe rõ, lại tiến bước tới một bên đến nỗi Ritchie thấy rõ sợi râu còn sót trên má ông ấy chưa cạo, cất tiếng hỏi lần nữa. Vừa hỏi vừa đưa bàn tay của mình vỗ mạnh lên vai người kia. Lần này Ritchie lấy làm ngạc nhiên hơn lần trước là bàn tay của mình đập vào khoảng không, và người đàn ông ấy vẫn câm như hến, cứ bước đi tự nhiên không nghe thấy gì. Ritchie bỏ đi, lại thấy một người khác, Ritchie hỏi lại thử lần nữa, sự câm điếc vẫn tái diễn. Sự không trả lời làm cho Ritchie cảm thấy mình ở trong trạng thái cô đơn, bèn ý nghĩ là về lại quân trường. Vừa nghĩ trở về, Ritchie cảm biết mình đã chết vì trong khi hàng ngàn binh lính đang an giấc, còn mình lang thang đi khắp nơi. Biết mình đã chết, Ritchie cố sức đi tìm xác mình để hồi sinh, nhưng trong đêm tối và hàng ngàn khóa sinh làm sao tìm ra xác mình. Nhưng Ritchie nhớ lại là nơi bàn tay trái mình có đeo một chiếc nhẫn Gamma Delta, từ đó Ritchie đi tìm, cuối cùng nhận ra xác mình, nhưng khổ thay Ritchie không có cách nào lật ra cái tấm vải trắng để nhập xác, nên ngồi thừ ra đó trong trạng thái tâm tư buồn bã. Đang ngồi trong căn phòng với ánh sáng lờ mờ của một độ sáng ở bóng đèn 15 watt thì bỗng nhiên căn phòng đã phát lên một thứ ánh sáng vô cùng rực rỡ, thứ ánh sáng như cả ngàn watt. Từ trong ánh sáng có một người mà thân hình họ cũng sáng trong như pha lê, người ấy đến gần Ritchie. Ritchie nhìn và tự nhiên thấy mình có một niềm an lạc vui tươi lạ thường, mặc dù chưa bao giờ quen biết với họ, nhưng vẫn cảm thấy họ cho mình những tình thương tràn ngập tự bao giờ. Ritchie được người ánh sáng dẫn cho đi thăm các cảnh lạ lùng và kỳ diệu mà Ritchie chưa bao giờ được thấy trước đây. Có lúc dừng lại bên cạnh người ánh sáng, Ritchie tự nhiên thấy lại toàn bộ cả cuộc đời mình trước đây. Sự thấy lại này hình như do một năng lực xuất ra từ người ánh sáng cho Ritchie được thấy. Niềm an vui và cảnh vật kỳ lạ đó làm cho Ritchie không còn có ý nghĩ hồi sinh trở lại trần gian. Đang có ý nghĩ không muốn hồi sinh, tự nhiên bốn bức tường chung quanh dần dần khép kín lại, Ritchie không còn nhận ra căn phòng cũ. Sau đó Ritchie rơi vào trạng thái mù mờ huyền ảo đen tối. Mãi ba ngày sau Ritchie mới tỉnh hẳn lại bình thường. Thời gian trôi qua, rồi có một lần Ritchie đi qua thành phố Vicksburgh của tiểu bang Mississipi, Ritchie thấy lại các bảng hiệu quen thuộc mà trong lúc thân tử ấm của Ritchie lang thang qua đó vào trong đêm Ritchie tắt thở. Chính nơi đây là lúc Ritchie từ cao đáp xuống, gặp người và tỏ lời thăm hỏi.

 

5.- Bà Trợ sống lại

(Viết lại lời kể của cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh đã kể cho Phật tử nghe tại chùa Tỉnh hội Nha Trang năm 1953 trong buổi thuyết pháp với đề tài “Nghiệp lực và con đường tái sinh vào các cõi”.)

Bà cụ Trợ ở Diên Khánh (thành Nha Trang). Bà kể rằng: Vào năm 1948, mùa thu năm ấy gia đình bà tản cư lánh giặc Pháp vào rừng Suối Dầu. Ở nơi núi rừng bà bị bệnh nặng gần cả tháng, dù ở rừng cũng có thầy thuốc Nam đến xem mạch hốt thuốc, nhưng vì thuốc Nam không đủ mạnh nên cơ thể bà yếu dần không còn sức. Một hôm bà bị mệt và ngất đi, bà không còn hay biết gì chung quanh. Giây phút không hay biết, chính là lúc bà đã tắt thở. Trong những ngày đang bệnh, ý thức của bà tư duy suy nghĩ, tưởng nhớ đến người em trai của bà đang là lính Vệ Quốc Quân của chính phủ Việt Minh. Trong giờ phút bà không còn cảm thấy đau đớn, bà bước xuống giường đi ngay ra đèo Cả để thăm hỏi em bà đang đóng quân ở ngoài đó. Trong lúc đang bệnh, bà không biết là em bà đóng quân ở đèo Cả, chỉ biết rằng anh ấy đã nhập bộ đội Việt Minh, nhưng bà ta đến trực chỉ nơi anh ấy đang ngồi trong một hốc đá tay ôm súng, người có đeo lá cây rừng, mặt hướng ra biển, mũi súng chĩa lên trời. Bà đến thấy em trai bà đang ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với quân thù. Bà đứng bên em và cất lời nửa hỏi thăm, nửa giận hờn trách móc. Bà nói:

- Ê, tại sao tao bệnh mà mày không về thăm tao. Mày ở đây làm gì, ăn uống ra sao? Thôi hãy đứng dậy đi về!

Bà vừa nói, tay vừa nắm lấy cầu vai áo lính anh ấy kéo xách lên. Nhưng anh ấy vẫn ngồi yên không trả lời, không động tĩnh gì cả. Bà liền tức giận nói:

- Ê, tại sao tao hỏi mày mà mày làm thinh không trả lời?

Lúc đó bà thấy tay phải của bà nắm cầu vai áo mà không thấy có sự chạm xúc, bà tưởng là chưa va chạm, nên bà ý định thò tay kéo lần nữa. Trong khi ý định lần nữa, thì tai bà nghe có tiếng máy bay ù ù ở về hướng biển Đông. Bà quay mặt nhìn thấy chiếc máy bay đen thui đang bay về hướng đèo Cả, bà hoảng sợ. Trong cơn hoảng sợ bà phát ra ý nghĩ là chạy về nhà. Sau ý nghĩ về lại nhà, bà đã có mặt tại cái sân đất trước ngôi nhà tranh nho nhỏ ẩn mình dưới lùm cây rừng. Nơi đây bà thấy một số người hàng xóm, tâm tư bà lấy làm lạ, tự hỏi: “Ê, hôm nay nhà có việc gì mà bà con đến?” Đang nghĩ, bà bước vào trong nhà, bà thấy đứa con gái của bà ngồi bên giường khóc, mà trên giường có một người nằm được phủ kín cái mền đen. Bà buột miệng liền hỏi con gái bà:

- Tại sao con khóc, nhà có ai chết đâu mà khóc?

Đang hỏi con mình thì bà nghe có tiếng quen thuộc từ ngoài đi vào, bà quay mặt ra, ông thầy thuốc Nam cũng vừa chạm mặt bà mà không có sự va chạm nào, bà liền né qua một bên. Chưa kịp hỏi ông thầy thuốc, bà đã nghe ông thầy thuốc Nam nói với ông Trợ, chồng bà, rằng:

- Tôi hốt cho chị thang thuốc hôm qua là thang thuốc có các vị để tăng sức và làm cho ăn được, nhưng số mệnh của chị như vậy, làm sao hơn!

Vừa nói, ông vừa tiến gần nơi xác bà. Ông giở mền ra để tỏ lòng thương tiếc.

Bà vừa thấy mặt của bà, tâm tư của bà hoảng lên, từ đó bà không còn biết gì nữa, thấy mình đang ở vào một cảnh tối tăm.

Sau khi ông thầy thuốc giở mền ra xem rồi đậy lại, vị trí nằm của bà thay đổi. Từ đó người nhà của bà đã phát hiện bà sống lại.

Được sống lại, bà sống với con cái gần mười năm rồi mới chết thật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2017(Xem: 6255)
Những cái chết tức tưởi của thời nay
06/03/2017(Xem: 8056)
Ba thân Trung ấm: Thượng, Trung, Hạ đều có cùng một hình tướng bằng một đứa bé lên bảy tuổi như Đại Trí Độ Luận đã nói. Phải nói đây là sự bình đẳng về mặt tinh thần, không có sự sai biệt về giai cấp vật chất như lúc thân người còn sống trên cõi Trần. Lúc sống, có người bị mù lòa, câm điếc, tàn tật, ngớ ngẩn, lớn con, cao, thấp, đẹp người hay xấu xí..., kể cả giàu, nghèo, chức cao phận lớn, vua, quan, hay thứ dân hèn mọn... Đến khi chết, ai cũng đều có cùng một thân Trung ấm đồng cỡ như nhau ở bên kia cõi chết. Cũng vì từ tâm thức có sự sai biệt đó mà có ra thân tướng vật chất con người khác nhau, địa vị khác nhau. Từ đó thân Trung ấm cũng phải có thứ bậc cao, thấp. Sự khác biệt này đúng theo định luật nhân quả mà ánh sáng và bóng tối là biểu tượng đích thực. Đúng là đèn nhà ai nấy sáng nếu tự th
28/02/2017(Xem: 12863)
Đó là câu chuyện về Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche qua đời năm 2001. Có nhiều chuyện kỳ lạ trở thành mầu nhiệm sau khi Ngài ra đi.
01/02/2017(Xem: 16621)
Thuyết linh do Hòa Thượng Thích Phước Trí, Phó Ban Nghi Lễ Trung Ương – Trụ trì chùa Vạn Phước, Q.11 và chùa Pháp Vân, Q. Tân Phú thuyết linh tại chùa Thiền Lâm Q6, trong buổi lễ trai đàn chẩn tế nhân tuần chung thất... Ngày 19/08 AL
18/07/2016(Xem: 28809)
Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pali, nguyên tác Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi, bản Việt dịch của Giáo Sư Trần Như Mai
01/07/2016(Xem: 6809)
Chân dung khoa học gia 17 tuổi của NASA
22/06/2016(Xem: 8853)
Một nhà tang lễ ở Ontario, Canada đã thực hiện việc hóa lỏng xác chết và đổ vào hệ thống cống rãnh. Trước khi bạn hoảng hốt vì những điều mình vừa đọc, xin thưa rằng, chuyện đó hợp pháp! Nhà tang lễ có tên Aquagreen Dispositions có giấy phép để "hỏa táng không lửa khói" xác những con thú cưng theo cách này, và bây giờ vừa được cấp một giấy phép khác để dùng hóa chất hóa lỏng thi thể con người – một phương thức dùng năng lượng hiệu quả hơn là hỏa táng. Và không chỉ dừng ở đó, còn nhiều cách tuy thân thiện với môi trường, nhưng nói ra có vẻ kỳ quặc khác, để làm một thi thể người… biến mất sau khi chết.
31/05/2016(Xem: 21002)
Chuyện xảy ra ở Việt Nam, nhưng lại bắt đầu từ bên Mỹ. Số là, vào khoảng thời gian năm 1956, có một kỹ sư Hoa Kỳ tên là Frank M.Balk. Chàng kỹ sư này suốt đời chẳng biết gì về cái xứ bé nhỏ xa xôi tận vùng Đông Nam Á tên gọi là Việt Nam cả.
07/04/2016(Xem: 12299)
On Wednesday, 6 April 2016, Senior Venerable Thich Nguyen Tang, the Abbot of Quang Duc Monastery in Fawkner, Victoria and also a Deputy-Secretary of The Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia-New Zealand, visited this wonderful, beautiful and first Buddhist Garden at Cemetery in South Australia. Senior Venerale Tang offer his congratulation to Mr Robert Pitt, CEO of Adelaide Cemeteries Authority, that " I am happy to be here today, Thank you and congratulation for your wonderful job, your effort and your contributions this will be remained and appreciated by our Buddhist communities around Adelaide like Australian, Thai, Cambodia, Myanmar Srilanka, Tibet, Vietnam...I am happy to see your project complete so quickly". Two years ago, Senior Venerable has been invited here by Mr Robert Pitt to talk about the Buddhist funeral and relics after cremation, after that he advised Mr Robert Pitt should build a Buddhist Garden for Buddhist followers around South Australia. He said
03/04/2016(Xem: 12709)
Một sai sót xảy ra trong một lễ tang của một Phật tử VN tại Adelaide Nam Úc, nhân viên nghĩa trang Enfiled đã xay nhuyễn phần tro cốt của người quá vãng trước khi gia đình muốn xem phần tro cốt có lưu xá lợi hay không, đây là 1 bài học nhớ đời cho nhân viên nghĩa trang, chính vì sai sót này, Ban giám đốc nghĩa trang, ông Robert Pitt, đã làm việc với gia đình tang quyển, xin lỗi và an ủi (Kim Thoa, Hoàng Lan, cùng với sự cố vấn của TT Nguyên Tạng, ĐĐ Viên Trí) cuồi cùng đã dẫn đến một kết quả có hậu, đó là thiết lập một khu Nghĩa Trang Phật Giáo đầu tiên ở Nam Úc cho tôn giáo cổ xưa này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]