Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về Vấn Đề Tái Sanh của bản thân tôi

10/12/201317:06(Xem: 19008)
Về Vấn Đề Tái Sanh của bản thân tôi
dalailama-7a
Về Vấn Đề Tái Sanh của bản thân tôi
Phát Biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14
TENZIN GYATSO

Ngày 24 tháng 9 năm 2011
(Dịch Việt: Konchog Jimpa Lhamo)
Giới Thiệu
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
Do bởi sự nhìn xa thấy rộng của những vị quân vương thời cổ, cùng các vị thừa tướng và các vị học giả cao thâm mà toàn bộ giáo lý của đức Phật, gồm có những giáo lý kinh điển, kinh nghiệm tu tập của cả Ba Thừa và Bốn Cấp Độ Mật Điển, cùng với những đề tài và các môn học liên hệ khác, đã được thăng hoa, phát triển một cách rộng rãi trên Xứ Tuyết.
Đối với cả thế giới, Tây Tạng đã trở thành suối nguồn của truyền thống Phật giáo cũng như của các truyền thống văn hóa liên quan đến Phật giáo. Đặc biệt, Tây Tạng đã cống hiến một cách đáng kể cho hạnh phúc của vô lượng người dân đang sống tại châu Á, kể cả những ai đang ở tại Trung Hoa, Tây Tạng và Mông Cổ.
Trong một chuỗi dài của việc duy trì truyền thống Phật giáo tại Tây Tạng, chúng tôi đã nuôi dưỡng một truyền thống Tây Tạng đặc thù, [đó là] công nhận sự tái sanh của các vị học giả cao thâm, là những người đã đóng góp một cách to lớn cho Giáo pháp và cho chúng sinh, đặc biệt hơn nữa là cho cộng đồng tu sĩ.
Kể từ khi đấng toàn giác Gedun Gyatso đã được nhận diện và tuyên nhận là hóa thân của ngài Gedun Drub vào thế kỷ thứ mười lăm, và từ khi Gaden Phodran Labrang tức là hệ thống tái sinh của đức Đạt Lai Lạt Ma được thiết lập, thì những vị hóa thân kế tiếp [của đức Đạt Lai Lạt Ma] cũng đã được tuyên nhận.
Vị hóa thân thứ Ba trong truyền thống ấy, ngài Sonam Gyatso, đã được ban cho pháp hiệu Đạt Lai Lạt Ma. Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ Năm, ngài Ngawang Lobsang Gyatso, đã thành lập Chính Quyền Gaden Phodrang vào năm 1642, trở thành vị lãnh đạo tâm linh lẫn chính trị của Tây Tạng.
Đã trải qua hơn 600 năm từ ngài Gedun Drub trở đi cho đến nay, một chuỗi dài bao gồm các vị hóa thân thuộc dòng truyền thừa của Đạt Lai Lạt Ma đã được công nhận một cách hoàn toàn đúng đắn, không hề sai trật.
Các vị Đạt Lai Lạt Ma [trong quá khứ ] đã nhận lãnh trách nhiệm như là những vị lãnh đạo chính trị và tâm linh của Tây Tạng trong suốt 369 năm từ năm 1642 cho đến nay. Giờ đây, bản thân tôi [Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, Tenzin Gyatso] đã tình nguyện chấm dứt [việc nhận lãnh trách nhiệm] như trên.
Tôi hãnh diện và hài lòng là giờ đây chúng tôi có thể noi theo một hệ thống chính quyền dân chủ là một hệ thống đang nở rộ ở khắp nơi trên thế giới. Thật ra, ngay từ năm 1969 xa xưa trở đi, tôi cũng đã từng nói một cách hết sức minh bạch rằng những ai có mối liên hệ [với đức Đạt Lai Lạt Ma và Tây Tạng], họ cần phải quyết định xem là các vị tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma có nên tiếp tục trong tương lai hay không.
Tuy thế, trong khi thiếu vắng những tôn chỉ rõ ràng, giả sử nếu cộng đồng những người liên hệ bày tỏ một ước nguyện mạnh mẽ mong muốn các vị tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục hiện hữu, thì có thể có một nguy cơ rõ rệt là sẽ có những thế lực chính trị có chủ ý sẽ lợi dụng hệ thống tuyên nhận hóa thân này để hoàn thành những chương trình [tham vọng] chính trị riêng tư.
Do đó, trong khi tôi vẫn còn đầy đủ sức khoẻ và tinh thần minh mẫn, tôi nghĩ rằng có lẽ điều quan trọng đối với tôi là chúng ta cần phải thiết lập những tôn chỉ rõ ràng để tuyên nhận vị Đạt Lai Lạt Ma kế nhiệm, không để bất kỳ khe hở nào cho sự hoài nghi hay gian trá. Để có thể hiểu được những tôn chỉ này một cách trọn vẹn, điều thiết yếu là phải thấu hiểu về hệ thống tuyên nhận Tulku (hóa thân) và về những khái niệm căn bản đằng sau hệ thống ấy. Bởi thế cho nên, tôi sẽ vắn tắt giải thích như sau.
Kiếp quá khứ và kiếp tương lai (kiếp trước kiếp sau)
Để có thể chấp nhận được thuyết tái sanh hay về thực tại của các vị Tulku (tức các vị hóa thân), chúng ta cần phải chấp nhận sự hiện hữu của đời trước và đời sau, của các kiếp quá khứ và kiếp vị lai. Chúng sinh hiện hữu trong cuộc đời hiện tại khởi đi từ những đời kiếp trước và chúng sinh đầu thai trở lại sau khi chết.
Sự đầu thai trở lại một cách liên tục này được công nhận bởi tất cả các truyền thống tâm linh Ấn Độ cổ cũng như được công nhận bởi tất cả các trường phái triết học, ngoại trừ phái Charvakas [cũng thuộc Ấn Độ cổ], là một phong trào duy vật.
Có một số các triết gia hiện đại chối bỏ kiếp trước kiếp sau dựa trên tiền đề cho là chúng ta không thể nhìn thấy được điều đó. Có những người khác thì lại không vẽ ra những kết luận quá rõ rệt dựa trên cơ sở này [của việc không “nhìn thấy” được là có kiếp trước kiếp sau].
Cho dù có rất nhiều truyền thống tôn giáo công nhận việc đầu thai trở lại thì các truyền thống này lại có những cái nhìn khác nhau, chẳng hạn như là các quan điểm khác nhau về cái gì là cái đầu thai trở lại, đầu thai trở lại như thế nào? và sự việc xảy ra như thế nào khi đi qua giai đoạn chuyển tiếp giữa hai kiếp sống. Có một số truyền thống tôn giáo chấp nhận viễn ảnh của kiếp tương lai, nhưng lại chối bỏ khái niệm về những đời quá khứ.
Nói chung, người Phật tử tin tưởng rằng không có khởi đầu của sự chào đời và họ tin rằng một khi chúng ta đạt được giải thoát khỏi vòng xoay luân hồi, bằng cách khắc phục được nghiệp báo và các tâm thức tiêu cực, thì chúng ta sẽ không phải bị đầu thai trở lại dưới sự lôi kéo của những điều kiện nghiệp duyên đó nữa.
Do đó, người Phật tử tin rằng có thể chấm dứt việc đầu thai như là kết quả của nghiệp báo và các tâm thức tiêu cực, nhưng đa số các trường phái triết học Phật giáo đều khôngchấp nhận rằng có sự chấm dứt của dòng tâm thức.
Việc chối bỏ quá khứ và chối bỏ sự đầu thai trong tương lai sẽ tương phản với các khái niệm Phật giáo liên quan đến [các giáo lý thuộc về] nền tảng, đạo và quả, và những điều này cần phải được giải thích dựa trên một cái tâm thuần thục [được chế ngự] hoặc một cái tâm bất thuần thục [không được chế ngự].

Đối với những ai có thể nhớ lại được tiền kiếp thì việc đầu thai trở lại là một kinh nghiệm rất rõ ràng. Tuy nhiên, đa số những người tầm thường đều quên đi tiền kiếp của họ khi họ phải trải qua quá trình của cái chết, của giai đoạn giao chuyển (thân trung ấm) và của việc đầu thai.
Đối với những người này thì đời quá khứ và đời tương lai có chút mù mờ, nên chúng ta phải dùng luận lý dựa trên chứng cớ rõ rệt để chứng minh cho họ về kiếp trước kiếp sau.
Có rất nhiều những lý giải tranh luận khác nhau được đưa ra dựa trên lời Phật dạy, cũng như dựa trên những luận giải tiếp nối sau ngài, để chứng minh về sự hiện hữu của kiếp trước kiếp sau.
Một cách vắn tắt, những lý giải ấy đưa đến 4 điểm như sau: lý luận cho rằng mọi vật được sinh ra bởi một vật tương tự như nó trước đó, lý luận cho rằng mọi vật được sinh ra bởi một nguyên nhân nguồn gốc chắc thực trước đó, lý luận cho rằng tâm thức đã làm quen [huân tập] với những gì trong quá khứ, và lý luận cho rằng những gì trải qua trong quá khứ là những kinh nghiệm đạt được.
Một cách rốt ráo, tất cả những lý giải tranh luận trên đây đều dựa trên khái niệm cho rằng bản tánh của tâm, cùng tánh thông suốt và tánh tỉnh giác [của tâm ấy], bắt buộc phải dựa trên sự sáng tỏ thông suốt và sự tỉnh giác như là các nguyên nhân chắc thực.
Không thể nào có một thực thể nào khác, chẳng hạn như là một vật thể vô tri vô giác nào đó, [lại có thể trở thành] nguyên nhân nguồn gốc chắc thực [đưa đến sự hiện hữu] của bản tâm. Điều này tự nó có thể chứng minh được.
Qua sự phân tích dựa trên luận lý, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng một dòng chảy mới mẻ của sự thông suốt và sự tỉnh giác [của bản tâm] sẽ không thể nào hiện hữu nếu không có được những nguyên nhân chắc thực, hoặc không thể nào hiện hữu với những nguyên nhân không liên can.
Trong khi chúng ta quan sát để thấy được rằng tâm thức không thể nào được sản xuất ra từ một viện bào chế, thì chúng ta cũng có thể đi đến kết luận rằng chẳng gì có thể diệt trừ được sự tương tục của tánh thông suốt và tánh tỉnh giác vi tế [của bản tâm].
Theo cái hiểu biết trước giờ của tôi, không có một nhà tâm lý học, vật lý học hay thần kinh học hiện đại nào lại có thể quan sát và đoán trước rằng tâm là sản phẩm đến từ một chất đặc nào đó, hoặc tâm là một sản phẩm không đến từ một nguyên nhân nguồn gốc nào cả.
Có những người có thể nhớ lại được ngay cái kiếp mà họ vừa trải qua, kể cả nhiều đời kiếp trước nữa, và cũng có những người có thể nhận biết ra được những nơi chốn và bà con họ hàng từ những đời kiếp đó. Đây không phải là việc chỉ xảy ra trong quá khứ. Ngay cả ngày nay cũng có rất nhiều người ở phương Đông và phương Tây có thể nhớ lại được những tình huống và kinh nghiệm từ những đời quá khứ.
Nếu chối bỏ điều này trong khi làm khảo cứu thì đó không phải là một cách thức trung thực và sẽ phiến diện vô cùng, bởi vì điều ấy đi ngược lại với bằng chứng ở trên. Hệ thống Tây Tạng chứng nhận các vị hóa thân là một phương thức điều tra nghiên cứu trung thực dựa trên sự hồi nhớ về những đời kiếp trước của các cá nhân ấy.
Đầu Thai Như Thế Nào?
Có thể có hai cách thức mà một người nào đó có thể đầu thai trở lại sau khi lìa đời: đầu thai trở lại do sự lôi kép của nghiệp và các tâm thức tiêu cực nguy hại, và đầu thai trở lại nương vào sức mạnh của lòng từ bi và sự cầu nguyện.
Đối với lại cách thứ nhất, bởi vì do vô minh mà các nghiệp lành và nghiệp ác được tạo ra và những dấu ấn của các nghiệp này tồn đọng lại trong tâm thức. Những dấu ấn ấy được kích hoạt trở lại qua sự tham luyến và bám chấp, đưa dẫn chúng ta đầu thai trở lại trong kiếp kế tới.
Sau đó, chúng ta không tự nguyện mà vẫn cứ bị đầu thai trở lại trong các cõi cao hơn hoặc thấp hơn. Đây là cái cách mà các chúng sinh bình thường cứ liên tục, không dứt đoạn, quày tới quày lui trong vòng hiện hữu của luân hồi, y hệt như là một bánh xe quay.
Nhưng ngay cả trong những hoàn cảnh như thế thì chúng sinh tầm thường với một tâm nguyện tốt lành cũng có thể nỗ lực tinh tấn tham gia vào các thiện hạnh trong đời sống hằng ngày. Họ huân tập bản thân trong các thiện hạnh để khi chết đi thì [những dấu ấn của] các thiện hạnh này lại được kích hoạt trở lại, trở thành những phương tiện giúp họ tái sinh vào những cõi cao hơn.
Ngược lại, những vị Bồ Tát tối thắng, là những người đã đạt đến con đường của cái thấy (kiến đạo), các vị ấy không đầu thai trở lại do bởi nghiệp lực hay các xúc cảm ô trược nguy hại lôi kéo, mà do bởi sức mạnh của lòng từ bi của các ngài dành cho chúng sinh và dựa trên những lời cầu nguyện muốn đem lại lợi lạc cho kẻ khác.
Các vị ấy có thể lựa chọn nơi chốn và ngày giờ chào đời, cũng như lựa chọn cha mẹ tương lai. Một sự đầu thai như thế, duy nhất bởi vì lợi lạc cho các chúng sinh khác, chính là sự đầu thai xuyên qua sức mạnh của lòng từ bi và sự cầu nguyện.
Ý Nghĩa của Tulku (Hóa Thân)
Có vẻ như là phong tục Tây Tạng về việc sử dụng danh hiệu ‘Tulku’ (Thị Hiện Thân của Phật) dành cho những vị hóa thân đã khởi sự bắt đầu từ khi những người mộ đạo sử dụng từ Tulku đó như là một tước hiệu danh dự. Nhưng mà từ đó trở đi thì cách gọi này trở thành là một biểu lộ thông thường.
Nói chung, từ Tulku ám chỉ một khía cạnh đặc biệt của đức Phật, là một trong ba hay bốn khía cạnh [phẩm tánh] đã được mô tả trong Kinh thừa.
Dựa trên những giải thích về các phẩm tánh này của đức Phật, một người hoàn toàn thoát khỏi, không bị trói buộc bởi những tâm thức ô nhiễm nguy hại và không bị trói buộc bởi nghiệp, người ấy có khả năng đạt được Pháp Thân (Chân Thân) (Truth Body - Dharmakaya), và Pháp Thân ấy bao gồm Trí Pháp Thân (Wisdom Truth Body) và Thể Tánh Pháp Thân (Nature Truth Body).
Trí Pháp Thân chỉ đến tâm giác ngộ của một vị Phật; tâm ấy, trong một khoảnh khắc có thể nhìn thấy trực tiếp mọi thứ, một cách đích xác như chúng thật là. Tâm ấy hoàn toàn tịnh hoá khỏi các xúc cảm nguy hại, kể cả hoàn toàn tịnh hoá khỏi các dấu ấn của các tâm thức tiêu cực ấy, xuyên qua việc tích lũy công đức và trí tuệ qua một thời gian dài.
Sau đó, đến Thể Tánh Pháp Thân, là đang chỉ đến tánh không của chính tâm toàn tri toàn giác ấy. Đây là hai đặc tánh của chư Phật dành cho chính các ngài. Nhưng mà bởi vì các phẩm tánh ấy không thể được trực tiếp tiếp cận bởi những người khác, chỉ có thể xuyên suốt được giữa các vị Phật với nhau, cho nên bắt buộc chư Phật phải hoá hiện trong hình tướng phàm để chúng sinh có thể tiếp cận và như vậy thì mới có thể giúp đỡ được chúng sinh.
Vì vậy, khía cạnh sắc tướng cao nhất của một vị Phật chính là Thọ Dụng Thân (Báo Thân hay Báu Thân) (Body of Complete Enjoymeng – Sambhogakaya), có thể được tiếp cận bởi chư Bồ Tát cao tột, và Thọ Dụng Thân thì có năm phẩm tánh, mà một trong năm phẩm tánh đó là an trú tại cung trời Sắc Cứu Cánh Thiên (Akanishta). Rồi từ Thọ Dụng Thân ấy lại hoá hiện ra vô lượng vô số Thị Hiện Thân của chư Phật (Hiện Thân) hoặc Tulku (Nirmanakaya – Hóa Thân).
Các vị hiện ra như là chư Thiên hoặc loài người và có thể được tiếp cận bởi các chúng sinh bình thường. Hai đặc tánh mang hình tướng này của Phật được gọi là Sắc Thân (Form Bodies), có nghĩa là với dành cho những kẻ khác.
Thị Hiện Thân (Emanation Body) gồm có ba phân loại:
a) Hiện Thân Tối Thượng (Supreme Emanation Body) giống như là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là đức Phật lịch sử, đã hóa hiện mười hai công hạnh của một vị Phật, chẳng hạn như là đảnh sanh vào nơi chốn mà ngài đã lựa chọn, vân vân...
b) Hiện Thân Mỹ Thuật (Artistic Emanation Body) để phụng sự người khác bằng cách thị hiện như là những nghệ nhân, nghệ sĩ, vân vân...
c). Hóa Hiện Thân (Hóa Thân) (Incarnate Emanation Body) mà qua đó chư Phật hiện ra trong vô số hình tướng khác nhau như là con người, Hộ Phật, con sông, chiếc cầu, dược thảo và cây cối để giúp đỡ chúng sinh.
Trong số ba loại Thị Hiện Thân này, sự tái sanh của các vị đạo sư tâm linh được công nhận và biết đến như là các vị Tulku tại Tây Tạng nằm trong loại Thị Hiện Thân thứ ba. Trong số các vị Tulku này, có thể có nhiều vị là những Hoá Thân đầy đủ phẩm tánh thực sự của chư Phật, nhưng điều này cũng không nhất thiết là áp dụng được cho tất cả các vị Tulku.
Trong số các vị Tulku của Tây Tạng, có nhiều vị là tái sanh của các vị đại Bồ Tát tối cao, của các vị Bồ Tát trên con đường tích lũy (tư lương đạo) và con đường chuẩn bị (gia hạnh đạo), cũng như là tái sanh của những vị đạo sư, là những vị tuy qua minh chứng chưa thực sự bước vào đến con đường tư lương đạo và gia hạnh đạo ấy của chư Bồ Tát.
Do đó, danh hiệu Tulku được dành cho các vị Lama tái sanh được đặt trên cơ sở rằng các ngài [không khác nào] giống như là các vị giác ngộ, hoặc do bởi các ngài có sự kết nối với một số các phẩm hạnh nào đó của chư vị giác ngộ.
Như đức Jamyang Khyentse Wangpo đã có nói:
“Tái sanh là chuyện xảy ra khi một người nào đó đầu thai trở lại sau khi vị tiền nhiệm qua đời; hiện thân là khi một sự hoá hiện xảy đến mà không cần có sự qua đời của vị [hóa thân] gốc.”
Tuyên nhận các hóa thân
Viện tuyên nhận ai là ai qua, việc nhận diện đời trước của một người nào đó, việc ấy xảy ra ngay cả khi chính đức Phật Thích Ca còn tại thế. Có rất nhiều câu chuyện đã được tìm thấy trong Phẩm thứ tư - Agama (Ngũ Bộ Kinh) của Luật Tạng, trong Truyện Tiền Thân Phật, trong Kinh Hiền Ngu, Kinh Bách Nghiệp và vân vân.
Trong đó, Như Lai đã khai mở về luật vận hành của nhân quả, kể lại vô lượng vô số câu chuyện về những ảnh hưởng nghiệp báo của đời trước được một người nào đó trải nghiệm trong đời này ra sao.
Thêm vào đó, trong chuyện cuộc đời của những vị đạo sư Ấn Độ là những người đã sống sau thời đại đức Phật, cũng khai mở cho ta thấy về những nơi chốn chào đời trong những kiếp quá khứ của các vị ấy. Có rất nhiều những câu chuyện như thế, nhưng hệ thống công nhận và thứ tự hóa các vị tái sanh đã không xảy ra tại xứ Ấn.
Những hệ thống tuyên nhận các vị tái sanh tại Tây Tạng
Trước khi đạo Phật đến Tây Tạng thì kiếp trước kiếp sau cũng đã được công nhận trong truyền thống bản xứ thuộc đạo Bon của Tây Tạng. Và từ khi Phật giáo được truyền bá tại Tây Tạng thì gần như tất cả mọi người dân Tây Tạng đều tin vào kiếp trước kiếp sau.
Việc đi điều tra, tìm kiếm tái sanh của rất nhiều vị đạo sư tâm linh, là những người duy trì Phật pháp, cũng như phong tục cầu nguyện các vị ấy một cách vô cùng thành tín, tất cả đã trở thành những điều được thực hành rộng rãi ở khắp nơi trên xứ Tây Tạng.
Có rất nhiều những kinh văn chính thống, các văn liệu bản xứ của Tây Tạng, chẳng hạn như Mani Kabum hoặc Giáo Lý Năm Nhánh Kathang cùng những tài liệu tương tự như Tập Luận của Các Đệ Tử Kadam hoặc Chuỗi Châu Bảo: Giải Đáp Các Thắc Mắc, là những tài liệu được kể lại bởi vị đạo sư Ấn Độ vô song, ngài Dipankara Atisha của thế kỷ thứ mười một tại Tây Tạng, trong đó có kể lại về những câu chuyện của các tái sanh của Thánh Giả Quán Thế Âm, Bồ Tát của Đại Từ Bi.
Tuy thế, truyền thống chính thức tuyên nhận các vị tái sanh của các đạo sư như truyền thống tái sanh ngày nay đã khởi sự bắt đầu vào đầu thế kỷ thứ mười ba qua sự việc ngài Karmapa Pagshi đã được chính các đệ tử của ngài tuyên nhận ngài là tái sinh của [vị tiền nhiệm] Karmapa Dusum Khyenpa, dựa trên chính những chỉ dẫn được để lại cho đệ tử bởi vị tiền nhiệm ấy.
Từ đó trở đi, đã có mười bảy hóa thân Karmapa trong hơn chín trăm năm nay. Cũng giống như thế, bắt đầu từ việc tuyên nhận ngài Kunga Sangmo là tái sanh của ngài Khandro Choekyi Dronme của thế kỷ thứ mười lăm cho đến nay thì đã có mười vị tái sanh của Samding Dorje Phagmo.
Cho nên, trong số các Tulku được tuyên nhận tại Tây Tạng, có những vị là tu sĩ và những vị là hành giả Mật thừa, cả nam lẫn nữ. Hệ thống tuyên nhận các vị tái sanh dần dần lan truyền đến các truyền thống Phật Giáo Tây Tạng khác, kể cả đạo Bon, ở Tây Tạng.
Ngày nay, có những vị Tulku được tuyên nhận trong khắp bốn truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, Sakya, Geluk, Kagyu và Nyingma, cùng với Jonang và Bodong, là những vị hiến mình cho Giáo pháp. Nhưng cũng có những trường hợp cho thấy là trong số các vị Tulku ấy, có những vị đáng phải hổ thẹn.
Đấng toàn giác Gedun Drub, một đệ tử tâm truyền của ngài Je Tsongkhapa, đã khai lập tu viện Tashi Lhunpo tại vùng Tsang và đã chăm lo cho các đệ tử của ngài. Đại sư Gedun Drub thị tịch vào năm 1474 vào tuổi 84.
Cho dù lúc đầu, chẳng có nỗ lực nào để nhận diện lại tái sanh của ngài, nhưng cuối cùng người ta bị buộc phải tuyên nhận đứa trẻ tên Sangye Chophel, ra đời vào năm 1476 tại Tanak ở vùng Tsang, bởi vì những gì đứa trẻ đó nói ra cho thấy nó có một trí nhớ cực kỳ tuyệt vời và không chút gì sai trật về cuộc đời trong quá khứ.
Từ đó trở đi, một truyền thống tái sanh đã khởi sự bắt đầu, chuyên đi tìm kiếm và tuyên nhận lại những vị tái sanh kế tiếp của các vị Đạt Lai Lạt Ma do Gaden Phodran Labrang, và sau đó, do Chính Quyền Gaden Phodran, điều hành.
Cách thức tuyên nhận các vị tái sanh
Sau khi hệ thống tuyên nhận các vị Tulku bắt đầu hiện diện [tại Tây Tạng], có nhiều cách thức khác nhau đã được khởi sự và phát triển.
Trong số những phương cách khác nhau này thì phương cách quan trọng nhất liên quan đến lá thư tiên đoán của vị tiền nhiệm cùng với những hướng dẫn và những dấu hiệu khác nhau có thể xảy đến; hoặc qua cách vị tái sanh nhớ lại và kể lại một cách đáng tin cậy về chuyện đời trước; hoặc qua cách vị ấy nhận diện ra được những vật dụng thuộc về vị tiền nhiệm hoặc nhận diện ra được những người thân cận trong đời trước.
Ngoài những phương thức ấy ra, còn có thêm những phương thức bổ túc khác, chẳng hạn như là thỉnh xin các tiên đoán của những vị đạo sư tâm linh đáng tin cẩn, cũng như hỏi xin tiên đóan của những vị thầy tiên tri thế tục (oracle) trong khi các vị này đang ở trong trạng thái xuất thần, hoặc quan sát các linh ảnh hiện tra trong những hồ nước thiêng của những vị hộ pháp như là Hồ Lhamoi Latso, là hồ nước linh thiêng ở về phía nam Lhasa.
Khi xảy ra sự việc có nhiều hơn là một người ứng tuyển tương lai có thể được tuyên nhận là một vị Tulku, và quyết định lựa chọn tối hậu trở thành việc quá khó khăn, thì có một phương pháp tiên đoán nữa được đem ra sử dụng, đó là việc dùng những viên bột (zen tak) ngay trước một linh ảnh trong khi khẩn thiết thỉnh nguyện năng lực của chân lý nhiệm mầu.
Hiện thân trước khi vị tiền nhiệm qua đời (ma-dhey tulku)
Thông thường, một vị tái sanh phải là một người đầu thai trở lại làm một con người khác, sau khi vị tiền nhiệm qua đời. Thông thường, các chúng sinh bình thường không thể hóa thành ra một hiện thân khác trước khi họ chết (ma-dhey tulku), nhưng chư vị đại Bồ Tát tối cao, là những người có thể đồng lúc hoá hiện trong trăm ngàn hình tướng khác nhau, các vị ấy có thể hóa hiện ra một hiện thân ngay cả trước khi các vị ấy lìa đời.
Trong truyền thống tuyên nhận Tulku của Tây Tạng, có những hiện thân thuộc vào cùng một dòng tâm thức với vị tiền nhiệm, có những hiện thân có sự liên hệ với nhau qua năng lực của nghiệp duyên và sự cầu nguyện, và có những hiện thân đã hoá hiện như là kết quả của sự gia trì và phó thác.
Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hoá độ] chúng sinh. Trong trường hợp của một vị Lama như một người bình thường, thay vì có một vị tái sanh thuộc vào cùng trong một dòng tâm thức, thì một người nào đó với những liên hệ kết nối [tâm linh] với vị Lama ấy, xuyên qua phước duyên thanh tịnh và [năng lực] cầu nguyện, thì người đó cũng có thể được công nhận là hiện thân của vị Lama.
Một cách khác hơn nữa, cũng có thể là vị Lama sẽ bổ nhiệm một người kế thừa, và người kế thừa, có thể là một đệ tử hoặc một người nào đó trẻ tuổi hơn, sẽ được tuyên nhận là hiện thân của vị Lama kia.
Bởi vì những sự lựa chọn như vậy cũng có thể xảy ra trong trường hợp của một chúng sinh bình thường, nên trường hợp có một vị hiện thân không thuộc vào cùng một dòng tâm thức cũng có thể xảy ra trước khi [vị tiền nhiệm] lìa đời. Trong một số trường hợp, một vị đại cao tăng Lama cũng có thể có một vài tái sanh khác nhau đồng một lúc, chẳng hạn như hiện thân của thân, hiện thân của khẩu và hiện thân của ý, vân vân.
Trong thời hiện đại, có những trường hợp nhiều người biết đến, ấy là có những vị hiện thân đã hóa hiện trước khi [vị tiền nhiệm] lìa đời, chẳng hạn như là trong trường hợp của ngài Dudjon Jigdral Yeshe Dorje và ngài Chogye Trichen Ngawang Khyenrab.
Sử dụng chiếc Lư Vàng
Bởi vì thời mạt pháp này ngày càng tệ mạt, và bởi vì các tái sanh của những vị Lama cao trọng được tuyên nhận ngày càng nhiều, lại có một số vị được tuyên nhận bởi các động lực chính trị, nên con số những vị tái sanh được công nhận qua các phương pháp không đúng đắn và đáng hồ nghi ngày càng cao, và kết quả của sự việc này là gây ra một tai hại hết sức to lớn cho Đạo pháp.
Trong giai đoạn xung đột giữa Tây Tạng và Gurkha (1791-93), chính phủ Tây Tạng đã phải cầu cứu sự hỗ trợ của quân đội Mãn châu (Manchu). Kết cuộc là quân đội Gurkha đã bị đánh đuổi khỏi lãnh thổ Tây Tạng, và sau đó, chính quyền Mãn châu đã soạn ra một bản kiến nghị 29 điểm dựa trên cái cớ là giúp cho cơ quan điều hành của Chính Phủ Tây Tạng thêm phần hiệu quả.
Kiến nghị này gồm có những đề nghị về việc có thể bắt thăm từ một chiếc Lư Vàng [chiếc bình làm bằng vàng] để quyết định về việc công nhận tái sanh của các vị Đạt Lai Lạt Ma, của các vị Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama) cũng như của các vị Hutuktu - một tước hiệu Mông Cổ dành cho những vị Lama cao trọng. Do đó, phương thức bắt thăm này đã được noi theo trong một vài trường hợp tuyên nhận hóa thân của Đạt Lai Lạt ma, Ban Thiền Lạt Ma hoặc một vài vị Lama cao trọng khác.
Nghi thức cần phải noi theo đã được viết xuống bởi đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ Tám, ngài Jamphel Gyatso. Cho dù sau khi một hệ thống như vậy đã được giới thiệu trước đây, nhưng trong trường hợp của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ Chín, thứ Mười Ba và trong trường hợp bản thân tôi, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ Mười Bốn, thì phương thức bắt thăm từ chiếc Lư Vàng đã được bãi bỏ.
Ngay cả trong trường hợp của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ Mười, vị hóa thân đích thực đã được tìm thấy và trên thực tế thì cái phương thức trên không hề được tuân theo, nhưng để làm vui lòng người Mãn châu, đã có một công bố ra đời, đơn giản báo cho họ biết rằng nghi thức đó đã được sử dụng.
Hệ thống chiếc Lư Vàng thật ra chỉ được sử dụng trong hai trường hợp duy nhất là Đạt Lai Lạt Ma đời thứ Mười Một và đời thứ Mười Hai. Tuy nhiên, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ Mười Hai đã được tuyên nhận trước khi cái phương thức chiếc Lư Vàng được áp dụng. Và vì vậy cho nên, chỉ có duy nhất một trường hợp Đạt Lai Lạt Ma được lựa chọn dựa vào chiếc Lư Vàng.
Cũng như thế, trong số các hóa thân của Ban Thiền Lạt Ma, ngoại trừ đời thứ Tám và đời thứ Chín, không có một trường hợp nào khác mà phương cách này được sử dụng. Hệ thống bắt thăm này đã được áp đặt bởi chính quyền Mãn châu, nhưng người Tây Tạng không có chút niềm tin nào vào điều này bởi vì việc này thật sự chẳng mang một tính cách tâm linh nào cả.
Dù là như thế, nếu phương cách này được sử dụng một cách chân thành, thì cũng chúng ta cũng có thể xem đó tương tự giống như cách thức tiên đoán dựa trên việc sử dụng các viên bột (zen tak).

Vào năm 1880, trong thời điểm tuyên nhận Đạt Lai Lạt Ma đời thứ Mười Ba là hóa thân của đời thứ Mười Hai, ta thấy vẫn còn hiện hữu những dấu vết của sự liên hệ Đạo Sư và Bảo Hộ giữa Tây Tạng và Mãn châu.
Đạt Lai Lạt Ma đời thứ Mười Ba đã được tuyên nhận là vị hóa thân đích thực không hề sai trật từ đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Tám, từ những tiên đoán của các vị thầy tiên tri (oracle) thuộc [hai tu viện] Nechung và Samye, cùng với việc quan sát những linh ảnh hiện ra trong Hồ Lhamoi Latso, và do đó, nghi thức chiếc Lư Vàng đã không được noi theo.
Ta có thể hiểu về điều này rất rõ ràng xuyên lá chúc thư cuối cùng của đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ Mười Ba, viết vào năm Con Khỉ Nước (1933), trong đó ngài có nói rằng:
“Như tất cả các ông đã biết, tôi đã được lựa chọn, không từ cái tập quán lựa chọn bắt thăm từ chiếc Lư Vàng, mà tôi đã được lựa chọn dựa trên những lời tiên tri và tiên đoán. Theo đúng như những lời tiên tri và tiên đoán mà tôi đã được tuyên nhận là tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma và đã được tấn phong.”
Khi bản thân tôi được công nhận là hoá thân đời thứ Mười Bốn của Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1939 thì liên hệ Đạo Sư và Bảo Hộ giữa Tây Tạng và Trung Hoa đã chấm dứt [trước đó] rồi. Vì vậy cho nên, không có cần phải đặt câu hỏi về nhu cầu sử dụng chiếc Lư Vàng để xác nhận việc tuyên nhận hóa thân của tôi.
Điều mà rất nhiều người biết là vị Nhiếp Chính của Tây Tạng vào thời điểm đó cùng với Hội Đồng Quốc Gia Tây Tạng đã tuân theo phương thức tuyên nhận Đạt Lai Lạt Ma dựa trên những tiên đoán của các vị Lama cao trọng, của các vị thầy tiên tri cùng với các linh ảnh hiện ra tại Hồ Lhaomi Latso; và Trung Quốc không có bất kỳ một liên hệ dính líu gì đến việc này.
Cho dù là như thế, có một số nhân viên cao cấp có liên hệ trong chính quyền Trung Quốc Quốc Dân Đảng (Guomintang), đã xảo quyệt tung ra những lời nói dối trong giới báo chí nói rằng họ đã đồng ý có những bước đi trước qua việc sử dụng cái Lư Vàng, và nói thêm rằng ông Wu Chung-tsin đã chủ toạ lễ tấn phong của tôi, vân vân.
Lời nói dối này đã được vạch trần bởi Ngabo Ngawang Jigme, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Thường Trực của Hội Nghị Quốc Gia Nhân Dân, một người được Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa xem là nhân vật cấp tiến nhất.
Điều này đã trở nên rất rõ ràng trong Phiên Họp thứ Nhì của Hội Nghị Toàn Vùng Tự Trị Tây Tạng (ngày 31/07/1989), khi vào cuối bài diễn văn, ông ta đã giải thích chi tiết tường tận và trưng bày cho mọi người xem các văn kiện như là các chứng cớ. Rồi ônh ta lên đòi hỏi:
“Có nhu cầu nào để cho Đảng Cộng Sản theo chân và tiếp tục những lời nói dối của Trung Quốc Quốc Dân Đảng không?”
Chánh sách giả dối và hy vọng hão huyền
Trong thời gian vừa qua, có những trường hợp của những người quản lý vô trách nhiệm, chuyên quản lý gia tài bất động sản giàu có kếch sù của những Lama. Những người này đã ham mê chạy theo những cách thức công nhận tái sanh một cách bất chính và điều này đã làm hại đến thanh danh của Giáo pháp, của cộng đồng tu sĩ cũng như của xã hội của chúng ta.
Thêm vào đó, từ thời Mãn châu đến nay, các giới chính trị có thế lực của Trung Hoa thường xuyên tham dự trong các phương tiện đầy xảo trá, sử dụng Phật giáo, các vị thầy của Đạo Phật cũng như các vị hóa thân Tulku như là các công cụ để hoàn thành các tham vọng chính trị của họ, qua việc họ can thiệp vào các vấn đề của Tây Tạng và Mông Cổ.
Ngày nay, những nhà lãnh đạo độc đoán của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, là những người cộng sản chối bỏ tôn giáo nhưng lại vẫn tham dự vào các vấn đề tôn giáo, họ đã áp đặt cái gọi là chiến dịch giáo dục cải tạo, và tuyên bố về cái gọi là Trật Tự Thứ Năm, liên quan đến việc kiềm chế và công nhận các vị tái sanh, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng Chín, năm 2007.
Điều này thật là một sự xúc phạm và đáng bỉ hổ. Việc bắt ép tuân theo những cách thức không thích đáng khác nhau để công nhận các tái sanh [với mục đích] xóa sạch truyền thống đặc thù của văn hóa Tây Tạng hiện đang tạo ra những thiệt hại rất khó chữa lành.
Thêm vào đó họ nói là họ đang chờ tôi chết đi và rồi họ sẽ tuyên nhận Đạt Lai Lạt Ma đời thứ Mười Lăm theo sự lựa chọn của họ. Điều này thật rõ ràng, là qua các quy luật, điều luật mới đây, cũng như qua các tuyên ngôn của họ tiếp theo sau đó , họ có một chánh sách rất chi tiết để lừa gạt người Tây Tạng, cùng lừa gạt những môn đồ của truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và cộng đồng thế giới.
Do đó, bởi vì tôi có trọng trách phải bảo vệ Giáo pháp và chúng sinh, và ngăn chặn các âm mưu nguy hại ấy, nên tôi phải đưa ra lời công bố sau đây.
Tái sanh kế tiếp của Đạt Lai Lạt Ma
Như tôi đã có nhắc đến trước đây, tái sanh là một hiện tượng chỉ nên xảy ra, hoặc là qua sự tình nguyện lựa chọn của cá nhân có liên hệ, hoặc ít nhất là cũng qua sức mạnh của nghiệp duyên, phước báu và sự cầu nguyện.
Bởi thế cho nên, cá nhân người tái sanh có toàn quyền quyết định là muốn tái sanh ở đâu, tái sanh bằng cách nào và qua hình thức nào mà vị tái sanh sẽ được tuyên nhận. Đây là một thực tại không ai có thể ép buộc, hoặc sử dụng mánh khoé để thao tác.
Điều này đặc biệt lại càng không đúng đắn nếu những người cộng sản Trung Quốc, là những người dứt khoát chối bỏ ngay chính cái ý niệm về kiếp trước kiếp sau chứ đừng nói chi đến khái niệm về những vị Tulku tái sanh, bây giờ lại muốn can thiệp vào hệ thống [tuyên nhận] tái sanh, và nhất là tái sanh của các vị Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma.
Điều này đi ngược lại với hệ tư tưởng chính trị của họ và mở ra cho ta thấy là họ có hai bộ mặt. Nếu tình trạng như thế này tiếp diễn trong tương lai, thì không thể nào người dân Tây Tạng và những ai đang đi theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng có thể công nhận hay chấp nhận được.
Khi tôi vào khoảng chín mươi tuổi, tôi sẽ tham vấn với những vị Lama cao trọng thuộc các truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, cùng với cộng đồng Tây Tạng và những người có liên hệ đang noi theo Phật Giáo Tây Tạng. [Vào lúc đó] tôi sẽ thẩm địnnh lại về cơ chế Đạt Lai Lạt Ma xem có nên tiếp tục hay không.
Dựa trên căn bản đó, chúng ta có thể đi đến một quyết định. Nếu [vào lúc đó] có quyết định là tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma cần phải tiếp tục và có nhu cầu để Đạt Lai Lạt Ma đời thứ Mười Lăm được tuyên nhận thì trọng trách của việc tuyên nhận hóa thân phần lớn sẽ nằm trong tay của những nhân viên có liên hệ [được ủy quyền], thuộc cơ quan Gaden Phodrang Trust của Đạt Lai Lạt Ma.
Những vị này cần phải tham vấn với các vị thủ ngôi trì giữ các truyền thống tu tập khác nhau trong Phật Giáo Tây Tạng, cùng tham vấng với những vị Hộ Pháp tín cẩn, là những vị đã được nối kết chặt chẽ không phân lìa và đã tuyên thệ [trung thành] với dòng truyền thừa của các vị Đạt Lai Lạt Ma.
Những nhân viên [được ủy thác này] cần phải nhận lấy những lời khuyên và hướng dẫn từ các vị có liên hệ và thi hành phương thức tìm kiếm và tuyên nhận dựa theo truyền thống trong quá khứ. Tôi sẽ để lại những lời hướng dẫn rõ ràng minh bạch về việc này.
Hãy ghi khắc trong tâm khảm rằng, ngoại trừ vị tái sanh được tuyên nhận xuyên qua những phương cách chính thống như thế, thì không thể công nhận hay chấp thuận một ứng viên nào được lựa chọn từ những lý do chính trị, bởi bất kỳ ai, kể cả bởi những người thuộc Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Đạt Lai Lạt Ma
Dharamsala
dalai_lama_145

Reincarnation

(Translated from the original Tibetan)

Introduction

My fellow Tibetans, both in and outside Tibet, all those who follow the Tibetan Buddhist tradition, and everyone who has a connection to Tibet and Tibetans: due to the foresight of our ancient kings, ministers and scholar-adepts, the complete teaching of the Buddha, comprising the scriptural and experiential teachings of the Three Vehicles and the Four Sets of Tantra and their related subjects and disciplines flourished widely in the Land of Snow. Tibet has served as a source of Buddhist and related cultural traditions for the world. In particular, it has contributed significantly to the happiness of countless beings in Asia, including those in China, Tibet and Mongolia.

In the course of upholding the Buddhist tradition in Tibet, we evolved a unique Tibetan tradition of recognizing the reincarnations of scholar-adepts that has been of immense help to both the Dharma and sentient beings, particularly to the monastic community.

Since the omniscient Gedun Gyatso was recognized and confirmed as the reincarnation of Gedun Drub in the fifteenth century and the Gaden Phodrang Labrang (the Dalai Lama’s institution) was established, successive reincarnations have been recognized. The third in the line, Sonam Gyatso, was given the title of the Dalai Lama. The Fifth Dalai Lama, Ngawang Lobsang Gyatso, established the Gaden Phodrang Government in 1642, becoming the spiritual and political head of Tibet. For more than 600 years since Gedun Drub, a series of unmistaken reincarnations has been recognised in the lineage of the Dalai Lama.

The Dalai Lamas have functioned as both the political and spiritual leaders of Tibet for 369 years since 1642. I have now voluntarily brought this to an end, proud and satisfied that we can pursue the kind of democratic system of government flourishing elsewhere in the world. In fact, as far back as 1969, I made clear that concerned people should decide whether the Dalai Lama’s reincarnations should continue in the future. However, in the absence of clear guidelines, should the concerned public express a strong wish for the Dalai Lamas to continue, there is an obvious risk of vested political interests misusing the reincarnation system to fulfil their own political agenda. Therefore, while I remain physically and mentally fit, it seems important to me that we draw up clear guidelines to recognise the next Dalai Lama, so that there is no room for doubt or deception. For these guidelines to be fully comprehensible, it is essential to understand the system of Tulku recognition and the basic concepts behind it. Therefore, I shall briefly explain them below.

Past and future lives

In order to accept reincarnation or the reality of Tulkus, we need to accept the existence of past and future lives. Sentient beings come to this present life from their previous lives and take rebirth again after death. This kind of continuous rebirth is accepted by all the ancient Indian spiritual traditions and schools of philosophy, except the Charvakas, who were a materialist movement. Some modern thinkers deny past and future lives on the premise that we cannot see them. Others do not draw such clear cut conclusions on this basis.

Although many religious traditions accept rebirth, they differ in their views of what it is that is reborn, how it is reborn, and how it passes through the transitional period between two lives. Some religious traditions accept the prospect of future life, but reject the idea of past lives.

Generally, Buddhists believe that there is no beginning to birth and that once we achieve liberation from the cycle of existence by overcoming our karma and destructive emotions, we will not be reborn under the sway of these conditions. Therefore, Buddhists believe that there is an end to being reborn as a result of karma and destructive emotions, but most Buddhist philosophical schools do not accept that the mind-stream comes to an end. To reject past and future rebirth would contradict the Buddhist concept of the ground, path and result, which must be explained on the basis of the disciplined or undisciplined mind. If we accept this argument, logically, we would also have to accept that the world and its inhabitants come about without causes and conditions. Therefore, as long as you are a Buddhist, it is necessary to accept past and future rebirth.

For those who remember their past lives, rebirth is a clear experience. However, most ordinary beings forget their past lives as they go through the process of death, intermediate state and rebirth. As past and future rebirths are slightly obscure to them, we need to use evidence-based logic to prove past and future rebirths to them.

There are many different logical arguments given in the words of the Buddha and subsequent commentaries to prove the existence of past and future lives. In brief, they come down to four points: the logic that things are preceded by things of a similar type, the logic that things are preceded by a substantial cause, the logic that the mind has gained familiarity with things in the past, and the logic of having gained experience of things in the past.

Ultimately all these arguments are based on the idea that the nature of the mind, its clarity and awareness, must have clarity and awareness as its substantial cause. It cannot have any other entity such as an inanimate object as its substantial cause. This is self-evident. Through logical analysis we infer that a new stream of clarity and awareness cannot come about without causes or from unrelated causes. While we observe that mind cannot be produced in a laboratory, we also infer that nothing can eliminate the continuity of subtle clarity and awareness.

As far as I know, no modern psychologist, physicist, or neuroscientist has been able to observe or predict the production of mind either from matter or without cause.

There are people who can remember their immediate past life or even many past lives, as well as being able to recognise places and relatives from those lives. This is not just something that happened in the past. Even today there are many people in the East and West, who can recall incidents and experiences from their past lives. Denying this is not an honest and impartial way of doing research, because it runs counter to this evidence. The Tibetan system of recognising reincarnations is an authentic mode of investigation based on people’s recollection of their past lives.

How rebirth takes place

There are two ways in which someone can take rebirth after death: rebirth under the sway of karma and destructive emotions and rebirth through the power of compassion and prayer. Regarding the first, due to ignorance negative and positive karma are created and their imprints remain on the consciousness. These are reactivated through craving and grasping, propelling us into the next life. We then take rebirth involuntarily in higher or lower realms. This is the way ordinary beings circle incessantly through existence like the turning of a wheel. Even under such circumstances ordinary beings can engage diligently with a positive aspiration in virtuous practices in their day-to-day lives. They familiarise themselves with virtue that at the time of death can be reactivated providing the means for them to take rebirth in a higher realm of existence. On the other hand, superior Bodhisattvas, who have attained the path of seeing, are not reborn through the force of their karma and destructive emotions, but due to the power of their compassion for sentient beings and based on their prayers to benefit others. They are able to choose their place and time of birth as well as their future parents. Such a rebirth, which is solely for the benefit of others, is rebirth through the force of compassion and prayer.

The meaning of Tulku

It seems the Tibetan custom of applying the epithet ‘Tulku’ (Buddha’s Emanation Body) to recognized reincarnations began when devotees used it as an honorary title, but it has since become a common expression. In general, the term Tulku refers to a particular aspect of the Buddha, one of the three or four described in the Sutra Vehicle. According to this explanation of these aspects of the Buddha, a person who is totally bound by destructive emotions and karma has the potential to achieve the Truth Body (Dharmakaya), comprising the Wisdom Truth Body and Nature Truth Body. The former refers to the enlightened mind of a Buddha, which sees everything directly and precisely, as it is, in an instant. It has been cleared of all destructive emotions, as well as their imprints, through the accumulation of merit and wisdom over a long period of time. The latter, the Nature Truth Body, refers to the empty nature of that all-knowing enlightened mind. These two together are aspects of the Buddhas for themselves. However, as they are not directly accessible to others, but only amongst the Buddhas themselves, it is imperative that the Buddhas manifest in physical forms that are accessible to sentient beings in order to help them. Hence, the ultimate physical aspect of a Buddha is the Body of Complete Enjoyment (Sambhogakaya), which is accessible to superior Bodhisattvas, and has five definite qualifications such as residing in the Akanishta Heaven. And from the Body of Complete Enjoyment are manifested the myriad Emanation Bodies or Tulkus (Nirmanakaya), of the Buddhas, which appear as gods or humans and are accessible even to ordinary beings. These two physical aspects of the Buddha are termed Form Bodies, which are meant for others.

The Emanation Body is three-fold: a) the Supreme Emanation Body like Shakyamuni Buddha, the historical Buddha, who manifested the twelve deeds of a Buddha such as being born in the place he chose and so forth; b) the Artistic Emanation Body which serves others by appearing as craftsmen, artists and so on; and c) the Incarnate Emanation Body, according to which Buddhas appear in various forms such as human beings, deities, rivers, bridges, medicinal plants, and trees to help sentient beings. Of these three types of Emanation Body, the reincarnations of spiritual masters recognized and known as ‘Tulkus’ in Tibet come under the third category. Among these Tulkus there may be many who are truly qualified Incarnate Emanation Bodies of the Buddhas, but this does not necessarily apply to all of them. Amongst the Tulkus of Tibet there may be those who are reincarnations of superior Bodhisattvas, Bodhisattvas on the paths of accumulation and preparation, as well as masters who are evidently yet to enter these Bodhisattva paths. Therefore, the title of Tulku is given to reincarnate Lamas either on the grounds of their resembling enlightened beings or through their connection to certain qualities of enlightened beings.

As Jamyang Khyentse Wangpo said:

“Reincarnation is what happens when someone takes rebirth after the predecessor’s passing away; emanation is when manifestations take place without the source’s passing away.”

Recognition of Reincarnations

The practice of recognizing who is who by identifying someone’s previous life occurred even when Shakyamuni Buddha himself was alive. Many accounts are found in the four Agama Sections of the Vinaya Pitaka, the Jataka Stories, the Sutra of the Wise and Foolish, the Sutra of One Hundred Karmas and so on, in which the Tathagata revealed the workings of karma, recounting innumerable stories about how the effects of certain karmas created in a past life are experienced by a person in his or her present life. Also, in the life stories of Indian masters, who lived after the Buddha, many reveal their previous places of birth. There are many such stories, but the system of recognizing and numbering their reincarnations did not occur in India.

The system of recognizing reincarnations in Tibet

Past and future lives were asserted in the indigenous Tibetan Bon tradition before the arrival of Buddhism. And since the spread of Buddhism in Tibet, virtually all Tibetans have believed in past and future lives. Investigating the reincarnations of many spiritual masters who upheld the Dharma, as well as the custom of praying devotedly to them, flourished everywhere in Tibet. Many authentic scriptures, indigenous Tibetan books such as the Mani Kabum and the Fivefold Kathang Teachings and others like the The Books of Kadam Disciples and the Jewel Garland: Responses to Queries, which were recounted by the glorious, incomparable Indian master Dipankara Atisha in the 11th century in Tibet, tell stories of the reincarnations of Arya Avalokiteshvara, the Bodhisattva of compassion. However, the present tradition of formally recognizing the reincarnations of masters first began in the early 13th century with the recognition of Karmapa Pagshi as the reincarnation of Karmapa Dusum Khyenpa by his disciples in accordance with his prediction. Since then, there have been seventeen Karmapa incarnations over more than nine hundred years. Similarly, since the recognition of Kunga Sangmo as the reincarnation of Khandro Choekyi Dronme in the 15th century there have been more than ten incarnations of Samding Dorje Phagmo. So, among the Tulkus recognized in Tibet there are monastics and lay tantric practitioners, male and female. This system of recognizing the reincarnations gradually spread to other Tibetan Buddhist traditions, and Bon, in Tibet. Today, there are recognized Tulkus in all the Tibetan Buddhist traditions, the Sakya, Geluk, Kagyu and Nyingma, as well as Jonang and Bodong, who serve the Dharma. It is also evident that amongst these Tulkus some are a disgrace.

The omniscient Gedun Drub, who was a direct disciple of Je Tsongkhapa, founded Tashi Lhunpo Monastery in Tsang and took care of his students. He passed away in 1474 at the age of 84. Although initially no efforts were made to identify his reincarnation, people were obliged to recognize a child named Sangye Chophel, who had been born in Tanak, Tsang (1476), because of what he had to say about his amazing and flawless recollections of his past life. Since then, a tradition began of searching for and recognizing the successive reincarnations of the Dalai Lamas by the Gaden Phodrang Labrang and later the Gaden Phodrang Government.

The ways of recognizing reincarnations

After the system of recognizing Tulkus came into being, various procedures for going about it began to develop and grow. Among these some of the most important involve the predecessor’s predictive letter and other instructions and indications that might occur; the reincarnation’s reliably recounting his previous life and speaking about it; identifying possessions belonging to the predecessor and recognizing people who had been close to him. Apart from these, additional methods include asking reliable spiritual masters for their divination as well as seeking the predictions of mundane oracles, who appear through mediums in trance, and observing the visions that manifest in sacred lakes of protectors like Lhamoi Latso, a sacred lake south of Lhasa.

When there happens to be more than one prospective candidate for recognition as a Tulku, and it becomes difficult to decide, there is a practice of making the final decision by divination employing the dough-ball method (zen tak) before a sacred image while calling upon the power of truth.

Emanation before the passing away of the predecessor (ma-dhey tulku)

Usually a reincarnation has to be someone’s taking rebirth as a human being after previously passing away. Ordinary sentient beings generally cannot manifest an emanation before death (ma-dhey tulku), but superior Bodhisattvas, who can manifest themselves in hundreds or thousands of bodies simultaneously, can manifest an emanation before death. Within the Tibetan system of recognizing Tulkus there are emanations who belong to the same mind-stream as the predecessor, emanations who are connected to others through the power of karma and prayers, and emanations who come as a result of blessings and appointment.

The main purpose of the appearance of a reincarnation is to continue the predecessor’s unfinished work to serve Dharma and beings. In the case of a Lama who is an ordinary being, instead of having a reincarnation belonging to the same mind-stream, someone else with connections to that Lama through pure karma and prayers may be recognized as his or her emanation. Alternatively it is possible for the Lama to appoint a successor who is either his disciple or someone young who is to be recognized as his emanation. Since these options are possible in the case of an ordinary being, an emanation before death that is not of the same mind-stream is feasible. In some cases one high Lama may have several reincarnations simultaneously, such as incarnations of body, speech and mind and so on. In recent times, there have been well-known emanations before death such as Dudjom Jigdral Yeshe Dorje and Chogye Trichen Ngawang Khyenrab.

Using the Golden Urn

As the degenerate age gets worse, and as more reincarnations of high Lamas are being recognized, some of them for political motives, increasing numbers have been recognized through inappropriate and questionable means, as a result of which huge damage has been done to the Dharma.

During the conflict between Tibet and the Gurkhas (1791-93) the Tibetan Government had to call on Manchu military support. Consequently the Gurkha military was expelled from Tibet, but afterwards Manchu officials made a 29-point proposal on the pretext of making the Tibetan Government’s administration more efficient. This proposal included the suggestion of picking lots from a Golden Urn to decide on the recognition of the reincarnations of the Dalai Lamas, Panchen Lamas and Hutuktus, a Mongolian title given to high Lamas. Therefore, this procedure was followed in the case of recognizing some reincarnations of the Dalai Lama, Panchen Lama and other high Lamas. The ritual to be followed was written by the Eighth Dalai Lama Jampel Gyatso. Even after such a system had been introduced, this procedure was dispensed with for the Ninth, Thirteenth and myself, the Fourteenth Dalai Lama.

Even in the case of the Tenth Dalai Lama, the authentic reincarnation had already been found and in reality this procedure was not followed, but in order to humour the Manchus it was merely announced that this procedure had been observed.

The Golden Urn system was actually used only in the cases of the Eleventh and Twelfth Dalai Lamas. However, the Twelfth Dalai Lama had already been recognized before the procedure was employed. Therefore, there has only been one occasion when a Dalai Lama was recognized by using this method. Likewise, among the reincarnations of the Panchen Lama, apart from the Eighth and the Ninth, there have been no instances of this method being employed. This system was imposed by the Manchus, but Tibetans had no faith in it because it lacked any spiritual quality. However, if it were to be used honestly, it seems that we could consider it as similar to the manner of divination employing the dough-ball method (zen tak).

In 1880, during the recognition of the Thirteenth Dalai Lama as the reincarnation of the Twelfth, traces of the Priest-Patron relationship between Tibet and the Manchus still existed. He was recognized as the unmistaken reincarnation by the Eighth Panchen Lama, the predictions of the Nechung and Samye oracles and by observing visions that appeared in Lhamoi Latso, therefore the Golden Urn procedure was not followed. This can be clearly understood from the Thirteenth Dalai Lama’s final testament of the Water-Monkey Year (1933) in which he states:

“As you all know, I was selected not in the customary way of picking lots from the golden urn, but my selection was foretold and divined. In accordance with these divinations and prophecies I was recognized as the reincarnation of the Dalai Lama and enthroned.”

When I was recognized as the Fourteenth incarnation of the Dalai Lama in 1939, the Priest-Patron relationship between Tibet and China had already come to an end. Therefore, there was no question of any need to confirm the reincarnation by employing the Golden Urn. It is well-known that the then Regent of Tibet and the Tibetan National Assembly had followed the procedure for recognizing the Dalai Lama’s reincarnation taking account of the predictions of high Lamas, oracles and the visions seen in Lhamoi Latso; the Chinese had no involvement in it whatever. Nevertheless, some concerned officials of the Guomintang later cunningly spread lies in the newspapers claiming that they had agreed to forego the use of the Golden Urn and that Wu Chung-tsin presided over my enthronement, and so on. This lie was exposed by Ngabo Ngawang Jigme, the Vice-Chairman of the Standing Committee of the National People’s Congress, who the People’s Republic of China considered to be a most progressive person, at the Second Session of the Fifth People’s Congress of the Tibet Autonomous Region (31st July 1989). This is clear, when, at the end of his speech, in which he gave a detailed explanation of events and presented documentary evidence, he demanded:

“What need is there for the Communist Party to follow suit and continue the lies of the Guomintang?”

Deceptive strategy and false hopes

In the recent past, there have been cases of irresponsible managers of wealthy Lama-estates who indulged in improper methods to recognize reincarnations, which have undermined the Dharma, the monastic community and our society. Moreover, since the Manchu era Chinese political authorities repeatedly engaged in various deceitful means using Buddhism, Buddhist masters and Tulkus as tools to fulfil their political ends as they involved themselves in Tibetan and Mongolian affairs. Today, the authoritarian rulers of the People’s Republic of China, who as communists reject religion, but still involve themselves in religious affairs, have imposed a so-called re-education campaign and declared the so-called Order No. Five, concerning the control and recognition of reincarnations, which came into force on 1st September 2007. This is outrageous and disgraceful. The enforcement of various inappropriate methods for recognizing reincarnations to eradicate our unique Tibetan cultural traditions is doing damage that will be difficult to repair.

Moreover, they say they are waiting for my death and will recognize a Fifteenth Dalai Lama of their choice. It is clear from their recent rules and regulations and subsequent declarations that they have a detailed strategy to deceive Tibetans, followers of the Tibetan Buddhist tradition and the world community. Therefore, as I have a responsibility to protect the Dharma and sentient beings and counter such detrimental schemes, I make the following declaration.

The next incarnation of the Dalai Lama

As I mentioned earlier, reincarnation is a phenomenon which should take place either through the voluntary choice of the concerned person or at least on the strength of his or her karma, merit and prayers. Therefore, the person who reincarnates has sole legitimate authority over where and how he or she takes rebirth and how that reincarnation is to be recognized. It is a reality that no one else can force the person concerned, or manipulate him or her. It is particularly inappropriate for Chinese communists, who explicitly reject even the idea of past and future lives, let alone the concept of reincarnate Tulkus, to meddle in the system of reincarnation and especially the reincarnations of the Dalai Lamas and Panchen Lamas. Such brazen meddling contradicts their own political ideology and reveals their double standards. Should this situation continue in the future, it will be impossible for Tibetans and those who follow the Tibetan Buddhist tradition to acknowledge or accept it.

When I am about ninety I will consult the high Lamas of the Tibetan Buddhist traditions, the Tibetan public, and other concerned people who follow Tibetan Buddhism, and re-evaluate whether the institution of the Dalai Lama should continue or not. On that basis we will take a decision. If it is decided that the reincarnation of the Dalai Lama should continue and there is a need for the Fifteenth Dalai Lama to be recognized, responsibility for doing so will primarily rest on the concerned officers of the Dalai Lama’s Gaden Phodrang Trust. They should consult the various heads of the Tibetan Buddhist traditions and the reliable oath-bound Dharma Protectors who are linked inseparably to the lineage of the Dalai Lamas. They should seek advice and direction from these concerned beings and carry out the procedures of search and recognition in accordance with past tradition. I shall leave clear written instructions about this. Bear in mind that, apart from the reincarnation recognized through such legitimate methods, no recognition or acceptance should be given to a candidate chosen for political ends by anyone, including those in the People’s Republic of China.

The Dalai Lama

Dharamsala
September 24, 2011

http://dalailama.com/messages/statement-of-his-holiness-the-fourteenth-dalai-lama-tenzin-gyatso-on-the-issue-of-his-reincarnation

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/03/2011(Xem: 5404)
1. Quan niệm về tái sanh 2. Đâu là nguồn gốc tường tận của sự sống? 3. Do đâu chúng ta tin có sự tái sanh? 4. Nghiệp báo và tái sanh biện minh những chi? 5. Triều lưu diễn tiến của sự tái sanh. 6. Hình thức của sanh tử . 7. Sự tái sanh xuất hiện cách nào? 8. Cái gì đi tái sanh?
17/03/2011(Xem: 3757)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi. Đây là một "talk show" của Mỹ. Khách mời là Dr. Hazel Denning, bác sĩ phân tâm học, là một phụ nữ có tuổi, thông minh, ăn nói rất lưu loát và là sáng lập viên của hội Association for Past life and Therapies (Hội Nghiên cứu kiếp trước kiếp sau để ứng dụng vào việc chữa trị). Là một người tiền phong trong lãnh vực này, bà đã đi nhiều nơi trên thế giới thuyết giảng về luân hồi.
02/03/2011(Xem: 11511)
Đối với người chết, không có gì quý báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình.
21/02/2011(Xem: 10313)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
20/02/2011(Xem: 8359)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
12/02/2011(Xem: 14484)
Hàng năm mỗi khi Đông tàn xuân đến, Phật tử khắp nơi lại nhớ ngày thành đạo của đức Thích Tôn. Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi. Danh từ Bụt xuất hiện rất sớm trên đất nước ta (tức Giao Châu, khi còn Bắc thuộc). Vào đầu thế kỷ Tây lịch, những nhà sư Ấn Độ theo tàu buôn sang Trung Quốc truyền đạo, đã ghé lại đất Giao Châu. Trong thời gian chờ gió yên biển lặng để tiếp tục hành trình, các nhà sư và các thương gia Ấn Độ đã truyền cho dân chúng Việt nam nhiều khái niệm căn bản của đạo Phật như nhân quả tội phúc, quy y, cúng dường, bố thí.
28/01/2011(Xem: 4515)
Tất cả mọi hiện tượng đều tương liên với nhau và biến đổi, không có một sự gián đoạnhay ngưng nghỉ nào, không có gì bớt đi cũng không có gì thêm vào, chỉ có nguyênnhân này sinh ra hậu quả kia, rồi hậu quả kia lại tạo ra nguyên nhân khác. Đó là cáinhìn của Phật giáo đối với tất cả các hiện tượng trong vũ trụ cũng như đối vớisự sống và cái chết của từng cá thể.
18/01/2011(Xem: 20353)
Sở dĩ được gọi là Mật giáo vì đa số những pháp môn đều được truyền khẩu (transmission orale) và đệ tử là người đã được lựa chọn, chấp nhận cũng như đã được vị Thầy đích thân truyền trao giáo pháp (initiation).
09/01/2011(Xem: 4999)
agpo Rimpochélà một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu. Khi vừa mới một tuổiDagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIII xác nhận là vị hóa thân (tulku)của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097) một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy củaĐại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135). Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vàochùa từ lúc sáu tuổi, tu học tại các tu viện đại học danh tiếng nhất ở Tây tạng.Ngài rời Tây Tạng vượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó lưu trú tại Pháp từ năm1960.
07/01/2011(Xem: 9069)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]