Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự tử là sự thất bại của cả Sống và Chết

16/12/201311:33(Xem: 7972)
Tự tử là sự thất bại của cả Sống và Chết

minh_hoa_quang_duc (33)Tự tử

là sự thất bại của cả Sống và Chết


Chết là một sự khởi đầu. Nó là con đường đưa đến một sự khởi đầu mới. Nó là buổi bình minh của những cơ hội mới để ta được hưởng những thành quả mà đã vun trồng, phù hợp với quy luật Nhân Quả Tự nhiên. Trong khi Bánh xe Nghiệp vẫn không ngừng quay, luật Luân hồn Sinh tử vẫn luôn vận hành, ảnh hưởng của nó sau khi chết sâu rộng và trực tiếp hơn nhiều, với khi còn sống. 

Vì đơn giản khi vừa sinh ra, rồi lớn lên, con người đã bị lập trình theo biết bao nhiêu quy định: gia đình, nhà trường, xã hội và tôn giáo,... rồi được vận hành bên trông cấu trúc vật lý là thân xác. Biết bao nhiêu gò bó. Biết bao nhiêu kiềm toả. Khi đã chết, Tâm thức thoát khỏi thân xác, thoát khỏi những quy định, thoát khỏi những ràng buộc của đạo đức, của tín ngưỡng, của những tổ chức tôn giáo. Tâm thức sẽ vận hành theo cách của nó. Tự do rất nhiều. Chủ động rất nhiều. Sáng tạo rất nhiều. Điều duy nhất điều kiện hoá Tâm thức là những thói quen mà con người đã gieo vào dòng Tâm thức.

Chcon người ngu xun, vôminh mi tbCuc sng. Hđãđồng nht bn thca mình vi Vt cht, đồng nht bn thca mình vi thân thđồng nht bn thca mình vi suy nghĩđồng nht bn thca mình vi cm xúc,... Khi mt trong nhng cáđóbtn thưong, khi mt vài thtrong nhng cáđóbtn thương, khi tt cnhng cáđóbtn thương; hkhông chđựng được vàđãngu xun từ chi cuc sng.

1. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ; được tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776; đã truyền cảm hứng cho nhiều bài phát biểu nổi tiếng khác như của Martin Luther King Jr. và Abraham Lincoln; cũng đã ảnh hưởng đến nhiều tuyên ngôn độc lập của các nước khác như Việt Nam và Zimbabwe. Trong Bản Tuyên ngôn có đoạn viết nổi tiếng: "... Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc..."

Đó là tư tưởng chính của Bản Tuyên ngôn, được dựa trên tư tưởng của John Locke, triết gia người Anh, thế kỷ 16. Theo John Locke, quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyđược sng, sng tự do vàsng hnh phúc. Chính tư tưởng này đã tạo nên sức sống mãnh liệt cho Bản Tuyên ngôn, cho cả quốc gia giàu có và hùng mạnh, Hoa kỳ. Nhưng John Locke, ông ta và những người đại diên của 13 thuộc địa Bắc Mỹ khi tham gia viết Bản tuyên ngôn này, rồi cũng như các Lãnh tụ của Việt Nam, Zimbabwe và rất, rất nhiều người khác, họ đã bỏ quên một quyền khác. Đólàquyđược chết, chết an bình vàchết hlcHọ đã bỏ lỡCái quyền này không kém phần quan trọng hơn cái quyền kia. Nếu bạn đi vào trong, nếu bạn không tư duy nữa, nếu bạn bắt đầu đi vào con đường tìm kiếm... thì dường như cái chết lại có nhiều màu sắc sinh động hơn, đa diện hơn cuộc sống. Vì đơn giản: Sống và Chết là hai mặt của đồng tiền; là một cặp Nhị nguyên. Ttlàstht bi ca cả Sng vàChết.

2. Tôi không coi tự tử là một tội ác. Nhưng tôi chống lại tự tử. Chống lại tự tử vì sự ngu xuẩn, vì sự vô tích sự của nó. Tự tử là vô dụng. Tự tử là vô minh. Điều đầu tiên: Tự tử là thất bại của cuộc sống. Cuộc sống của một con người, là món quà của Vũ trụ, món quà của Tự nhiên, món quà của Thượng đế trao tặng. Nó quý giá vô cùng. Tại sao lại từ bỏ nó. Chỉ con người ngu xuẩn, vô minh mới từ bỏ nó, từ bỏ Cuộc sống. Họ đã đồng nhất bản thể của mình với Vật chất, đồng nhất bản thể của mình với thân thể, đồng nhất bản thể của mình với suy nghĩ, đồng nhất bản thể của mình với cảm xúc,... Khi một trong những cái đó bị tổn thưong, khi một vài thứ trong những cái đó bị tổn thương, khi tất cả những cái đó bị tổn thương; họ không chịu đựng được và đã ngu xuẩn từ chối cuộc sống. Họ nhẩy từ trên núi xuống, họ nhẩy từ những nóc toà nhà cao tầng xuống, họ uống thuốc độc, họ tự mổ bụng... có cả vạn lần cách thức mà họ tự tử. Không có cách thức nào đi tới cái chết có thể coi là đẹp, trong những cách thức đó. Tự tử chỉ là sản phẩm của một cuộc sống thất bại; và thất bại trong cách nó đi tới cái chết.

Hãy bắt đầu về một câu chuyện về cuộc đời của một người võ sỹ samurai chân chính cuối cùng, Saigō Takamori. Saigō Takamori (Takanaga, 23/1/1828 - 24/9/1877) là một trong những samurai giàu ảnh hưởng nhất trong lịch sử Nhật bản. Ông sống vào cuối thời Edo, đầu thời Minh Trị. Huyền thoại nói rằng, để kết thúc cuộc đời, ông đã thực hành nghi lễ seppuku (mổ bụng tự sát) sau khi bị thương. Ông đã từng đảm nhận nhiệm vụ chỉ huy quân đội Satsuma đóng tại Kyoto. Trong cuộc chiến Boshin, Saigō chỉ huy quân đội Thiên hoàng trong trận Toba-Fushimi, và dẫn quân đội Thiên hoàng tiến đến Edo, nơi ông chấp nhận sự đầu hàng của thành Edo từ Katsu Kaishu. 

Dưới triều Minh Trị, Saigō vẫn giữ vai trò trọng yếu, và sự đóng góp của ông là rất cần thiết trong việc phế phiên, lập huyện và thành lập quân đội theo nghĩa vụ. Ông chủ trương rằng Nhật Bản nên khai chiến với Triều Tiên, nhưng gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của các lãnh đạo khác. Ông từ bỏ mọi vị trí trong chính quyền của mình và trở về quê nhà Kagoshima. Rồi, không lâu sau đó, một học viện quân sự tư nhân được thành lập ở Kagoshima cho các võ sĩ samurai trung thành cũng đã từ bỏ vị trí của mình để đi theo ông từ kinh đô Tōkyō. Những võ sĩ bất mãn này dần thống trị chính quyền Kagoshima. Lo sợ một cuộc nổi loạn, triều đình cử một tàu chiến đến Kagoshima để dỡ vũ khí từ kho súng Kagoshima. Thật mỉa mai, chính hành động này đã khai mào cho các vụ giao chiến công khai. Hốt hoảng vì cuộc nổi loạn này, Saigō bị thuyết phục miễn cưỡng lãnh đạo cuộc nổi dậy Satsuma chống lại triều đình trung ương (Chiến tranh Tây Nam).

Cuộc nổi dậy bị đè bẹp sau vài tháng bởi Lục quân Đế quốc Nhật Bản, một đội quân đông đảo bao gồm 300.000 sĩ quan samurai và binh lính nghĩa vụ và hiện đại hơn về vũ khí. Kết thúc cuộc nội chiến, kết thúc một cuộc đời nhiều ảnh hưởng, để lại cho hậu thế nhiều huyền thoại. Theo tài liệu từ những thuộc hạ (của ông) nói rằng ông đã đứng thẳng mà thực hiện seppuku (mổ bụng tự sát) sau khi bị thương. Ông ấy đã thực hành một nghi lễ đi đến cái chết của các samurai. Có phải vì cuộc đời nhiều ảnh hưởng, nhiều huyền thoại hay vì hành vi seppuku mà ông đã trở thành người võ sỹ samurai chân chính cuối cùng? Seppuku hay Harakiri có nghĩa là tự mổ bụng, một nghi thức xưa của các samurai Nhật bản. Nghi thức bắt đầu, người samurai được tắm rửa, mặc áo dài trắng, ăn thức ăn khoái khẩu. 

Anh ta ăn mặc theo lễ nghi với cây kiếm đặt trước mặt; ngồi trên những tấm vải đặc biệt, dụng cụ thực hiện nghi thức mổ bụng được đặt trên một cái đĩa. Anh ta còn chuẩn bị cho cái chết của mình bằng cách viết một bài thơ từ thế cú. Hỗ trợ anh ta, có một người kaishakunin, hay giới tá nhân, người sẽ chém đầu người samurai đã mổ bụng sau khi anh ta đã thực hiện xong nghi lễ sepukku; đứng cạnh bên. Người samurai sẽ cởi áo kimono, lấy thanh kiếm ngắn wakizashi hay con dao (tantō) và đâm vào bụng, cắt theo một đường từ trái sang phải. Người kaishakunin sẽ thực hiện daki-kubi, đó là một nhát chém gần như đứt hẳn đầu của người Samurai. 

Do đây là một kĩ thuật đòi hỏi sự chính xác cao, nên người làm việc này thường là 1 kiếm sĩ lão luyện. Thường 1 nhát chém hoàn hảo theo đúng nghi thức sẽ được thực hiện ngay sau khi thanh dao vừa ngập vào ổ bụng của người Samurai. Thường, một samurai sẽ tự mổ bụng tuẫn tiết khi bị thất thủ hoặc khi chủ bị chết để tránh bị rơi vào tay quân thù và bị làm nhục. Mổ bụng tự sát đã được tôn trọng như một phương tiện để chuộc tội cho sự thất bại hoặc là một hình thức phản đối.

Có hai vấn đề ở đây. Thứ nhất nếu không có sự kiện thất bại, sẽ không có mổ bụng tự sát. Thất bại mới phản đối. Thất bại mới mổ gụng tự sát. Thứ hai, đó là vấn đề danh dự! Tôi nói là danh dự. Bạn nói là danh dự. Tất cả chúng ta đều nói là danh dự. Nó đúng là danh dự. (Vì ngay tại thời điểm này, và trong toàn bộ lịch sử loài người, và cả những thời gian sau này còn có rất nhiều, rất nhiều những con người không có danh dự. Họ cố gắng níu bám vào vật chất, níu bám vào quyền lực, níu bám vào chức quyền, làm cả những điều vô xỉ, chúng ta không nói đến những con người này.) Danh dự, đáng tôn vinh lắm chứ! Nhưng danh dự nó thực sự chỉ là bề mặt. Bản ngã, cái tôi đã được đánh bóng lên, dưới bề mặt của danh dư. Bản ngã, cái tôi đã được làm sáng lên sau hành vi Seppuku. Sự loé sáng của bản ngã, của cái tôi sau hành vi seppuku như một sự an ủi nhiều hơn! Nó chỉ là vậy thôi. Một niềm an ủi cho danh dự bị tổn thương.

Câu chuyện thứ hai, là chuyện tình nổi tiếng trong vở kịch của William Shakespeare, Romeo và Juliet. Vở kịch được viết vào khoảng 1594-1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn, kể về một mối tình oan trái, xảy ra tại thành Verona, nước Ý, thời Trung Cổ. Hai dòng họ Montague và Capulet có mối hận thù lâu đời. Romeo, con trai họ Montague và Juliet, con gái họ Capulet đã yêu nhau say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc tổ chức tại nhà Capulet. Do là dạ tiệc hoá trang nên Romeo mới có thể trà trộn vào trong đó. Đôi trai gái này đã bí mật đến nhà thờ nhờ tu sĩ Laurence làm lễ cưới. Sau đó đã xảy ra một sự việc: do xung khắc, anh họ của Juliet là Tybalt đã giết chết người bạn rất thân của Romeo là Mercutio. Để trả thù cho bạn, Romeo đã đâm chết Tybalt. Mối thù giữa hai dòng họ trở nên sâu sắc hơn. Vì tội giết người nên Romeo bị trục xuất khỏi Verona và bị đi đày biệt xứ. 

Tưởng như mối tình của Romeo và Juliet bị tan vỡ khi Romeo đi đày. Juliet bị cha mẹ ép gả cho bá tước Paris. Juliet cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Laurence. Tu sĩ cho nàng uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết, thuốc có tác dụng trong vòng 24 tiếng. Tu sĩ sẽ báo cho Romeo đến hầm mộ cứu nàng trốn khỏi thành Verona. Đám cưới giữa Juliet và Paris trở thành đám tang. Xác Juliet được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa kịp báo cho Romeo, thì từ chỗ bị lưu đày nghe tin Juliet chết, Romeo đau đớn trốn về Verona. Trên đường về chàng kịp mua một liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại nghĩa địa, gặp Paris đến viếng Juliet, Romeo đâm chết Paris rồi uống thuốc độc tự tử, đi theo người tình. Romeo vừa gục xuống thì thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Romeo bên cạnh đã tuyệt vọng, Juliet rút dao tự vẫn.

Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Bên xác hai người, hai dòng họ đã quên mối thù truyền kiếp và bắt tay nhau đoàn tụ, nhưng câu chuyện tình yêu ấy vẫn mãi sẽ là nỗi đau rất lớn trong lòng những người biết đến họ. Sự thức tỉnh của hai dòng họ Montague và Capulet không phải đến từ cái chết của Romeo và Juliet, không phải đến từ hành vị tự tử của đôi bạn trẻ này. Cái chết vô minh không thể tạo nên kết quả đẹp. Romeo và Juliet không chết, sẽ còn nhiều cái chết khác xảy ra, và hai dòng họ này vẫn cứ thù oán nhau. Đừng nhầm lẫn. Đấy là nỗi đau. Đấy là sự ô nhục. Romeo chết và Paris cũng chết!

Sự thức tỉnh đến từ Tinh yêu thuần khiết của đôi bạn trẻ. Tình yêu đẹp đó không liên quan gì tới hận thù. Đáng nhẽ ra đôi bạn trẻ phải tận hưởng hạnh phúc của mình. Nhưng rồi họ đã không được nhận. Họ đã phải chết bên nhau. Shakespeare đã cho họ chết bên xác nhau. Hai dòng họ thức tỉnh, xoá bỏ hận thù để những Tình yêu đơm hoa kết trái. Vị Phật đã toả hương trong lòng họ. Vị Phật đã đến từ Tình yêu. Tự tử chả có gì liên quan! Xin đừng nhầm lẫn.

3. Tôi chống lại tự tử còn vì cách nó đi tới cái chết. Trong cuốn sách The Tibetan book of Living and Dying, được dịch giả Trí Hải dịch ra tiếng Việt với tựa đề Tạng thư Sinh Tử, Lama Sogyal Rinpoche đã kể về nhiều cái chết của các vị Lama. Một trong số đó là cái chết của Lama Tseten, như sau: "Cái chết ca Lama Tseten làmt bài hc sng động. Ông làthày ca bàKhandro Tsering Chodron, người "v" tâm linh ca thày tôi... Ông tui ngoài lc tun, khngười khácao vàtóđãhoa râm. Ông luôn tora mt mt strìu mến thân thương không chút gng gượng. Ông làmt Thin gitu luyn cao, chcbên cnh ông cũng đem li cho tôi mt cm giác thanh bình vàtrong sáng...

"Ông đãchết mt cách phi phàm. Mc dùcómt tu vin gđây, ông không chu ti, bo rng, không muđểli cho người ta mt cái xác phi thu dn. Bi thếchúng tôi dng lu tri thành vòng tròn nhưthường l. Khandro săn sóc cho ông. Chcótôi vàbàcómt trong lu công, khi ông ct tiếng kêo bàsang. Ông nói nhnhàng vi Khandro: Này con, điđóchun bxy ra. Ta không còn gìđể khuyên bo con thêm na. Con rt tt, ta ly làm hoan hvcon. "BàKhandro chy ra khi lu, nhưng ông nm tay áo bàli, nói: Con đđâu. Bànói: Con đi gi Rinpoche. Ông mm cười: Chlàm phiông y, không cn thiết. Ông đưa mt nhìn lên tri ri chết. Khandro ri khi tay ông vàchy vi ra gi thày tôi.

"Tôi ngi bđộng, kinh ngc khi thy mt ngườđối mt vi cái chết vi tháđộbình thn... Khandro đãđi mi thày tôi, Jamyang Khyentse. Tôi không sao quêđược lúông khôm lưng đểbước vào căn lu. Ông nhìn Lama Tseten, ri nhìn sâu vàđôi mt vàbđầu khúc khích cười. Ông bo: Lagen (Lama giàđừng cótrong trng tháđó. Bây gitôi mi hiu rng, thày tôđãnhìn thy Lama Tsetenđang thc hin mt hành vi Thiđịnh đặc biđểhoàhp Bn cht ca Tâm vàKhông gian ca Thc ti. Trng tháđósđược duy trìnhiu ngày cho đên khi ông y chết hn. Ông nói tiếp: Ông biết chứ Lagen, nếông nhđịnh này, thìđôi khi cóvài chướng ngi cóthphát sinh. Nào, ta shướng dông. "Sng st, tôi quan sát nhng gìxy ra kếtiếp, vànếu không phi chính mt mình trông thy, thìtôi skhông bao gitin. Lama Tseten sông li. Ri thày tôi ngi bên cnh ông, hướng dn cách thông đi vào cõi chết...

"Cái chết ca Samten (mt nhàsưTây tng khác, Minh Đạt chúthích) đãdy cho tôi mđích ca sự tu hành; cái chết ca Lama Tseten cho tôi thy rng, nhng hành githuc tm cnhưông lúc sinh thi vn du nhng khnăng kdiu, vàđôi khi chbày tchúng mt ln màthôi, vào lúc chết. Mc dùcòn béxíu, khi đó, nhưng tôi cũng hiu rng, cómt slhasc nhau rõrt giũa cái chết ca Samten vàca Lama Tseten. Đólàskhác nhau gia cái chết ca mt thày tu ttếcóhành trìlúc sinh thi, vàcái chết ca mt hành gicóni chng Tâm linh sâu xa hơn nhiu. Samten đãchết mt cái chết bình thường vàchết trong đau đớn, nhưng vi sbình an cđức tin; còn cái chết ca Lama Tseten làmt sthi trin thn thông ca slàm chTâý."

Một tác phẩm khác cũng nói về vấn đề này, là Peaceful, Death Joyful Rebirth của Lama Tulku Thondup, dịch giả Nguyễn Văn Nghệ dịch ra tiếng Việt với tựa đề Chết An bình, Tái sinh Hỷ lạc. Cả hai tác phẩm này, các Lama muốn trao truyền cho mọi người làm sao để hiểu ý nghĩa thực thụ của Cuộc sống, làm sao có thể chấp nhận Cái chết, và làm sao có thể giúp đỡ người sắp chết và người đã chết. Mọi truyền thống Tôn giáo lớn nhất của Nhân loại, dĩ nhiên trong đó có cả Cơ đốc giáo, đều thừa nhận rằng, chết không phải là hết. Các Tôn giáo đều nói đến một viễn cảnh về đời sắp đến. Phật giáo Tây tạng, có thể chia toàn thể Hiện hữu của Con người thành bốn thực tại liên tục nối tiếp nhau. Đó là: (1) Cuộc sống. (2) Hấp hối và Chết. (3) Sau khi Chết. (4) Tái sinh. Bốn giai đoạn này được gọi là bốn Bardo. Tri thức về Cái chết không chỉ có người Tây tạng. Người Ai cập cổ đại đã rất hiểu biết về vấn đề này. Theo truyền thuyết Sách về cái chết của người Ai cập, hay còn gọi Sách hướng tới Ánh sáng là một bản sơ đồ chỉ dẫn, để người chết có thể chọn chỗ Tái sinh. Kinh nghiệm của phần lớn các Tôn giáo về Chết rất quan trọng.

Chết là một phần tự nhiên của Sống. Chết là một Bardo của Hiện hữu. Chết là một thực tại liên tục nối tiếp nhau, cùng với Sống. Những khuynh hướng tinh thần, những tư tưởng quen thuộc mà con người đã tạo ra và nuôi dưỡng khi sống, sẽ được tiếp nối sau khi chết. Nếu đã sống thanh thản và vui vẻ, những hành vi luôn biểu lộ sự an lạc, những lời nói nhẹ nhàng, những hành động thiện lành, tạo nên sự tin cậy an lành và ấm áp với người xung quanh,... Thì khi chết, con người đó xa lìa được những câu thúc của thân xác, những hạn chế về văn hoá, những ảnh hưởng của môi trường, những biến động của thời cuộc,... và sẽ tự do tận hưởng sự an lạc, vốn là những thuộc tính thực sự của Tâm thức.

Nhưng nếu con người đã sống chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực, như lòng hận thù, như nhưng tư tưởng bạo hành, như những cảm giác sợ hãi,... sự yên bình không có cơ hội hé rạng trong tim, sự đau khổ trở thành nguồn đau khổ và sân hận cho những người xung quanh; thì khi chết làm sao con người đó có thể thấy an bình. Con người đó sẽ gặp lửa, những ngọn lửa bừng bừng, sẽ gặp bão giông và mù mịt đêm đen. Đó chính là địa ngục, một biểu hiện của lòng sân hận của chính con người đó. Đó chính là Nghiệp, karma, đó chính là quy luật Nhân Quả Tự nhiên.

Chết là một sự khởi đầu. Nó là con đường đưa đến một sự khởi đầu mới. Nó là buổi bình minh của những cơ hội mới để ta được hưởng những thành quả mà đã vun trồng, phù hợp với quy luật Nhân Quả Tự nhiên. Trong khi Bánh xe Nghiệp vẫn không ngừng quay, luật Luân hồn Sinh tử vẫn luôn vận hành, ảnh hưởng của nó sau khi chết sâu rộng và trực tiếp hơn nhiều, với khi còn sống. Vì đơn giản khi vừa sinh ra, rồi lớn lên, con người đã bị lập trình theo biết bao nhiêu quy định: gia đình, nhà trường, xã hội và tôn giáo,... rồi được vận hành bên trông cấu trúc vật lý là thân xác. Biết bao nhiêu gò bó. Biết bao nhiêu kiềm toả. Khi đã chết, Tâm thức thoát khỏi thân xác, thoát khỏi những quy định, thoát khỏi những ràng buộc của đạo đức, của tín ngưỡng, của những tổ chức tôn giáo. Tâm thức sẽ vận hành theo cách của nó. Tự do rất nhiều. Chủ động rất nhiều. Sáng tạo rất nhiều. Điều duy nhất điều kiện hoá Tâm thức là những thói quen mà con người đã gieo vào dòng Tâm thức.

Điều dễ hiểu, khi Tâm con người đầy hỷ lạc, thì tất cả những gì nghe thấy, nhìn thấy, cảm nhận được đều mang lại sự vui vẻ và hoan hỷ. Nhưng khi Tâm con người đang giận dữ, thì bất cứ điều gì đưa đến, cũng là đưa đến sự khó chịu. Nhưng phản ứng này xảy ra mạnh mẽ hơn, trực tiếp hơn, vào lúc khi con người chết; vì đơn giản là rất nhiều ràng buộc và giới hạn đã bị phá bỏ. Nếu khi chết, con người bị chi phối bởi tham sân si, thì Tái sinh sẽ vào nơi của Chiến tranh, dịch bệnh, nạn đói và những hiện tượng khủng khiếp khác. Nếu khi chết, giống như khi con người đã từng sống, tràn ngập lòng thương yêu, từ bi và an lạc; thì Thế giới mà con người đó hiển thị như một thế giới của an bình và hỷ lạc. Sự khuyếch đại này, Phật giáo gọi đó là Cận tử Nghiệp. Đó chính là lý do mà tôi chống lại tự tử còn vì cái cách đi tới cái chết của nó.

Xin bày tlòng biếơn ti tt cnhng Tác givàDch gica các bài viết, bài nói màchúng tôđã sdng đểlàm tưliu vàcm xúđểviết bài này; xin chân thành hi hướng công đức nhbéca mình ti Quývi. Nam môBn sưThích Ca Mâu Ni Pht. Nam môChng minh sưBTát Ma ha tát

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2010(Xem: 6923)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
08/12/2010(Xem: 10880)
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay
06/12/2010(Xem: 4434)
Do quan niệm linh hồn theo nhiều cách khác nhau nên người ta vẫn bàn cãi về có hay không có linh hồn. Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, tinh thần của con người, đối lập với vật chất, với bất cứ cơ quan sinh học nào của cơ thể.
06/12/2010(Xem: 3685)
Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là người đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
01/12/2010(Xem: 4471)
Hộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời.
18/11/2010(Xem: 6945)
THIỀN ĐỊNH: HÃY NGẮM NHÌN MỌI SỰ– bản ngã, hành động, đối tượng; bằng hữu, kẻ thù, người không quen biết, những người là đối tượng của sự tham luyến của bạn, sự sân hận, và sự vô minh; mọi hiện tượng mang lại kết quả – với sự tỉnh giác về thực tại: tất cả những điều này đều phù du, và có thể ngừng dứt bất kỳ lúc nào. Tất cả những hiện tượng này không chỉ biến đổi trong từng giây phút do bởi những nguyên nhân và điều kiện (duyên), nhưng chúng có thể kết thúc bất cứ lúc nào.
09/11/2010(Xem: 19956)
Qua sự huân tập và ảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
31/10/2010(Xem: 9986)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 7455)
Kính lễ Tam Bảo. Kính lễ các luận sư Jamyang Khyentse Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche và Sogyal Rinpoche đã giải thích giáo lý trung ấm. Trước hết nhắc lại có sáu trung ấm hay bạt đô: trung ấm trong mộng, trung ấm trong đại định, trung ấm tự nhiên của đời sống; trung ấm đau đớn của cái chết; trung ấm pháp tính (thời gian của Ánh sáng căn bản xuất hiện ngay sau khi chết); và trung ấm tái sinh. Sở dĩ có trung ấm là vì tâm vô minh bất giác: bất giác lúc sống, bất giác lúc chết, bất giác lúc gặp ánh sáng chân lý, bất giác lúc tìm tái sinh. Để hiểu bạt đô tái sinh, có lẽ nên nói thêm về tính chất của tâm.
28/10/2010(Xem: 5462)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của Lạt-ma Dagpo Rimpoché tại ngôi chùa Tây tạngKadam Tcheuling tọa lạc tại Aix-En-Provence miền nam nước Pháp, vào ngày 23tháng 3, năm 2003. Thôngdịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép : Laurence Harlé, MichelLanglois, Cathérine Baguet, Marie-Stella Boussemart
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]